Giáo án Ngữ văn 8 buổi 2 - Kì 2 - Trường THCS Việt Hùng

Giáo án Ngữ văn 8 buổi 2 - Kì 2 - Trường THCS Việt Hùng

HỌC KÌ II

Ngày 2.1.11

Tiết 39

CẢM THỤ VĂN BẢN: ÔNG ĐỒ

A. Mục tiêu

Củng cố, khắc sâu kiến thức về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ tác phẩm thơ. Bồi dưỡng lòng yêu văn hoá, trân trọng những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền.

B. Hoạt động dạy - học

 1. Ổn định lớp

 2. Nội dung

I. Kiến thức cơ bản

1. Bối cảnh xã hội.

Từ đầu thế kỉ XX, chữ Nho ngày càng mất vị thế quan trọng trong đời sống văn hoá Việt Nam. Các nhà nho từ chỗ là nhân vật trung tâm của đời sống văn hoá dân tộc, được xã hội tôn vinh, bỗng trở nên lạc lõng trong thời đại mới, bị cuộc đời bỏ quên, cuối cùng là vắng bóng. Số phận của ông đồ trong bài thơ cũng như vậy.

 Trong bài thơ, tác giả không bàn bạc về sự hết thời của chữ nho, nhà nho mà chỉ thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, day dứt trước sự tàn tạ rồi vắng bóng của ông đồ, con người của một thời đã qua. “Ông đồ chính là cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn” (Lời của Vũ Đình Liên trong thư gửi Hoài Thanh) “ít khi có bài thơ bình dị mà cảm động như vậy” (Thi nhân Việt Nam).

 

