Giáo án Ngữ Văn 8 cả năm - Trường PTDTBT THCS Thông Thụ

Giáo án Ngữ Văn 8 cả năm - Trường PTDTBT THCS Thông Thụ

Văn Bản: TÔI ĐI HỌC

 ( Thanh Tịnh)

I. Mức độ cần đạt:

Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:

 1. Kiến thức:

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tôi đi học”

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý của trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh

 2. Kĩ năng:

- Rèn cho HS kĩ năng - Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm .

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

3. Thái độ: Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.

 

doc 465 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 8 cả năm - Trường PTDTBT THCS Thông Thụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:01 Ngày soạn: 20 / 8 /2012 
Tiết:1 Ngày dạy: 21 / 8 /2012
Văn Bản: TÔI ĐI HỌC
 ( Thanh Tịnh)
I. Mức độ cần đạt:
Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
 1. Kiến thức:
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tôi đi học” 
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý của trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh 
 	2. Kĩ năng:	
- Rèn cho HS kĩ năng - Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm .
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.
III. Chuẩn bị:
1/ GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2/ HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo SGK.
IV. Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số :
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Tiết học đầu tiên của năm học mới này, cô và các em sẽ tìm hiểu một truyện ngắn rất hay của nhà văn Thanh Tịnh. Truyện ngắn " Tôi đi học " Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung kiến thức 
Cho HS đọc kĩ chú thích * và trình bày ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh? 
HS trả lời. GV lưu ý thêm
* Giáo viên có thể giới thiệu thêm về tác giả Thanh Tịnh.
(Thanh Tịnh 1911-1988, tên thật là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi tên là Trần Thanh Tịnh. Ông học tiểu học và trung học ở Huế, từ năm 1933 bắt đầu đi làm rồi vào nghề dạy học. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông có mặt trên nhiều lĩnh vực sáng tác: truyện ngắn, truyện dài, thơ ca, bút ký văn học Nhưng ông thành công nhất là lĩnh vực truyện ngắn (Quê mẹ) và thơ. Những truyện ngắn hay nhất của Thanh Tịnh nhìn chung toát lên một tình cảm êm dịu, trong trẻo. Văn ông nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị vừa man mác buồn thương, ngọt ngào quyến luyến. Tôi đi học là một trường hợp tiêu biểu).
? Văn bản Tôi đi học được trích từ tác phẩm nào ?
* Gv hướng dẫn HS đọc văn bản
Chú ý đọc giọng chậm, dịu, hơi buồn và lắng sâu; cố gắng diễn tả được sự thay đổi tâm trạng của nhân vật " tôi ". ở những lời thoại cần đọc giọng phù hợp
- HS: Đọc
- Gv nhận xét giọng đọc của HS
- Gv hướng dẫn HS giải thích các chú thích 
+ Bất giác, Lạm nhận, Lớp năm.
? Xét về thể loại văn học Văn bản “Tôi đi học” đươc viết theo thể loại nào ? PTBĐ là gì?
Gợi ý:
? Văn bản được viết theo dòng hồi tưởng hay hiện tại ?
? Văn bản được sử dụng nghệ thuật gì ?
- Văn bản biểu cảm - thể hiện cảm xúc, tâm trạng.
? Truyện có bố cục như thế nào? 
Vậy có thể tạm ngắt thành những đoạn như thế nào?
+ Cảm nhận của “Tôi” trên đường tới trường => từ đầu ngọn núi
+ Cảm nhận của “Tôi” lúc ở sân trường
=> tiếp theo nghĩ cả ngày nữa.
