Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 11

Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 11

 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2012 - 1013

MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 8 với mục đích đánh giá năng lực nắm kiến thức Ngữ văn của HS giữa HKI thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận.

II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:

- Hình thức : Trắc nghiệm khách quan và tự luận

- Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

- Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn lớp 8 đến giữa HKI.

- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.

- Xác định khung ma trận.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 11 	Ngµy so¹n: 21/10/2012
Tiết 41
 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2012 - 1013
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 8 với mục đích đánh giá năng lực nắm kiến thức Ngữ văn của HS giữa HKI thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận.
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: 
- Hình thức : Trắc nghiệm khách quan và tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn lớp 8 đến giữa HKI.
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. 
- Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Mức độ
Tên 
chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
1. Văn bản Trong lòng mẹ
Nhận biết xuất xứ, tác giả
Hiểu được biệt ngữ xã hội, từ Hán Việt trong văn bản
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu : 02
Số điểm:0.5
 Tỉ lệ:5%
Số câu : 02
Số điểm:0.5
 Tỉ lệ:5%
 Số câu:04
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
2. Văn bản Tức nước vỡ bờ
Nhận biết xuất xứ, phương thức biểu đạt
Hiểu được nghệ thuật, cách sử dụng từ trong văn bản
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
 Số câu : 02
Số điểm:0.5
 Tỉ lệ:5%
Số câu : 02
Số điểm:0.5
Tỉ lệ:5%
 Số câu:04
Số điểm:1
 Tỉ lệ:10%
3. Văn bản Lão Hạc
Nhận biết phương thức biểu đạt, chi tiết trong văn bản
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 04
Số điểm : 1
Tỉ lệ : 10%
Số câu: 4
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
3. Văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
Viết được bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm theo đề bài
Số câu: 01
Số điểm : 7
Tỉ lệ : 70%
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 08
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 0 4
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
 Số câu: 01
Số điểm : 7
Tỉ lệ : 70%
Số câu:13
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI - MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
	A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)
 	Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
C©u 1: Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tác phẩm nào?
A. Những ngày thơ ấu
B. Cửa biển
C. Trời xanh 
D. Bỉ vỏ
C©u 2: Văn bản Trong lòng mẹ của nhà văn nào?
A. Nam Cao
 B. Nguyên Hồng
C. Nguyễn Công Hoan
 D. Duy Khán
C©u 3: "Cậu, mợ" trong văn bản Trong lòng mẹ nghĩa là gì?
A. Anh (và vợ anh) của mẹ
 B. Em (và vợ em) 
 của mẹ
C. Cha, mẹ
 D. Người trẻ tuổi
C©u 4: Từ “hoài nghi” trong văn bản Trong lòng mẹ nghĩa là gì?
A. Nghi oan
B. Nghi ngại
 C. Nghi kị
 D. Nghi ngờ
C©u 5: Văn bản Tức nước vỡ bờ của nhà văn nào ?
A. Ai-ma-tốp
 B. O Hen-ri
C. Khánh Hoài
 D. Ngô Tất Tố
C©u 6: Văn bản Tức nước vỡ bờ được trích từ tiểu thuyết nào ?
A. Lều chõng B. Việc làng
C. Tắt đèn D. Tập án cái đình
C©u 7: Các từ “uể oải, run rẩy” trong văn bản Tức nước vỡ bờ là:
A. Từ tượng thanh
B. Từ tượng hình
C©u 8: Trong văn bản Tức nước vỡ bờ chủ yếu khắc họa hình ảnh các nhân vật nào ?
A. Chị Dậu và cai lệ
B. Chị Dậu và người nhà lí trưởng
C. Chị Dậu và anh Dậu
D. Anh Dậu và cai lệ 
