Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Thạch Khoán

Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Thạch Khoán

Tuần 1

TIẾT 1. VĂN BẢN: TÔI ĐI HỌC (T1)

(Thanh Tịnh)

A. Mục tiêu cần đạt.

 Hs hiểu và phân tích được những cảm giác êm dịu, trong sáng, man mác buồn của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.

1. Kiến thức.

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở độ tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút của Thanh Tịnh.

2. Kỹ năng.

- Đọc, hiểu văn bản tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

B. Chuẩn bị.

GV: Tranh ảnh về ngày khai trường, giáo án.

HS: SGK, soạn bài, vở ghi.

C. Tiến trình lên lớp.

 * Hoạt động 1: Khởi động.

1. Tổ chức.

 Sĩ số: 8A

 8B

2. Kiểm tra.

 Sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới.

 * Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản.

 Giới thiệu bài: Bài đầu tiên của chương trình ngữ văn 7 là gì ? Nội dung của văn bản âý ntn? Cổng trường mở ra là tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai giảng đầu tiên của con trai mình thì bài đầu tiên của chương trình ngữ văn 8 lại là tâm trạng của người con – 1 h/s trong buổi đầu đến trường là bài: Tôi đi học.

 

doc 365 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Thạch Khoán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học Kỳ i
Ngày soạn:
Giảng:
	 Tuần 1
Tiết 1. Văn bản: Tôi đi học (T1)
(Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu cần đạt.
 Hs hiểu và phân tích được những cảm giác êm dịu, trong sáng, man mác buồn của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.
1. Kiến thức. 
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở độ tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút của Thanh Tịnh.
2. Kỹ năng.
- Đọc, hiểu văn bản tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
B. Chuẩn bị. 
GV: Tranh ảnh về ngày khai trường, giáo án.
HS: SGK, soạn bài, vở ghi.
C. Tiến trình lên lớp. 
	* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức. 
	Sĩ số: 8A 
 8B
2. Kiểm tra.
 Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới.
	* Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản.
 	Giới thiệu bài: Bài đầu tiên của chương trình ngữ văn 7 là gì ? Nội dung của văn bản âý ntn? Cổng trường mở ra là tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai giảng đầu tiên của con trai mình thì bài đầu tiên của chương trình ngữ văn 8 lại là tâm trạng của người con – 1 h/s trong buổi đầu đến trường là bài: Tôi đi học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV đọc mẫu – 3 học sinh - đến hết bài
Nêu những nét hiểu biết của em về Thanh Tịnh?
Có thể xếp bài này vào kiểu loại văn bản nào?Vì sao?
Có thể gọi đây là văn bản nhật dụng biểu cảm được không?
Có thể chia văn bản làm mấy phần? nội dung từng phần?
Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào?Vì sao?(Không gian, cảnh tự nhiên, sinh hoạt).Đó là sự liên tưởng nào?
Tâm trạng “tôi”khi nhớ lại những kỉ niệm cũ ntn?
Phân tích giá trị biểu cảm của những từ láy đó?
Hs đọc diễn cảm đoạn 2:
 Tâm trạng của “tôi” trên đường đến trường mẹ ntn?
Chi tiết nào trong cử chỉ, hành động làm em chú ý?
Tóm lại:Trên đường đến trường em thấy tâm trạng của nhân vật “tôi” ntn?
