Giáo án Ngữ văn 8 (Buổi 2) - Tuần 8: Ôn tập Tiếng Việt: Ngữ pháp

Giáo án Ngữ văn 8 (Buổi 2) - Tuần 8: Ôn tập Tiếng Việt: Ngữ pháp

Tuần 8

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT: NGỮ PHÁP

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp hs:

- Hiểu thế nào là tình thái từ, trợ từ và thán từ.

- Nhận biết tình thái từ, trợ từ, thán từ và tác dụng của chúng trong văn bản.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Chuẩn bị nội dung, dặn hs xem lại bài.

- HS : Xem lại bài: tình thái từ,trợ từ,thán từ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra sự chuẩn bị: 4’

3. Nội dung:

*Giới thiệu bài: 1’

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Buổi 2) - Tuần 8: Ôn tập Tiếng Việt: Ngữ pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 	 Ngày soạn: 5/10/2012
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT: NGỮ PHÁP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp hs:
- Hiểu thế nào là tình thái từ, trợ từ và thán từ.
- Nhận biết tình thái từ, trợ từ, thán từ và tác dụng của chúng trong văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Chuẩn bị nội dung, dặn hs xem lại bài.
- HS : Xem lại bài: tình thái từ,trợ từ,thán từ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 
1. Ổn định lớp:	1’
2. Kiểm tra sự chuẩn bị:	4’ 
3. Nội dung:
*Giới thiệu bài:	1’
Hoạt động của gv
Hđ của hs
Nội dung
Hoạt động 1: 10’
? Thế nào là trợ từ? Cho ví dụ ?
Gv nhận xét
Gv nêu bài tập: Đặt câu có sử dụng trợ từ.
Gv nhận xét
Hs trả lời
Hs nhận xét
Hs đặt câu
Hs nhận xét
1.Trợ từ.
a. Khái niệm: Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến từ ngữ đó.
Ví dụ:những, có, chính, đích, ngay...
b. Luyện tập:
Bài tập 1: 
- Ngay tôi cũng không biết đến việc này.
- Chính cô giáo đã tặng em quyển sách này.
- Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.
Hoạt động 2: 10’
? Thế nào là thán từ? 
Gv nhận xét
? Nêu các loại thán từ?
Gv nhận xét
 Gv nêu bài tập: Hãy đặt câu có dùng thán từ.
Gv nhận xét
Hs trả lời
Hs nhận xét
Hs trả lời
Hs nhận xét
Hs đặt câu
Hs nhận xét
2.Thán từ:
a. Khái niệm: Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu riêng.
b. Các loại thán từ:
- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi.
- Thán từ gọi đáp: này, vâng, dạ, ừ.
c. Luyện tập:
- Than ôi, đã hết rồi sao!
- Này, có đi không thì bảo?
Hoạt động 3: 15’
? Thế nào là tình thái từ? 
 Gv nhận xét
? Có mấy loại tình thái từ? Đó là những loại nào? 
Gv nhận xét
? Khi sử dụng tình thái từ, cần chú ý điều gì?
Gv nhận xét
Gv nêu bài tập: Đặt câu có dùng tình thái từ. 
Gv nhận xét
Hs trả lời
Hs nhận xét
Hs trả lời
Hs nhận xét
Hs trả lời
Hs nhận xét
Hs đặt câu
Hs nhận xét
3.Tình thái từ:
a. Khái niệm: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
b. Các loại tình thái từ:
- Tình thái từ nghi vấn : à, ư, hả, chứ, chăng..
- Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với..
- Tình thái từ cảm thán: thay, sao...
- Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, hé, cơ, mà, cơ mà, chứ
c. Sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm).
d. Luyện tập:
- Học sinh lớp 8 mà như thế này ư?
- Nhanh lên nào!
- Thương thay con cuốc giữa trời!
- Em chào cô ạ!
4.Củng cố:	2’
- Thế nào là trợ từ, thán từ, tình thái từ?
5.Dặn dò : 	2’
- Xem lại bài, vận dụng kiến thức đã học vào việc tạo lập văn bản.
- 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8.doc