C©u 9: Phương thức biểu đạt chính của truyện ngắn Lão Hạc là gì?
A. Tự sự B. Miêu tả
C. Nghị luận D. Biểu cảm 
C©u 10: Trong truyện ngắn Lão Hạc, lão Hạc gọi con chó bằng cái tên thân mật nào?
A. Con Vàng B. Cậu Vàng
C. Chó Vàng D. Chó cưng
C©u 11: Trong truyện ngắn Lão Hạc, con của Lão Hạc bỏ nhà đi làm gì?
A. Làm ruộng B. Làm phụ hồ
C. Đồn điền cao su D. Đi lính
C©u 12: Người kể chuyện trong truyện ngắn Lão Hạc là ai?
A. Lão Hạc B. Vợ ông giáo
C. Con lão Hạc D. Ông giáo
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
C©u 13: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ dối với một con vật nuôi mà em yêu thích.
-----------------------------------------
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
	A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)
	1 - 12. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm	
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A 
B 
C
D
D
C
B
A
A
B
C
D
	B. TỰ LUẬN: (7 điểm)
C©u 13: Hs có thể làm theo nhiều cách khác nhau, cần đạt các nội dung sau:
1/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết. (1 điểm)
2/ Thân bài: (5 điểm)
	- Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
 - Vài nét về con vật nuôi của em. 
- Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
- Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
- Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?
- Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? 
- Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?
3/ Kết bài: (1 điểm)
	Suy nghĩ của em về nó.
VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
******************************************************************************
TuÇn 11 	Ngµy so¹n: 21/10/2012
Tiết 42
LUYỆN NÓI:
KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm chắc kiến thức thức về ngôi kể .
 - Trình bày đạt yêu cầu một câu chuyện có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả biểu cảm
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1. Kiến thức:
 - Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự.
 - Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
 - Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện.
 2. Kĩ năng:
 - Kể được câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau; biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.
 - Lập dàn ý một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 - Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
 Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: 1’
 Ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục củng cố kiến thức về văn tự sự kết hợp với văn miêu tả và biểu cảm qua tiết luyện nói.
Hoạt động 1: 15’ 
? Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Nêu tác dụng của ngôi kể này?
? Vậy kể theo ngôi thứ ba là như thế nào? Tác dụng?
? Lấy ví dụ về cách kể theo ngôi thứ nhất và thứ ba trong một vài tác phẩm mà em đã học?
? Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể?
-> Người kể xưng tôi trong câu chuyện. Kể theo ngôi này, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua có thể trực tiếp nói ra suy nghĩ tình cảm của chính mình. Kể như người trong cuộc nhằm tăng tính thuyết phục, tính chân thực của câu chuyện.
 -> Người kể tự dấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
-> Kể theo ngôi thứ nhất: Tôi đi học, Lão Hạc, Trong lòng mẹ.
- Kể theo ngôi thứ ba: Tắt đèn, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng. 
-> Mục đích: Thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và nhân vật. Người trong cuộc kể khác người ngoài cuộc. Sự việc có liên quan đến người kể khác sự việc không liên quan đến người kể.
- Thay đổi thái độ miêu tả, biểu cảm.
- Người trong cuộc có thể buồn vui theo cảm tính chủ quan.
- Người ngoài cuộc có thể dùng miêu tả, biểu cảm để góp phần khắc họa tính cách nhân vật.
I. Củng cố kiến thức: Ôn tập ngôi kể 