* Hoạt động 3: Luyện tập.
Tâm trạng của em trong ngày đầu tiên đến trường có như nhân vật “tôi”không?Vì sao?
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Đọc.
 Giọng sâu lắng , biểu cảm
2. Tìm hiểu chú thích.
a. Tác giả, tác phẩm.
Thanh Tịnh (1911-1988) là nhà văn có sáng tác từ trước Cách mạng tháng 8., sáng tác của ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
-Tôi đi học in trong tập “Quê mẹ” xuất bản 1941.
b.Từ khó:
 Trang 8-SGK
3.Tìm hiểu thể loại, bố cục.
a.Thể loại.
- Kiểu văn bản biểu cảm: cảm xúc, tâm trạng của nhân vật
- Không thể gọi là văn bản nhật dụng vì đây là một tác phẩm văn chương có giá trị tư tưởng nghệ thuật.
b. Bố cục.
2 phần.
P1: Từ đầu->trên ngọn núi: Tâm trạng của tôi khi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên.
P2: Còn lại: Tâm trạng và cảm giác của nhân vật ‘tôi”khi đến trường.
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
1.Tâm trạng của tôi khi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên.
-Thời điểm: Cuối thu(đầu tháng 9).
Khai trường: lá rụng nhiều, mâybàng bạc, các em bé rụt rè cùng mẹ đến trường(sự liên tưởng giữa hiện tại và quá khứ của bản thân, khơi nguồn cảm xúc của tác giả).
- Tâm trạng “tôi”: Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã -> Cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng
-> Rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại: như mới hôm qua.
-Trên đường đến trường: Con đường vốn rất quen thuộc, bỗng thấy lạ, cảnh vật thay đổi vì “hôm nay tôi đi học”.
- ý nghĩ đó làm cho “tôi”thấy trang trọng, đứng đắn
- Động từ “thèm, bặm, ghì chặt, xẹch, chúi, muốn”-> những tư thế cử chỉ ngộ nghĩnh, đáng yêu.
* Tâm trạng náo nức, tưng bừng rộn rã và pha chút hồi hộp, lo lắng, ngộ nghĩnh đáng yêu của nhân vật “tôi”.
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
- Hệ thống toàn bài.
- Học sinh nhắc lại nội dung cơ bản vừa học.
- Về nhà: học bài và trả lời các câu hỏi còn lại trong bài.
______________________________________________
Ngày soạn:
Giảng:	Tiết 2: Văn bản: Tôi đi học (T2)
 ( Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu cần đạt.
 Tiếp tục giúp Hs hiểu và phân tích được những cảm giác êm dịu, trong sáng, man mác buồn của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.
1. Kiến thức. 
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở độ tuổi đến trường trong một văn bản tự sự quan ngòi bút của Thanh Tịnh.
2. Kỹ năng.
- Đọc, hiểu văn bản tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
B. Chuẩn bị. 
GV: Tranh ảnh về ngày khai trường, giáo án
HS: SGK , soạn bài , vở ghi
C. Tiến trình lên lớp. 
	* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức. 
	Sĩ số: 8A: 
8B:
2. Kiểm tra.
Phân tích tâm trạng của nhân vật “tôi’ khi trên đường cùng mẹ đến trường?
3. Bài mới.
 Gv giới thiệu nối tiếp bài.
	* Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hs đọc .
Nếu như trên đường đi “tôi” thấy háo hức, hăm hở, hồi hộp thì khi đến trường, em thấy “tôi” có tâm trạng ntn?
Tâm trạng của em trong buổi tựu trường đầu tiên ntn?
Tâm trạng của “Tôi” ntn khi nghe ông đốc gọi danh sách Hs mới?
Vì sao “tôi” lại “ khóc nức nở, dúi đầu vào lòng mẹ”khi chuẩn bị bước vào lớp?
 Em có tâm trạng này không?
(Hs phát biểu suy nghĩ)