+ Cảm nhận của “Tôi” trong lớp học
 => còn lại 
? Em hãy cho biết nhân vật chính của văn bản này là ai?
- Nhân vật " Tôi "
? Vì sao em biết đó là nhân vật chính?
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
Ngôi thứ nhất.
? Nỗi nhớ buổi tựu trường được khơi nguồn từ thời điểm nào?
- Thời điểm: cuối thu thời điểm khai trường.
? Em có nhận xét gì về thời điểm ấy? 
? Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt hiện lên như thế nào?
? Tại sao thời điểm, cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt lại trở thành KN trong tâm trí của TG?
Đó là thời điểm, nơi chốn quen thuộc gần gủi, gắn liền với tuổi thơ của tác giả ở quê hương. Đó là lần đầu tiên được cắp sách tới trường 
* GV chốt:
- Sự liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ của bản thân đã khơi nguồn kỉ niệm ngày đầu cắp sách tới trường.
? Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại những kỉ niệm cũ như thế nào?
? Những từ đó thuộc từ loại gì? tác dụng của những từ loại đó?
- Từ láy diễn tả cảm xúc, góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa hiện tại và quá khứ
GV: Những cảm xúc của tác giả qua các từ nao nức, mơn man góp phần rút ngắn khoảng thời gian quá khứ và hiện tại, làm cho câu chuyện xảy ra từ lâu lắm mà như hôm qua
Tiết 2
GV chuyển ý: Vậy trên con đường cùng mẹ đến trường, nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở đoạn 2.
-Gọi học sinh đọc từ: “Buổi mai hôm ấy” đến “trên ngọn núi”.
? Trên đường tới trường cảm xúc của nhân vật tôi được biểu hiện ntn?
* Các cảm nhận của “Tôi’ trên đường tới trường : Con đường quen đi lại 
 lắm lần mà => thấy lạ 
- Cảm nhận cảnh vật đang thay đổi 
 thấy trang trọng, đứng đắn
? Cảm nhận này chứng tỏ điều gì?
? Chi tiết “tôi không còn lội qua sông thả diều như như thường ngày sơn nữa” có ý nghĩa gì ?
- Thay đổi hành vi : Lội qua sông thả diều, đi ra đồng nó đùa => đi học => cậu bế tự thấy mình lớn lên, nhận thức của cậu bé về sự nghiêm túc học hành
? Có thể hiểu gì về nhân vật “Tôi” qua chi tiết “ghì thật chặt 2 cuốn vở mới trên tay và muốn thử sức mình tự cầm bút thước”.
=> Có chí học ngay từ đầu muốn tự mình đảm nhiệm việc học tập, muốn được chỉnh chạc như bạn bè, không thua kém họ 
? Theo em những từ " thèm, bặm, ghì, xệch, chúi, muốn....." là những từ loại gì? - Động từ được sử dụng đúng chổ -> Hình dung dễ dàng tư thế và cử chỉ ngộ nghĩnh, ngây thơ và đáng yêu.
HS đọc diễn cảm đoạn 3.
? Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật 
- Trường Mĩ Lí : Rất đông người, người nào cũng đẹp 
? Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì ?
=> Phong cảnh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường. 
=>Thể hiện tư tưởng hiếu học của nhân dân ta.
? khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu đến trường, tác giả dung hình ảnh so sánh nào ? 
- Trường Mĩ Lí : Cao ráo, sạch sẽ hơn các nhà trường trong làng => xinh xắn, oai nghiêm như đình làng khiến tôi lo sợ vẩn vơ
=> Hình ảnh so sánh : Lớp học => đình làng nơi thờ cúng tế lễ, thiêng liêng, cất giấu những điều bí ẩn
? Em hiểu gì qua hình ảnh so sánh này ? 
? Nhân vật có tâm trạng như thế nào khi? 
? Ngày đầu đến trường em có những cảm giác và tâm trạng như nhân vật " Tôi " không? Em có thể kễ lại cho các bạn nghe về kĩ niệm ngày đầu đến trường của em? 
? Qua 3 đoạn văn trên em thấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
- So sánh.
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? - Gợi cảm, làm nỗi bật tâm trạng của nhân vật " tôi " cũng như của những đứa trẻ ngày đầu đến trường.
