Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 25

Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 25

TUẦN 25 TIẾT 93, 94

HỊCH TƯỚNG SĨ

_Trần Quốc Tuấn_

I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đại.

- Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của văn bản Hịch tướng sĩ.

- Cảm nhận được lòng yêu nước thiết tha, tầm nhìn chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn.

II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1. Kiến thức:

- Sơ giản về thể hịch.

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời Hịch tướng sĩ.

- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.

- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ.

 2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản viết theo thể hịch.

- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên xâm lược lần thứ hai.

- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1033Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25	TIẾT 93, 94	NS: 11/2/2011
HỊCH TƯỚNG SĨ
_Trần Quốc Tuấn_
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
- Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đại.
- Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của văn bản Hịch tướng sĩ.
- Cảm nhận được lòng yêu nước thiết tha, tầm nhìn chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn. 
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
- Sơ giản về thể hịch.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời Hịch tướng sĩ.
- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.
- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ.
 2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản viết theo thể hịch.
- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên xâm lược lần thứ hai.
- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
Tiết 1
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
Gv kiểm tra tập bài soạn của hs.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 38’
(?) Dựa vào chú thích hãy giới thiệu đôi nét về Trần Quốc Tuấn?
à GV bổ sung thêm về thông tin Trần Quốc Tuấn 
HS: Trần Quốc Tuấn (1231? – 1300) tước Hưng Đạo Vương. Là người văn võ song toàn, yêu nước thương dân, thích chiêu đãi hiền sĩ. Ông có công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên (1285, 1287).
A. Tìm hiểu chung:
I. Tác giả
 -Trần Quốc Tuấn (1231? – 1300) tước Hưng Đạo Vương. Là người văn võ song toàn, yêu nước thương dân, thích chiêu đãi hiền sĩ. Ông có công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên (1285, 1287).
(?) Giới thiệu đôi nét về tác phẩm?
HS: Hịch tướng sĩ do Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần 2. bài Hịch này được làm để khích lệ tướng sĩ học tập cuộc Binh thư yếu lược do chính ông soạn.
II. Tác phẩm:
 Hịch tướng sĩ do Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần 2. bài Hịch này được làm để khích lệ tướng sĩ học tập cuộc Binh thư yếu lược do chính ông soạn.
* Gv đọc văn bản
(?) Văn bản được viết theo thể loại gì?
(?) Hịch là gì?
Hs đọc văn bản. 
HS: Hịch
HS: Hịch là thể văn nghị luận xưa, thường do vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
III. §äc - Thể loại:
* Thể loại: Hịch
 (?) Câu hỏi thảo luận: Văn bản có thể chia làm mấy đoạn, hãy nêu ý chính của mỗi đoạn?
GV chuẩn kiến thức.
HS thảo luận 4’. 
HS trình bày 
Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
HS: Nội dung 4 đoạn:
- Đ1: (Từ đầu .. tiếng tốt): Nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ trong sử sách đã bỏ mình vì nước.
- Đ2: (Huống chi  cũng vui lòng): Tố cáo tội ác của giặc và bộc lộ lòng căm thù giặc của tg’.
 - Đ3: (Các ngươi  không muốn vui vẻ phỏng có được không?) Có 3 ý nhỏ:
+ Ý 1: Nêu rõ mối ân tình giữa chủ soái với các tướng sĩ.
+ Ý 2: Phê phán hành động sai trái của tướng sĩ.
+ Ý 3; Khẳng định những hành động nên làm của tướng sĩ.
 - Đ4: (PCL): Kêu gọi các tướng sĩ hãy học tập cuốn Binh thư yếu lược để đánh giặc cứu nước.
IV. Bố cục:
- Đ1: (Từ đầu .. tiếng tốt): Nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ trong sử sách đã bỏ mình vì nước.
- Đ2: (Huống chi  cũng vui lòng): Tố cáo tội ác của giặc và bộc lộ lòng căm thù giặc của tg’.
 - Đ3: (Các ngươi  không muốn vui vẻ phỏng có được không?) Có 3 ý nhỏ:
+ Ý 1: Nêu rõ mối ân tình giữa chủ soái với các tướng sĩ.
+ Ý 2: Phê phán hành động sai trái của tướng sĩ.
+ Ý 3; Khẳng định những hành động nên làm của tướng sĩ.
 - Đ4: (PCL): Kêu gọi các tướng sĩ hãy học tập cuốn Binh thư yếu lược để đánh giặc cứu nước.
Tiết 2:
Ho¹t ®éng 2: 39’
b. Đọc - hiểu văn bản :
I. Nội dung:
Bước 1: Tìm hiểu đoạn 1:
 (?) Mục đích của Trần Quốc Tuấn nêu lại gương các anh hùng nghĩa sĩ ngày xưa để làm gì?
Bước 2: Tìm hiểu đoạn 2:
 à GV cho HS đọc nhẩm lại đoạn này.
 (?) Tg’ gọi bọn giặc bằng những con vật nào và miêu tả chúng ta sao?
 (?) Nhận xét giọng văn trong đoạn này?
 à GV đọc lại đoạn “Ta thường  vui lòng”
(?) Qua đoạn, em thấy nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn được bộc lộ bằng những ý cụ thể nào?
(?) Nhận xét giọng văn và cách dùng hình ảnh văn chương cổ điển ở đây mang lại hiệu quả nghệ thuật ntn?
Bước 3: Tìm hiểu đoạn 3:
(?) Tìm những ân tình của chủ tướng Trần Quốc Tuấn đối với các tướng sĩ của ông?
 (?) Mối quan hệ ân tình giữa Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ là mối quan hệ trên dưới hay mối quan hệ bình đẳng của những người cùng cảnh ngộ? Mối quan hệ ân tình ấy đã khích lệ điều gì ở các tướng sĩ?
à Tiếp tục GV cho HS đọc nhẩm đoạn 3b.
(?) Sau khi nêu mối ân tình, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai nào của tướng sĩ?
 (?) Và hành động sai trái này có tác hại ra sao trong tình hình đất nước lúc bấy giờ?
à Tiếp tục GV cho HS đọc nhẩm 3c.
(?) Trần Quốc Tuấn đã khằng định những hành động đúng nào của các tướng sĩ?
 (?) Và kết quả của hành động đúng đó là gì?
 Bước 4: Tìm hiểu đoạn 4: 
 (?) Câu hỏi thảo luận: Khi phê phán hay khẳng định, tg’ chủ yếu tập trung vào vấn đề gì?
GV kết luận.
 GV GD KNS: Trách nhiệm đối với vận mệnh đất nước, dân tộc.
HS: Mở đầu bài hịch tg’ nêu gương các trung thần nghĩa sĩ đã hi sinh vì chủ, vì nước để khích lệ ý chí lập công danh của các tướng sĩ.
HS: Giọng văn sôi sục căm thù như quyết không đội trời chung với quân cướp nước.
HS: Vị chủ soái đã bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc.
 HS: - Giọng văn: Tha thiết, sục sôi, hừng hực nhờ nhịp điệu nhanh.
- Hình ảnh văn chương cổ điển: (Nữa đêm vỗ gối, xả thịt lột da ) không hề sáo mòn mà gợi được cái ý nghĩa thiêng liêng của nỗi đau xót, căm thù và sẵn sàng hi sinh vì đất nước của vị chủ soái.
 HS tìm chi tiết trong SGK.
HS: - Là mối quan hệ chủ tướng: đầy ân tình cũng đầy quyền uy à nhằm khích lệ tinh thần trung quân ái quốc.
 - Là mối quan hệ cùng cảnh ngộ: nhằm khích lệ lòng ân nghĩa thủy chung.
HS: Trần Quốc Tuấn phê phán những thói hư tật xấu của tướng sĩ:
 - Thái độ thờ ơ trước nỗi nhục mất nước: “Nay các ngươi  không biết căm”.
- Hành động sai lúc đất nước bị xâm chiếm: Chọi gà, đánh bạc, quyến luyến vợ con, lo làm giàu 
HS: Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra những điều đúng nên làm: “Huấn luyện quân sĩ  ở Cảo Nhai” àđó là nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và quyết thắng quân xâm lược.
à Kết quả: “Chẳng những thái  sử sách lưu thơm”.
HS thảo luận 3’. 
Đại diện trả lời.
Nhóm khác nhận xét. 
HS: Khi phê phán hay khẳng định, tg’ đều tập trung vào vấn đề đánh giặc cứu nước; khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính ông soạn ra để cùng đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
1. Nêu gương trung thần nghĩa sĩ ngày xưa: 
Mở đầu bài hịch tg’ nêu gương các trung thần nghĩa sĩ đã hi sinh vì chủ, vì nước để khích lệ ý chí lập công danh của các tướng sĩ.
2. Tố cáo tội ác giặc và lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn:
 - Kẻ thù ngang ngược, tham bạo: đi lại nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, vàng bạc.
 - Vị chủ soái đã bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc:
+ Đau xót trước cảnh đất nước bị ngoại xâm đến không ăn, không ngủ được..
+ Căm tức chưa giết được quân thù.
+ Dẫu có chết giữa chiến trường cũng vui lòng.
 3. Ân tình của chủ tướng và phân tích những phải trái trong các tướng sĩ:
 a. Ân tình của chủ tướng:
- Là mối quan hệ chủ tướng: đầy ân tình cũng đầy quyền uy à nhằm khích lệ tinh thần trung quân ái quốc.
 - Là mối quan hệ cùng cảnh ngộ: nhằm khích lệ lòng ân nghĩa thủy chung.
 b. Phê phán những sai trái của tướng sĩ:
- Thái độ thờ ơ trước nỗi nhục mất nước: “Nay các ngươi  không biết căm”.
 - Hành động sai lúc đất nước bị xâm chiếm: ham chọi gà, đánh bạc, lo làm giàu, ham rượu ngon 
à Tác hại: những trò vui không có tác dụng trong việc đánh giặc à “Ta cùng các ngươi cùng bị bắt, đau xót biết chừng nào!”.
c. Khẳng định những hành động đúng của tướng sĩ:
Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra những điều đúng nên làm: “Huấn luyện quân sĩ  ở Cảo Nhai” àđó là nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và quyết thắng quân xâm lược. à Kết quả: “Chẳng những thái  sử sách lưu thơm”.
 4. Nhiệm vụ và lời kêu gọi chiến đấu:
- Trần Quốc Tuấn bày tỏ thái độ dứt khoát hoặc địch hoặc ta chứ không có chỗ đứng cho kẻ bàng quan, thơ ơ trước thời cuộc.
 - Kêu gọi, khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược để cùng đoàn kết chống giặc.
Bước 5: Tìm hiểu hình thức:
? Hãy nêu nhận xét về hình thức thể hiện của bài chiếu này?
II. Hình thức:
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén. Luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác.
- Sử dụng phép lập luận linh hoạt (so sánh, bác bỏ,...), chặt chẽ.
- Sử dụng lời văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gay xúc động cho người đọc.
Bước 6: Ý nghĩa văn bản:
? Hãy phát biểu ý nghĩa của văn bản?
III. Ý nghĩa văn bản:
Hịch tướng sĩ nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược.
*Yêu cầu hs đọc thêm ghi nhớ.
*Đọc thêm ghi nhớ (sgk)
Ho¹t ®éng 3: 2’
C. Hướng dẫn tự học:
- Đọc Chú thích.
- Đọc kĩ văn bản và học thuộc lòng một vài đoạn văn biểu cảm trong Hịch tướng sĩ.
- Tìm hiểu thêm về tác giả Trần Quốc Tuấn và cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên của nhân dân ta thời Trần.
4. Củng cố: 2’
(?) Nêu nội dung cơ bản của đoạn 2 và 3.
5. Dặn dò: 2’
- Học bài, thực hiện theo yêu cầu của “Hướng dẫn tự học”.
- Soạn bài “Hành động nói”: Hành động nói là gì? Một số kiểu hành động nói thường gặp, xem trước BT. 
TUẦN 25	TIẾT 95	NS: 11/2/2011
HÀNH ĐỘNG NÓI
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
- Nắm được khái niệm hành động nói.
- Một số kiểu hành động nói.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
	- Khái niệm hành động nói.
	- Các kiểu hành động nói thường gặp.
 2. Kĩ năng:
	- Xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp.
	- Tạo lập được hành động nói phù hợp mục đích giao tiếp.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
? Nêu ý nghĩa và hình thức thể hiện của bài Hịch tướng sĩ?
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 18’
A. Tìm hiểu chung:
 à GV gọi 1 HS đọc đoạn trích Thạch Sanh và trả lời các câu hỏi.
 (?) Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì?
(?) Câu nào Lí Thông nói thể hiện rõ mục đích ấy nhất?
(?) Và Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó?
(?) Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?
(?) Câu hỏi thảo luận: Nếu hiểu hành động là “Việc làm cụ thể của con người nhằm mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không? Vì sao?
GV kết luận.
 GV nhấn mạnh: Vậy hành động của Lí Thông là có mục đích và thực hiện bằng lời nói nên ta gọi là hành động nói.
(?) Vậy từ đó em hiểu Hành động nói là gì?
 Bước 1: Tìm hiểu hành động nói ở đoạn trích Thạch Sanh:
 (?) Câu hỏi thảo luận: Trong đoạn trích Thạch Sanh, mỗi câu nói của Lí Thông đều có mục đích, những mục đích đó là gì?
GV chỉnh sửa.
GV: Và người ta dựa theo mục đích của hành động nói để đặt tên cho nó. Tương tự ta sẽ tìm hiểu tiếp đoạn trích Tắt đèn.
à GV gọi HS đọc lại đoạn trích.
 à GV gọi HS đọc lại HĐN của cái Tí, chị Dậu.
 (?) Liệt kê các hành động nói mà em biết?
 à Tuần tự HS liệt kê các hành động nói thuộc kiểu nào, song song đó cho HS ghi vào tập các kiểu hành động nói của mục I và II.
 HS: Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích đẩy Thạch Sanh đi để mình được hưởng lợi.
 HS: “Thôi, nhân  trốn ngay đi”
 HS: Có, chi tiết ấy là: “Chàng vội vã từ giả  kiếm củi nuôi thân”
 HS: Lí Thông thực hiện mục đích của mình bằng lời nói.
HS thảo luận 2’. 
Đại diện trả lời.
Nhóm khác nhận xét. 
HS: Việc làm của Lí Thông là một hành động vì đó là việc làm có mục đích.
HS: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
HS thảo luận 3’ 
Đại diện trả lời.
Nhóm khác nhận xét. 
HS: Mục đích:
- “Con trăn  đã lâu”: HĐN trình bày (kể)
 - “Nay em  chết”: HĐN điều khiển (đe dọa)
 - “Nhân trời  trốn đi”: HĐN trình bày (nêu ý kiến)
 - “Có  lo liệu”: HĐN hứa hẹn.
HS đọc
1. Hành động nói hỏi:
 Vd1: “Vậy bữa sau con ăn ở đâu?”
 Vd2: “U nhất định  đấy ư?”
 2. Hành động nói trình bày:
 Vd1: Con sẽ  thôn Đoài. (Báo tin)
 Vd2: Con trăn  nuôi. (Kể)
 Vd3: Thôi  trốn ngay đi. (Nêu ý kiến)
 3. Hành động nói điều khiển:
 Vd: Nay em  tội chết. (Đe dọa)
4. Hành động nói hứa hẹn:
 Vd: Có chuyện  lo liệu.
 5. Hành động nói bộc lộ cảm xúc:
 Vd1: Khốn nạn  này!
Vd2: Trời ơi!
I/ Hành động nói là gì?
à Xét đoạn trích Thạch Sanh – SGK42
1. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích đẩy Thạch Sanh đi để mình được hưởng lợi. (“Thôi, nhân  trốn ngay đi”)
2. Lí Thông đã đạt được mục đích của mình (“Chàng vội vã từ giả  kiếm củi nuôi thân”)
 3. Lí Thông thực hiện mục đích của mình bằng lời nói.
à Việc làm của Lí Thông được gọi là hành động nói.
*Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
 II/ Một số kiểu hành động nói thường gặp:
1. Hành động nói hỏi:
 Vd1: “Vậy bữa sau con ăn ở đâu?”
 Vd2: “U nhất định  đấy ư?”
 2. Hành động nói trình bày:
 Vd1: Con sẽ  thôn Đoài. (Báo tin)
 Vd2: Con trăn  nuôi. (Kể)
 Vd3: Thôi  trốn ngay đi. (Nêu ý kiến)
 3. Hành động nói điều khiển:
 Vd: Nay em  tội chết. (Đe dọa)
4. Hành động nói hứa hẹn:
 Vd: Có chuyện  lo liệu.
 5. Hành động nói bộc lộ cảm xúc:
 Vd1: Khốn nạn  này!
Vd2: Trời ơi!	
(?) Vậy qua tìm hiểu em hãy nhắc lại các kiểu hành động nói thường gặp?
Gv GD KNS: Lựa chọn hành động nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
HS dựa vào ghi nhớ trả lời
* Ghi nhớ (sgk)
Ho¹t ®éng 2: 15’
BT1. GV gọi HS đọc bài tập 1.
 - HS phải trả lời được bài Hịch tướng sĩ TQT viết nhằm mục đích gì. Tìm vài câu thể hiện rõ mục đích ấy.
 BT2. GV gọi HS đọc lại Bt2.
(?) Chỉ ra hành động nói và mục đích của hành động nói trong những đoạn trích.
 - GV cho HS làm câu (a) tại lớp. Còn câu b, c cho HS về nhà làm.
BT3. GV cho HS đọc lại Bt3.
(?) Đoạn trích dưới có 3 từ hứa. Hãy xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu ấy.
b. Luyện tập :
1. * TQT viết bài Hịch nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược.
* Xác định mục đích của hành động nói:
 - “Nay ta bảo thật  răn sợ” (HĐN điều khiển: khuyên bảo)
 - “Huấn luyện quân sĩ  ở Cảo Nhai” (HĐN điều khiển: yêu cầu)
2. Xác định hành động nói và mục đích:
 a. - HĐN hỏi: Bác trai  rồi chứ?
 - HĐN bộc lộ cảm xúc (cảm ơn): Cảm ơn cụ  như thường.
 - HĐN trình bày (tả): Nhưng xem  mỏi mệt lắm.
- HĐN điều khiển (đe dọa): Này  hoàn hồn.
- HĐN trình bày (nêu ý kiến): Vâng  còn gì.
 - HĐN điều khiển (đe dọa): Thế thì  rồi đấy.
 3. - Anh phải hứa với em  cách xa nhau. Anh hứa đi à HĐN nói điều khiển (Cầu khiến)
 - Anh xin hứa. à HĐN hứa hẹn.
( Không phải câu nào có từ hứa bao giờ cũng để thực hiện hành động nói hứa. Vì thể phải xác định mục đích nói của từng câu.) 
Ho¹t ®éng 3: 1’
C. Hướng dẫn tự học:
Phân biệt hành động nói với từ chỉ hành động nói. Cho ví dụ.
4. Củng cố: 2’
(?) Hành động nói là gì? Kể tên một số kiểu hành động nói thường gặp?
5. Dặn dò: 2’
- Học bài. Xem lại các bài tập. Thực hiện theo “Hướng dẫn tự học”.
 - Chuẩn bị Trả bài TLV số 5: Xem trước yêu cầu sgk, nhớ lại và tự đánh giá bài làm của mình.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 25	TIẾT 96	NS: 11/2/2011
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Đánh giá toàn diện kết quả học bài văn bản thuyết minh.
- Rèn luyện kĩ năng hình thành dàn ý bài thuyết minh, sử dụng kết hợp các thể văn miêu tả, tự sự, biểu cảm và nghị luận trong bài văn thuyết minh.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, bài kiểm trả của HS.
2. HS: Xem lại văn thuyết minh, bước đầu tự đáng giá bài làm của mình.
III/ LÊN LỚP:
 1. Ổn định: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
(?) Hành động nói là gì? Kể tên các hành động nói thường gặp? Cho vd 1 hành động nói. 
 3. Bài mới:
Hoạt động 1: (10’)
- GV cho HS nhắc lại đề tập làm văn và ghi đề lên bảng.
- GV gọi 1 HS khác nhắc lại yêu cầu khi làm văn “Giới thiệu danh lam thắng cảnh”. (Có mấy phần, lời văn )
Hoạt động 2: Xây dựng dàn ý khái quát. (13’)
- GV chọn 1 bài khá tốt để chọn làm dàn ý cho HS.
- HS tự so sánh dàn ý được xây dựng với bài thuyết minh của bản thân.
Hoạt động 3: Nhận xét bài làm của HS. (10’)
- GV nhận xét ưu khuyết điểm bài làm HS.
- GV biểu dương những sản phẩm có mang tính đầu tư và bài viết tốt.
- Chọn 1 vài bài viết rõ ràng, hấp dẫn đọc cho các bạn tham khảo.
- GV phê bình những HS làm bài mang tính chất đối phó, những HS nghỉ học không làm kiểm tra (1 điểm).
- Cuối cùng GV công bố số điểm Giỏi, Khá, Tb, Y.
 4. Củng cố: (3’)
GV nhắc lại các ý chính. Động viên các em cho bài viết sau tốt hơn.
 5. Dặn dò: (2’)
- Xem lại bài viết. Tự chỉnh sửa.
- Soạn bài tt “Nước Đại Việt ta”.
	. Đọc văn bản, chú thích, từ khó và ghi nhớ.
	. Trả lời các câu hỏi trong phần Đọc - hiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25.doc