Cảm giác của “tôi” khi ngồi vào chỗ và đón nhậ một tiết học mới ra sao?
Hình ảnh “Con chim con liệng đến đứng bên cửa sổ” còn có ý nghĩa nào khác nghĩa thực?
 Dòng chữ “Tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
(GV: Dòng chữ chậm chạp và chập chững xuất hiện lần đầu tiên trên trang giấy trắng tinhnhư một niềm tự hào hồn nhiên trong sáng của những em bé trong ngày đầu tiên đến trường,dội vào lòng ta cảm giác náo nức,bồi hồi, xao xuyến khi nhớ lại thuở thiếu thời.
Truyện ngắn này có sự kết hợp các loại văn bản: biểu cảm, miêu tả, kể chuyện.
 HS đọc to mục ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
 Chất thơ của truyện được thể hiện từ những yếu tố nào?Có thể nói t/ngắn này là 1 bài thơ bằng văn xuôi được không? Vì sao? 
 Chất thơ được thể hiện bởi tình huống truyện không có cốt truyện:chỉ là sự giãi bày những tâm tư của một tâm hồn trẻ dạiKết hợp với h/ả tự nhiên làm nên không khí riêng biệt của buổi tựu trường)
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
2.Tâm trạng và cảm giác của nhân vật ‘tôi”khi đến trường, nghe ông đốc gọi danh sách hs mới và bước vào lớp đón nhận giờ học đầu tiên.
a. Khi đến trường.- Ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm, sân rộng, khác với những lần khác.
- Các bạn Hs cũ: tươi vui, sáng sủa.
- “Tôi”: Lo sợ, vẩn vơ, bỡ ngỡ, ngập ngừng, e sợ, thèm vụng, ước ao được như các trò cũ, thấy chơ vơ, vụng về, lúng túng, cứ dềnh dàng, chân co chân duỗi khi nghe hồi trống đội vào lòng rộn rã, thúc giục->Tiếng trống hoà cùng nhịp tim mới giục giã làm sao(Tâm trạng phù hợp với diễn biến tâm lí).
b. Khi nghe ông đốc gọi danh sách học sinh mới.
- Càng lúng túng vì bao cặp mắt chú ý đến mình.
- Dúi đầu vào lòng mẹ, nức nở khóc.
-> “Tôi” có cảm giác xa mẹ, xa nhà(khác hẳn với những buổi đi chơi ngoài đồng).
-> Cảm giác rụt rè khi tiếp xúc nơi đông người.
c. Khi đón nhận tiết học đầu tiên.
- Cái gì cũng lạ và hay hay, lạm nhận chỗ ngồi của riêng mình, người bạn mới chưa quen mà đã thấy gần gũi, quyến luyến.
-> là sự biến đổi tự nhiên của tâm lí nhân vật.
- Hình ảnh “ con chim con” ngoài nghĩa thực còn có dụng ý nghệ thuật: mang ý nghĩa tượng trưng(Lớp học trò mới kia rồi cũng qua cảm giác rụt rè bỡ ngỡ->bay cao bay xa trong khung trời ước mơ)
-“Tôi đi học”-> Cách kết thúc tự nhiên, bất ngờ: vừa khép lại truyện, đồng thời mở ra một thế giới mới, một bầu trời, một tâm trạng, một tình cảm mới, giai đoạn mới trong cuộc đời nhân vật “tôi”.
Dòng chữ thể hiện chủ đề của truyện: Buổi tựu trường sẽ mãi không thể nào quyên trong kí ức tác giả.
III.Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
-Truyện ngắn hầu như không có cốt truyện, đậm chất trữ tình, tạo sự đồng cảm của mọi người.
2. Nội dung:
-Qua tâm trạng “tôi”,tác giả khẳng định: Đối với mọi người, những kỉ niệm ấu thơ, đặc biệt là những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên được lưu giữ sâu sắc nhất
* Ghi nhớ: 
 SGK trang 9
IV. Luyện tập.
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố.
- Hệ thống toàn bài.
- Giáo viên treo bảng phụ có câu hỏi trắc nghiệm lên bảng, gọi học sinh lên bảng làm bài.
 5. Về nhà: 
 - Học bài, làm bài tập 2 phần luyện tập.
Ngày soạn:
Giảng:	
Tiết 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A. Mục tiêu cần đạt. 
	- Phân biệt được cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.
	- Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát nghĩa của từ vào đọc, hiểu và tạo lập văn bản.
1. Kiến thức.
	Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.
2. Kỹ năng.
	- Thực hành so sánh, phân tích các độ khái quát nghĩa của từ ngữ.
B. Chuẩn bị. 
 - Thầy: Giáo án , bảng phụ. 
 - Trò: Đọc trước bài. 
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 8A 
 8B
2. Kiểm tra.
	Em hóy lấy vớ dụ về từ đồng nghĩa ? Từ trỏi nghĩa. 
3. Bài mới.
- Từ đồng nghĩa :
 Máy bay - tàu bay - phi cơ
- Từ trỏi nghĩa :
 Sống chết; núng - lạnh; tốt - xấu.
Em cú nhận xột gỡ về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa cỏc từ ngữ trong 2 nhúm trờn ?
=>Cỏc từ cú mối quan hệ bỡnh đẳng về ngữ nghĩa. 
Cấp độ khỏi quỏt của nghĩa từ ngữ”. Nghĩa của từ cú tớnh chất khỏi quỏt nhưng trong một ngụn ngữ, phạm vi khỏi quỏt nghĩa của từ khụng giống nhau.
	* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
 G/v phúng to sơ đồ trong sgk vào bảng phụ, treo lờn bảng và hỏi: 
 Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn của cỏc từ thỳ, chim, cỏ? Tại sao? 
 Nghĩa của từ “thỳ” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của cỏc từ voi, hươu? Của “chim” rộng hơn hay hẹp hơn “tu hỳ, sỏo” ? Tại sao ? Của “cỏ” rộng hơn hay hẹp hơn cỏ rụ, cỏ thu? 
Tại sao ? 
Nghĩa cỏc từ thỳ chim, cỏ rộng hơn nghĩa cảu cỏc từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào ? 
Cho cỏc từ : cõy, cỏ, hoa.
? Tỡm cỏc từ cú phạm vi nghĩa hẹp hơn và rộng hơn ba từ đú. 
Thực vật > cõy, hoa, cỏ > cõy cam, cõy lim, cõy dừa, cỏ gấu, cỏ gà, cỏ mật, hoa cỳc, hoa lan, hoa hụờ
Qua phõn tớch vớ dụ, em hiểu thế nào là cấp độ khỏi quỏt nghĩa của từ?
 Hs đọc to nội dung ghi nhớ.
-Từ ngữ nghĩa rộng là phạm vi nghĩa của từ ngữ đú, bao hàm phạm vi của một số từ ngữ khỏc.
- Từ ngữ cú nghĩa hẹp: phạm vi nghĩa của từ ngữ đú được bao hàm trong phạm vi nghió của từ ngữ khỏc.
Một từ ngữ vừa cú nghĩa rộng, vừa cú nghĩa hẹp được khụng ? Vỡ sao ?
 - Một từ vừa cú nghĩa rộng vừa cú nghĩa hẹp => tớnh chất hẹp, rộng của từ ngữ chỉ là tương đối.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
 Dùng bảng phụ 
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.
1. Ngữ liệu.
2. Nhận xét.
a. Nghĩa từ : Động vật > thỳ, chim, cỏ.
=> Vỡ phạm vi ngữ nghĩa của từ “động vật” bao hàm nghĩa c ... m l - n; gi - d - r 
- Lỗi diễn đạt: còn có câu sai, cách dùng từ, ...
4. Đọc và bình những bài văn hay.
5. Sửa lỗi trong bài.
IV. Củng cố:
- Một số yêu cầu cơ bản khi viết văn nghị luận.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Viết lạimột số đoạn sai, tiếp tục sửa lại những lỗi sai.
- Chuẩn bị cho tiết ''ôn tập "'
- Lập dàn ý cho các đề bài còn lại.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Tiết 132
tổng kết phần văn ( TT )
A. Mục tiêu cần đạt:
- Bước đầu củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong SGK lớp 8 (trừ các văn bản tự sự và nhật dụng), khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu.
- Tập trung ôn kĩ hơn về các văn bản nghị luân
B. Chuẩn bị:
- SGK + SGV 
- Tài liệu tham khảo, sách thiết kế
- HS: lập đề cương ôn tạp ở nhà.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh ở nhà.
III. Tiến trình bài giảng: 
Bảng hệ thống 6 văn bản nghị luận đã học : 
Stt
VB
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
1
Chiếu Dời Đô
(1010 )
Lí Coong Uốn
974 -1028
Chiếu ( Nghị luận trung đại )
- P/a khát vọng của nd về một đất nước độc lập,thống nhất,p/a ý chí tự cường của dt ĐạiViệt đang trên đà lớn mạnh .
2
Hịch Tướng Sĩ (1285 )
Trần Quốc Tuấn
(1231?-1300 )
Hịch ( Nghị luận trung đại )
- TTYN nồng nàn của dt ta trong cuộc k/c chống quân Nguyên – Mông,thẻ hiện lòng căm thù giặc ,ý chí quýet thắng. Khuyên bảo tướng sĩ học tập binh thư yếu lược
3
Nước Đại Việt Ta ( 1428 )
Nguyễn Trãi
( 1380-1442 )
Cáo ( Nghị luận trung đậi )
- ý thức dt và chủ quyềnđã phát triển tới trình độ cao, có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập 
4
Bàn luận về phép học (1791)
Nguyễn thiếp
(1723-1840)
Tờu ( nghị luận trung đại )
- Quan niệm của tg về mđ và td của việc học : học để làm người có đạo đứcmuốn học tốt phải có pp.
5
Thuế máu
( 1925 )
Nguyễn ái Quốc
(1890-1969 )
Phóng sự chính luận (nghị luận ttung đại )
- Bộ mặt giả nghĩa,thủ đoạn tàn bạo của TDP trong việc sử dụng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn tring cuộc chién tranh phi nghĩa
6
Đi bộ ngao du(1762)
J. Ru Xô
(1712-1778)
Nghị luận nước ngoài
- Đi bộ ngao du có lợi ích về nhiều mặt,tg là người giản dị, yêu tự do,yêu thiên nhiên.
2. Khái niệm về văn bản nghị luận :
- Là kiểu VB nêu ra những LĐ ,rồi bằng những luận cứ,luận chứng làm sáng tỏ những LĐ ấy một cách thuyết phục,cốt lõi của nghị luận là ý kiến,LĐ,lí lẽ,dẫn chứng và lập luận
*Sự khác biệt giữa NLTĐ-NLHĐ
- NLTĐ : văn,sử,triết bất phân
+ Khuôn vào những thể loại riêng : hịch,chiếu ,cáovới kết cấu bố cục riêng.
+ In đậm tg quan của người trung đại,tư tưởng mệnh trời ,thần-chủ,tâm lí sùng cổ
+ Dùng nhiều điển tích ,điển cố,h/a ước lệ,câu văn biền ngẫu nhịp nhàng
NLHĐ : không có những đặc điểm trên
+ Sd những thể loại văn xuôi hiện đại : tiểu thuyết ,luận đề,phóng sự chính luận
+ Cách viết giản dị,câu văn gần lời nói thường,gần đs thực
3. Câu hỏi 4 :
 a. Lí :
 - LĐ,ý kiến xác thực,vững chắc lập luận chặt chẽ. Đó là cái gốc,xương sống của bài văn NL
 b. Tình :
 - Là t/c,cảm xúc ( bộc lộ qua lời văn,giọng điệu ,một số từ ngữ quan trọng trong quá trình lập luận,không phải là yếu tố chủ chốt nhưng rất quan trọng )
 C. Chứng cứ :
 - Là dẫn chứng,sự thật hiển nhiên để trình bày LĐ
 4. Câu hỏi 5 :
 - Những điểm chung về ND-TT :
 + ý thức độc lập dân tộc chủ quyền đất nước,tinh thần dt sâu sắc,lòng yn nồng nàn. 
 - Hình thức thể loại :
 + VBNLTĐ : lí tình kết hợp,chứng cớ đầy sức thuyết phục
 - Những điểm riêng về NDTT : ( xem câu 1 )
 - Những điểm riêng về hình thức thể loại : ( hịch,chiếu,cáo )
 5. Câu hỏi 6 :
 - Cả 2 TP (1-2 ) được coi là bản tuyên ngôn đọc lập của dt Việt Nam. Cả 2 TP đều k/đ chân lívề nền đọc lập chủ quyền và kẻ xl đều chuốc lấy thát bại .
IV. Củng cố:
- Nhắc lại những trọng tâm trong tiết ôn tập.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Tự ôn lại những văn bản đã học. 
- Chuẩn bị phần tổng két tiép theo. 
Ngày soạn: Tuần 35 
Ngày dạy: Tiết 133
tổng kết phần văn ( TT )
A. Mục tiêu cần đạt:
- Bước đầu củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong SGK lớp 8 (văn bản nước ngoài và nhật dụng), khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu.
- Tập trung ôn kĩ hơn về các văn bản nghị luân
B. Chuẩn bị:
- SGK + SGV 
- Tài liệu tham khảo, sách thiết kế
- HS: lập đề cương ôn tạp ở nhà.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh ở nhà.
III. Tiến trình bài giảng: 
 I .Hệ thống các văn bản nước ngoài :
Stt
VB
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
1
Cô bé bán diêm
An Đéc Xen
(1805-1875)
Truyện cổ tích 
Đan Mạch
- Lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh , chết cóng bên đường trong đêm giao thừa .
2
Đánh nhau với cối xay gió (trích )
M.Xec Van tec
(1547-1616 )
Tiểu thuyết
Tây Ban Nha
- Sự tương phản giữa Đ và X . Cả 2 đều có những mặt tốt và những điểm đáng cười 
3
Chiếc lá cuối cùng ( trích )
OHẻn Ri
( 1862-1910)
Truyện ngắn hiện thực 
(Mĩ)
- Tình yêu cao cả giữa những nghệ sỹ nghèo . 
4
Hai cây phong(trích)
Ai Ma Tốp
(1928-TKXX)
Truyện ngắn(tiếng nga)
- TY quê hương tha thiết gắn với câu chuyện hai cây phong và người thầy Đuy-Sen ,thời thơ ấu của tg
5
Đi bộ ngao du
(ủtích)
J – Ru – Xô
(TK XVIII)
Tiểu thuyết luận đề (vbnl)
- Bàn về lợi ích của việc đi bộ ngao du ( mở rộng hiểu biết và rèn luyện sức khoẻ )
II .Hệ thống các văn bản nhật dụng:
Stt
VB
Tác giả
Đặc điểm thể loại NT
Chủ đề
1
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
TL của sở KHCN-HN
Thuyết minh
- Tuyên truyền,phổ biến một ngày không dùng bao bì ni lông,bảo vệ môi trường trái đất .
2
Ôn dịch thuốc lá
Theo Nguyễn Khắc Khoan
Giải thích và chứng minh
- Tác hại của thuốc lá và việc phòng chống hút thuốc lá 
3
Bài toán dân số
Theo Thái An
Giải thích ,chứng minh ( nêu số liệu )
- Hạn chế gia tăng dân sốlà đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người . 
IV. Củng cố:
- Nhắc lại những trọng tâm trong tiết ôn tập.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Tự ôn lại những văn bản đã học. 
- Chuẩn bị phần kiểm tra cuối năm. 
 Ngày soạn: Tiết 134 – TLV
 Ngày dạy: 
 Ôn Tập phần tập làm văn
A. Mục tiêu.
- Giúp học sinh nắm vững những nội dung kiến thức về tập làm văn .
- Có ý thức làm bài tập để nắm vững và nâng cao kiến thức về tập làm văn.
- Rèn luyện các kĩ năng hệ thống,viết bài.
B. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung ôn tập
- HS : xem trước nội dung ôn tập
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ :
- KT phần chuẩn bị ôn tập
III.Bài mới. 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
? HS nhắc lại tính thống nhất của văn bản ? thể hiện những mặt nào ?
? Chủ đề của văn bản là gì
- Phát triển đoạn văn thành câu chủ đề 
( HS phát triển đoạn văn )
- GV uốn nắn
- HS nhắc lại khái niệm
- TD của yếu tố MT và BC trong văn tự sự
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi 6-7-8
? Có mấy kiểu đề thuyết minh
- HS nhắc lại 6 PP và 4 kiểu bài thuyết minh chính
- HS trả lời câu hỏi 9,10
*. Nội dung ôn tập.
1. tính thống nhất của văn bản :
- Tính thống nhất của văn bản :
- Chủ đề :
2. Vă bản tự sự :
- Văn bản tự sự
- Yếu tố MT và BC trong văn tự sự
3. Văn bản thuyết minh :
- Thuyêt minh : là giới thiệu ,trình bày về một đối tượng nào đó,cho người nghe hiểu đúng ,hiểu rõ một cách trung thực ,khách quan
- Có hai kiểu đề thuyết minh : đề bài mở và đề bài giới hạn phạm vi,mức độ đối tượng rõ ràng
- Có 6 pp thuyết minh.
