Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Thống Nhất

Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Thống Nhất

Tiết 01: Văn bản. TÔI ĐI HỌC

Thanh Tịnh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 -Kiến thức:

Giúp HS:

 + Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "Tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên.

 + Thấy được thái độ, cử chỉ yêu thương và trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai.

 + Thấy đượcc ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.

- Kĩ năng:

 Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.

- Thái độ:

 Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.

B. CHUẨN BỊ:

 1) Giáo viên:

 - Nghiên cứu SGK, SGV thiết kế hệ thống câu hỏi.

 - Dự kiến tích hợp:

 + Với nhân vật trong tự sự.

 - Đồ dùng: Bảng phụ, tranh ảnh.

 

doc 472 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 852Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Thống Nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 1
---—&–---
 Tuần	: 01
Ngày soạn:14/08/2010
Ngày dạy:16/08	 Tiết 01:	Văn bản. tôi đi học
hThanh Tịnhg
A. Mục tiêu cần đạt:
 -Kiến thức:
Giúp HS: 
 + Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "Tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên.
 + Thấy được thái độ, cử chỉ yêu thương và trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai.
 + Thấy đượcc ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.
- Kĩ năng:
 Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.
- Thái độ:
 Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.
B. Chuẩn bị:
 1) Giáo viên:
 - Nghiên cứu SGK, SGV thiết kế hệ thống câu hỏi.
 - Dự kiến tích hợp: 
 + Với nhân vật trong tự sự.
 - Đồ dùng: Bảng phụ, tranh ảnh.
 2) Học sinh:
 - Soạn bài theo yêu cầu của GV và hướng dẫn của SGK.
c. Phương pháp:
- Đọc sáng tạo, gợi tìm, tái tạo, nghiên cứu,
- Giảng bình, phân tích, so sánh,phân tích nêu vấn đề. 
d. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức (1 phút):
 Kiểm diện.
II. Kiểm tra (2 phút):
 Sự chuẩn bị của học sinh.
III. Bài mới:
 Hoạt động 1 (2 phút):	Giới thiệu bài
 	Trong cuộc đời mỗi con người hẳn ai cũng có những phút giây thiêng liêng ghi dấu suốt chặng đường đời. Với Thanh Tịnh cũng như tất cả chúng ta, tâm trạng của lần đầu tiên cắp sách đến trường hẳn cũng không bao giờ có thể mờ phai trong kí ức đẹp đẽ. Điều đó được thể hiện rất ấn tượng trong văn bản “Tôi đi học”
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 2 (8 phút)
Hoạt động cá nhân
A. Giới thiệu chung:
1/ Tác giả:
H: Chú thích (ả) cho em những thông tin gì về tác giả?
(GV cung cấp thêm)
- Thanh Tịnh học cả nho học và trường Pháp; từng đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ. Sau 1945, ông tích cực hoạt động văn hoá văn nghệ và là một nhà văn quân đội.
- Sáng tác của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
 . Hận chiến trường (tập thơ- 1937); Quê mẹ (tập truyện- 1941); Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện-1943); Sức mồ hôi (ca dao -1954); Những giọt nước biển (tập truyện -1956);
- Thanh Tịnh (1911 – 1988), tên thật là Trần Văn Ninh, quê xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.
- Tác phẩm chính: SGK
2/ Tác phẩm:
L: Nêu xuất xứ của văn bản!
Truyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941.
