Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 2

Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 2

Tiết: 5, 6

văn bản : trong lòng mẹ

(trích những ngày thơ ấu)

 _nguyên hồng_

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu đơược tình cảnh đáng thơương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận đơược tình yêu thơương mãnh liệt của chú đối với mẹ.

 - Hiểu được những đặc sắc của thể văn hồi kí qua cách viết của nhà văn Nguyên Hồng; lối tự truyện chân thành, truyền cảm, thấm đơượm chất trữ tình.

 - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, phân tích cách kể chuyện.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Khái niệm thể loại hồi kí.

- Cốt truyện nhân vật, sự kiện trong lòng mẹ.

- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật

 2. Kĩ năng

 - Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí.

 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 	Ngày soạn: 20/ 08/2012
Tiết: 5, 6 	 
văn bản : trong lòng mẹ
(trích những ngày thơ ấu)
 	_nguyên hồng_
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 	- Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.
 	- Hiểu được những đặc sắc của thể văn hồi kí qua cách viết của nhà văn Nguyên Hồng; lối tự truyện chân thành, truyền cảm, thấm đượm chất trữ tình.
 	- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, phân tích cách kể chuyện.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
Kiến thức
- Khỏi niệm thể loại hồi kớ.
- Cốt truyện nhõn vật, sự kiện trong lũng mẹ.
- Ngụn ngữ truyện thể hiện niềm khỏt khao tỡnh cảm ruột thịt chỏy bỏng của nhõn vật
 2. Kĩ năng
 - Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kớ.
 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp cỏc phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phõn tớch tỏc phẩm truyện.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
Tiết 1
 1. ổn định lớp: 	1’
 2. kiểm tra bài cũ: 	5’
 	- Chủ đề là gỡ? Trỡnh bày tớnh thống nhất về chủ đề của văn bản.
 3. Bài mới
* giới thiệu bài: 	1’
 	Nguyên Hồng là một trong những nhà văn có tuổi thơ thật cay đắng, khốn khổ. Những kỉ niệm ấy đã được nhà văn viết lại trong tập tiểu thuyết tự thuật ''Những ngày thơ ấu''. Kỉ niệm ấy về người mẹ đáng thương qua cuộc trò chuyện với bà cô và cuộc gặp gỡ bất ngờ là một trong những chương truyện cảm động nhất.
Tg
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
13’
Hoạt động 1: 
? Dựa trên phần Chỳ thớch hãy nói vắn tắt về nhà văn Nguyên Hồng? 
? Văn bản trờn thuộc thể loại gỡ?
Gv cho h/s đọc chú thích 
- Nguyên Hồng là một trong những nhà văn lớn của nền văn học VN hiện đại.
- Ông là tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết nổi tiếng: ''Cửa biển'', Bỉ vỏ; tập thơ Trời xanh, Sông núi quê hương....
- Thời thơ ấu trải nhiều cay đắng đã trở thành nguồn cảm hứng cho tác giả viết cuốn hồi kí tự truyện cảm động ''Những ngày thơ ấu'' 1938-1940. 
 - Hồi kớ : thể văn ghi chộp,kể lại những biến cố đó xảy ra trong quỏ khứ.
HS đọc chú thích. 
A. Tỡm hiểu chung
 1. Tác giả
Nguyên Hồng (1918 - 1982), quê ở Nam Định nhưng sống chủ yếu ở Hải Phòng.
- Là nhà văn lớn của nền văn học VN.
2. Tác phẩm 
- Thể loại : Hồi kớ
- Từ khú :Sgk
10’
20’
Hoạt động 2: 
- GV nêu yêu cầu đọc: giọng chậm, tình cảm, chú ‎ý các từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của nhân vật ''tôi''.
- Gv đọc mẫu, gọi 3-4 h/s đọc tiếp.
? Đoạn trích ''Trong lòng mẹ'' có thể chia làm mấy phần?
? Chú bé Hồng được sinh ra trong hoàn cảnh gia đình ntn?
GV: Rõ ràng hoàn cảnh gia đình như vậy cho nên chú bé Hồng sống dựa vào những người họ hàng thân thích bên nội trong đó có bà cô.
? Ngay ở phần đầu truyện bà cô xuất hiện với cử chỉ ''cười hỏi'' bé Hồng. Vậy cử chỉ và nội dung câu hỏi có thể hiện được tình yêu thương của bà cô với đứa cháu hay không?