- Có nhiều kiểu bài thuyết minh : ( có 4 kiểu chính )
+ TM một thứ đồ dùng
+ TM một loài ĐV,TV
+ TM một PP ( cách làm )
+ TM một danh lam thắng cảnh
4. Văn bản nghị luận :
- Luận điểm
- Luận cứ
- Luận chứng
5. Văn bản điều hành :
- Văn bản tường trình
- Văn bản thông báo
IV. Củng cố:
- GV chốt lại nội dung ôn tập
V. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thiện các bài tập 
- Ôn tập để giờ sau kiểm tra học kì.
Ngày soạn: Tiết 135-136
Ngày dạy :
Kiểm tra học kì II
A. Mục tiêu :
- Nhằm đánh giá kết quả học tập và nhận thức của hs trong học kỳ II về ba phân môn : văn học , tiếng viẹt , tập làm văn
- Giáo dục ý thức tự giác ,tích cực trong kiểm tra
- Rèn kỹ năng làm bài chính xác, khoa học
B. Đề bài và điểm số :
Câu1:Chép lại khổ thơ đầu bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ và cho biết nội dung chính của khổ thơ này ?
Câu2:Nêu sự cảm nhận của em về hai câu thơ sau 
 “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ ”
	(Tế Hanh)
Câu 3:Hãy cho biết hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong hai câu thơ sau :
 “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
	Đâm toạc chân mây đá mấy hòn ”
 (Hồ Xuân Hương)
Câu 4: Có nhận định cho rằng “Hịch tướng sĩ”thể hiện lòng nồng nàn yêu nước của Trần Quốc Tuấn . Em hãy làm sáng tỏ nhận định đó qua tác phẩm “Hịch tướng sĩ”.
C. Đáp án chi tiết và thang điểm từng phần:
Câu1:(2điểm )
 - (Hs chép chính xác, đúng chính tả:1điểm)
 “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
Thương lũ người kia ngạo mạn,ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự .”
- Nội dung :(1điểm)
Tâm trạng uất hận ,ngao ngán của con hổ trong cảnh tù hãm.
 (-Học sinh phân tích)
Câu 2:(2điểm)
 -Nghệ thuật :(1đ) Nhân hóa
 -Nội dung:(1đ) Con thuyền cũng mang hồn người và vẻ đẹp của con người,thoáng hiện lên sự vất vả của lao động trong cảm giác mỏi mệt của con thuyền ,nhưng đọng lại trong lòng con người,vẫn là cảm giác bình yên khi con thuyền đã được nằm nghỉ ngơi trên bến.
Câu 3:(1điểm)
 -Trật tự từ thông thường:(0,5đ)
 Từng đám rêu xiên ngang mặt đất
 Mấy hòn đá đâm toạc chân mây
 -Đảo trật tự từ :(0,5đ) Nhằm miêu tả đặc điểm vốn có của vật trong thiên nhiên.Đồng thờimang phong cách độc đáo của Hồ Xuân Hương 
Câu 4:(5điểm)
a,Mở bài:(1điểm)
 -Nêu được luận điểm “Lòng yêu nước nồng nàn của Trần Quốc Tuấn” trong “Hịch Tướng Sĩ”
b,Thân bài :(3điểm)
 -Đảm bảo các ý :
 +Tầm nhìn sâu rộng ,sự cảnh giác của Trần Quốc Tuấn(1đ)
 (phân tích dẫn chứng )
 +Thổ lộ nỗi lòng và quyết tâmcủa mình với tướng sĩ(1đ)
 	 (phân tích dẫn chứng )
 +Nghệ thuật : (1đ) Cách viết ước lệ tượng trưng,diễn đạt bằng phép đối,só sánh ,them xưng giàu biểu cảm,câu văn biền ngẫu,trường cú,giọng văn đanh thép,hùng hồn
C,Kết bài :(1điểm)
 -Khái quátluận điểm
 -Liên hệ bản thân 
(Bài viết có bố cục rõ ràng,mạch lạc ,kết cấu hợp lý,văn phong sáng sủa,sáng tạo .Không dùng từ sai ,câu đúng ngữ pháp,chữ viết sạch đẹp,rõ ràng)
D. Tổ chức kiểm tra:
 1. Tổ chức: 
 2. Kiểm tra:
 - Giáo viên chép đề lên bảng 
 - Học sinh làm bài 
E. Hướng dẫn về nhà: 
 - Ôn lại nội dung kiến thức đã học
 - Tìm hiểu về văn bản thông báo
G. Nhận xét 
 - ý thức làm bài của học sinh 
 - Biểu dương, phê bình 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 ky I.doc