HS chú ý đoạn tiếp theo
? Tâm trạng của nhân vật "Tôi" khi nghe ông Đốc đọc bản danh sách học sinh mới như thế nào?
? Được người ta nhìn ngắm nhiều, tâm trạng “tôi” như thế nào?
? Vì sao tôi bất giác giúi đầu vào lòng mẹ nức nỡ khóc khi chuẩn bị vào lớp.
( Cảm giác lạ lùng, thấy xa mẹ, xa nhà, khác hẳn những lúc chơi với chúng bạn).
? Tất cả những chi tiết trên cho thấy đó là một tâm trạng như thế nào?
Học sinh đọc đoạn cuối:
? Khi bước vào chỗ ngồi trong lớp cảm giác của nhân vật “tôi” như thế nào? 
? Đó là một tâm trạng như thế nào?
? Dòng chữ " tôi đi học " kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
Dòng chử trắng tinh, thơm tho, tinh khiết như niềm tự hào hồn nhiên trong sáng của " tôi "
? Thái độ, cử chỉ của những người lớn ( Ông Đốc, thầy giáo trẻ, người mẹ....) như thế nào? Điều đó nói lên điều gì?
-Các phụ huynh chuẩn bị chu đáo cho con em ở buổi tựu trường đầu tiên, trân trọng tham dự buổi lễ quan trọng này; Ông đốc là hình ảnh người thầy một người lãnh đạo từ tốn bao dung, chứng tỏ ông là người vui tính, bao dung; trách nhiệm tấm lòng của của gia đình nhà trường đối với thế hệ tương lai)
? Hãy nêu vài netd nghê thuật tiêu biểu của văn bản?
? Nội dung văn bản thể hiện điều gì?
HS đọc to, rõ ghi nhớ SGK 
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Giáo viên cho học sinh luyện tập theo câu hỏi trong SGK.
- Cho học sinh làm bài 1, có thể gợi ý để các tổ thảo luận đọc bài đại diện của nhóm.
- Bài 2 cho các em về nhà làm.
I. Đọc –tim hiểu chung :
 1. Tác giả - tác phẩm:
- Tác giả : Thanh Tịnh (1911–1988)
+ Tên thật:Trần văn Ninh.
+ 6 tuổi đổi tên là Trần Thanh Tịnh 
+ Quê : Huế 
+Thành công ở lĩnh vực thơ và truyện ngắn. 
+Tác phẩm chính : Quê mẹ, Đi giữa một mùa sen 
+ Sáng tác của ông thường toát lên vẻ đằm thắm ,tình cảm êm dịu trong trẻo.
- Tác phẩm : Văn bản “ Tôi đi học” được in trong tập “Quê mẹ” 
 2. Đọc – Từ khó. 
 3. Thể loại : Truyện ngắn trữ tình 
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. 
 4.Bố cục: 3 phần
II. Đọc- hiểu văn bản:
 1. Tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên:
* Khơi nguồn kỉ niệm:
- Thời điểm gợi nhớ: cuối thu
- Cảnh thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc
- Cảnh sinh hoạt: Mấy em nhỏ rụt rè.............
=> Liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại - quá khứ.
- Tâm trạng: Nao nức, mơn man, tưng bừng rộn rã......
*Trên con đường tới trường:
- Thấy con đường quen thuộc trở nên xa lạ.
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn hơn.
=> dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức của cậu bé ngày đầu đến trường
- Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vỡ, lúng túng muốn thử sức, muốn khẳng định mình khi xin mẹ cầm bút, thước.
à Tâm trạng hăm hở, háo hức 
* Khi đến trường:
- Trường Mĩ Lí : Rất đông người, người nào cũng tươi tắn, xinh đẹp 
=> Phong cảnh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường. 
- Lo sợ vẩn vơ
=> Diễn tả cảm xúc trang nghiêm của tác giả về mái trường, đề cao tri thức của con người trong trường học
- Bỡ ngỡ, ước ao thầm vụng
- Chơ vơ, vụng về, lúng túng
* Khi nghe ông Đốc gọi tên và rời tay mẹ vào lớp:
- Nghe gọi đến tên : giật mình và lúng túng.
- Lúng túng càng lúng túng hơn
- Giúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc.
à Tâm trạng lo lắng, hồi hộp 
*
 Khi ngồi vào chỗ của mình đón nhận tiết học đầu tiên:
- Nhìn bàn ghế lạm nhận là vật của riêng mình.
- Bạn chưa hề quen biết nhưng không cảm thấy xa lạ.
à Tâm trạng vừa xa lạ vừa gần gũi nhưng vừa ngỡ ngàng lại vừa tự tin.
- Cảm giác lạm nhận
- Kết thúc tự nhiên, bất ngờ -> Thể hiện chủ đề của truyện
 2. Thái độ, tình cảm của người lớn:
- Chăm lo ân cần, nhẫn nại, động viên.....
- Nhân hậu,yêu thương và bao dung.
 3. Nghệ thuật:
-Miêu tả tinh tế , ân tương của nhân vật tôi vê thầy giáo, trương lớp, bạn bè và những người xung quanh trong buổi tửu trường đầu tiên.
- Sử dụng ngôn ngữ biệu cảm, hình ảnh so sánh 
- Giọng điệu trữ tình trong sáng
III. Ý nghĩa văn bản:
Buổi tửu trường đầu tiên sẽ mãi không thể quên trong lòng tác giả.
IV. Luyện tập 
4 hướng dẫn tự học:
- Em hãy trình bày những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu đến trường?
- Thử kể cho các bạn nghe tâm trạng của em ngày khai giảng đầu tiên?
- Nắm kĩ nội dung bài học.
 - V ... ị- xã hội viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết biểu thị tính chất riêng biệt của tên
* Ghi nhớ:SGK
5.Luyện tập:
Bài tập 1: Viết chính tả nghe- đọc.
Bài tập 2: Chữa lỗi viết hoa trong một đoạn phú và hai đoạn văn.
	Vì kiến thức lí thuyết rất dài cho nên phần luyện tập GV cần linh hoạt. Chỉ cần thực hiện bài tập 1 và phần a bài tập 2 ở lớp, còn phần sau GV hướng dẫn HS về nhà tự làm. GV có sự giám sát, kiểm tra.
HĐ4:
4. Củng cố: 
G nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
 Về nhà sưu tầm từ xưng hô ở địa phương mình và từ xưng hô ở địa phương khác
- Chuẩn bị bài luyện tập làm văn bản thông báo 
 Rút kinh nghiệm: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**************************
 Ngày giảng.........................
Tuần 36 - Tiết 137
 Luyện tập làm văn bản thông báo
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS củng cố lại những tri thức về văn bản thông báo, mục 
đích, yêu cầu, cấu tạo của một văn bản thông báo ; từ đó nâng cao năng lực viết 
thông báo cho Hs.
 2. Kĩ năng: Biết so sánh, khái quát hóa, lập dàn bài, viết thông báo theo mẫu.
 3. Thái độ: Giáo dục Hs ý thức rèn luyện.
 II. Chuẩn bị: - GV: Bài soạn, SGK,phiếu học tập
 - HS: Bài cũ, chuẩn bị theo hướng dẫn
 III. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1: 
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Văn bản thông báo là gì? Thể thức trình bày văn bản thông báo?
 3. Bài mới:
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn ôn tập 
HĐ của thầy và trò
Nội dung
? Hãy cho biết tình huống nào cần làm văn bản thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai?
? Nội dung thông báo thường là gì ? 
? Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm nào giống và khác nhau?
- Giống : đều là văn bản hành chính công vụ 
- Khác: Khác về mục đích và nội dung viết.
I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT.
- CÊp trªn hoÆc tæ chøc c¬ quan ®¶ng nhµ n­íc .... cÇn b¸o cho cÊp d­íi hoÆc nh©n d©n biÕt vÒ mét môc ®Ých, chñ tr­¬ng, chÝnh s¸ch viÖc lµm...
- Néi dung th«ng b¸o : Th«ng b¸o cho ai? th«ng b¸o vÒ viÖc g× vµ dù kiÕn néi dung cÇn th«ng b¸o . 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập 
? Lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp sau?
G phát phiếu học tập
Họat động bàn.
a. Thông báo
- Hiệu trưởng viết thông báo
- Cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trường nhËn, ®äc th«ng b¸o
- Néi dung kÕ ho¹ch tæ chøc lÔ kØ niÖm ngµy sinh nhËt B¸c Hå
b. B¸o c¸o
- C¸c cho ®éi viÕt b¸o c¸o
- Ban chØ huy liªn ®éi nhËn b¸o c¸o
- Néi dung t×nh h×nh ho¹t ®éng cña chi ®éi trong th¸ng.
c. Th«ng b¸o:
- Ban qu¶n lÝ dù ¸n viÕt th«ng b¸o
- Bµ con n«ng d©n cã ®Êt ®ai, hoa mµu trong ph¹m vi gi¶i phãng mÆt b»ng cña c«ng tr×nh dù ¸n.
- Néi dung th«ng b¸o: chñ tr­¬ng cña ban dù ¸n.
II. LUYỆN TẬP.
1. Bµi tËp 1:
a. Th«ng b¸o.
b. B¸o c¸o.
c. Th«ng b¸o.
? Chỉ ra những chỗ sai trong văn bản thông báo và sửa lại? 
Gợi ý:
? Thông báo đã đầy đủ các mục cần thiết chưa?
Phần nội dung công việc cần thông báo đã đầy đủ chưa?
Lời văn thông báo có sai sót gì không?
- Giáo viên hướng dẫn bổ sung các mục còn thiếu và hoàn chỉnh thông báo theo đúng qui định .
2. Bài tập 2.
- Những lỗi sai:
+ Không có số công văn, nơi nhận.
+ Nội dung thông báo không phù hợp với tên văn bản thông báo (tên văn bản là thông báo kế hoạch mà nội dung lại yêu cầu sắp xếp kế hoạch mà nội dung lại yêu cầu sắp xếp kế hoạch nghĩa là chưa có kể hoạch) cần viết lại và xác định rõ:
+ Thiếu : Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra.
3. Bài tập 3.
? Hãy nêu 1 số tình huống thường gặp.
- Nhà trường thông báo thời hạn nhận đơn nhập học L6.
- Nhà trường thông báo số học sinh được nhận học bổng. 
- Nhà trường thông báo về việc nghỉ ngày quốc khánh 2/9.
- Kế hoạch hoạt động hè năm 2004 - 2005.
- Thông báo thu các khoản tiền đầu năm học.
? Hãy chọn 1 trong các tình huống cụ thể vừa nên và viết văn bản thông báo.
- Học sinh viết - nhận xét góp ý.
4. Viết văn bản thông báo.
HĐ 4:
4. Củng cố:
	? So sánh 4 loại văn bản điều hành (đề nghị, báo cáo, thông báo, tường trình, đã học? 
5. Dặn dò
	- Bài cũ: Ôn lại kiến thức văn bản thông báo.
 - Ôn tập lại các kiểu văn bản đã học chuẩn bị kiểm tra chất lương học kì II
Rút kinh nghiệm: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***************************
Ngày giảng.........................
Tiết 138- 139
Kiểm tra học kì II
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS : 
- Qua giờ kiểm tra hệ thống hoá được kiến thức đã học về Tiếng Việt tập làm văn, văn học.
- Đánh giá được khả năng nhận thức, ghi nhớ, bài học của mỗi học sinh.
2. Kĩ năng:
- Rèn ý thức tự giá, nghiêm túc làm bài cũng như kỹ năng làm bài tổng hợp.
3.Thái độ:
	Có ý thức vận dụng các kiến thức tổng hợp làm bài kiểm tra.
II. Chuẩn bị 
- GV: Ra đề, biểu chấm
- Học sinh: Ôn tập, kiểm tra
III. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1: 
1.ổn định tổ chức.. 
2. Kiểm tra: Không
3. Bài mới:
 HĐ2: Kiểm tra
MA TRẬN 
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu 
Vận dụng 
 mức thấp 
Vận dụng
 mức cao 
Tổng
điểm
Tiếng Việt 
Hội thoại
C1
 1
1
 1 
Chữa lỗi diễn đạt
C2
 1
1
 1
Văn học 
Thuế máu
C3
 2
1
 2
Tập làm văn 
Văn thuyết minh
C4 
 6
1
 6
Tổng điểm 
1
 2 
1 
 1
1 
 1
1
 6
4
 10
ĐỀ BÀI
I.Tiếng việt.(2 điểm).
Câu 1: (1,0 điểm).
 Em hãy cho biết thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Vai xã hội có những quan hệ nào?
Câu 2: (1,0 điểm) 
 Những câu dưới đây mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Hãy phát hiện và chữa những lỗi đó.
Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực thương yêu chồng con.
Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ, vừa giảm tuổi thọ của con người.
II.Phần văn học.( 2,0điểm) 
Câu 3 .( 2,0 điểm). Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản Thuế máu của tác giả Nguyễn Ái Quốc ?
III. Phần tập làm văn. ( 6 điểm )
Câu 4: Em hãy viết một bài văn giới thiệu ngôi trường em đang học.
ĐÁP ÁN 
I.Tiếng việt(2,0 đ)
Câu 1: (1điểm)
 - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. ( 0,5 điểm )
 - Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
	+ Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội ). ( 0,25 điểm ) 
	+ Quan hệ thân - sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình ).( 0,25 điểm ) 
Câu2: (1điểm)
 a. Chị Dậu rất cần cù chịu khó và yêu thương chồng con. (0,5 điểm)
 b. Hút thuốc là vừa có hại cho sức khỏe, vừa tốn kém về tiền bạc.(0,5 điểm)
II. Phần văn học.
Câu 3: ( 2 điểm).
- Nội dung: Văn bản như một “bản án” tố cáo thư đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh.
- Nghệ thuật:
+ Có tư liệu phong phú, xác thực, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
+ Thể hiện giọng điệu đanh thép.
+ Sử dụng ngòi bút trào phúng sắc sảo, giọng điệu mỉa mai.
III.Phần tập làm văn ( 6 điểm )
Câu 4: 
I. Yêu cầu chung:
- Viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
- Diễn đạt: rõ ràng, lưu loát.
- Dùng từ, dùng dấu câu phù hợp và chính xác.
- Viết đúng chính tả.
 - Trình bày đúng quy định, chữ viết sạch đẹp.
- Đảm bảo bố cục 3 phần.
- Nắm vững các thao tác làm bài văn thuyết minh.
 - Làm đúng yêu cầu của bài, không lạc sang văn miêu tả, tự sự hay biểu cảm. 
 - Thứ tự giới thiệu mạch lạc, chuẩn xác, dễ hiểu. 
II. Dàn bài cụ thể:
a. Mở bài : ( 1 điểm ) 
- Có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau 
Giới thiệu chung về ngôi trường của em : tên trường, địa điểm, cảm nhận chung của bản thân.
b. Thân bài: ( 4 điểm ) - Cần đảm bảo các ý sau :
- Giới thiệu quy mô trường ( lớn hay nhỏ ? xây dựng đơn giản hay kiên cố ? có những phòng chức năng nào ? bao nhiêu phòng học ?)
- Giới thiệu cảnh quan trường ( cách bố trí ) vườn cây, sân trường, sân thể dục.
- Giới thiệu cảnh sinh hoạt của trường: 
 + Cảnh trước giờ vào lớp : học sinh, sân trường, âm thanh
 + Cảnh trong giờ học: không khí, âm thanh.
 + Cảnh trong giờ ra chơi : khung cảnh sân trường, âm thanh, hình ảnh
c. Kết bài: (1 điểm ) 
 - Ý nghĩa mái trường với mỗi người h/s 
 - Tình cảm gắn bó với mái trường.
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò 
4. Củng cố 
- GV nhận xét giờ kiểm tra
5. Dặn dò
Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TIẾT 140 Ngày giảng: ......................
 TRẢ BÀI KIỂM TRA KÌ 2
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS nắm được các kiến thức tổng hợp đã học ở trong chương trình Ngữ Văn 8
 2. Kĩ năng: Nhận biết những ưu nhược điểm trong bài làm của mình để rút kinh nghiệm.
 3. Thái độ: Giáo dục HS tự đánh giá lực học về bộ môn, rút kinh nghiệm để cố gắng.
II. Chuẩn bị:
 GV: Tập bài kiểm ttra, lời nhận xét. đánh giá
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
 1. GV phát bài cho HS 
 2 Nhận xét ưu, nhược điểm 
 * ưu: Đa số nắm được kiến thức cơ bản, nội dung bài làm tương đối tố
 Kết quả điểm giỏi, khá tương đối đạt, song bên cạnh có một số em chưa nắm 
 được phương pháp làm bài, chưa nắm được nội dung, đặc biệt là nội dung phần
tự luận dẫn đến kết quả một số bài thấp theo với yêu cầu.
 2. HS kiểm tra lại bài , GV nêu đáp án để HS tự đánh giá bài làm của mình.
3. HS đối chiếu kết quả của bài làm để kiểm tra, tự đánh giá mình, rút kinh
nghiệm.
HĐ 3
4. Củng cố
 GV thu bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
 Về ôn tập kiến thức chương trình Ngữ văn 8, tập làm một số đề bài đủ các thể 
Loại đã học.
Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 8.doc