- Xuất xứ: in trong tập “Quê mẹ”, (1941).
Hoạt động 3 (30 phút)
Hoạt động cá nhân
B. Đọc -Hiểu văn bản:
H: theo em cần đọc văn bản ntn?
L: Đọc VB!
H: VB có thể được chia làm mấy phần? ND từng phần?
HS: trả lời
1 HS đọc.
3 phần:
 . Cảm nhận của nhân vật “tôi” trên đường làng
 . Cảm nhận của nhân vật “tôi” lúc ở sân trường
 . Cảm nhận của nhân vật “tôi” lúc ở trong lớp học
1/ Đọc- chú thích:
2/ Kết cấu- bố cục:
 3 phần.
3/ Phân tích:
L: Theo dõi vào phần đầu của VB và cho biết kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của nhân vật được đặt trong hoàn cảnh thời gian, không gian nào?
. Thời gian: Buổi sáng cuối thu
. Không gian: trên con đườngg làng
 a) Cảm nhận của nhân vật “tôi” trên đường làng:
H: Vì sao những khoảng khắc không gian, thời gian này lại trở thành kỉ niệm trong tâm hồn “tôi”?
Vì đó là những không gian, thời gian quen thuộc gắn liền với tuổi thơ của tác giả ở quê hương.
H: Với bản thân em, đó là những kỉ niệm ntn?
HS bộc lộ.
H: Trong đoạn văn “Con đường này tôi đã quen đi” cảm giác quen mà lạ của nhân vật “tôi” có ý nghĩa gì?
H: Chi tiết “tôi” không “lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa” nói lên điều gì?
Nhận thức của cậu bé nghiêm túc về sự học hành.
H: Việc học hành gắn liền với sách vở, bút thước bên cậu học trò. Những việc này được tác giả nhớ lại bằng những đoạn văn nào?
Đoạn văn: “Trong chiếc áo ngọn núi”
H: Em có thể hiểu gì về nhân vật “tôi” qua chi tiết “ghì thật chặt” hai quyển vở mới trên tay và muốn thử sức tự cầm bút trong cảm nhận mới mẻ trên con đường làng đến trường?
Có chí học tập ngay từ đầu, muốn tự mình đảm nhận việc học; muốn chững chạc như các bạn, không muốn thua kém bạn bè.
H: Qua đó bộc lộ tình cảm gì của mình?
HS trả lời.
- Yêu sự học, yêu bạn bè và mái trường quê hương.
H: Để thể hiện những cảm nhận của nhân vật, Thanh Tịnh đã sử dụng những biện pháp NT nào?
Biện pháp NT so sánh.
L: Nêu tác dụng của những biện pháp NT đó!
Làm cho lời văn giàu chất thơ.
L: Hãy tìm những chi tiết nói lên tâm trạng bỡ ngỡ, cảm giác lạ lẫm của nhân vật “tôi” trên con đường làng!
Hoạt động nhóm.
HS thực hiện và trình bày kết quả trước lớp.
IV. Củng cố (1 phút):
 - Khái quát: Thanh Tịnh, Truyện “Quê nội”, bố cục 3 phần, cảm giác trên đường đi
V. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
 + Học bài: Nắm thông tin chính về tác giả, tác phẩm
 + Chuẩn bị: Phát hiện, phân tích tiếp diễn biến “Tôi đi học” (Tiếp)
E. Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................  ---ãœ---
Tuần: 01
Ngày soạn:15/08/10
Ngày dạy:17/08 Tiết 02:	
Văn bản. tôi đi học
 	 (Tiếp)	hThanh Tịnhg
 A. Mục tiêu cần đạt:
 Đã nêu trong tiết 1. 
 B. Chuẩn bị: 1) Giáo viên:
 - Nghiên cứu SGK, SGV thiết kế hệ thống câu hỏi.
 - Dự kiến tích hợp: 
 + Với nhân vật trong tự sự.
 - Đồ dùng: Bảng phụ, tranh ảnh.
 2) Học sinh:
 - Soạn bài theo yêu cầu của GV và hướng dẫn của SGK.
c. Phương pháp:
- Đọc sáng tạo, gợi tìm, tái tạo, nghiên cứu,
- Giảng bình, phân tích, so sánh,phân tích nêu vấn đề. 
 D. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức (1 phút):
 Kiểm diện.
II. Kiểm tra (5 phút):
H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Thanh Tịnh?
H: Bố cục của văn bản “Tôi đi học”?
III. Bài mới:
 Hoạt động 1 (2 phút):	Giới thiệu bài
 Đi học. Đó là một sự kiện trọng đại đối với nhân vật “tôi” trong văn bản của nhà văn Thanh Tịnh. Cảm giác lạ lẫm, bỡ ngỡ pha chút lo lắng nhưng cũng đầy tự hào được nhân vật cảm nhận từng chút theo trình tự đi đến trường, từ trên con đường làng thân thuộc đến sân trường và vào trong lớp học.
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 2 (25 phút)
Hoạt động cá nhân
A. Giới thiệu chung:
B. Đọc-Hiểu VB:
3/ Phân tích:
 a) Cảm nhận của nhân vật “tôi” trên đường làng:
L: Đọc đoạn văn bản thứ 2!
HS đọc.
 b) Cảm nhận của nhân vật “tôi” lúc ở sân trường:
H: Cảnh trường Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí “tôi” có gì nổi bật?
. Rất đông người.
. Người nào cũng đẹp
H: Cảnh tượng này được nhớ lại có ý nghĩa gì?
Thể hiện tinh thần hiếu học, quyết tâm học hành của nhân dân ta.
H: Cảnh ngôi trường được nhớ lại qua hình ảnh nào?
Trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm à vẩn vơ.
H: Phương pháp so sánh này cho ta thấy được tâm trạng gì của nhân vật “tôi”?
Tâm trạng hồi hộp của nhân vật.
H: Hình ảnh mái trường gắn liền với h/a của ai?
Ông đốc.
H: Hình ảnh ông đốc được nhớ lại qua những chi tiết nào?
. Nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ
. Tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.
H: Em thấy ở ông đốc có những đức tính gì?
Hiền từ, thương yêu học trò.
H: Điều đó thể hiện tình cảm ntn của tác giả với ông đốc?
Quý trọng, biết ơn.
H: Khi chia tay người thân để vào lớp học, các em học trò trong VB này đã có hành động gì?
Các em khóc “một cậu đứng ôm mặt khócTôi nghe sau lưng tôi vài tiếng thút thít”
H: Em hãy nhớ lại cảm xúc của chính mình trong ngày đầu tiên đi học!
HS bộc lộ.
H: Những cảm xúc này rất đặc biệt trong đời mỗi con người. Nó đã được thể hiện trong âm nhạc qua những bài hát nào em biết?
. “Ngày đầu tiên đi học”
. “Hôm qua em đến trường”
H: Qua phần này em hiểu thêm gì về nhân vật “tôi”?
HS bộc lộ.
- Giầu cảm xúc trường lớp, với người thân.
L: Đọc lại phần VB này!
HS đọc.
 c) Cảm nhận của nhân vật “tôi” lúc ở trong lớp học:
H: Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của “tôi” còn được thể hiện qua những chi tiết nào?
Tôi cảm thấy trong thời thơ ấu của tôi chưa lần nào thấy xa mẹ
H: Khi vào trong lớp học, nhân vật “tôi” còn có tâm trạng hồi hộp nữa không?
Một mùi hương lạ xông lên trong lớp học chút nào.
H: Tại sao nhân vật lại có những cảm giác đó?
. Cảm giác lạ là vì lần đầu tiên vào trong lớp học, một môi trường sạch sẽ ngay ngắn.
. Không cảm thấy lạ vì bắt đầu ý thức được những thứ gắn bó thân thiết với mình.
H: Tình cảm của nhân vật với mái trường thân yêu là thứ tình cảm gì?
Tình cảm đằm thắm, trong sáng, thiết tha.
H: Đoạn cuối VB có hai chi tiết: “Một con chim tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim” cho thấy tâm trạng gì của nhân vật?
Buồn bã khi từ giã tuổi thơ bước vào con đường học hành.
H: Chi tiết: “Nhưng tiếng phấn của thầy Tôi đi học.” nói lên điều gì?
. Trở về thực tại
. Đón nhận tiết học đầu tiên
Hoạt động 3 (5 phút)
Hoạt động cá nhân
4. Tổng kết:
4.1/ Nghệ thuật:
H: Trong sự đan xen của các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm theo em phương thức nào làm nên sức truyền cảm nhẹ nhàng mà thấm thía cho câu chuyện?
Biểu cảm. Đó là điều khiến cho truyện của Thanh Tịnh gần với tuổi thơ.
- Phương thức biểu cảm.
4.2/ Nội dung:
H: Cho thấy những tình cảm gì?
HS khái quát lại.
- Tình yêu tuổi thơ
- Yêu lớp, yêu trường, yêu học hành, yêu thầy cô, bạn bè,
4.3/ Ghi nhớ:
 SGK trang 9.
Hoạt động 4 (4 phút)
H: Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Thanh Tịnh?
Hoạt động nhóm.
Giầu cảm xúc, tình cảm chân thực
C. Luyện tập:
IV. Củng cố (2 phút):
 - Khái quát: Cảm xúc khi ở sân trường, khi vào lớp học
V. Hướng dẫn về nhà:( 1p)
 + Học bài: Nắm những ND chính, ghi nhớ.
 + Chuẩn bị: “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”
	. Đọc kĩ, suy nghĩ trả lời các câu hỏi đặt ra trong SGK.
E. Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................  Ä Tham khảo, liên hệ:
 ? “Sức lôi cuốn của con người Thanh Tịnh, cái mà mọi người không thể quên được anh trước hết là những tác phẩm của anh, những truyện ngắn hết sức bình dị nhưng c ... ằm đạt được mục đích nhất định.
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 2 (17 phút)
Hoạt động cá nhân. 
I. Từ ngữ xưng hô:
1/ Khái niệm xưng hô:
H: Em hiểu xưng hô nghĩa là ntn?
. xưng: người nói tự gọi mình
. hô: người nói gọi người đối thoại (tức người nghe)
VD: Học trò tự gọi mình là em (xưng là em) và gọi GV là thầy, cô (hô)
2/ Từ ngữ xưng hô:
H: Nêu những từ ngữ dùng để xưng hô?
. Dùng đại từ trỏ người: tôi, chúng tôi, mày, chúng mày, nó, chúng nó, ta, chúng ta, mình, chúng mình,...
. Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: ông, bà, anh, chị, em, cô, dì, chú, bác,... Tổng thống, bộ trưởng, nhà văn, nhà điêu khắc,...
3/ Quan hệ xưng hô:
H: Em hiểu gì về quan hệ xưng hô?
. Quan hệ quốc tế: giao tiếp trong hoạt động ngoại giao, đối ngoại,...
. Quan hệ quốc gia: giao tiếp trong cơ quan nhà nước, trường học, nhà máy,...
. Quan hệ xã hội: giao tiếp rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống XH như: ngoài đường, ngoài chợ, bến xe, rạp chiếu phim,...
H: Khi giao tiếp cần lưu ý điều gì?
Chú ý vai XH và lượt lời khi giao tiếp.
Hoạt động 3 (20 phút)
Hoạt động cá nhân
II. Xác định từ ngữ xưng hô:
L: Đọc đoạn văn trong SGK trang 145!
1 HS đọc.
L: Xác định từ ngữ xưng hô địa phương trong đoạn văn!
U à gọi mẹ.
H: Từ ngữ xưng hô nào không phải là từ toàn dân cũng không phải là từ địa phương?
mợ không phải là từ toàn dân cũng không phải là từ địa phương mà nó thuộc biệt ngữ xã hội.
L: Tìm những từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và những địa phương khác mà em biết!
. Nghệ – Tĩnh: mi (mày), choa (tôi),...
. Thừa Thiên – Huế: eng (anh), ả (chị), mụ (bà),...
. Nam bộ: tau (tao), mầy (mày), ổng (ông ấy),...
. Bắc Ninh, Bắc Giang: u, bầm, bủ (mẹ), thầy (cha),...
H: Vậy theo em những từ ngữ xưng hô địa phương có thể dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào?
. Thường dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp như: ở địa phương, đồng hương gặp nhau, trong gia tộc, trong gia đình,..
. Dùng trong tác phẩm văn học ở mức độ nào đó để tạo không khí địa phương cho tác phẩm (Tắt đèn, Sài Gòn tôi yêu,...)
=> Từ xưng hô địa phương không được dùng trong các hoạt động quốc tế, quốc gia (các hoạt động có tính chất nghi thức trang trọng)
L: Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở BT 2/145 với những phương tiện quan hệ thân thuộc trong bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) ở HK I và cho nhận xét!
