TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
A. Mục tiêu
1. Năng lực: Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản. Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
2. Phẩm chất: Có ý thức tìm hiểu, sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp, tránh lạm dụng các từ ngữ này.
3. Yêu cầu với hs khá, giỏi: Nhận xét được giá trị sử dụng của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong tình huống cụ thể.
B. Thiết bị dạy học
- Giáo viên: nghiên cứu bài học, xây dựng kế hoạch lên lớp, máy chiếu.
- Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C. Tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức
2. Khởi động
3. Tổ chức các hoạt động
*Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập
- Mục tiêu: Nêu vấn đề bài học, tạo tâm thế học tập cho HS.
Gv dẫn dắt vào nội dung của bài học.
Ngày soạn: 21/10/2022 Ngày giảng: 24/10/2022 Bài 5-Tiết 30 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI A. Mục tiêu 1. Năng lực: Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản. Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. 2. Phẩm chất: Có ý thức tìm hiểu, sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp, tránh lạm dụng các từ ngữ này. 3. Yêu cầu với hs khá, giỏi: Nhận xét được giá trị sử dụng của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong tình huống cụ thể. B. Thiết bị dạy học - Giáo viên: nghiên cứu bài học, xây dựng kế hoạch lên lớp, máy chiếu. - Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C. Tổ chức các hoạt động 1. Ổn định tổ chức 2. Khởi động 3. Tổ chức các hoạt động *Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập - Mục tiêu: Nêu vấn đề bài học, tạo tâm thế học tập cho HS. Gv dẫn dắt vào nội dung của bài học. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * HĐ2: hình thành kiến thức - Mục tiêu: Phân biệt được các từ ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân; nhận biết thế nào là biệt ngữ xã hội. - HS: HĐCN 1’ câu hỏi 1.a, b TL/ 38, 39 - hs chia sẻ -> GV KL HĐCCL: Vậy em hiểu thế nào là từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương? - GV lưu ý HS: Từ toàn dân là lớp từ ngữ văn hóa, chuẩn mực, được sử dụng rộng rãi (trong tác phẩm văn học, trong giấy tờ hành chính, trên các bản tin, ...) *Bài tập nhanh: Chỉ ra các từ địa phương trong các câu sau; và tìm từ toàn dân tương ứng. a. Con heo này béo quá! b. Bạn mần vậy là không tốt. c.- Đằng nớ vợ chưa? Đằng nớ? - Tớ còn chờ độc lập Cả lũ cười vang bên ruộng bắp Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu. HS chia sẻ: ( heo - lợn ( MN), o - cô ( MT), mần - làm ( MT), nớ - ấy ( MT), bắp - ngô (MN) Gv chuyển ý - HS: HĐNB 2’ câu hỏi 2.a, b TL/39 -> Báo cáo, chia sẻ -> GV KL HĐCCL: Vậy em hiểu thế nào là biệt ngữ XH? Lấy VD về BNXH? - Cớm (công an), đạn (tiền) -> xã hội đen - Gậy (điểm 1); trứng (điểm 0) -> học sinh HĐCN (1’): Biệt ngữ XH và từ ngữ địa phương khác nhau ntn? HS chia sẻ, nhận xét. Gv khái quát: - Biệt ngữ XH: là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. - Từ ngữ địa phương: là những từ ngữ chỉ dùng ở 1 hoặc một số đp nhất định. - HS: HĐ nhóm 4 (4’) câu hỏi 2.d, e TL40 -> Báo cáo, chia sẻ -> GV KL HĐCCL: Vậy khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH ta cần chú ý điều gì? Muốn ko lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH, ta làm ntn? Hs chia sẻ. Gv kết luận. * Hoạt động 3: luyện tập - Mục tiêu: Giải quyết được yêu cầu các bài tập. Cụ thể: tìm một số từ ngữ địa phương, từ toàn dân tương ứng với nó; tìm được một số biệt ngữ xã hội; xác định được tình huống sử dụng từ ngữ địa phương, tình huống không nên sử dụng TNĐP. - GV y/c HS xác định yêu cầu bài tập Học sinh HĐCN (2’): 1a. Gv yêu cầu Hs làm bằng bút chì vào tài liệu. Hs chia sẻ, nhận xét, đánh giá. (Sd máy chiếu H để chia sẻ kết quả) Gv nhận xét, đánh giá, chữa. - GV y/c HS xác định yêu cầu bài tập Học sinh HĐNB (3’): 1b. Hs báo cáo, chia sẻ, nhận xét, đánh giá. (Sd máy chiếu H để chia sẻ kết quả) Gv nhận xét, đánh giá, chữa. - GV y/c HS xác định yêu cầu bài tập Học sinh HĐCN (1’): 1c. (Hs tích luôn vào tài liệu) Hs chia sẻ, nhận xét, đánh giá. (Sd máy chiếu H để chia sẻ kết quả) Gv nhận xét, đánh giá, chữa I. Từ ngữ địa phương 1. Bài tập 1a,b (TL/38, 39) - bẹ, bắp ngô - Từ ngô: sử dụng phổ biến trong toàn dân Từ toàn dân - Từ bắp, bẹ: Không được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc mà chỉ sử dụng ở một số địa phương nhất định Từ địa phương. 2. Kết luận - Từ ngữ toàn dân: là những từ ngữ được s/d phổ biến trong toàn dân. - Từ ngữ địa phương: là những từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định II. Biệt ngữ xã hội 1. Bài tập 2a,b (TL/39) + Dùng mẹ: Miêu tả những suy nghĩ của nhân vật. + Dùng mợ: Xưng hô đúng với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Từ " mợ" dùng trong tầng lớp trung lưu, thượng lưu ở nước ta trước CMT8/1945. + Ngỗng: điểm 2 + Trúng tủ: đúng phần mình đã học. Tầng lớp HS, SV thường dùng. => Biệt ngữ xã hội 2. Kết luận - Biệt ngữ XH: là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. III. Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội 1. Bài tập d, e (TL/40) - Chỉ sử dụng từ ngữ đp với người cùng địa phương. - Sử dụng biệt ngữ xã hội với người cùng tầng lớp xã hội. -> Không nên lạm dụng vì nó sẽ gây khó hiểu trong giao tiếp - Tác giả dùng để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội. 2. Kết luận - Việc sử dụng TNĐP và BNXH phải phù hợp với tình huống giao tiếp. - Trong thơ văn tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật. - Muốn tránh lạm dụng TNĐP và BNXH cần tìm từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết. II. Luyện tập 1. Bài tập 1 (TL/41, 42) a. Tìm từ ngữ địa phương và từ toàn dân tương ứng. Từ địa phương Từ toàn dân - mi - mô - o - biểu - ... - mày - đâu - cô - bảo - ... b. Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh (hoặc tầng lớp khác), giải thích nghĩa của nó. - Mổ: lấy cắp - Chuồn: trốn nhanh - Cớm: công an - Phắn, biến: đi - Học gạo: học thuộc lòng một cách máy móc. - Quay bài: Mở vở chép bài trong giờ kiểm tra. - Trứng gà: điểm không. c. Xác định tình huống nên hoặc không nên sử dụng từ ngữ địa phương: - Trường hợp nên sử dụng từ địa phương là: 1. - Trường hợp không nên sử dụng từ ngữ địa phương: 2,3,4,5, 6. 4. Củng cố - Từ ngữ địa phương là gì? Biệt ngữ xã hội là gì? - Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần lưu ý điều gì? Hs chia sẻ, gv khái quát. 5. HD học và chuẩn bị bài - Bài cũ: + Học kết luận + Hoàn thiện bài tập 1a,b,c vào vở. + Làm bài tập 1 phần HĐ vận dụng. - Bài mới: Trợ từ, thán từ. ...............................................................
Tài liệu đính kèm: