Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 26

Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 26

TUẦN 26 TIẾT 97

NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

(Trích Bình Ngô đại cáo)

_Nguyễn Trãi_

I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đại.

- Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của một bài cáo.

- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn trích.

II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1. Kiến thức:

- Sơ giản về thể cáo.

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.

- Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.

- Đặc điểm văn chính luận của kiểu bài nghị luận trung đạiở thể cáo.

 2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản viết theo thể cáo.

- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể cáo.

III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 953Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26	TIẾT 97	NS: 18/2/2011
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
(Trích Bình Ngô đại cáo)
_Nguyễn Trãi_
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
- Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đại.
- Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của một bài cáo.
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn trích.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
- Sơ giản về thể cáo.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.
- Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
- Đặc điểm văn chính luận của kiểu bài nghị luận trung đạiở thể cáo.
 2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản viết theo thể cáo.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể cáo.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 12’
(?) Hãy trình bày sự hiểu biết của em về tác giả.?
à GV bổ sung thêm về thông tin Nguyễn Trãi. 
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai , (1380–19/9/1442), là một nho sĩ Việt Nam. Quê ông ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương. Ông là con trai của ông Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán. Khi cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo nổ ra, ông đã tham gia vào như là quân sư đắc lực của nghĩa quân trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn bản trả lời quân Minh.
Sau khi khởi nghĩa thành công, ông trở thành một quan đại thần nhà Hậu Lê. Đến năm 1442, toàn thể gia đình ông bị giết (tru di tam tộc) trong vụ án Lệ Chi Viên. Mãi đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới xuống chiếu giải oan cho ông.
A. Tìm hiểu chung:
I. Tác giả:
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai ), (1380–19/9/1442), là một nho sĩ Việt Nam. Quê ông ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương. Ông là con trai của ông Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán. Khi cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo nổ ra, ông đã tham gia vào như là quân sư đắc lực của nghĩa quân trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn bản trả lời quân Minh.
(?) Giới thiệu đôi nét về tác phẩm?
GV giải thích: Nhan đề Bình Ngô đại cáo: Chu Nguyên Chương khởi nghiệp ở đất Ngô, từng xưng là Ngô Vương, sau trở thành Minh Thành Tổ. Do đó nhiều người cho rằng tg’ dùng từ Ngô để chỉ người nhà Minh.
HS: Bài cáo viết 1428 khi quân Minh buộc phải rút khỏi nước ta. Bình Ngô đại cáo được xem là bản Tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc ta.
II. Tác phẩm:
 Bài cáo viết 1428 khi quân Minh buộc phải rút khỏi nước ta. Bình Ngô đại cáo được xem là bản Tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc ta.
* Gv đọc văn bản
(?) Văn bản được viết theo thể loại gì?
(?) Cáo là gì?
Hs đọc văn bản. 
HS: Cáo
HS: Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố một kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
III. §äc - Thể loại:
* Thể loại: Cáo
(?) Tìm bố cục bài trích và nội dung chính từng phần?
 HS: Chia làm 3 đoạn:
- Đ1 (2 câu đầu): Chân lí nhân nghĩa.
 - Đ2 (12 câu tiếp): Chân lí độc lập và chủ quyền của dân tộc.
 - Đ3 (PCL): Kết luận.
IV. Bố cục:
- Đ1 (2 câu đầu): Chân lí nhân nghĩa.
 - Đ2 (12 câu tiếp): Chân lí độc lập và chủ quyền của dân tộc.
 - Đ3 (PCL): Kết luận.
Ho¹t ®éng 2: 25’
b. Đọc - hiểu văn bản :
I. Nội dung:
Bước 1: Phân tích hai câu đầu:
 à GV đọc lại 2 câu đầu.
 à Cho HS giải thích khái niệm “nhân nghĩa”, “điếu phạt”, “yên dân”.
 GV: Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình Ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. 
(?) Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?
(?) Câu hỏi thảo luận: Qua câu đầu em thấy tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở chỗ nào tiếp thu của nho giáo, chỗ nào sáng tạo, phát triển của ông?
GV chuẩn kiến thức.
 (?) Tiếp theo câu 2 cho ta thấy rằng muốn thực hiện được nhân nghĩa cho dân thì việc đầu tiên là phải làm gì?
(?) “Trừ bạo” ở đây có nghĩa là gì?
 (?) Vì thế tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với điều gì?
GV kết luận: Như vậy: nhân nghĩa à yên dân à trừ bạo à yêu nước à bảo vệ nhân dân.
 Bước 2: Tìm hiểu đoạn 2:
(?) Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tg’ đã dựa vào những yếu tố nào?
 (?) Đọc lại bài Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt em thấy tg’ quan niệm về tổ quốc và độc lập ntn?
(?) So với Nguyễn Trãi – sau 4 thế kỉ - ở Bình Ngô đại cáo này đã bổ sung vào khái niệm tổ quốc những yếu tố gì mới?
(?) Để tăng sức thuyết phục cho bản Tuyên ngôn độc lập nghệ thuật, văn chính luận của Nguyễn Trãi dùng những từ nhấn mạnh, mang tính dứt khoát ntn, phương pháp so sánh ra sao?
à GV đọc lại phần: “Vậy nên  còn ghi”.
 (?) Giọng văn đoạn này ntn? Tg’ đưa ra những dẫn chứng trên nhằm mục đích gì?
Bước 3: Tìm hiểu phần cuối:
 (?) Nêu nội dung của đoạn này?
HS đọc
HS dựa vào chú thích.
 HS: Nguyên lí nhân nghĩa.
HS thảo luận 3’. 
Đại diện trả lời.
 Nhóm khác nhận xét. 
HS: Là một nhà nho, tất nhiên Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Minh. Nhưng sáng tạo và phát triển của Nguyễn Trãi là ở chỗ: ông tuyên bố ngay lập trường chính nghĩa của Lê Lợi, cũng như nghĩa quân Lam Sơn, của nhân dân nước Đại Việt: nhân nghĩa cốt là hướng đến dân, những người cùng khổ đông đảo nhất trong xã hội.
HS: Câu 2 liên kết với câu 1 là quan hệ nhân - quả: thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là muốn được yên dân - trước hết phải lo trừ bạo.
 HS: Là đánh đuổi giặc ngoại xâm (giặc Minh).
HS: Toàn diện về ý thức dt được xác định chủ yếu ở vài yếu tố:
- Lãnh thổ riêng.
 - Chủ quyền riêng (Nam đế)
 - Độc lập (cư: ở, cai trị)
 - Được sách trời công nhận (yếu tố thần linh).
 HS: Nguyễn Trãi đã bổ sung những yếu tố mới rất quan trọng và sâu sắc hơn: có nền văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử truyền thống.
 HS: - Tg’ dùng từ ngữ: “từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác” thể hiện tính chất “hiển nhiên, vốn có, lâu đời”. 
- Sử dụng biện pháp so sánh: so sánh ta với TQ một cách ngang hàng: trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia.
HS: Giọng văn hùng hồn, mạnh mẽ. Tg’ đưa ra những minh chứng đầy đủ, đó là sức mạnh chính nghĩa “Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vọng, Toa Đô, Ô Mã kẻ bị giết, người bị bắt” đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc.
HS: Khẳng định sự oai hùng và vang lên niềm tự hào của dt Đại Việt.
1. Nguyên lí nhân nghĩa: (2 câu đầu)
 - Nguyễn Trãi đã chắt lọc cái tinh hoa, cái tư tưởng tích cực nhất của nguyên lí nhân nghĩa: chủ yếu là để yên dân, trước nhất là trừ bạo.
 - Như vậy tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởng yêu nước chống xâm lược.
2. Quan niệm về chân lí độc lập và chủ quyền của dân tộc. (12 câu tiếp)
- Yếu tố xác định chù quyền dân tộc: nền văn hiến lâu đời, cương vị lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử, chế độ riêng.
- Tg’ so sánh chủ quyền độc lập của Đại Việt ngang hàng với TQ: về trình độ, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia (Triệu, Đinh, Lí, Trần = Hán, Đường, Tống, Nguyên).
3. Kết luận: (PCL)
“Việc xưa xem xét
 Chứng cứ còn ghi”
Khẳng định sự oai hùng và vang lên niềm tự hào của dt Đại Việt.
Bước 4: Tìm hiểu hình thức:
? Hãy nêu nhận xét về hình thức thể hiện của bài cáo này?
II. Hình thức:
- Viết theo thể văn biền ngẫu.
- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng, tự hào.
Bước 5: Ý nghĩa văn bản:
? Hãy phát biểu ý nghĩa của văn bản?
III. Ý nghĩa văn bản:
Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.
*Yêu cầu hs đọc thêm ghi nhớ.
*Đọc thêm ghi nhớ (sgk)
Ho¹t ®éng 3: 1’
C. Hướng dẫn tự học:
- Đọc Chú thích.
- Học thuộc lòng đoạn trích.
4. Củng cố: 2’
(?) Quan niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi?
(?) Quan niệm về chân lí độc lập và chủ quyền của dân tộc?
5. Dặn dò: 2’
- Học bài, thực hiện theo yêu cầu của “Hướng dẫn tự học”.
- Soạn bài “Hành động nói (tiếp)”: Cách thực hiện hành động nói, xem trước BT. 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 26	TIẾT 98	NS: 18/2/2011
HÀNH ĐỘNG NÓI (tiếp)
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
Nắm được cách dùng kiểu câu để thực hiện hành động nói.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
	Cách dùng kiểu câu để thực hiện hành động nói.
 2. Kĩ năng:
	Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động nói phù hợp.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
? Nêu ý nghĩa và hình thức thể hiện của bài Nước Đại Việt ta?
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 18’
A. Cách thực hiện hành động nói:
à GV kẻ ô trên bảng, gọi 1 HS đọc lại đoạn trích và đánh dấu +, - theo yêu cầu.
GV chỉnh sửa, bổ sung.
Cho HS chép vào vở.
(?) Câu hỏi thảo luận: Hãy lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật với những kiểu hành động nói mà em biết. Chi vd minh họa.
GV chuẩn kiến thức.
 (?) Có phải lúc nào kiểu câu cũng thực hiện đúng với hành động nói hay không?
GV bổ sung: Cách dùng đúng kiểu câu gọi là cách dùng trực tiếp còn ngược lại là cách dùng gián tiếp.
HS làm, HS khác nhận xét. 
HS: Câu 1, 2, 3: trình bày
 Câu 4, 5: điều khiển.
HS thảo luận nhóm 4’
Đại diện trả lời.
Nhóm khác nhận xét. 
- Kiểu câu nghi vấn được dùng để thực hiện hành động hỏi. (Vậy bữa sau con ăn ở đâu?)
 - Kiểu câu cầu khiến được dùng để thực hiện hành động nói điều khiển (Đi thôi con.)
 - Câu cảm thán dùng để thực hiện hành động nói bộc lộ cảm xúc (Trời oi!)
 - Kiểu câu trần thuật được dùng để thực hiện hành động nói trình bày (Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý).
 HS: Không hẳn. Vd: Nó mà làm thơ ư? à Kiểu câu nghi vấn nhưng thực hiện hành động nói bộc lộ cảm xúc.
à Xét vd – SGK70
 * Xác định hành động nói cho mỗi câu:
* Quan hệ giữa các kiểu câu và hành động nói:
 - Kiểu câu nghi vấn được dùng để thực hiện hành động hỏi. (Vậy bữa sau con ăn ở đâu?)
 - Kiểu câu cầu khiến được dùng để thực hiện hành động nói điều khiển (Đi thôi con.)
 - Câu cảm thán dùng để thực hiện hành động nói bộc lộ cảm xúc (Trời oi!)
 - Kiểu câu trần thuật được dùng để thực hiện hành động nói trình bày (Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý).
 à Kiểu câu đựơc dùng trùng hợp với hành động nói được gọi là cách cùng trực tiếp.
Vd: Vậy bữa sau con ăn ở đâu? à Câu nghi vấn thực hiện hành động hỏi.
 à Kiểu cạu được dùng không đúng với chức năng vốn có của nó, được gọi là cách dùng gián tiếp.
 Vd: Nó mà làm thơ ư? à Câu nghi vấn à Thực hiện hành động nói bộc lộ cảm xúc.
 (?) Vậy từ những tìm hiểu trên, em hãy trình bày lại cách thực hiện hành động nói?
HS dựa vào ghi nhớ trả lời
* Ghi nhớ (sgk)
Gv GD KNS: Lựa chọn hà ... c - hiểu văn bản nghị luận và tạo lập văn bản nghị luận.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
	- Khái niệm luận điểm.
	- Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
 2. Kĩ năng:
	- Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.
	- Sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
(?) Thế nào là hành động nói trực tiếp, hành động nói gián tiếp?
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 28’
A. Tìm hiểu chung:
à GV giải thích khái quát về luận điểm, luận cứ, luận chứng và tiến hành vào bài học.
 (?) Xem lại ngữ văn 7 và trả lời: Luận điểm là gì? Lựa chọn câu trả lời đúng ở a, b, c (GV đọc phần a, b, c).
à Tiếp tục GV cho HS xét câu hỏi 2a.
 (?) Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có những luận điểm nào? Chú ý phân biệt luận điểm xuất phát dùng làm cơ sở và luận điểm chính dùng làm kết luận của bài?
à Tiếp tục HS tìm câu hỏi 2b
 (?) Câu hỏi thảo luận: Một bạn cho rằng bài Chiếu dời đô gồm 2 luận điểm:
 - Luận điểm 1: Lí do cần phải dời đô.
 - Luận điểm 2: Lí do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
 Xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao?
GV kết luận.
(?) Vậy thực sự hệ thống luận điểm của Chiếu dời đô là gì?
(?) Vậy qua sự tìm hiểu trên em hãy cho biết luận điểm là gì?
 à GV cho HS đọc câu hỏi 1a
?) Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần  ta là gì? Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không, nếu trong bài văn chủ tịch HCM chỉ đưa ra luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” ?.
à Tiếp tục GV cho HS đọc câu hỏi b.
(?) Vậy từ đó em hiểu luận điểm cần phải đạt yêu cầu gì?
 à1. GV cho HS đọc lại yêu cầu 1 – SGK. Chia nhóm cho HS thảo luận.
GV chuẩn kiến thức. Cho HS ghi bài.
(?) Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được kết luận gì về luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận? 
 - Không chọn (a): Vì vấn đề không phải là luận điểm, vấn đề là câu hỏi đặt ra còn luận điểm là câu trả lời cho câu hỏi.
 - Không chọn (b): Vì một bộ phận (khía cạnh) của vấn đề không phải luận điểm.
 - Chọn câu (c).
 à Xét câu hỏi 2a – SGK73
HS suy nghĩa trả lời theo sự gợi ý của GV. 
 HS: Những luận điểm:
 - Luận điểm xuất phát: Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
 - Luận điểm phụ:
+ Sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến.
+ Những biểu hiện truyền thống yêu nước qua tấm gương của các anh hùng dt.
- Luận điểm chính - kết luận: Khơi gợi và kích thích sức mạnh yêu nước vào công cuộc kháng chiến. 
HS: Cả 2 luận điểm trên chưa phải là luận điểm vì nó chỉ là một bộ phận, khía cạnh khác nhau của vấn đề. Nó chưa thể hiện rõ ý kiến, quan điểm, tư tưởng.
 HS thảo luận nhóm 3’. 
Đại diện trả lời.
 Nhóm khác nhận xét.
HS: Dời đô là việc trọng đại của vua chúa trên thuận ý trời, dưới theo lòng dân, mưu toan nghiệp lớn (luận điểm xuất phát)
- Các nhà Đinh, Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngủi.
 - Thành Đại La xét về mọi mặt thật xứng đáng.
 à Vậy vua sẽ dời đô ra đó (luận điểm kết luận).
HS dựa vào ghi nhớ trả lời
a/ Nếu HCM chỉ đưa ra luận điểm “Đồng bào  yêu nước” thì chưa đủ chứng minh 1 cách toàn diện truyền thống yêu nước của đồng bào ta.
b/ Nếu luận điểm trong bài Chiếu dời đô “Các triều  kinh đô” thì chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề dời đô đến thành Đại La.
HS dựa vào ghi nhớ trả lời
HS thảo luận 4’. 
Đại diện trả lời.
Nhóm khác nhận xét.
 - Hệ thống 1: đạt điều kiện.
 - Hệ thống 2: không đạt vì không rõ ràng mạch lạc, các ý lẩn quẩn và trùng lắp nhau.
 HS dựa vào ghi nhớ trả lời
 I/ Khái niệm về luận điểm:
à Xét câu hỏi 1 – SGK73
- Chọn câu (c).
à Xét câu hỏi 2b – SGK73
* Ghi nhớ – SGK
II/ Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải trong bài văn nghị luận:
 à Xét câu hỏi – SGK
* Ghi nhớ – SGK
III/ Tìm hiểu mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận: 
 à Xét câu hỏi 1 – SGK74
* Ghi nhớ – SGK
Ho¹t ®éng 2: 5’
 - Bt 1: Đọc đoạn văn và nêu lên ý kiến về việc chọn luận điểm.
- Bt 2: Chọn và sắp xếp luận điểm.
b. Luyện tập :
- Bt 1: “Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ”.
- Bt 2: (HS về nhà làm).
Ho¹t ®éng 3: 1’
C. Hướng dẫn tự học:
Sưu tầm một số bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học để nhận biết, phân tích luận điểm.
4. Củng cố: 2’
(?) Luận điểm là gì? Nêu đặc điểm của luận điểm.
5. Dặn dò: 2’
- Học bài. Làm bài tập. Thực hiện theo “Hướng dẫn tự học”.
 - Chuẩn bị Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận. 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 26	TIẾT 100	NS: 18/2/2011
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
Nắm được cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo các phương pháp diễn dịch, quy nạp.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
	- Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận. 
	- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo các phương pháp diễn dịch, quy nạp.
 2. Kĩ năng:
	- Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp.
	- Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận.
	- Viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị hoặc xã hội.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
(?) Luận điểm là gì? Nêu đặc điểm của luận điểm.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 22’
A.Trình bày luận điểm thành 1 đoạn văn nghị luận::
 Bước 1: Tìm hiểu câu hỏi 1:
 à GV gọi HS đọc đoạn văn a.
 (?) Đâu là câu chủ đề (câu nêu luận điểm) trong đoạn văn này?
 (?) Câu chủ đề này đặt ở vị trí nào?
(?) Phân tích cách lập luận của đoạn văn này?
 (?) Nhận xét cách lập luận này!
HS: - Lập luận đưa ra toàn diện, đầy đủ
 - Lập luận mạch lạc, chặt chẽ, thuyết phục
(?) Câu chủ đề đặt ở vị trí cuối cùng như thế được gọi là kiểu đoạn gì?
à Tiếp tục GV gọi HS đọc đoạn văn b.
 (?) Tìm câu chủ đề? Vị trí của câu này?
 (?) Câu chủ đê ở cuối đoạn gọi là cách lập luận kiểu gì?
(?) Phân tích cách lập luận?
 Bước 2: Tìm hiểu đoạn văn Nguyễn Tuân.
à GV gọi HS đọc lại đoạn văn.
(?) Cho biết lập luận là gì?
(?) Từ gợi ý trên em hãy cho biết luận điểm của đoạn văn này? Và kiểu lập luận?
 (?) Câu hỏi thảo luận: Phân tích cách lập luận của đoạn văn trên? (Gợi ý: Có phải nhà văn dùng phép tương phản hay là không?)
(?) Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ không?
(?) Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trong đoạn văn nếu tg’ xếp nhận xét Nghị Quế: “đùng đùng  mẹ con chị Dậu” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng  yêu gia súc” xuống dưới thì hiệu quả của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ntn?
 à (?) Tiếp tục GV đọc câu hỏi d.
à Cuối cùng GV chốt lại ý.
HS đọc
 - Đoạn văn a – SGK79
+ Câu chủ đề (luận điểm): “Thật là chốn  muôn đời”
+ Vị trí: Cuối đoạn.
HS: Cách lập luận theo trình tự:
 - Vốn là kinh đô cũ.
 - Ở vị trí trung tâm trời đất.
 - Thế đất quý hiếm.
 - Dân cư phong phú, muôn vật phong phú.
 à Kết luận: Xứng đáng là kinh đô muôn đời.
+ Cách lập luận: kiểu quy nạp.
HS đọc
- Đoạn văn b – SGK79
+ Câu chủ đề: “Đồng bào ta  ngày trước”.
+ Vị trí: đầu đoạn văn.
+ Cách lập luận: kiểu diễn dịch.
 HS: Nêu cảm nhận chủ đề trước, sau đó mới diễn dịch thành các dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm của câu chủ đề và cuối đoạn lại có một câu tổng kết các dẫn chứng đó để nhấn mạnh thêm luận điểm.
 à Xét câu hỏi 2 – SGK80 (đoạn văn Nguyễn Tuân)
HS: Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì luận điểm mới nổi bật và có sức thuyết phục.
- Luận điểm: “Cho thằng nhà giàu  giai cấp nó ra” (kiểu giải quyết).
 HS: Cách lập luận: Tg’ đưa ra các luận cứ:
 - Luận cứ 1: Ngô Tất Tố cho chị Dậu bưng vào nhà Nghị Quế một cái rổ nhún nhín 4 con chó con.
- Luận cứ 2: Vợ chồng Nghị Quế bú khú với nhau trên câu chuyện chó con như mọi người thích chó, yêu gia súc.
 - Luận cứ 3: Rồi chứng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu.
 à Nhà văn đã dùng phép tương phản giữa luận cứ 2 và 3 để làm nổi bật chất chó đểu của vợ chồng Nghị Quế (luận cứ ở cuối đoạn văn)
 HS: Nếu sắp xếp ngược lại thì chẳng còn gì thú vị, hấp dẫn mà luận điểm cũng không được nổi bật và sáng tỏ.
 HS: Có.Bởi nó tập trung gây ấn tượng về một vấn đề lí thú và ý nghĩa: từ chuyện nuôi chó con của con ngươi mà dẫn đến chất chó đểu của chính con người ấy.
* HS đọc ghi nhớ.
 à Xét câu hỏi 1 – SGK79
 - Đoạn văn a – SGK79
+ Câu chủ đề (luận điểm): “Thật là chốn  muôn đời”
+ Vị trí: Cuối đoạn.
+ Cách lập luận: kiểu quy nạp.
à Xét câu hỏi 2 – SGK80 (đoạn văn Nguyễn Tuân)
- Luận điểm: “Cho thằng nhà giàu  giai cấp nó ra” (kiểu giải quyết).
 - Nhận xét:
+ Nhà văn đã sử dụng pháp tương phản ở các luận cứ (vợ chồng Nghị Quế bù khú với nhau trên câu chuyện chó con >< rồi đùng đùng giở giọng chó má ) à làm nổi bật “chất chó đểu” của vợ chồng Nghị Quế.
 + Nhờ sự sắp xếp hợp lí của các luận cứ và phép tương phản làm luận điểm ở cuối đoạn trở nên sáng tỏ, thú vị.
*Ghi nhớ - SGK
Ho¹t ®éng 2: 10’
à GV gọi HS đọc bài tập 1.
 (?) Diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn gọn, rõ?
 BT2. Cho hs đọc và làm bt 2: tìm luận điểm, sau đó tìm các luận cứ và sau đó nhận xét cách lập luận.
BT3. Viết đoạn văn... (cho hs về nhà làm).
BT4. GV gợi ý:
- Tại sao văn giải thích lại cần viết cho dễ hiểu.
- Muốn cho dễ hiểu, văn giải thích cần phải viết ntn?
 - Nếu viết dễ hiểu thì văn giải thích có tác dụng ra sao?
b. Luyện tập :
1. Có thể diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn gọn.
 a. Trước hết, cần tránh lối viết dài dòng không cần thiết.
 b. Nguyên Hồng đam mê viết và thích truyền nghề cho bạn trẻ.
2. Luận điểm: Tế Hanh là một người tinh lắm.
 Luận cứ: Câu 2 và câu 4.
 Lập luận theo trình tự tăng tiến.
3. Luận điểm đã cho (a, b) HS viết thành 1 đoạn văn, có thể theo cách diễn dịch, quy nạp.
4. - Văn giải thích viết ra nahừm làm cho người đọc hiểu.
- Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt được mục đích.
- Ngược lại, giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội, dễ nhớ, dễ làm theo.
- Vì thế, văn giải thích phải viết sao cho dễ hiểu.
Ho¹t ®éng 3: 2’
C. Hướng dẫn tự học:
- Tìm một số đoạn văn trình bày theo phương pháp diễn dịch, quy nạp để làm mẫu phân tích.
- Tìm cách chuyển đổi đoạn văn diễn dịch thành quy nạp hoặc ngược lại.
4. Củng cố: 2’
à GV cho HS đọc lại ghi nhớ.
5. Dặn dò: 2’
- Học bài. Làm bài tập. Thực hiện theo “Hướng dẫn tự học”.
- Chuẩn bị Bàn luận về phép học: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, thể loại; phân tích văn bản. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26.doc