doc 67 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 896Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 buổi 2 - Kì 2 - Trường THCS Việt Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì II
Ngày 2.1.11
Tiết 39
Cảm thụ văn bản: Ông đồ
A. Mục tiêu 
Củng cố, khắc sâu kiến thức về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ tác phẩm thơ. Bồi dưỡng lòng yêu văn hoá, trân trọng những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền.
B. Hoạt động dạy - học
	1. ổn định lớp
	2. Nội dung
I. Kiến thức cơ bản
1. Bối cảnh xã hội.
Từ đầu thế kỉ XX, chữ Nho ngày càng mất vị thế quan trọng trong đời sống văn hoá Việt Nam. Các nhà nho từ chỗ là nhân vật trung tâm của đời sống văn hoá dân tộc, được xã hội tôn vinh, bỗng trở nên lạc lõng trong thời đại mới, bị cuộc đời bỏ quên, cuối cùng là vắng bóng. Số phận của ông đồ trong bài thơ cũng như vậy. 
 	Trong bài thơ, tác giả không bàn bạc về sự hết thời của chữ nho, nhà nho mà chỉ thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, day dứt trước sự tàn tạ rồi vắng bóng của ông đồ, con người của một thời đã qua. “Ông đồ chính là cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn” (Lời của Vũ Đình Liên trong thư gửi Hoài Thanh) “ít khi có bài thơ bình dị mà cảm động như vậy” (Thi nhân Việt Nam).
2. Nội dung
Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
Nét độc đáo của bài thơ này là tác giả không luận bàn, giải thích đời sự vắng bóng của ông đồ mà đặt ông đồ trong dòng chảy thời gian, trong các tương quan đối lập để thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, thương cảm trước một nền văn hoá đã đi qua.
3. Nghệ thuật: - Thể thơ ngũ ngôn bình dị, cô đúc mà gợi cảm.
 - Kết cấu giản dị, chặt chẽ.
 - Ngôn ngữ trong sáng, hàm súc, dư ba.
II. Luyện tập
1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
2. Nêu ý nghĩa của hình ảnh ông đồ qua bài thơ?
- Là thầy đồ bán chữ nho ngày Tết.
- Là hình ảnh tiêu biểu cho lớp người xưa một thời vang bóng.
- Là hình ảnh tiêu biểu cho nét đẹp trong văn hoá cổ truyền của dân tộc.
- Là di tích của một thời.
3. Phân tích cái hay của hai câu thơ:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
* Định hướng: Nỗi buồn tủi lan sang cả những vật vô tri vô giác. Tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà chẳng được đụng đến trở thành bẽ bàng, màu đỏ của nó trở thành vô duyên, không thắm lên được. Nghiên mực cũng vậy, không được bút lông chấm vào nên mực đọng lại bao sầu tủi và trở thành nghiên sầu. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được dùng rất đắt.
4. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ:
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay.
* Định hướng: Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa, nhưng cuộc đời đã hoàn toàn khác xưa. Đường phố vẫn đông người qua nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông. Ông vẫn cố bám lấy sự sống, vẫn muốn có mặt với cuộc đời nhưng cuộc đời đã quên hẳn ông. Ông ngồi đấy mà vô cùng lạc lõng, lẻ loi. Ông ngồi đấy lặng lẽ mà trong lòng là một tấn bi kịch. Trời đất cũng ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông. Lá vàng rơi vốn đã gợi sợ tàn tạ, buồn bã, đây lại rơi trên những tờ giấy dành viết câu đối của ông đồ. Vì ông ế khách, tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy hứng lá vàng rơi ông cũng bỏ mặc. Ngoài trời chỉ là mưa bụi bay rất nhẹ mà sao ảm đạm, lạnh lẽo tới buốt giá.
5. Viết đoạn văn
Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ thời hưng thịnh, đắc ý.
* Gợi ý: 
 Hai khổ thơ đầu của bài “Ông đồ” đã miêu tả hình ảnh ông đồ thời hưng thịnh, đắc ý. Thậy vậy, theo vòng quay của thời gian, cứ mỗi năm xuân về, tết đến, ông đồ lại xuất hiện cùng mực tầu giấy đỏ để viết câu đối Tết. Ông đồ trở thành hình ảnh quen thuộc không thể thiếu mỗi dịp xuân về. Mọi người thi nhau đến để thuê ông đồ viết câu đối. Lúc này, ông đồ thật đông khách, đắt hàng. Mặc dù bận rộn nhưng ông đồ rất vui vì viết được nhiều câu đối. Mọi người không chỉ thuê ông viết câu đối mà họ còn kéo đến để chiêm ngưỡng tài viết chữ đẹp như “phượng múa rồng bay” của ông. Lúc này ông đồ trở thành trung tâm sự chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ của nhiều người.
* Hướng dẫn
	- Hoàn thiện bài tập. Xem lại kiến thức văn TM.
Ngày 2.1.11
Tiết 40
Luyện viết đoạn văn trong vbtm
A. Mục tiêu 
Củng cố kiến thức về văn thuyết minh: cách sắp xếp, liên kết ý trong đoạn, cách dựng đoạn. Rèn kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh.
B. Hoạt động dạy - học
	1. ổn định lớp
	2. Nội dung
I. Kiến thức cơ bản
- Khi làm văn TM, cần xác định các ý lớn của bài, mỗi ý viết thành một đv.
- Các ý lớn, ý chính cần được khắc sâu, nhấn mạnh ko chỉ bằng 1 đv.
- Khi viết đv, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đv khác.
- Các ý trong đoạn nên sắp xếp theo thứ tự cấu tạo của sự vật, thứ tự nhận thức, thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính phụ.
- Các câu trong đv TM, các đoạn trong bài phải có sự liên kết với nhau.
 * Ví dụ: - Về 1 danh lam thắng cảnh: giới thiệu về vị trí địa lí, vẻ đẹp, 
	- Về danh nhân: giới thiệu nguồn gốc, hoạt động, sự cống hiến, 
	- Về 1 sự vật: giới thiệu về cấu tạo, dáng hình, tác dụng, bảo quản.
II. Luyện tập
Bài 1. Cho phần văn bản sau:
 	Cách hang Trống 2 km về phía Tây Bắc là hang Sửng Sốt trên đảo Bồ Hòn. Hang có hai ngăn. Ngăn ngoài vuông vức, vách dựng đứng phẳng lì. Trần và nền hang phẳng, nhẵn như láng xi măng. Toàn hang màu xanh cẩm thạch, loáng thoáng điểm những vân dọc hồng nhạt. Ngăn trong hình hàm ếch, có năm khối đá giống hình năm ông tượng ở năm tư thế khác nhau. Giữa lòng hang một khối thạch nhũ trắng toát vươn lên uy nghi, mang dáng một vị tướng đời xưa khoác áo hoàng bào, ngồi trên lưng ngựa. Dưới ánh sáng mờ ảo, bàng bạc hơi nước, các măng đá, trụ đá trong hang giống hình người, súc vật, dường như sống dậy, đang cử động, khiến cho du khách bàng hoàng sửng sốt.
a. Hãy nhận xét về thứ tự sắp xếp ý trong đoạn văn.
b. Có thể đảo trật tự các câu trong đoạn văn được không? Vì sao?
* Gợi ý: Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Không nên đảo trật tự các câu văn trong đoạn. Nếu đảo tính lôgic sẽ bị phá vỡ.
Bài 2. Sắp xếp các câu cho phù hợp:
+ Đoạn 1: Thơ TTK chứa chan tinh thần dân tộc, cảm hứng yêu nước (1). TTK quê ở Nam Định, nhà thơ cùng thời với Tản Đà (2). Bài thơ “Hai chữ nước nhà” được viết bằng thể thơ song thất lục bát, là bài thơ mở đầu tập “Bút quan hoài” (3).
+ Đoạn 2: Thế Lữ (1907 - 1989) là bút danh của Nguyễn Thứ Lễ (1). Thế Lữ là thi sĩ tiên phong, được ngợi ca là “Đệ nhất thi sĩ” trong phong trào Thơ mới (2). Làm thơ, viết truyện, viết kịch, làm đạo diễn ở phương diện nào ông cũng có thành tựu đặc sắc (3). Tác phẩm thơ “Mấy vần thơ” thể hiện 1 hồn thơ rộng mở, với cảm hứng lãng mạn dào dạt, nồng nàn, say đắm (4).
 * Đáp án: - Đoạn 1: (2) - (1) - (3)
	 - Đoạn 2: (1) - (3) - (2) - (4)
Bài 3. Viết đoạn văn thuyết minh và chỉ rõ thứ tự sắp xếp ý của đoạn:
a. Thuyết minh về nội dung tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.
b. Thuyết minh về tác giả Ngô Tất Tố.
	c. Giới thiệu về quyển sách Ngữ văn 8, tập 2.
	 - Bìa sách: chất liệu, phần ghi trước/ sau, hoa văn, độ dày/ mỏng.
	 - Hình dáng, kích thước, các bài in bên trong,
* Hs tập viết, trình bày, nhận xét, bổ sung.
 Gv chữa bài.
* Củng cố
	- Yêu cầu khi viết đoạn.
* Hướng dẫn
	- Hoàn thiện đoạn văn. Tập viết các nội dung còn lại.
	- Chuẩn bị: CTVB “Nhớ rừng”Ngày 9.1.11
Tiết 41
 Cảm thụ văn bản: Nhớ rừng
A. Mục tiêu 
Củng cố, khắc sâu kiến thức về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ tác phẩm thơ.
B. Hoạt động dạy - học
	1. ổn định lớp
	2. Nội dung
I. Kiến thức cơ bản
1. Thế Lữ (1907 - 1989) là người hai lần tiên phong trong văn học Việt Nam: người mở đầu cho sự toàn thắng của phong trào Thơ mới và người xây dựng nền móng cho nền kịch nói nước nhà.
Vai trò của Thế Lữ với Thơ mới được Hoài Thanh xác nhận: “Độ ấy Thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Dẫu sau này danh vọng Thế Lữ có mờ đi ít nhiều, nhưng người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền Thơ mới ở xứ này. Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ”. 
 “Nhớ rừng” được coi là thi phẩm tiêu biểu nhất của Thế Lữ, là một trong những bài thơ hay nhất của Thơ mới chặng đầu (1932 - 1935) góp phần đem lại chiến thắng cho Thơ mới. 
2. Nội dung:
- Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng, giả dối và niềm khao khát tự do mãnh liệt.
- Khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
3. Nghệ thuật:
- Bút pháp lãng mạn.
- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình.
- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm.
II. Luyện tập
1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
2. Bài thơ “Nhớ rừng” vừa có nhạc lại vừa có hoạ.
 + Chất nhạc: 
 - Thể hiện ở nhịp điệu linh hoạt của bài thơ (cách ngắt nhịp khi ngắn tạo cảm giác gấp gáp, dồn dập, náo nức; khi kéo dài, trải ra với những câu thơ vắt dòng diễn tả sự tuôn trào của dòng hoài niệm)
 - Tác dụng: Bộc lộ tâm trạng và dòng cảm xúc phong phú của nhân vật trữ tình: bực bội, chán chường trước thực tại, say sưa khi quay trở về quá khứ vàng son, oanh liệt; tuyệt vọng, than thở khi biết tất cả chỉ là một giấc mơ xa  (đoạn 2, 3)
 + Chất hoạ: Thể hiện ở ngôn ngữ, hình ảnh có tính tạo hình.
 - Tác dụng: Tạo những bức tranh ngôn ngữ rất có hồn: bức tranh về cảnh núi rừng hùng vĩ, bí hiểm, hoang vu; bức tranh về chân dung của vị chúa tể sơn lâm oai phong, lẫm liệt; bức tranh về cảnh thực tại tù túng, giả dối, tầm thường. (đoạn 2, 3, 4)
3. Thủ pháp tương phản, đối lập.	
	- Tác giả đã sử dụng thành công thủ pháp tương phản, đối lập để khắc hoạ hình tượng chúa sơn lâm.
Hiện tại (đoạn 1, 4)
Quá khứ (đoạn 2, 3)
- Vườn bách thú, bị giam cầm
- Thực tại tầm thường, nhân tạo
-> Thái độ: chán ghét
- Núi non hùng vĩ, tự do vùng vẫy
- Gắn với mộng tưởng về thế giới đẹp đẽ của thiên tạo
-> Khao khát, ước mơ.
4. Tác dụng của điệp ngữ kết hợp với câu hỏi tu từ?
	- Đoạn 3: Diễn tả nỗi nhớ tiếc da diết, dai dẳng, triền miên. Cả một dòng hồi ức cứ thế cuồn cuộn ùa về, không thể cưỡng lại được. Nhớ trong dằn vặt; nhớ trong đau đớn; nhớ trong tuyệt vọng. Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình đã được diễn tả một cách sống động, phong phú và sâu sắc.
5. Bài thơ có nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc?
	- Hình ảnh con hổ: là biểu tượng của 1 người anh hùng chiến bại.
	- Hình ảnh núi rừng trong dòng hồi ức: là biểu tượng của cuộc sống tự do, hào hùng.
	- Hình ảnh vườn bách thú: là biểu tượng cho hiện tại tù túng, giả dối, tầm thường.
6. Tóm lược đại ý của bài thơ bằng một câu văn?
 - Sự u uất, căm hờn và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con hổ ở vườn bách thú.
7. Có người cho rằng đoạn 3 của bài thơ có t ... ớc Đại Việt ta” lại là ý thức sâu sắc, đầy tự hào về quyền độc lập tự chủ, về truyền thống anh hùng của đất nước.
 * Về nội dung nhận xét cần làm sáng tỏ, các em cần nêu được sau:
- Tự hào về dân tộc đã có một nền văn hiến, một truyền thống văn hoá tốt đẹp, lâu đời (Như nước Đại Việt .đã lâu)
- Tự hào về một đất nước có lãnh thổ riêng, phong tục tập quán riêng (Núi sông bời cõi.cũng khác).
- Tự hào về một dân tộc luôn có truyền thống lịch sử vẻ vang (Từ Triệu, Đinh.một phương).
- Tự hào về một đất nước có nhiều chiến công vang lừng đã được lưu danh sử sách (Lưu Cung tham công .chứng cứ còn ghi)
Ngày 17.4.11
Tiết 66
Luyện tập trật tự từ trong câu
A. Mục tiêu
Củng cố kiến thức đã học về sự lựa chọn trật tự từ.
 Rèn luyện kĩ năng lựa chọn trật tự từ thích hợp để biến đổi câu phù hợp với mục đích và hoàn cảnh giao tiếp.
B. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Nội dung
Bài 1. Trắc nghiệm
Câu 1: Mục đích của việc chọn trật tự từ trong câu là gì ?
A. Thể hiện tài năng của người nói. 
B. Làm cho câu trở nên sinh động và thu hút hơn. 
C. Thể hiện quan niệm của người nói về sự việc được nói đên trong câu. 
D. Làm cho sự việc được nói đến trong câu trở nên dễ hiểu hơn. 
Câu 2: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu thơ “Xanh xanh bãi mía bờ dâu” (Hoàng Cầm, Bên kia sông Đuống) là gì? 
A. Nhằm miêu tả vẻ đẹp của bãi mía bờ dâu. 
B. Nhằm nhấn mạnh màu xanh tràn đầy sức sống của bãi mía bờ dâu. 
C. Nhằm giúp người đọc hình dung ra màu sắc của bãi mía bờ dâu. 
Câu 3: Cho câu văn: “Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn). Cách thay đổi vị trí cụm từ “Nhanh như cắt” nào dưới đây làm biến đổi ý nghĩa của câu văn trên nhiều nhất. 
A. Chị Dậu nhanh như cắt nắm ngay được gậy của hắn.
B. Chị Dậu nắm nhanh như cắt gậy của hắn. 
C. Chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn nhanh như cắt. 
D. Nắm ngay được gậy của hắn, chị Dậu nhanh như cắt. 
Câu 4: Vì sao tác giả lại đảo cụm từ “Nhanh như cắt”?
A. Để ca ngợi sự phản kháng quyết liệt của chị Dậu. 
B. Để tô đậm hơn độ nhanh trong hành động nắm được gậy của chị Dậu. 
C. Để câu văn có sự hài hoà về mặt ngữ âm. 
Bài 2. Giải thích lí do lựa chọn trật tự ngữ in đậm trong những câu sau: 
a) Lúc vào lễ, bài văn tế được đọc lên, khách khứa ai cũng bụm miệng cười. Bực mình, ông chủ nhà gọi thầy đồ đến trách [] (Truyện dân gian Việt Nam)
b) Trước cách mạng, ông (Nguyên Hồng) sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương, thắm thiết. Sau cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết cả tiểu thuyết, kí, thơ, nổi bật hơn cả là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập. 
Bài 3. Hãy giải thích tại sao tác giả lại đưa những từ in đậm sau lên đầu câu: 
a) Những cuộc vui ấy, chị còn nhớ rành rành. (Ngô Tất Tố)
b) Cái hình ảnh ngu dại của tôi ngày trước, hôm nào tôi cũng thấy trong tuần báo hai buổi. (Nguyễn Công Hoan)
Bài 4. So sánh trật tự từ ngữ trong hai câu sau. Hãy viết hai đoạn văn, mỗi đoạn dùng một câu. 
- Trên ngấn biển nhô dần lên một chiến hạm tàu. (Nguyễn Tuân )
- Một chiến hạm tàu nhô dần lên trên ngấn biển. 
Ngày 25.4.11
Tiết 67
ôn tập tổng hợp
A. Mục tiêu
	Củng cố kiến thức về các văn bản nghị luận trung đại.
	Rèn kĩ năng so sánh, tổng hợp, phân tích, cảm thụ, viết đoạn văn cho hs.
B. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Nội dung
Bài 1. Cho đoạn văn: “Huống chi  vạ về sau!”
	1, Đv trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
	2, Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm trên?
	3, Từ “nghênh ngang” trong câu “ngó thấy sứ giặc  đường”:
	A, Tỏ ra không kiêng sợ ai, ngang nhiên làm những việc biết rằng mọi người có thể phản đối.
	B, Không chịu nghe theo ai mà cứ theo ý mình dù biết đó là sai.
	C, Tỏ ra tự đắc, coi thường mọi người bằng những thái độ, lời nói gây cảm giác khó chịu.
	4, Viết đv (7 - 9 câu) theo cách diễn dịch hoặc tổng - phân - hợp để phân tích sự ngang ngược và tội ác của giặc Nguyên Mông trong đoạn trích trên trong đó có sử dụng 1 câu cảm thán (Gạch chân câu cảm thán)
* Định hướng.
	- Câu chủ đề: Văn bản “Hịch tướng sĩ” của TQT đã cho ta thấy sự ngang ngược và tội ác của giặc Nguyên Mông.
	- Hành động ngang ngược, láo xược: đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ.
	- Tội ác: đòi hỏi vô lí về của cải vật chất: “Thác mệnh Hốt Tất Liệt  có hạn”
	- Hình ảnh ẩn dụ: uốn lưỡi cú diều, đem thân dê chó -> Lột tả bộ mặt tham tàn của bọn nguỵ sứ.
	=> Hđ ngông cuồng, sỉ nhục về mặt tinh thần, vơ vét về mặt vật chất đa thể hiện rõ bản chất tham tàn của kẻ xâm lược.
	- Câu cảm thán: Thật đáng căm giận!
Ngày 26.4.11
Tiết 68
ôn tập tổng hợp
A. Mục tiêu
	Củng cố kiến thức về các văn bản nghị luận trung đại.
	Rèn kĩ năng so sánh, tổng hợp, phân tích, cảm thụ, viết đoạn văn cho hs.
B. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Nội dung
 Bài 2. Có người cho rằng: Đoạn 3 của bài thơ “Nhớ rừng” không chỉ là một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy mà còn diễn tả rõ nét nỗi nhớ tiếc những năm tháng hào hùng của con hổ. Hãy viết đv làm rõ nội dung trên.
* Định hướng.
	- Câu chủ đề: Đoạn 3 của bài thơ “Nhớ rừng” không chỉ là một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy mà còn diễn tả rõ nét nỗi nhớ tiếc những năm tháng hào hùng của con hổ.
	- Đoạn thơ có 4 cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể. 
Cảnh 1. Con hổ say mồi đầy lãng mạn.
Cảnh 2. Con hổ mang dáng dấp vị đế vương.
Cảnh 3. 
Cảnh 4. 
- Quá khứ càng đẹp, càng oanh liệt bao nhiêu thì nỗi nhớ càng xót xa bấy nhiêu.
- Nghệ thuật: Câu cảm thán, câu hỏi tu từ, 
Ngày 25.4.11
Tiết 69
Luyện tập chữa lỗi diễn đạt
A. Mục tiêu
Củng cố kiến thức về liên kết nội dung trong văn bản.
Rèn luyện kỹ năng phát hiện lỗi sai và tự biết sửa lỗi.
B. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
	 2. Nội dung
I. Kiến thức cơ bản.
1. Thế nào là lỗi diễn đạt?
 Là lỗi liên quan đến khả năng tư duy của người nói, người viết.
 2. Những lỗi thường mắc phải là gì?
 - Sai về logic
 - Sai về ngữ pháp
 3. Nêu nguyên tắc chung của việc dùng từ đặt câu?
 a. Dùng từ. - Phải trong sáng, chính xác
 - Phải chân thực
 - Phải có hình ảnh gợi cảm
 b. Nguyên tắc đặt câu
 - Phải đúng ngữ pháp
 - Phải hợp logic
 4. Nguyên nhân của việc mắc lỗi diễn đạt?
 - Không nắm vững kiến thức về cấp độ khai quát nghĩa của từ.
 VD: Người tàn tật là người mù.
 Cấu trúc: DT1+ là +DT2
 + DT1 và DT2 cùng loại
 + DT1>DT2, nó bao hàm DT2
 => Cấu trúc logic:
 “Người mù là người tàn tật”
 - Không nắm vững về trường từ vựng.
 VD: Na, mít, mía, bưởi, chôm chôm  là những cây ăn quả có giá trị.
 	+ CN phải là những từ cùng trường từ vựng: cây ăn quả
 	+ Mía không thuộc phạm trù cây ăn qủa.
5. Chú ý. 
 a. Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
 b. Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều.
 => Những trường hợp sử dụng cấu trúc câu ko theo quy định thông thường của quy tắc kết hợp từ tiếng Việt mà mang 1 giá trị diễn đạt nào đó => là một biện pháp tu từ. 
II. Luyện tập
Bài 1. Hãy phát hiện những lỗi diễn đạt sai logic của các câu sau và chữa lại cho đúng?
 	a. Sinh viên là những người đang theo học ĐH sư phạm.
 	b. Nhà giáo là một nghề cao quí trong các nghề cao quí.
 	c. Khu vực biên giới của tỉnh ta, mấy năm nay diễn biến hết sức phức tạp.
 	d. Chọn được một cây ghita tốt là rất hiếm.
 Bài 2: Phỏt hiện lỗi lụ-gớc trong cỏc cõu sau. Chữa lại cỏc lỗi đú.
a. Tố Hữu là một nhà thơ lớn, ụng đó để lại hàng trăm bài văn tuyệt tỏc.
b. Nếu khụng tin bạn thỡ sao em lại cố tỡnh khụng núi những bớ mật của em.
c. Tuy nhà rất xa trường nhưng hụm nào em cũng đi học muộn.
d. Trời đó bắt đầu tối nờn em nhỡn rừ bạn Nam đang vẫy em ở đầu phố.
Bài 3: Những cõu sau mắc lỗi lụ-gớc nào? Hóy chữa lại cỏc lỗi đú.
a. Em hứa sẽ học tốt cỏc mụn toỏn, lớ, hoỏ và cỏc mụn khoa học xó hội khỏc.
b. Con thớch mua xe hay xe đạp?
c. Trong việc học tập núi chung và lao động núi riờng, bạn Nam đều rất gương mẫu.
* Định hướng.
 Bài 1. + VD a: Sinh viên = A; ĐHSP = B
 	 => Cấu trúc thông thường: A là B; A > B nên câu sai.
 Sửa: Sinh viên là những người đang theo học ĐH.
Bài 2: Chỳ ý đến mối quan hệ lụ-gic giữa cỏc vế cõu.
a. Nhà thơ lớn - bài văn tuyệt tỏc
b. Cặp quan hệ từ: nếu - thỡ
c. Cặp quan hệ từ: tuy - nhưng
d. Quan hệ từ: nờn
Bài 3: Chỳ ý đến mối quan hệ lụ-gic giữa cỏc từ ngữ cựng chức vụ ngữ phỏp.
	a. quan hệ giữa: toỏn, lớ, hoỏ và cỏc mụn khoa học xó hội 
	b. quan hệ giữa: xe hay xe đạp
	c. quan hệ giữa: việc học tập núi chung và lao động núi riờng
* Tham khảo.
	a. Em hứa sẽ học tốt cỏc mụn toỏn, lớ, hoỏ và cỏc mụn khoa học xó hội.
b. Con thớch mua xe mỏy hay xe đạp?
c. Trong cả việc học tập và lao động, bạn Nam đều rất gương mẫu.
Ngày 9.5.11
Tiết 73
Bài tập tổng hợp ngữ văn
A. Mục tiêu
	Củng cố kiến thức về văn, TV, TLV. Rèn kĩ năng viết đv.
B. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
	 2. Nội dung
Câu 1.
	 Cho câu thơ sau: “Những mỗi năm mỗi vắng
	 Người thuê viết nay đâu?”
	1, Hãy chếp tiếp các câu tiếp theo để hoàn thành phần cuối của bài thơ?
2, Tìm các câu nghi vấn trong đoạn thơ trên? Chỉ ra hành động nói cụ thể của các câu nghi vấn đó?
3, Chỉ ra 2 câu thơ có sử dụng nghệ thuật nhân hoá trong đoạn thơ trên?
4, Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu phân tích tác dụng của nghệ thuật nhân hoá đó trong đoạn thơ, trong đó có sử dụng câu phủ định (Gạch chân câu phủ định)
Câu 2. 
 Hiện nay nhiều bạn học sinh tỏ ra chểnh mảng trong học tập. Hãy viết một bài văn nghị luận khuyên các bạn cần chăm chỉ học tập hơn.
Ngày 9.5.11
Tiết 74
Luyện tập văn bản thông báo
A. Mục tiêu
	Hs nắm chắc thể thức của VBHC, biết cách làm hoàn chỉnh một VB thông báo.
B. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
	 2. Nội dung
I. Kiến thức cơ bản
	 1. Vb thông báo.
 ~ Là loại vb dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc từ các tổ chức, đoàn thể chính trị đến đông đảo nhân dân
 2. Cách làm vb thông báo.
 - Phần mở đầu.
	 - Nội dung (rõ ràng, cụ thể, chính xác)
 - Kết thúc
	 * Không dùng cách nói bóng bẩy, giàu hình ảnh, giàu tính tạo hình, biểu cảm.
 II. Luyện tập
Bài 1. Tình huống nào cần viết thông báo
 a, Nhà trường muốn gửi kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của hs cho các bậc phụ huynh.
 b, GVCN muốn mời họp phụ huynh cuối năm học.
 c, BCH Liên đội muốn phổ biến kế hoạch tổ chức đợt thi đua lập thành tích chào mừng Ngày nhà giáo VN 20/11.
 d, GVCN muốn các bậc phụ huynh biết được các khoản kinh phí đóng góp và thời gian hoàn thành các khoản đóng góp trong năm học của hs.
Bài 2. Hoàn thành văn bản thông báo.	
 Hiệu trưởng Nhà trường thông báo kế hoạch nghỉ tết Nguyên đán cho toàn thể cán bộ gv và hs.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA buoi 2 Ki II.doc