? Em hiểu ''cười rất kịch'' có nghĩa là gì?
? Sau lời từ chối của bé Hồng cuộc đối thoại tưởng chừng chấm dứt, nhưng người cô đâu đã chịu buông tha. Vậy bà hỏi lại bé Hồng những gì? Nét mặt và thái độ của bà thay đổi ra sao? Hãy phân tích?
GV: Rõ ràng bà cô quả là cay nghiệt và cao tay trước chú bé đáng thương và bị động. Cho đến khi chú phẫn uất, nức nở, nước mắt ròng ròng, rồi ''cười dài trong tiếng khóc'' hỏi lại, người cô vẫn chưa chịu buông tha.
? Qua việc phân tích trên em thấy bà cô bé Hồng là người như thế nào?
GV: Hình ảnh bà cô gây cho người đọc sự khó chịu, căm ghét nhưng cũng chính là hình ảnh tương phản giúp tác giả thể hiện hình ảnh người mẹ và tình cảm của bé Hồng với mẹ mạnh mẽ hơn, mãnh liệt hơn.
- HS nối nhau đọc truyện. 
P1: Từ đầu ... người ta hỏi đến chứ: Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng, ‎ý nghĩ, cảm xúc của bé Hồng về người mẹ.
P2: Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con bé Hồng.
- Bố chết, cha đoạn tang, mẹ phải đi làm ăn xa và cũng chẳng khá giả gì, đã lâu rồi chú bé không được gặp mẹ.
- Người cô ''cười hỏi'' chứ không phải lo lắng, nghiêm nghị hỏi lại, không phải là âu yếm hỏi lại. Lẽ thường, câu hỏi đó sẽ được trả lời rằng có, nhất là đối với chú bé vốn đã thiếu thốn tình yêu thương ấp ủ. Nhưng vốn nhạy cảm, nặng tình thương yêu và lòng kính mến mẹ chú bé Hồng lập tức nhận ra những ‎ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của người cô . Vì thế chú cúi đầu không đáp.
- Rất kịch: giống như đóng kịch trên sân khấu, nhập vai, biểu diễn nghĩa là rất giả dối. Bà cô cười, hỏi ngọt ngào, dịu dàng nhưng không có ‎ý định tốt đẹp mà đang có gắp tâm xấu đối với người cháu của mình.
* Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: hai con mắt long lanh nhìn cháu chằm chặp. Lời nói và cử chỉ càng chứng tỏ sự giả dối và độc ác của bà. Bà vẫn tiếp tục đóng kịch, tiếp tục diễu cợt, lôi kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã dàn tính sẵn.
* Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng ''Mày dại quá...''
Rõ ràng cử chỉ ấy không chỉ lộ rõ sự giả dối, độc ác mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ. Quả không gì cay đắng hơn khi vết thương lòng lại bị chính người cô ruột của mình săm soi, hành hạ. Hai tiếng ''em bé'' mà cô tôi ngân dài ra .....
* Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe.
- Tình cảnh túng quẫn, dáng vẻ gầy guộc, rách rưới của mẹ chú bé được người cô miêu tả một cách tỉ mỉ với vẻ thích thú rõ rệt. Đối lập với tâm trạng đau đớn, xót xa như bị gai cào, muối xát của đứa cháu là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê rợn của người cô.
* Cô tôi bỗng đổi giọng, vỗ vai, nhìn vào mặt tôi nghiêm nghị. Cử chỉ và lời nói tiếp theo của bà cô phải chăng là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Dường như đã đánh đến miếng đòn cuối cùng bà ta muốn làm cho đứa cháu đau khổ hơn, thê thảm hơn nữa. Khi thấy đứa cháu đau đớn, phẫn uất đến đỉnh điểm, bà ta mới tỏ ra ngậm ngùi, xót thơng ngời đã mất. Đến đây sự giả dối, thâm hiểm mà trơ trẽn của người cô đã phơi bày toàn bộ. Đó là người đàn bà lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đó là hình ảnh mang ‎ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột thịt trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.
B. Đọc - hiểu văn bản.
* Đọc văn bản
* Bố cục 
P1: Từ đầu ... người ta hỏi đến chứ: Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng, ‎ý nghĩ, cảm xúc của bé Hồng về người mẹ.
P2: Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con bé Hồng.
I. Nội dung
 a. Nhân vật bà cô 
(qua cái nhìn và tâm trạng của bé Hồng).
 Bản chất của người cụ: lạnh lựng, thõm độc, hiểm ỏc.
Tiết 2
30’
? Hãy cho biết hoàn cảnh sống hiện tại của chú bé Hồng ?
? Diễn biến tâm trạng của bé Hồng khi lần lượt nghe những câu hỏi và thái độ cử chỉ của bà cô ntn? 
Chia nhóm thảo luận:
N1: Khi nghe câu hỏi đầu tiên của người cô ''Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá ...''.
N2: Lời hỏi thứ hai của người cô.
N3: Khi nghe người cô kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình.
KNS: Tiếng gọi thảng thốt, bối rối: Mợ ơi! của bé Hồng và giả thiết tác giả đặt ra qua hình ảnh so sánh độc đáo. Em hãy thử hình dung tâm trạng bé Hồng lúc đó ra sao và tác dụng của biện pháp so sánh ấy?
- GV: Có đặt cái thất vọng cùng cực trước khi chết khát như vậy mới thấy niềm vui sướng, hạnh phúc vô hạn của đứa con đang khao khát tình mẹ, được gặp mẹ và được nằm trong lòng mẹ.
? Cử chỉ, hành động và tâm trạng của bé Hồng khi bất ngờ gặp đúng mẹ mình ntn?
GV bình: Chú bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác vui sướng, rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì. Những lời cay độc của người cô, những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy.
? Có ‎ý kiến cho rằng đoạn văn cuối bài tả lại cảm giác trong lòng mẹ của bé Hồng là một đoạn văn hay, một bài ca chân thành, cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt? ‎ý kiến của em ra sao?
- Bố chơi bời nghiện ngập, mất sớm.
- Mẹ bỏ nhà tha hương cầu thực, gần năm trời không có tin tức gì?
- Hồng phải sống với bà cô trong sự cô đơn, buồn tủi.
Hs thảo luận theo nhóm (5’) 
N1: Mới đầu nghe người cô hỏi, lập tức trong kí ức chú bé sống dậy hình ảnh người mẹ với vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ . Từ ''cúi đầu không đáp rồi cười và từ chối dứt khoát là một phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu người mẹ của chú bé. Bé Hồng đã sớm nhận ra những ‎ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô mình .
N2: Trước những câu hỏi, lời khuyên như xát muối vào lòng nhưng lại chứa đầy sự mỉa mai, nhục mạ của người cô, lòng bé Hồng càng thắt lại vì đau đớn, vì tủi nhục, xúc động vì thương mẹ, thương thân khiến khoé mắt em đã cay cay, rồi ''nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép, chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ ''. Nỗi đau xót tức tưởi đang dâng lên trong lòng.
N3 : Tâm trạng đau đớn, uất ức của chú bé dâng đến cực điểm khi nghe người cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Nguyên Hồng đã bộc lộ lòng căm tức tột cùng ấy bằng các chi tiết đầy ấn tượng. Lời văn lúc này dồn dập bằng các hình ảnh so sánh, các động từ mạnh: ''Giá những cổ tục ...''. Những câu nói cuối cùng bày tỏ sự ngậm ngùi của bà ta đối với người anh ruột cũng chỉ là lời vuốt đuôi, giả nhân giả nghĩa mà thôi.
- Tiếng gọi ''Mợ ơi!'' bối rối, mừng tủi, xót xa, đau đớn, hi vọng. Chỉ là bóng của một người trông giống mẹ thôi nhưng bé Hồng đã cất tiếng gọi vang lên giữa đường thể hiện niềm khao khát gặp mẹ đang cháy lên trong tâm hồn non nớt của đứa trẻ mồ côi.
- Hình ảnh so sánh ở đây chỉ mang tính giả định nhưng lại rất độc đáo phù hợp với việc bộc lộ tâm trạng thất vọng rồi đến tuyệt vọng của bé Hồng. Tột cùng hạnh phúc, tột cùng đau khổ, cảm giác gần với cái chết. Đó là phong cách văn chương riêng của Nguyên Hồng.
- Cuống cuồng đuổi theo xe 
mẹ, thở hồng hộc, ríu cả chân lại, oà khóc nức nở. Giọt nước mắt lần này khác hẳn với lần trước (khi trả lời bà cô) dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện.
- Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con khi ở trong lòng mẹ được Nguyên Hồng diễn đạt bằng những rung động rất tinh tế, cảm nhận bằng nhiều giác quan.
+ Cảm nhận gương mặt mẹ, đôi mắt, nước da, hai gò má.
+ Cảm giác ấm áp, êm dịu mơn man khắp da thịt.
+ Hương thơm: hơi quần áo, mùi trầu nhai: vừa lạ lùng, vừa gần gũi. 
- Tất cả là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỉ niệm và ấm áp tình mẫu tử.
- Đoạn văn đã diễn tả niềm sung sướng vô bờ khi được nằm trong lòng mẹ. Đó là những giây phút thần tiên hạnh phúc đẹp nhất của con người. Ngời mẹ, trong lòng đứa con trở nên vĩ đại biết bao. Được sống trong lòng mẹ những sầu đau, phiền muộn, tủi hổ dường như tan biến hết chỉ còn lại tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. 
2, Tình yêu thương 
của chú bé Hồng đối với người mẹ.
 -Tõm trạng đau đớn, uất ức khi nghe người cụ cứ tươi cười kể về tỡnh cảnh tội nghiệp của mẹ mỡnh.
- Cảm thấy vui sướng và quờn hết tủi hờn khi được nằm trong lũng mẹ. ... hĩa văn bản và nghệ thuật đoạn trớch Trong lũng mẹ.
 3. Bài mới:
 * giới thiệu bài :	1’
Tg
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
18’
Hoạt động 1: 
- Gv yêu cầu hs đọc kĩ đoạn văn
? Các từ in đậm trong đoạn văn trên dùng để chỉ đối tượng nào?
? Các từ in đậm có nét chung nào về nghĩa?
? Nếu tập hợp các từ in đậm ấy thành một nhóm từ thì chúng ta có một trường từ vựng. Vậy theo em trường từ vựng là gì?
- GV: Cơ sở hình thành trường từ vựng là đặc điểm chung về nghĩa không có đặc điểm chung về nghĩa thì không có trường từ....
KNS: Bài tập nhanh: Hãy đặt tên trường từ vựng cho dãy từ dưới đây: nồi, chảo, bếp, đũa nấu. 
- HS đọc kĩ đoạn văn 
- Người mẹ của bé Hồng.
- Chỉ bộ phận cơ thể của con người.
- Trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
- Dụng cụ nấu nướng .
A. Tỡm hiểu chung:
I. Thế nào là trường từ vựng
*.Ví dụ: 
Đoạn văn sgk.
* Trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
- Cho hs điền nối dãy từ phù hợp với trường từ vựng. Trường từ vựng ''mắt'' có những trường nhỏ sau:
+ Bộ phận của mắt.
+ Đặc điểm của mắt.
+ Cảm giác của mắt.
+ Bệnh về mắt.
+ Hoạt động của mắt.
- GV: Một trường từ vựng có thể gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
? Các từ thuộc trường từ vựng trên thuộc từ loại gì?
? Trong một trường từ vựng có thể tập hợp những từ có từ loại khác nhau được không?
+ Trường mùi vị: cay, đắng, ngọt.
+Trường âm thanh: the thé.
+Trường thời tiết: rét ngọt.
? Qua VD em rút ra nhận xét gì?
- GV cho quan sát VD sgk.
? Hãy cho biết đoạn văn trên tác giả dùng phép nghệ thuật gì?
? Hãy tìm những từ chỉ suy nghĩ, hành động, cách xưng hô của con người?
- GV: Trong đoạn văn tác giả đã chuyển các từ thuộc trường từ vựng về người sang trường từ vựng về động vật.
? Cách chuyển trường từ vựng như vậy có tác dụng gì?
* GV chốt: 
- Thường có hai bậc trường từ vựng: là lớn và nhỏ.
- Các trường từ vựng khác nhau về từ loại.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trờng từ vựng khác nhau.
- Cách chuyển trường từ vựng làm tăng sức gợi cảm.
- HS điền các dãy từ phù hợp theo gợi ‎ý sgk.
- Từ loại DT chỉ sự vật, ĐT chỉ hoạt động, TT chỉ tính chất.
- Có thể tập hợp những từ khác nhau trong một trường từ vựng.
- HS quan sát ví dụ.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
- Nhân hoá con chó Vàng của lão Hạc có suy nghĩ, hành động như con người.
- Suy nghĩ của con người: tưởng, ngỡ.
- Hành động của con người: mừng, chực.
- Cách xưng hô: cậu.
- Làm tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt cho bài văn.
* Lưu ‎ý 
a. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
b. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ ngữ khác biệt nhau về từ loại.
c. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
d. Trong thơ văn, trong cuộc sống người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng làm tăng sức gợi cảm.
14’
Hoạt động 2: 
Bài1: Tỡm trường từ vựng “người ruột thịt” trong vb Trong lũng mẹ.
Bài 2: Đặt tên trường từ vựng
GD mụi trường:
- Trường dụng cụ đỏnh bắt 
thuỷ sản: lưới, nơm,vú, cõu.