 1. Ngôi kể thứ nhất:
Người kể xưng tôi trong câu chuyện. Kể theo ngôi này, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua. 
 2. Ngôi kể thứ ba:
Người kể tự dấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên của chúng.
Hoạt động 2: 20’
Gọi hs đọc đoạn văn SGK.
? Nêu sự việc và nhân vật chính, ngôi kể trong đoạn văn?
? Tìm các yếu tố nổi bật trong đoạn văn?
? Xác định yếu tố miêu tả và tác dụng của chúng?
? Muốn kể lại theo ngôi kể thứ nhất cần phải thay đổi những gì?
Gọi hs kể lại đoạn trích theo ngôi kể thứ nhất?
Gv lưu ý hs về điệu bộ, cử chỉ, nét mặt khi kể để thể hiện tình cảm của nhân vật.
Gọi hs nhận xét phần trình bày của bạn về tác phong, lời nói, cử chỉ nét mặt.
Đọc đoạn văn SGK.
-> Sự việc: cuộc đối đầu giữa kẻ thúc sưu và người khất sưu.
- Nhân vật chính: chị Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng.
-> Ngôi kể thứ ba.
- Xưng hô: Van xin, nín nhịn, cháu van ông ...
- Phẫn nộ: chồng tôi đau ốm ...
- Căm thù vùng lên: mày trói ..
Hs tìm, gạch chân trong SGK.
->Tác dụng: nêu bật nỗi uất ức, căm phẫn của chị Dậu.
-> Thay đổi cách xưng hô ngôi thứ nhất ''tôi''.
- Chuyển lời thoại trực tiếp thành lời thoại gián tiếp.
- Lựa chọn chi tiết miêu tả và biểu cảm cho sát hợp với ngôi kể thứ nhất.
Hs kể lại đoạn trích.
''Tôi xám mặt vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ tay người nhà lí trưởng và van xin ''cháu van ông nhà cháu ....''.
Nhưng ''tha này, tha này'' vừa nói tên người nhà lí trưởng bịch vào ngực tôi mấy bịch vừa hùng hổ sấn tới để trói chồng tôi. Vừa thương chồng, vừa uất ức trước thái độ bất nhân của hắn tôi liều mạng .
Hs nhận xét.
II. Luyện tập:
''Tôi xám mặt vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ tay người nhà lí trưởng và van xin ''cháu van ông nhà cháu ....''.
Hoạt động 3: 1’
III.Hướng dẫn tự học
- Ôn lại kiến thức về ngôi kể;
- Kể chuyện, nghe kể chuyện và nhận xét trong các nhóm tự học.
4. Củng cố: 2’
 - Trình bày tác dụng của ngôi kể thứ nhất và thứ ba?
 - Khi kể theo hai ngôi này sẽ có ưu, khuyết điểm gì?
5. Dặn dò: 2’
 - Ôn lại văn tự sự kết hợp với văn miêu tả và biểu cảm.
 - Soạn bài Câu ghép: Đặc điểm cảu câu ghép, cách nối các vế câu, xem (làm) trước bài tập.
	**********************************
Tuần 11 	Ngày soạn: 25/10/2012
Tiết 43
CÂU GHÉP
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được các đặc điểm của câu ghép, cách nối các vế trong câu ghép.
 -Biết sử dụng câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
Kiến thức:
- Đặc điểm của câu ghép.
- Cách nối các vế câu ghép.
 2. Kĩ năng:
 - Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần.
 - Sử dụng câu ghép với hoàn cảnh giao tiếp.
 - Nối được các vế của câu ghép theo yêu cầu.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: 1’
 Ở bậc tiểu học các em đã được làm quen với câu ghép. Vậy câu ghép là gì? Có cấu tạo ra sao? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 1: 20’ 
GV gọi hs đọc VD.
? Tìm các cụm C-V trong những câu in đậm. Phân tích cấu tạo?
Hs đọc VD.
A. Tìm hiểu chung
I. Đặc điểm của câu ghép.
a. Ví dụ:
- Tôi / quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi 
 C1 V1 C2 V2 	 như mấy cành hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. 
 C3 V3 	
 - Buổi sáng hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi/ âu yếm nắm tay tôidẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. C V
 - Cảnh vật chung quanh tôi /đều thay đổi, vì chính lòng tôi /đang có sự thay đổi lớn: 
 C1 V1 C2 V2 
 Hôm nay tôi/ đi học. 
 C3 V3
? Trình bày kết quả phân tích. 
? Trong ba câu trên câu nào là câu đơn, câu ghép?
? Qua phân tích VD em hiểu câu ghép là gì?
Hs trình bày.
- Câu 1: Câu phức.
- Câu 2: Câu đơn.
- Câu 3: Câu ghép.
Hs trả lời
Câu ghép là những câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V tạo thành. Mỗi cụm C-V này là một vế câu.
? Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích trên?
? Trong mỗi câu ghép trên, các vế được nối với nhau bằng cách nào?
BT: Cho biết các câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào?
1. Trời nổi gió rồi một cơn mưa ập đến.
2. Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp.
3. Khi hai người lên gác thì Giônxi đang ngủ.
? Có mấy cách nối các vế trong câu ghép?
KNS: Biết sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
1. Hàng năm cứ vào cuối thu.... lòng tôi / lại nao nức 
 C1 V1
những kỉ niệm/ mơn man 
 C2 V2
của buổi tựu trường.
2. Những ý tưởng ấy/ tôi 
 C1 V1
chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi/ không biết ghi và 
 C2 V2
ngày nay tôi/ không nhớ hết 
 C3 V3
- Câu 3: vì 
- Câu 4: nhưng 
...
1. Quan hệ từ nối: ''rồi''.
2. Dấu phẩy.
3. Khi.... thì.
Hs trả lời
II. Cách nối các vế câu :
- Dùng từ nối ( quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau).
- Không dùng từ nối: giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
Hoạt động 2: 15’ 
- BT 1: Tìm câu ghép và xác định cách nối các vế câu.
- BT 2, 3: Đặt câu ghép với các cặp quan hệ từ cbo sẵn và chuyển đổi theo yêu cầu.
- BT 4: Đặt câu ghép với các cặp từ hô ứng.
- BT 5: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu ghép theo đề tài sgk.
B. Luyện tập 
Bài 1: a. U van Dần, u lạy Dần!
Chị con có đi, u mới có tiền... chứ! (nối bằng dấu phẩy)
b. Cô tôi chưa... ra tiếng. (dấu phẩy)
c. Tôi lại im lặng... cay cay. (nối bằng dấu hai chấm)
d. Hắn làm nghề ăn trộm ... quá. (nối bằng quan hệ từ ''bởi vì '')
Bài 2,3: a. Vì trời Mưa to nên đường rất trơn. 
 => Trời mưa to nên đường rất trơn.
 => Đường rất trơn vì trời mưa to.
 b. Nếu Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ. 
 => Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ. 
Bài 4: Tôi vừa đến nó cũng vừa về.
 - Tôi càng mắng nó càng làm tới. 
Bài 5: (Hs về nhà làm).
Hoạt động 3: 1’
C. Hướng dẫn tự học
 Tìm và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép trong một đoạn văn tự chọn.
4. Củng cố: 2’
 - Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ. Có các cách nào để nối câu ghép? 
5. Dặn dò: 2’
 - Học bài, làm bài tập 5
 - Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh: Vai trò và đặc điểm chung cảu văn bản thuyết minh.
************************************
Tuần 11 	Ngày soạn: 25/10/2012
Tiết 44
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Nám được đặc điểm, vai trò, tác dụng của văn thuyết minh.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
Kiến thức: 
 - Đặc điểm của văn thuyết minh.
 - Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
 - Yêu cầu của bài văn thuyết minh.
Kĩ năng:
 - Nhận biết văn bản thuyết minh ; phân biệt văn bản thuyết minh và các kiểu văn bản đã học trước đó.
 - Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn ngữ văn và các môn học khác.
III .HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: 	
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gv cho hs sửa bài tập 5, tiêt 43.
3. Bài mới :
 *Giới thịêu bài: 1’
 	Ở lớp 6, 7 chúng ta đã được làm quen với một số kiểu bài tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận. Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu một kiểu văn bản khác đó là văn bản thuyết minh. Vậy văn bản thuyết minh là kiểu văn bản ntn? Đặc điểm của nó ntn, chúng ta cùng tìm hiểu bài.
Hoạt động 1: 18’ 
Yêu cầu hs đọc 3 văn bản trong SGK?
? Ba văn bản trình bày, giới thiệu giải thích về điều gì?
? Trong thực tế khi nào người ta dùng các văn bản đó? 
? Hãy kể tên một vài văn bản đã học cùng kiểu văn bản trên?
KNS: Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm không? Tại sao? Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào?
GV: Đây là kiểu văn bản khác đó là văn bản thuyết minh.
? Vậy thế nào là văn bản thuyết minh ?
? Các văn bản trong SGK có đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?
? Cách trình bày về các đối tượng của ba văn bản trên có gì đáng lưu ý?
? Mục đích của văn bản thuyết minh là gì?
Hs đọc 3 văn bản.
- Văn bản a: trình bày lợi ích của cây dừa. Lợi ích này gắn với đặc điểm của cây dừa. Ở đây là giới thiệu về cây dừa Bình Định, gắn với người dân Bình Định.
- Văn bản b: Giới thiệu tác dụng của chât diệp lục làm cho lá cây có màu xanh.
- Văn bản c: Giới thiệu Huế là một trung tâm văn hóa với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế.
-> Khi cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng (sự vật, sự việc, sự kiện) thì ta phải dùng văn bản trên (thuyết minh ).
-> VD: Cầu Long Biên chứng nhân lich sử.
- Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000.
- Ôn dịch thuốc lá.
-> Không phải là văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm. Vì: 
- Văn bản tự sự phải có sự việc và nhân vật.
- Văn bản miêu tả phải có cảnh sắc, con người, cảm xúc.
- Văn bản nghị luận phải có luận điểm, luận cứ, luận chứng.
HS dựa vào ghi nhớ khái quát lại.
-> VD: Cây dừa: thân, lá, nước, cùi.
- Lá cây: tế bào, ánh sáng, sự hấp thụ ánh sáng ... ntn?
- Huế: cảnh sắc, các công trình kiến trúc ntn?
-> Cung cấp một cách khách quan về đối tượng để người đọc hiểu đúng đắn và đầy đủ về đối tượng đó.
- Không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng và tránh bộc lộ cảm xúc chủ quan.
-> Giúp người đọc nhận thức về đối tượng như nó vốn có trong thực tế chứ không phải giúp cho người đọc có cảm hứng thưởng thức một hiện tượng NT được xây dựng bằng hư cấu, tưởng tượng.
I. Tìm hiểu chung vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
 1.Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
 Văn bản a: trình bày lợi ích của cây dừa. Giới thiệu về cây dừa Bình Định, gắn với người dân Bình Định.
- Văn bản b: Giới thiệu tác dụng của chât diệp lục làm cho lá cây có màu xanh.
- Văn bản c: Giới thiệu Huế là một trung tâm văn hóa.
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
- Giúp người đọc nhận thức về đối tượng như nó vốn có trong thực tế chứ không phải giúp cho người hư cấu, tưởng tượng.
- Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về mọi lĩnh vực của đời sống.
- Tác dụng giúp người đọc hiểu về các sự vật hiện tượng trong đời sống
- Phạm vi sử dụng: thông dụng, phổ biến
- Tính chất: khách quan, chân thực
- Ngôn ngữ: trong sáng, rõ ràng
Hoạt động 2: 15’
- Bt 1: Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không ? Vì sao ?
- Bt 2: Văn bản Thông tin ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản gì ?
- Bt 3: Các văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm cần yếu tố thuyết minh không ? Vì sao ?
II. Luyện tập.
Bài 1: Đây là các văn bản thuyết minh.
- Một văn bản cung cấp kiến thức lịch sử.
- Một văn bản cung cấp kiến thức khoa học sinh vật.
Bài 2: Văn bản nhật dụng: kiểu văn bản nghị luận đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường nhưng đã sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao bì ni lông làm cho văn bản có sức thuyết phục cao.
Bài 3: Các văn bản khác cũng cần phải sử dụng yếu tố thuyết minh. Vì: 
+ Tự sự: giới thiệu sự việc, sự vật.
+ Miêu tả: giới thiệu cảnh vật, con người, thời gian, không gian.
+ Biểu cảm: giới thiệu đối tượng gây cảm xúc là con người hay sự vật.
+ Nghị luận: giới thiệu luận điểm, luận cứ.
Hoạt động 3: 1’
III. Hướng dẫn tự học
 Tìm đọc thêm các văn bản thuyết minh.
4. Củng cố: 2’
- Văn bản thuyết minh có vai trò gì trong đời sống con người?
- Văn bản thuyết minh có những đặc điểm gì?
 5. Dặn dò: 2’
 - Học bài.
 - Soạn bài Ôn dịch thuốc lá: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, trả lời các câu hỏi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11.doc