Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 25 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 25 (Chuẩn kiến thức)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

 - Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận

- Biết cách trình bày luận điểm theo các cách diễn dịch quy nạp

B. PHƯƠNG PHÁP:

- Phát vấn – Diễn giảng

- Nêu vấn đề – quy nạp kiến thức.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định - Kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tập bài soạn.

2. Vào bài:

 ở HKI, chúng ta đã học xong thể loại văn tự sự, tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, thuyết minh. HKII này chúng ta sẽ làm quen với thể loại văn nghị luận. Muốn viết được bài văn nghị luận, ta phải biết cách sắp xếp và trình bày các luận điểm theo một trình tự hợp lý.

 

doc 9 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 25 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 102
VIẾT ĐOẠN VĂN 
Trình bày luận điểm
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
 - Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận
- Biết cách trình bày luận điểm theo các cách diễn dịch quy nạp
PHƯƠNG PHÁP:
Phát vấn – Diễn giảng
Nêu vấn đề – quy nạp kiến thức.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định - Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tập bài soạn.
Vào bài:
 ở HKI, chúng ta đã học xong thể loại văn tự sự, tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, thuyết minh. HKII này chúng ta sẽ làm quen với thể loại văn nghị luận. Muốn viết được bài văn nghị luận, ta phải biết cách sắp xếp và trình bày các luận điểm theo một trình tự hợp lý.
3. Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
Hoạt động 1:
Đọc và thảo luận các đoạn văn bản in trong SGK trang 79 – 80.
Nhóm 1: Đọc các đoạn văn bản a, b, c
Nhóm 1: Xác định câu chủ đề của mỗi đọan văn trên.
(Thành Đại La) thật là chốn tụ hội 
“ Đồng bào ta  ngày trước”
* Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận.
 (a) “Thành Đại La thật là  đế vương muôn đời”.
 (b) “Đồng bào ta  ngày trước”.
 Gv diễn giảng: Câu chủ đề có nhiệm vụ thông báo luận điểm của đoạn văn một cách rõ ràng , chính xác.
Nhờ nó ta xác định được luận điểm của đoạn văn.
Nhóm 2: Nếu không có cụm từ “huống gì” mở đầu đoạn văn (a) có bị ảnh hưởng gì không?
Nếu không có từ “huống gì” thì luận điểm đoạn văn này sẽ bị tách rời khỏi luận điểm của đoạn đứng trên chúng ở bài văn X tác dụng liên kết đoạn văn.
Nhóm 3: có thể thay “huống gì” bằng “bởi vì”, “cho nên” hay “tuy vậy” được không? Vì sao?
 Từ “huống gì” có tác dụng liên kết với đoạn văn viết ở bên dưới và đoạn văn đã viết ở bên trên. Vì vậy ta không thể thay chữ “huống gì” thành “bởi vì”, “cho nên”, “tuy vậy”.
 Xét trong quan hệ với đoạn đứng trên đĩ (trang 49 sgk )ù, đoạn văn được dẫn trong sgk không phải là nguyên nhân (không thay bằng bởi vì). Không hề là kết qủa (Không thay bằng cho nên), củng không đối lập (không thay bằng tuy vậy).
Nhóm 4: Tìm trong đoạn văn ©. Từ nào đóng vai trò liên kết đoạn văn: “từ”.
Nhóm ?: Câu chủ đề thường đặt ở vị trí nào? 3 đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?
 Câu chủ đề có thể đặt ở đầu đoạn văn hoặc ở cuối đoạn văn, đoạn văn b, trình bày theo cách diễn dịch, đoạn văn a trình bày theo cách quy nạp.
 Giáo viên cho hs đọc điểm 1,2 phần ghi nhớ SGK(tr 80)
* Hoạt động 2:
Tìm hiểu đoạn văn 2 (sgk trang 80) và thảo luận các câu hỏi.
 Luận cứ là gì? Là cơ sở, là chứng cứ để làm rõ cho luận điểm.
a) Tìm luận điểm và luận cứ trong đoạn văn trên?
+ Luận điểm: “cho thằng nhà giàu  giai cấp nó ra”
+ Luận cứ: vợ chồng Nghị Quế thích chó, giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu.
b) các luận cứ trong đọan văn trên xác thực đủ để làm rõ luận điểm. Nếu không có Nghị Quế thích chó hoặc không “giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu” thì sức thuyết phục của luận điểm sẽ mất đi, giảm đi.
c) Nhận xét các ý sắp xếp trong đoạn văn? Theo thứ tự hợp lý, rõ ràng.
 Nói chị Dậu “bưng rổ chó con vào” trước rồi mới nói chuyện “vợ chồng Nghị Quế sung sướng quanh đàn chó” sau là tuân thủ theo trình tự trước sau của sự việc. Nếu đưa luận cứ Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu lên trên luận cứ “vợ chồng  yêu gia súc” thì sẽ làm cho luận điểm mờ nhạt đi, không nổi bật được.
d) Việc xếp các từ “chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà. Chó đểu “xếp cạnh nhau làm cho việc trình bày luận điểm chặt chẽ. Hấp dẫn. Vì nó đã chỉ ra được bản chất của bọn địa chủ rõ ràng, lý thú.
 Giáo viên cho học sinh đọc điểm 3 phần ghi nhớ Sgk (81)
* Hoạt động 3: Luyện tập.
Bt 1, 2 giải tại lớp: xác định luận điểm.
Bt 3, 4 về nhà làm. Trật tự sắp xếp các luận điểm theo trình tự hợp lý.
 LUYỆN TẬP
4 Củng cố:
5.Dặn dò:
Học bài
Làm bài tập 3, 4
Soạn bài: “Tập xây dựng và trình bày luận điểm”.
Nguyễn Văn Thanh giáo viên Ngữ văn THCS Chu Văn An
Ngày soạn :09-03-2010 Ngày dạy : 10-03-2010
Tiết 101
Bàn luận về phép học
Nguyễn Thiếp.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 -Kiến thức :Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết làm,học để góp phần hưng thịnh đất nước, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
 -Thái độ : Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành.Kỹ năng : Biết cách viết bài văn nghị luận theo đúng chủ đề nhất định.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Diễn giảng – Phát vấn _ Thảo luận – Nêu vấn đề - Quy nạp kiến thức
 C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
Ổn định - Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc thuộc lòng đoạn trích “Nước Đại Việt ta”.
 - Trình bày cách lập luận của “Nước Đại Việt ta”.
 - Trên cơ sở so sánh với bài thơ Nam Quốc Sơn Hà hay chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức độc lập dân tộc trong đọc trích Nước Đại Việt ta.
Vào bài:
 Ở những tiết trước, các em học thể loại chiếu, hịch, cáo. Dặc điểm chungc ủa những thể này là gì? (là doVua ban bố cho thần dân) . Hôm nay, các em sẽ học một thể loại ngược lại: do Thần dân gởi lên vua chúa. Đó là thể tấu qua văn bản “bàn luận về phép học”.
Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
 - Học sinh đọc phần chú thích 
Hoạt động 1:
1) Nêu vài nét về tác giả?
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
1) Tác Giả:
- Nguyễn Thiếp (1723 – 1804)
2) Dựa vào phần chú thích SGK, em hãy cho biết vì sao Nguyễn Thiếp từng làm quan dưới triều Lê mà lại hợp tác giúp vua Quang Trung – Nguyễn Huệ?
=> Nguyễn Thiếp nhận ra rằng Nguyễn Huệ là một đấng minh quân, có một đấng minh quân, có một thái độ cầu hiền tài, trọng kẻ sĩ. Vì vậy, ông mới hợp tác giúp Tây Sơn. Điều này cho thấy tấm lòng đối với dân, với nước của ông.
 Gv hướng dẫn hs đọc văn bản – đọc to, rõ nhưng nhẹ nhàng thể hiện sự tôn kính của thần dân đối với vua.
2. Tác Phẩm:
3) Em hãy cho biết, văn bản thuộc thể loại gì? (tấu)
- Thể loại: tấu.
 4) Nêu đặc điểm và chức năng của thể tấu?
=> Tấu là một loại thư của bề tôi, của dân gởi cho vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị (khác với tấu trong nghệ thuật hiện đại là một loại hình kể chuyện, biểu diễn trước công chúng). Tấu cũng được viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu.
 Cùng loại với tấu còn có: nghị, biểu, sớ.
5) Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản?
 Vào ngày 10/ 7/ 1791, niên hiệu Quang Trung năm thứ tư, vua viết chiếu thư mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân bàn nghị việc quốc sự và ông đã đồng ý. Oâng làm bài tấu gửi lên vua Quang Trung và bàn về ba việc: Phần 1: bàn về quân đức (đức của vua); phần 2 dân tâm (lòng dân); phần 3 là học pháp (phép học)
- Vào tháng 8 /1791, Nguyễn Thiếp gởi bài tấu lên vua Quang Trung, trong có phần “Bàn luận về phép học”.
6) Văn bản được chia làm mấy phần?
 (4 phần: - Câu đầu: Nêu mục đích chân chính của việc học.
 - “Từ đạo  điều tệ hại ấy”: phê phán những lệch lạc, sai trái trong việc học.
 - Từ cúi xin  bỏ qua: khẳng định quân điểm, phương pháp đúng đắn trong học tập.
 - Đoạn cuối: Tác dụng của việc học chinh chính).
 Nguyễn Thiếp quan niệm thế nào về việc học? Chúng ta tìm hiểu văn bản.
- Bố cục: 4 phần.
Hoạt động 2:
Phân tích mục đích của việc học chân chính.
 Gọi hs đọc câu đầu tiên.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Mục đích của việc học chân chính.
- “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”.
7) Em hiểu câu châm ngôn này như thế nào?
 Đạo là gì? (chính là đạo đức, đạo lí của con người, đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người)
- Thử giải thích ý nghĩa của câu nói đó?
 ( Ngọc không mài không thể thành đồ vật được cũng giống như người không học không biết rõ đạo)
8) Theo tác giả, mục đích chân chính của việc học là gì?
 Như vậy trong phần mở đầu, tác giả dùng câu châm ngôn vừa dễ hiểu, vừa tăng sức thuyết phục. Khái niệm học được giải thích bằng hình ảnh so sánh nên dễ hiểu.
 Nêu lên mục đích của việc học trước. Sau đó, Nguyễn Thiếp đề cập đến nội dung nào?
9) Theo tác giả, thế nào là việc học lệch lạc, sai trái?
2. Phê phán những biểu hiện sai trái lệch lạc trong việc học.
-  lối học hình thức  cầu danh lợi
-  không còn biết đến tam cương, ngũ thường 
Gọi hs giải nghiã: tam cương, ngủ thường
10) Phê phán việc học sai trái, tác giả chỉ trích điều gì?
-> Học để mưu cầu danh lợi cho bản thân, không còn biết đến đạo lí làm người.
* Câu hỏi thảo luận:
 Liên hệ với thực tế hiện nay, theo em thế nào là lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi?
 Từng nhóm cử đại diện trả lời, Gv đúc kết
-> Học chuộng hình thức: là lối học thuộc lòng từng câu, từng chữ mà không hiểu nội dung, đó là cách học vẹt, học gạo, chỉ có danh mà không có chất.
 Học cầu danh lợi: học để có danh tiếng, tiếngtăm, được trọng vọng, nhàn nhã và có nhiều lợi lộc.
11) Lối học như thế gây ra nhiều tác hại về lâu dài. Đó là những tác hại nào?
-> Tác hại:
- Chúa trọng nịnh thần
- Nước mất nhà tan.
12) Quan điểm về việc học của tác giả như thế nào?
 thầy trò trường học của phủ huyện, các trường tư  tùy đâu tiện đấy mà đi học.
=> Việc học phải được phổ biến rộng khắp: mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học.
 Liên hệ thực tế: nhân dân ta rất hiếu học: thời chiến tranh khốc liệt  vẫn học; khó khăn vẫn học; hiện nay cố gắng học hỏi vươn lên. Hiện nay nhà nước ta chủ trương: “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”.
13) Tác giả đã đưa ra những phương pháp học nào?
- Lúc đầu học Tiểu học  tứ thư, ngủ kinh, chư sử 
- Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm 
14) Với những phương pháp học này tác giả nhấn mạnh điều gì?
-> Học những kiến thức cơ bản, từ thấp đến cao; học rộng, nghỉ sâu; học kết hợp với hành.
 Dưới thời đại Nguyễn Thiếp, tuy Nho học là tư tưởng gốc rễ, việc học phải theo tứ thư, ngũ kinh, chư sử nhưng ông cũng đề cao tính chất đứng đắn của việc học: học phải có phương pháp, học phải kết hợp với thực tiễn.
* Hoạt động 4:
Gọi hs đọc đoạn cuối
15) Em hãy cho biết nội dung của phần cuối?
4. Tác dụng của việc học chân chính
16) Tác giả đã nêu lên tác dụng của việc học chân chính như thế nào?
- Đạo học thành thì người tốt nhiều  Thiên hạ thịnh trị
17) Những lời khuyên về việc học chân chính ấy có ý nghĩa như thế nào đối với ngày nay?
=> Lời khuyên của tác giả không những có giá trị giáo huấn người đương thời mà nó còn có ý nghĩa đến ngày nay. Trước tình trạng học vẹt, học tủ, học để đối phó như hiện nay cần được phê phán mạnh mẽ, cần hướng người học đến với việc học như niềm đam mê thực sự, học để vươn lên cùng bạn bè, học để xây dựng đất nước.
* Hoạt động 5:
Nhận xét về cách lập luận của tác giả
(lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao)
18) Có thể khái quát trình tự lập luận bằng một sơ đồ như thế nào?
Mục đích chân chính
Phê phán những lệch lạc, Khẳng định quan điểm,
Sai trái trong việc học phương pháp đúng đắn
Tác dụng của việc học chân chính.
Giáo viên bình:
 “Học như nghịch thủy bình chu” việc học chúng ta như con thuyền đang ngược dòng nước, không tiến thì lùi. Qua văn bản này, chúng ta thấy Nguyễn Thiếp đã đưa ra phương pháp học hết sức đứng đắn, có sức thuyết phục người đọc. Học để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm phồn vinh đất nước chứ không phải cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp và học phải đi đôi với hành.
19) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Bàn luận về phép học”?
Hs trả lời, gv gọi hs khác đọc ghi nhớ
III. GHI NHỚ:
SGK TRANG 79
* Hoạt động 6: luyện tập
 Gv hướng dẫn hs xác định luận điểm, luận đề.
IV. LUYỆN TẬP
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
Học bài 
Với dàn ý vừa thiết lập, viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Soạn :Luyện tập xây dựng và Trình bày luận điểm.
Tiết 102
 LUYỆN Tập xây dựng 
và trình bày luận điểm
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
Củng cố chắc hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm. Vận dụng những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc . 
B. PHƯƠNG PHÁP:
Diễn giảng - Phát vấn – thảo luận -Nêu vấn đề – quy nạp kiến thức.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định - Kiểm tra bài cũ:
Khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận, ta cần chú ý điểm nào?
Kiểm tra làm bài tập 3 , 4 của tiết trước 
2.Vào bài: Trong bài “Bàn luận về phép học” Nguyễn Thiếp đã đưa ra phương pháp học “Học đi đôi với hành”. Em hãy nêu sự cần thiết và tác dụng của phương pháp học này. Để thực hiện được nhiệm vụ mà đề bài nêu ra, em sẽ lần lượt đi theo những bước nào?
3. Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
Hoạt động 1:
Cho học sinh ôn lại phần ghi nhớ tiết 103. Đọc kĩ lại các bài “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ”, học tập cách tổ chức và trình bày luận điểm của các văn bản đó .
1. Chuẩn bị Sgk trang 83
* Hoạt động 2:
Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu đề bài, để có thể tự trả lời chính xác (bài 1 tr 83)
Cho nhóm 1: đọc đề bài 1 (Tr 83)
Nhóm 2 : xác định yêu cầu của để bài là gì? Đề bài yêu cầu “Khuyên một số bạn trong lớp cần học tập chăm chỉ hơn”
@ Luyện tập:
2.1: Đề bài: “hãy viết một bài cho tờ báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần học tập chăm chỉ hơn”
Nhóm 3: Hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa chính xác, cần phải thêm bớt hoặc điều chỉnh sắp xếp lại cho hợp lý không?
 Luận điểm (a) không hợp lý vì luận điểm nói tới lao động tốt.
- Loại bỏ nội dung không phù hợp ở luận điểm (a)
Nhóm 4: Thêm vào luận điểm để cho đề bài hoàn toàn sáng rõ.
Nhóm 5: sắp xếp các luận điểm hợp lý chưa?
Các luận điểm hợp lý? Vị trí luận điểm
làm cho bài thiếu mạch lạc, luận điểm.
(đ) không đứng sau luận điểm d được.
- Thêm vào luận điểm:
+ Đất nước rất cần những người tài giỏi.
+ Phải học chăm mới học giỏi, mới thành tài.
Nhóm 6: điều chỉnh lại – sắp xếplại hệ thống luận điểm, bố cục rõ ràng.
 Đến đây, giáo viên nên gợi mở, hướng dẫn học sinh thêm bớt, điều chỉnh lại luận điểm.
Chẳng hạn:
a) Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đưa tổ quốc sánh kịp với bạn bè năm châu.
Quanh ta có nhiều tấm gương học sinh phấn đấu học giỏi.
Muốn học giỏi. Muốn thành tài thì phải chăm học.
Một số bạn ham chơi, chưa chăm học làm cho thầy cô giáo và ba mẹ buồn lòng.
Nếu bây giờ lo chơi, không chịu khó học chăm chỉ thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống.
Vì vậy các bạn bớt vui chơi, chịu khó học chăm chỉ. Sau này tìm được nhiều niềm vui chân chính
* Hoạt động 3:
 Hướng dẫn học sinh trình bày một trong những luận điểm của bài làm.
 Có thể dùng những câu nào trong các câu chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm được nêu dưới đây. Trong số đó em thích câu nào? (tr 84 mục 2a có 4 luận điểm)
 Câu thứ hai. Xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm đứng trên. Hai luận điểm ấy không có quan hệ nhân quả để nối bằng từ “do đó”
 Gv không nên ép buộc sở thích của hs, tùy theo sở thích mà các em đã chọn.
2.2 Trình bày luận điểm trên thành đoạn văn nghị luận.
Thảo luận:
 Những luận cứ dưới đây nên sắp xếp theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trở nên rành mạch, chặt chẽ? (tr 84 – phần 2b)
 Các luận cứ dưới đây được sắp xếp theo trình tự hợp lý.
 Đoạn văn nghị luận nào củng phải có kết đoạn không? Không nhất thiết đòi hỏi mọi đoạn văn đều phải có hoặc đều không được có câu kết đoạn.
 Cho các em viết câu kết đoạn mà đề bài đã đưa ra ở phần 2.1
- Làm thế nào để chuyển đoạn văn diễn dịch thành quy nạp và ngược lại? Sửa câu chủ đề và những câu văn sao cho sự liên kết trong đoạn không bị mất đi.
* Hoạt Động 4:
 Cho học sinh trình bày trước lớp luận điểm mà các em vừa chuẩn bị, các em khác lắng nghe và nhận xét. Giáo viên cần nêu lên ưu và khuyết điểm của các em để khắc phục khi luyện tập ở nhà.
Luyện tập ở nhà
Bài 1.2
4 Củng cố:
5.Dặn dò:
Học bài _Làm bài tập 1.2 .Ơn tập về luận điểm 
Củng cố kỉ năng để viết bài văn nghị luận

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 25 - BAN LUAN VE PHEP HOC.doc