- Trường các hoạt động săn bắt của con người: lưới, bẫy, bắn, đâm.
Bài 3: Đặt tên trường từ vựng (từ cỏc từ in đậm trong đoạn văn)
Bài 4: Xếp từ vào trường từ vựng thớch hợp.
Bài 5: Tỡm trường từ vựng của cỏc từ cho sẵn
Bài 6: Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào? 
Bài 7: Viết đoạn văn
B. Luyện tập 
Bài 1: - Trường từ vựng ''người ruột thịt'' : thầy, mẹ, cô.
Bài 2: a. Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
b. Dụng cụ để đựng.
c. Hoạt động của chân.
d. Trạng thái tâm lí.
e. Tính cách.
g. Dụng cụ để viết (đồ dùng học tập).
Bài 3: Thỏi độ
Bài 4: Khứu giác: mũi, thơm, thính 
 Thính giác: tai, nghe, điếc, rõ. 
Bài 5:
a. Lưới: 
- Trường dụng cụ đánh bắt thuỷ sản: lưới, nơm, vó, câu. 
- Trường các hoạt động săn bắt của con người: lưới, bẫy, bắn, đâm.
b. Lạnh: 
- Trường thời tiết và nhiệt độ: lạnh, nóng, hanh, ẩm, mát.
- Trường tính chất của thực phẩm: lạnh (đồ lạnh, nóng) 
- Trường tính chất tâm lí hoặc tình cảm của con người: lạnh, ấm. 
c. Tấn công: 
- Trường tự bảo vệ bằng sức mạnh của chính mình: tấn công, phòng thủ, cố thủ.
- Trường các chiến lược, chiến thuật hoặc phương án tác chiến: phản công, tấn công, tổng tấn công.
Bài 6: Những từ in đậm được chuyển từ trường quân sự sang trường chiến sĩ.
Bài 7: Hs về nhà làm.
2’
Hoạt động 3:
C. Hướng dẫn tự học:
Vận dụng kiến thức về trường từ vựng đó học, viết đoạn văn ngắn cú sử dụng ớt nhất 5 từ thuộc một trường từ vựng nhất định.
4. Củng cố:	 2’
Thế nào là trường từ vựng?
Trong một trường từ vựng cú thể tập hợp những từ cú từ loại khỏc nhau khụng?
5. Dặn dũ: 	2’
	- Học bài, làm bài tập 7.
 	- Soạn bài “Bố cục của văn bản”: Thế nào là bố cục của văn bản, cỏch sắp xếp nội dung của phần thõn bài.
*************************** 
Tuần 2 Ngày soạn: 22/ 08/2012
Tiết 8 bố cục của văn bản
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Nắm được bố cục văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài.
 - Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
Kiến thức: 
Bố cục của văn bản, tỏc dụng của việc xõy dựng bố cục.
Kĩ năng:
Sắp Xếp cỏc đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
 1. ổn định lớp:	 1’
 2. Kiểm tra bài cũ: 	5’
 	- Gv yờu cầu hs làm bt 7, tiết 7. 
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài:	 1’ 	
Tg
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
23’
Hoạt động 1: 
? Gọi h/s đọc văn bản ''Người thầy đạo cao đức trọng''.
? Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra cụ thể từng phần?
? Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên ?
? Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản?
KNS: ? Qua việc phân tích hãy cho biết bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần? Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản? 
- HS đọc văn bản. 
- Chia làm ba phần:
+ P1: Từ đầu ... không màng danh lợi.
+ P2: ... không cho vào thăm.
+ P3: Còn lại.
- P1: Giới thiệu về Chu Văn An .
- P2: Công lao, uy tín, tính cách của Chu Văn An.
- P3: Tình cảm của mọi người đối với Chu Văn An.
- Các phần luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, phần trước là tiền đề cho phần sau, phần sau là sự nối tiếp phần trước.
- Các phần đều tập trung làm rõ chủ đề của văn bản là ''Người thầy đạo cao đức trọng''.
- Bố cục của văn bản gồm 3 phần: MB, TB, KB. Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Thân bài có nhiệm vụ làm rõ nội dung mà chủ đề nêu ra. Kết bài tổng kết chủ đề của văn bản. 
- Các phần có quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản.
A. Tỡm hểu chung.
 I. Bố cục của văn bản 
- Bố cục của văn bản gồm 3 phần: MB, TB, KB. Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Thân bài có nhiệm vụ làm rõ nội dung mà chủ đề nêu ra. Kết bài tổng kết chủ đề của văn bản. 
- Các phần có quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản.
* Hướng dẫn cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài.
? Phần thân bài văn bản ''Tôi đi học'' của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào?
? Văn bản ''Trong lòng mẹ '' của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng. Hãy chỉ ra diễn biến tâm trạng của cậu bé trong phần thân bài?
? Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết? 
? Phần thân bài của văn bản ''Người thầy đạo cao...'' nêu các sự việc để thể hiện chủ đề ''Người thầy đạo cao đức trọng''. Hãy cho biết trình tự sắp xếp các sự việc ấy?
? Qua bài tập trên hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản?
- Phần thân bài của văn bản kể về 2 sự kiện: cảm xúc của tác giả trong thời điểm hiện tại và hồi ức về buổi đầu tiên đi học.
- Sự hồi tưởng về buổi đầu tiên đi học được sắp xếp theo trình tự thời gian, cảm xúc khi cùng mẹ trên đường đến trường, cảm xúc khi đứng trong sân trường, cảm xúc khi rời bàn tay mẹ bước vào lớp học và bắt đầu buổi học đầu tiên ...
* Cảm xúc trong thời điểm hiện tại của tác giả được sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập với cảm xúc cùng về mùa thu trong buổi tựu trường trước đây.
- Tình thương mẹ và thái độ căm ghét cực độ những cổ tục đã đày đoạ mẹ của bé Hồng khi nghe bà cô cố tình bịa chuyện nói xấu mẹ em.
- Niềm vui sướng cực độ của cậu bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ.
 - Tả người, vật, con vật theo trình tự thời gian, theo quan hệ tình cảm, cảm xúc, quan hệ chủ thể - bộ phận.
- Tả phong cảnh: sắp xếp theo thứ tự không gian.
- Các sự việc nói về Chu văn An là người tài cao.
- Các sự việc nói về Chu văn An là người đạo đức, được học trò kính trọng.
- Nội dung phần thân bài thường được sắp xếp theo thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề văn bản, ‎ý đồ giao tiếp của người viết.
- Các ‎ý trong phần thân bài thường sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, sự phát triển của sự việc.
 II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản 
- Nội dung phần thân bài thường được sắp xếp theo thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề văn bản, ‎ý đồ giao tiếp của người viết.
- Các ‎ý trong phần thân bài thường sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, sự phát triển của sự việc.
10’
Hoạt động 2: 
Bài 1: Phân tích cách trình bày các ‎ý trong đoạn trích. 
Bài 2: Trình bày lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản ''Trong lòng mẹ''?
Bài 3: Sắp xếp phần Thõn bài...
B. Luyện tập .
Bài 1: 
a, Trình bày theo thứ tự không gian: nhìn xa - đến gần - đến tận nơi - đi xa dần.
b, Trình bày theo thứ tự thời gian: về chiều, lúc hoàng hôn.
c, Các ‎ý trong đoạn trích được sắp xếp theo cách diễn giải: ‎ý sau làm rõ bổ sung cho ý trước.
- Bàn về mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và truyền thuyết.
- Luận chứng về lời bàn trên.
- Phát triển lời bàn và luận chứng. 
Bài 2: 
- MB: Nêu khái quát tình cảm của chú bé Hồng đối với mẹ.
- TB: - Hình ảnh đáng thương của chú bé Hồng và sự khao khát tình yêu thương của mẹ.
- Sự cay nghiệt của bà cô và phản ứng quyết liệt của chú bé Hồng trước thái độ của bà cô khi nói về mẹ mình.
- Niềm sung sướng hạnh phúc của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ. 
Bài 3: Hs về nhà làm
1’
Hoạt động 3:
C. Hướng dẫn tự học:
Xõy dựng bố cục một bài “Tụi đi học” (Thanh Tịnh)
4. Củng cố: 2’
- Thế nào là bố cục trong văn bản? Bố cục văn bản có mấy phần?
- Cách bố trí, sắp xếp nội dung các phần trong văn bản như thế nào?
 5. Dặn dũ: 2’
 - học bài,làm bài tập 3.
 - Soạn bài “Tức nước vỡ bờ”: Đọc văn bản, tỡm hiểu về tỏc giả, chỳ thớch; trả lời cỏc cõu hỏi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc