Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 3: Tức nước vỡ bờ (trích: "Tắt đèn" - Ngô Tất Tố)

Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 3: Tức nước vỡ bờ (trích: "Tắt đèn" - Ngô Tất Tố)

Tuần 3

Tiết 9- Ngữ văn 8

 Bài 3: Soạn:14-8-2010

 TỨC NƯỚC VỠ BỜ Dạy: .

(Trích : "Tắt Đèn" -Ngô Tất Tố)

A. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Qua đoạn trích, HS thấy được bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy, cảm nhận được các quy luật của hiện thực: có áp bức, có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.

2. Kĩ năng: HS thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.

3. Thái độ: HS có thái độ đồng cảm, xót thương với những người dân nghèo khó, bất hạnh trong xã hội phong kiến, căm ghét bọn thực dân phong kiến, cường hào ác bá .

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY GV- HS:

1. Giáo viên: Sưu tầm ảnh Ngô Tất Tố.

2. Học sinh: Quan sát, tóm tắt thêm tác phẩm "Tắt Đèn"

C.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình, phân tích, đối chiếu, kĩ thuật khăn phủ bàn, mảnh ghép

D. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: .

1. Em hãy tóm tắt chương IV: Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng

2. hãy chứng minh rằng: Văn bản "Trong lòng mẹ" đã kể lại tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ của nhà văn thời thơ ấu.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2430Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 3: Tức nước vỡ bờ (trích: "Tắt đèn" - Ngô Tất Tố)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Tiết 9- Ngữ văn 8
Bài 3: Soạn:14-8-2010
 tức nước vỡ bờ Dạy:.
(Trích : "Tắt Đèn" -Ngô Tất Tố)
A. Mục đích cần đạt:
1. Kiến thức : Qua đoạn trích, HS thấy được bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy, cảm nhận được các quy luật của hiện thực: có áp bức, có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
2. Kĩ năng : HS thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.
3. Thái độ : HS có thái độ đồng cảm, xót thương với những người dân nghèo khó, bất hạnh trong xã hội phong kiến, căm ghét bọn thực dân phong kiến, cường hào ác bá ...
B. Chuẩn bị của thầy GV- HS:
1. Giáo viên: Sưu tầm ảnh Ngô Tất Tố.
2. Học sinh: Quan sát, tóm tắt thêm tác phẩm "Tắt Đèn"
C.Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình, phân tích, đối chiếu, kĩ thuật khăn phủ bàn, mảnh ghép
D. Tiến trình hoạt động dạy học: 
1. Tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: .
1. Em hãy tóm tắt chương IV: Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng 
2. hãy chứng minh rằng: Văn bản "Trong lòng mẹ" đã kể lại tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ của nhà văn thời thơ ấu.
3. Bài mới:
* Giáo viên giới thiệu bài: Quy luật của muôn đời đã tức nước thì phải vỡ bờ, điều gì khiến cho những người soạn sách đặt tên cho chương 18 của tiểu thuyết "Tắt đèn" là :"Tức nước vỡ bờ" để hiểu được điều này cô và các em cùng tìm hiểu bài.
Hoạt động của giáo viên và hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu chung:
- Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, xuất xứ tác phẩm
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, khai thác kênh hình, 
? Nêu những nét chính trong cuộc đời của Ngô Tất Tố.
? Nêu xuất xứ của tác phẩm.
Giáo viên cho học sinh đọc phần tóm tắt (in nhỏ) SGK trang 28.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản:
- Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Phương pháp: Tái hiện, thảo luận nhóm, phân tích, so sánh, đối chiếu, khái quát hoá Vấn đáp, thuyết trình- Các kĩ thuật : kĩ thuật học theo góc, khăn phủ bàn, mảnh ghép
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc SGK trang 18.
- Giáo viên cho học sinh lần lượt tham khảo những chú thích trong SGK tr32.
- Giáo viên giải thích 2 từ khó cho học sinh: thuế thân, đinh. 
? Theo em ở chương trích này các em nên phân tích theo cách nào? Tại sao?
* Có thể nói, toàn bộ nội dung đoạn trích kể chuyện buổi sáng ở nhà chị dậu, khi anh Dậu vừa tỉnh lại, chị Dậu vừa thương xót, vừa lo lắng bọn lí trưởng đến thúc sưu. Câu chuyện vừa tạm chùng xuống lại có dấu hiệu căng lên khi chị dậu hối hả múc cháo, quạt, bà lão hàng xóm lật đật hỏi thăm, anh Dậu cố ngồi dậy định húp cháo. Tất cả những cảnh ấy diễn ra trong không khí căng thẳng, âm vang đe doạ của tiếng trống, tù và thúc sưu từ đầu làng đến đình. 
? Qua đây, có thể thấy tình thế gia đình chị Dậu như thế nào?
? Vậy có thể coi đây là tình thế tức nước đầu tiên chưa? 
? Hình ảnh bọn tay sai được nói đến trong đoạn trích này là ai?
- Cai lệ và người nhà lí trưởng.
? Giải thích từ “Cai lệ”? Cai lệ là danh từ chung hay danh từ riêng? Cai lệ có vai trò gì trong vụ thuế ở làng?
? Trong đoạn văn, em thấy tên cai lệ hiện lên như thế nào?
* Nhóm 1: Thảo luận về hành động, lời nói của tên cai lệ khi mới vào nhà chị Dậu.
* Nhóm 2: Thảo luận về 2 nhân vật: cai lệ và người nhà lí trưởng - điểm giống và khác nhau giữa 2 nhân vật.
* Nhóm 3: Thảo luận về chi tiết cai lệ và người nhà lí trưởng bị chị Dậu “ấn giúi ra cửa, ngã chỏng quèo trên mặt đất” –Cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng của em về chi tiết này?
 - Mỗi nhóm cử 1 đại diện phát biểu.
? Qua cái cử chỉ, hành động, thái độ em thấy cai lệ là một người ntn?
? Chi tiết “ Cai lệ ngã chỏng quèo”.vẫn nham nhảm thét trói” có phải đã được tác giả chuẩn bị từ trước không?
- Từ chi tiết “tiếng thét khàn khàn của người hút nhiều sái cũ”. 
? Chi tiết này gợi cho em cảm xúc gì?
? Hình ảnh cai lệ và người nhà lí trưởng là đại diện cho tầng lớp, giai cấp nào trong xã hội? Qua đó em hình dung như thế nào về cuộc sống của người ND sống dưới chế độ đó?
? Cách miêu tả, xây dựng nhân vật cai lệ đó của nhà văn đã thể hiện thái độ gì của tác giả?
? Trước khi bọn tay sai tiến vào, mối quan tâm lớn nhất của chị là gì?
- Chăm sóc chồng.
? Lúc sáng, tại sao chị Dậu không lo ngay việc anh Dậu đi trốn mặc dù đã có lời giục của người hàng xóm?
? Khi tên cai lệ và người nhà lý trưởng đến, chị ở trong 1 tình thế như thế nào?
? Bọn tay sai đã bất chấp tình cảnh đáng thương của gia đình chị, cứ nhất quyết muốn đánh trói, bắt anh Dậu. Chị đã tìm cách mọi cách để bảo vệ chồng như thế nào? Quá trình đối phó của chị với 2 tên tay sai ra sao?
Thảo luận:
- Nhóm 1: Trước thái độ hách dịch của bọn tay sai, chị đã cư xử như thế nào? Vì sao chị phải cư xử như vậy? ( Chú ý các lời nói, cách xưng hô, cử chỉ, thái độ của chị Dậu)
- Nhóm 2: Những lời van xin của chị không làm chúng động lòng. Thái độ của chị ra sao? Vì sao?
- Nhóm 3: Chị Dậu cố nhịn nhục cũng không thể được, chị đã liều mạng cự lại. ? Có ý kiến cho rằng: Việc liều mạng cự lại của chị cũng có 2 bước, mức độ khác nhau. Em hãy làm rõ?
? Em có nhận xét gì về từ ngữ, giọng văn của tác giả ở đoạn này?
? Câu trả lời chồng của chị : “ Thà ngồi tù, để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được!” đã thể hiện thái độ sống của chị như thế nào?
? Để chị Dậu đánh lại bọn tay sai, nhà văn muốn nói lên điều gì?
* Hành động của chị Dậu là liều lĩnh, tự phát, chị vẫn là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh: chị bị bắt ra đình khép tội. Tuy vậy, nhà văn đồng tình và ngợi ca sự vùng lên đấu tranh tự cứu mình của giai cấp bị áp bức và đã thể hiện 1 chân lí: Quần chúng bị áp bức chỉ có 1 con đường sống là vùng dậy đấu tranh tự cứu mình.
? Qua bài này, em nhận thức được gì về xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, về người nông dân Việt Nam từ hình ảnh chị Dậu?
? Về nghệ thuật kể chuyện và miêu tả nhân vật, đoạn trích có những điểm gì đặc sắc?
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: Ngô Tất Tố (1893-1954)
- Quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Đông Anh - Hà Nội.
- Xuất thân là một nhà nho, gốc nông dân là một học giả, nhà báo, nhà văn HT...
- TPVH chính: ĐT (1939); Lều chõng (1940)
2. Tác phẩm: "Tắt đèn"
Đăng trên báo năm 1937, in thành sách lần đầu tiên 1939, là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của NTT, đồng thời là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của trào lưu văn học trước cách mạng. 
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích: SGK
- Thuế thân: là thuế đánh vào người dân, mỗi người đàn ông dân thường từ 18-60 thời Pháp cai trị, hàng năm phải đóng một khoản thuế; đây là một loại thuế dã man, quái gở, một di tích trung cổ, thuế thuân còn được gọi là "Sưu".
- Đinh: Là người đàn ông thuộc lứa tuổi phải đóng thuế thân và đi lính trong thời phong kiến.
3. Bố cục văn bản:
- Phân tích theo tuyến nhân vật vì chủ yếu có 2 nhân vật chính Chị Dậu – Cai lệ đ thông qua đó thấy được bộ mặt dã man vô nhân đạo của bọn thống trị mâu thuẫn nét đẹp tiềm ẩn trong Chị Dậu- Phụ nữ nông dân Việt Nam. 
4. Phân tích:
* Tình thế của gia đình chị Dậu:
- Tình thế thê thảm, đáng thương, nguy cấp:
+ Món nợ sưu nhà nước chưa cách gì trả được.
+ Anh Dậu đang ốm vẫn có thể bị đánh trói bất cứ lúc nào.
+ Chị Dậu nghèo xác xơ, 3 con nheo nhóc chưa biết làm cách gì để thoát khỏi cảnh này
+ Tất cả dồn lên vai chị Dậu- người đàn bà hiền hậu đảm đang. Chị không biết làm gì lúc này ngoài sự hy vọng, đợi chờ.
-> Tình thế tức nước đầu tiên. Qua đây, ta thấy rõ chị Dậu thương yêu lo lắng cho chồng – Tình thương yêu này sẽ quyết định phần lớn thái độ và hành vi của chị ở đoạn tiếp theo. 
a. Hình ảnh bọn tay sai:
* Cai lệ: Tay sai đắc lực của quan phủ, giúp bọn lí dịch tróc nã người nghèo nộp sưu.Với người dân: hắn là hung thần ác sát.
- Hiện hình của tai họa, của sự khủng bố đàn áp: sầm sập tiến vào- roi song, tay thước và dây thừng.
- Lời nói: quát, thét, hầm hè: mày, cha mày, ông, nhà mày-> thô lỗ, hung hăng như 1 con chó dại.
- Hành động: gõ đầu roi, trợn ngược mắt, lệnh trói, giật phắt, chạy sầm sập, bịch, sấn đến, tát, nhảy -> hung dữ, tàn ác, đểu giả.
-> Cây búa sắt trong tay bọn thống trị với chức nămg đàn áp của chế độ thực dân phong kiến.
- Cai lệ và người nhà lí trưởng đều ác như nhau:
+ Người nhà lí trưởng: không mảy may xúc động trước tình cảnh chị Dậu, tự tách mình khỏi những người nghèo khổ để trở thành tay sai. So với cai lệ: chỉ là đàn em: sợ vạ, không dám hành hạ người ốm-> không đến nỗi táng tận lương tâm.
+ Cai lệ: đánh trói là nghề của hắn. Hắn là sản phẩm được đào tạo đúng quy cách của chế độ.
- Cai lệ là một tên có mặt người dạ thú, tàn ác, đểu giả, vô lương tâm, một con người có bản chất dã thú.
- Chi tiết “ Cai lệ ngã chỏng quèo”.vẫn nham nhảm thét trói”:
+ chi tiết hợp tình hợp lí, cho người đọc sự hả hê sau bao đau thương của gia đình chị Dậu.
+ thể hiện bản chất tàn ác đểu giả phũ phàng đến cùng cực của tên cai lệ.
+ Chứng tỏ chúng chỉ quen bắt nạt, đe dọa áp bức những người cam chịu, còn thực lực thì thật hèn kém, yếu ớt, đáng cười.
-> Tuy xuất hiện trong 1 vài đoạn ngắn, nhưng hình ảnh tên cai lệ và người nhà lí trưởng đã hiện lên rất sinh đọng, sắc nét, đậm chất hài dưới ngòi bút hiện thực Ngô Tất Tố.
- Là đại diện của giai cấp thống trị trong xã hội TDPK địa chủ độc ác, keo kiệt, cường hào tham lam thô lỗ, bọn quan lại dâm ô, bỉ ổi và bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa.
- Cuộc sống ND sẽ vô cùng lầm than.
- Thái độ: căm ghét, ông đã nhìn thấu bản chất tàn ác, xấu xa mất hết tính người của bọn chúng và miêu tả chúng bằng những nét sắc sảo, linh hoạt; tất cả đều chân thực và sinh động; mỗi người một vẻ; không một nhân vật nào giả tạo. Đó là 1 trong những thành công về nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm "Tắt đèn".
b. Nhân vật chị Dậu:
- Mặc dù được bà hàng xóm giục đưa chồng đi trốn song chị Dậu chưa kịp làm vì chị quá thương chồng: Cố cho chồng ăn bát cháo vì từ sáng hôm qua tới giờ anh đã nhịn suông. 
- 2 tên tay sai sầm sập đến đã đặt chị Dậu đứng trước một tình thế hiểm nghèo; trước mắt chị là sự sống chết của chồng, vận mạng của anh Dậu là ở trong tay chị.
- Lúc đầu: run run cầu khẩn, van xin, nhịn nhục: cháu-ông -> người dưới cầu xin người bề trên, vì:
 + chúng có 2 tên lăm lăm vũ khí.
 + chúng là người nhân danh phép nước để trị kẻ có tội thiếu sưu là anh Dậu. Người nông dân biết thân phận, không dám cưỡng lại Nhà nước.
 + chị muốn được yên ổn.
- Cố nén tức giận: xám mặt
+ dường như kinh nghiệm đã thành bản năng của người nông dân bị áp bức lâu đời cho biết phải nhẫn nhục, 1 sự nhịn 9 sự lành.
+ tâm tính chị Dậu vốn dịu dàng, nhường nhịn.
- Liều mạng cự lại.
+ Đấu lí: chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ-> nguyên tắc đạo lí tối thiểu của con người- Tư thế ngang hàng đanh thép cảnh cáo kẻ ác.
+ Đấu lực: nghiến răng, thách thức quyết liệt dữ dội: mày – bà -> tư thế của kẻ bề trên đè bẹp uy thế của đối phương.
Tình thế đảo ngược, vừa ra tay, chị đã nhanh chóng biến 2 tên tay sai hung hãn trở thành kẻ bị trừng trị thảm hại -> tiềm tàng sức mạnh đáng sợ. - Chị đã bật dậy chống trả với một sức mạnh ghê gớm bất ngờ. Và chính trong tình huống hiểm nghèo này đã làm lộ rõ vẻ đẹp tâm hồn: thương chồng tha thiết sẵn sàng lấy thân mình che chở cho chồng, dám chống lại kẻ ác để bảo vệ chống, thể hiện sức sống tiềm tàng ở chị: tức nước vỡ bờ.
 + Từ ngữ: lấy nguyên vẹn từ lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân miền Bắc.
+ Giọng văn: pha chút hài hước làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và sự thảm bại của 2 tên tay sai, ta thấy hả hê...
- Câu nói thể hiện 1 thái độ sống – 1tư thế làm người tuyệt đẹp: Không chịu sống quỳ -> vẻ đẹp hiên ngang của con người bị áp bức đã vùng dậy. Trong xã hội mà cái ác hoành hành, còn gì đẹp hơn hành động dũng cảm đứng lên chốn lại kẻ ác -> Sự tiến bộ của Ngô Tất Tố.
+ Toát lên một cách sinh động chân lí cuộc sống: có áp bức, có đấu tranh.
+ Vẻ đẹp về người phụ nữ nông dân Việt Nam: thương yêu chồng, cũng cứng cỏi, tiềm ẩn một sức mạnh phản kháng.-> Ngô Tất tTố thấy được vẻ đẹp và sức mạnh ghê gớm của người nông dân bị áp bức đã vùng lên -> Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”(Nguyễn Tuân).
5. Tổng kết: Ghi nhớ SGK
- Phơi bày bộ mặt tàn ác của xã hội TDPK trước Cách mạng T 8-1945 qua hình ảnh bọn tay sai, khắc họa rõ nét hình ảnh người phụ nữ nông dân Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp.
- Khắc họa rõ nét nhân vật làm nổi bật tính cách, diễn biến tâm lí sinh động, đúng logic tính cách nhân vật. Cảnh hoạt động được miêu tả sinh động, mỗi chi tiết đều đặc sắc.
Hoạt động 3: Thực hành:
- Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã nắm được về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm vào giải quyết BT nhằm khắc sâu kiến thức
- Phương pháp: Tái hiện, thảo luận nhóm, phân tích, so sánh, đối chiếu, khái quát hoá, vấn đáp, thuyết trình- Các kĩ thuật : kĩ thuật học theo góc, khăn phủ bàn 
Bài tập luyện tập:
1. Có ý kiến cho rằng: Từ hình thức đấu lí chuyển sang đấu lực giữa chị Dậu và 2 tên tay sai là 1 quá trình phát triển rất lôgic. Em có đồng ý với ý kiến ấy không? Vì sao?
2. Có thể đặt tiêu đề khác được không?( KT khăn phủ bàn)
- Khi người đàn bà nổi giận;
- Sức mạnh của tình yêu thương; 
- Bài ca chiến thắng
3. Tìm các từ HV có các yếu tố sau: lực (sức); điền (ruộng); cận (gần).(Kĩ thuật học theo góc)
4. Củng cố: HS nhác lại nội dung ghi nhớ SGK
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học kĩ bài.
- Soạn bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 3 Tuc nuoc vo bo NV 8 Tiet 9.doc