. Tiếng Việt có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ quan hệ nghề nghiệp, chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô (ngài Bộ trưởng, ông bác sĩ, nhà báo,...)
=> Cách dùng từ ngữ xưng hô có tác dụng:
 . Giải quyết được một khó khăn đáng kể trong vốn từ vựng tiếng Việt có lượng đại từ xưng hô còn hạn chế cả về số lượng và sắc thái biểu cảm.
 . Thoả mãn nhu cầu giao tiếp của con người, đặc biệt là nhu cầu bày tỏ tình cảm vô cùng phong phú và phức tạp trong quan hệ giữa người và người. Đôi khi những biến thái này diễn ra ngay trong cuộc đối thoại của hai nhân vật (VD: đoạn đối thoại giữa chị Dậu và cai lệ)
4.4. Củng cố:
 - Khái quát: Từ ngữ xưng hô...
4.5. Hướng dẫn về nhà:
 + Học bài: Nắm những lưu ý trong xưng hô và vận dụng sử dụng cho có hiệu quả
 + Chuẩn bị: “Luyện tập làm văn bản thông báo”
	. Ôn tập và trả lời câu hỏi trong SGK.
5. rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---ãœ---
Ngày soạn:
Ngày dạy: Tiết 139:	
Luyện tập làm văn bản thông báo
1. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
 - Ôn lại những tri thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một thông báo.
 - Nâng cao năng lực viết thông báo cho HS.
2. Chuẩn bị:
 1) Giáo viên:
 - Nghiên cứu SGK, SGV thiết kế hệ thống câu hỏi.
 - Dự kiến tích hợp: 
 + Với thực tế đời sống.
 - Đồ dùng: Bảng phụ, mẫu thông báo.
 2) Học sinh:
 - Chuẩn bị theo yêu cầu của GV và hướng dẫn của SGK.
3. phương pháp : Phân tích ngôn ngữ, giao tiếp, rèn theo mẫu, hoạt động cá nhân và nhóm...
4. Tiến trình lên lớp:
4.1. ổn định tổ chức (1 phút):
 Kiểm diện.
4.2. Kiểm tra (4 phút):
H: Nêu đặc điểm của văn bản thông báo?
H: Cách làm văn bản thông báo?
4.3. Bài mới:
 Hoạt động 1 (2 phút):	Giới thiệu bài
 Văn bản thông báo thuộc loại văn bản hành chính nên có dạng cấu tạo ổn định thể hiện trong tính khuôn mẫu. Tuy nhiên, để có được một văn bản thông báo đảm bảo đúng các yêu cầu của thể loại cũng không phải là việc quá dễ dàng. Tiết học này, các em sẽ cùng nhau Luyện tập làm văn bản thông báo để củng cố thêm kĩ năng về nó.
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 2 (7 phút)
Hoạt động cá nhân
I. Lý thuyết:
H: Những tình huống nào cần làm văn bản thông báo?
Cấp trên hoặc tổ choc, cơ quan nhà nước cần thông báo cho cấp dưới hay nhân dân biết về một vấn đề chủ trương, chính sách, việc làm,
H: Xác định rõ chủ thể thông báo?
Lãnh đạo cơ quan nhà nước
H: Nội dung của văn bản thông báo là gì?
Nêu lên những yêu cầu, cung cấp thông tin trên một lĩnh vực nào đó để quần chúng nhân dân biết.
H: Văn bản thông báo có những mục đích gì?
. Thể thức mở đầu
. Người gửi
. Người nhận
. Nội dung thông báo
. Chữ kí và họ tên người có thẩm quyền
H: Văn bản thông báo và văn bản tường trình có gì giống và khác nhau?
Giống: về hình thức trình bày
Khác: . Về nội dung cụ thể
 . Người gửi và người nhận
Hoạt động 3 (28 phút)
Hoạt động nhóm.
II. Luyện tập:
* Bài 1/149 + 4/150.
H: Lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp sau!
a) Viết thông báo:
. Người gửi: Hiệu trưởng
. Người nhận: Cán bộ GV, HS toàn trường
. Mục đích: Để toàn trường nắm được kế hoạch tổ choc Lễ kỉ niệm ngày 19-5.
b) Viết báo cáo:
. Người gửi: Các chi đội TNTP HCM
. Người nhận: Ban Chỉ huy liên đội
. Nội dung: Hoạt động của các chi đội hàng tháng
c) Viết thông báo:
. Người gửi: Ban quản lí dự án
. Người nhận: Bà con nông dân có đất đai hoa màu trong phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án
. Nội dung: Chủ trương của ban quản lí dự án
L: Viết thành văn bản thông báo!
 GV nhận xét và cho điểm.
Nhóm 1+2: tình huống (a)
Nhóm 3+4: tình huống (b)
 HS hoàn thành trong 8 phút và trình bày kết quả.
Các nhóm nhận xét và bổ sung cho nhau.
* Bài 2/150.
L: Đọc!
1 HS đọc.
H: Chỉ ra chỗ những sai trong văn bản thông báo đó!
Những lỗi sai:
. Không có số công văn thông báo, nơi nhận, nơi viết ở góc trên và phía dưới văn bản.
. Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo
=> Thiếu các mục, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra.
L: Hãy chữa lại cho đúng!
Bổ sung và sắp xếp lại các mục đó cho đúng với thể thức và nội dung văn bản thông báo.
HS thực hiện.
* Bài 3/150.
L: Hãy nêu một số tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài xã hội mà em cho là cần viết văn bản thông báo (trừ nhữgn tình huống đã có trong SGK)!
Các nhóm thảo luận, thi trình bày xem ai tìm được nhiều và nhanh nhất.
GVCN lớp thông báo cho gia đình HS lớp mình về việc thu các khoản tiền đầu năm học
GVCN lớp thông báo cho gia đình HS cá biệt về tình hình học tập, rèn luyện của HS cá biệt trong tuần, trong tháng
BCH Đoàn TNCS HCM xã (thị trấn) thông báo kế hoạch hoạt động hè
Ban công an xã (thị trấn) thông báo cho người bị hại đến nhận lại đồ vật bị mất cắp đã tìm thấy.
4.4. Củng cố:
 - Khái quát: Văn bản thông báo
4.5. Hướng dẫn về nhà:
 + Học bài: Tập làm các bản thông báo
 + Chuẩn bị: “Ôn tập phần Tập làm văn”
	. Xem lại toàn boọ các kiến thức về Tập làm văn đã học
	. Suy nghĩ trả lời các câu hỏi trong SGK
5. rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---ãœ---
Ngày soạn :
Ngày dạy: Tiết 140:	
Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
1. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
 - Nhận biết và sửa những lỗi mắc phải.
 - Qua tiết trả bài tự đáng giá được khả năng và trình độ tiếp thu kiến thức của bản thân so với bạn bè để có ý thức nỗ lực vươn lên trong học tập.
2. Chuẩn bị:
 1) Giáo viên:
 - Chấm kĩ, sửa lỗi, ghi găm tư liệu.
 2) Học sinh:
 - Đọc kĩ lại bài, sửa lỗi đã phát hiện.
3. phương pháp: GV- HS cùng làm việc.
4. Tiến trình lên lớp:
4.1. ổn định tổ chức (2 phút):
 Kiểm diện, nhắc nhở ý thức chữa bài.
 4.2.KT:
4.3. Trả bài (41 phút):
hoạt động của gV
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 2 ( phút)
 GV hướng dẫn biểu điểm.
Hoạt động cá nhân.
K HS theo dõi.
1/ Đáp án và biểu điểm:
 I. Trắc nghiệm (3 điểm):
 II. Tự luận (7 điểm):
a) Nội dung:
 b) Phương pháp:
- Làm đúng kiểu bài nghị luận có kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Bố cục chặt chẽ rõ ràng, lập luận logic.
- Diễn đạt trong sáng trôi chảy.
- Trình bày sạch đẹp; câu, từ dùng đúng chính tả.
2/ Nhận xét chung:
- Về ND kiến thức:
- Về kĩ năng:
- Về hình thức:
- Kết quả:
3/ Trả bài – Lấy điểm:
F. Ưu điểm
.Hạn chế: 
F. Ưu điểm: 
.Hạn chế: 
F. Ưu điểm: 
.Hạn chế: 
Điểm
Bài
%
Điểm 0 à 2,5
Điểm 3 à 4,5
Điểm 5 à 6,5
Điểm 7 à 8,5
Điểm 9 à 10
 GV trả bài và yêu cầu đọc bài của mình.
HS đổi bài sửa lỗi cho nhau.
4.4. Củng cố:
4.5. Dặn dò (2 phút):
 - Hướng dẫn về nhà:
 + Học bài: Tiếp tục sửa lỗi; bài dưới 5 điểm viết lại. 
5. rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 8(19).doc