Giáo án Ngữ văn 8 Bài 14 – tiết 53: Dấu ngoặc kép

Giáo án Ngữ văn 8 Bài 14 – tiết 53: Dấu ngoặc kép

Bài 14 – Tiết 53

DẤU NGOẶC KÉP

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Học sinh nắm được chức năng của dấu ngoặc kép và phân biệt với dấu ngoặc đơn.

2. Tích hợp với các văn bản đã học, với phần tập làm văn thuyết minh (thuyết minh một thứ đồ dùng)

3. Rèn kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép khi viết văn bản.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu.

- Chuẩn bị một số đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép thể hiện bốn công dụng.

2. Học sinh:

3. Đọc trước bài.

- Sưu tầm một số đoạn văn có sử dụng các loại dấu câu đã học.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Bài 14 – tiết 53: Dấu ngoặc kép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba, ngày 01 tháng 12 năm 2009
Bài 14 – Tiết 53
Dấu ngoặc kép
Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức: Học sinh nắm được chức năng của dấu ngoặc kép và phân biệt với dấu ngoặc đơn.
Tích hợp với các văn bản đã học, với phần tập làm văn thuyết minh (thuyết minh một thứ đồ dùng)
Rèn kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép khi viết văn bản.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Soạn bài, nghiên cứu tài liệu.
Chuẩn bị một số đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép thể hiện bốn công dụng.
Học sinh:
Đọc trước bài.
Sưu tầm một số đoạn văn có sử dụng các loại dấu câu đã học.
Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức: Sĩ số.
Kiểm tra:
Giáo viên bật máy đoạn văn.
? Em hãy điền dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm
m vào đoạn văn sau:
Tôi không ngờ dế choắt nói với tôi một câu như thế này
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
 Tô Hoài, Dế Mèn Phiêu Lưu Ký
: HS trả lời – GV nhận xét cho điểm
Giới thiệu bài: Trong tiếng việt của chúng ta sử dụng 10 loại dấu câu, những dấu câu này có tác dụng làm cho chúng ta đọc, ngắt nghỉ đúng lúc, đúng chỗ và làm rõ nội dung của bài viết. Tiết trước các em đã được học hai loại dấu câu. Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Tiết học hôm nay cô sẽ giải thích cho các em biết thêm một loại dấu câu nữa đó là dấu ngoặc kép. Dấu này có tác dụng như thế nào cô và các em sẽ đi vào bài giảng hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- GV cho học sinh quan sát 4 ví dụ trên máy
? Gọi 1 học sinh đọc 4 ví dụ trên máy (chú ý đọc cả dấu câu cho các bạn cùng nghe)
- Tiếp theo quan sát ví dụ a
? Câu văn được đặt trong dấu ngoặc kép là lời của ai?
- Đây là câu nói của thánh Găng- đi
? Lời nói có được trích dẫn nguyên vẹn không?
- Câu nói được nhắc lại nguyên văn, đầy đủ chính xác, lời của người khác và được tác giả ghi lại.
? Dấu ngoặc kép có công dụng gì trong ví dụ này?
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
GV: Đây là lời trích nguyên văn câu nói của thánh Găng- đi về cách đối nhân xử thế của con người với nhau. Đây là lời dẫn trực tiếp: được đặt trong dấu ngoặc kép và trước đó có dấu hai chấm 
- Quan sát Ví dụ b ( SGK)
+ GV đưa thêm ví dụ: Dải lụa màu hồng. 
? Em hiểu từ dải lụa màu hồng có nghĩa ntn?
- Dải lụa là tấm vải dài, khổ hẹp mỏng và mềm mại => Đây là nghĩa chính (nghĩa thực)
? Còn từ “Dải lụa” trong VD (SGK) có thể hiểu theo nghĩa cụ thể không?
- Không hiểu theo nghĩa thực, ở đây được hiểu theo nghĩa chuyển từ “Dải lụa” để chỉ chiếc cầu, đây chính là hình ảnh so sánh ngầm.
? Vì sao từ “Dải lụa” được đặt trong dấu ngoặc kép? Có dụng ý gì? 
- Từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ.
? Vậy dấu ngoặc kép được dùng với mục đích gì?
- Quan sát Ví dụ c:
? Em hiểu nghĩa hai từ “Văn minh” , “Khai hoá” như thế nào?
+ Văn minh: Trình độ phát triển đạt đến mức độ nhất định của xã hội loài người.
+ Khai hoá: là mở mang văn hoá cho một dân tộc lạc hậu.
GV: Các em đã học lịch sử rồi, thực chất thực dân Pháp sang xâm lược nước ta chỉ với mục đích vơ vét bóc lột nhân dân gần một thế kỷ, làm cho cuộc sống của người dân Việt Nam đến mức cùng cực nhưng lại luôn miệng nói rằng sang khai hoá văn minh cho dân tộc Việt Nam.
? Từ “Văn minh”, “Khai hoá” được hiểu như thế nào? có được hiểu theo nghĩa chính không?
- Không hiểu theo nghĩa chính mà nhằm mục đích hàm ý mỉa mai, châm biếm.
? Qua ví dụ này em thấy dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
- Quan sát Ví dụ d:
? Dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
- Đánh dấu tên của các vở kịch.
? Ngoài dấu ngoăc kép dùng để đánh dấu tên Vở kịch. Em lấy một ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên một tác phẩm văn học.
Ví dụ: “Tắt đèn” là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố.
? Dấu ngoặc kép em đánh dấu vào từ nào trong câu? Từ “Tắt đèn”.
? Qua việc nghiên cứu hai ví dụ trên dấu ngoặc kép còn có công dụng gì?
GV: Các em lưu ý đôi khi tên những tác phẩm, tờ báo, tập san người ta in nghiêng, in đậm khi đánh máy. Nhưng trong văn bản viết tay thì dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu là bắt buộc
? Qua 4 ví dụ vừa tìm hiểu em hãy cho biết dấu ngoặc kép có những công dụng nào?
- GV bật máy phần ghi nhớ – gọi 2 học sinh đọc.
? Trong 3 công dụng nói trên thì công dụng nào là khó vận dụng nhất vì sao?
- Công dụng thứ 2 vì muốn hiểu được nó các em phải tích luỹ, huy động vốn kiến thức để hiểu biết hơn.
Chuyển: chúng ta vừa biết được 3 công dụng của dấu ngoặc kép để sử dụng dấu ngoặc kép một cách chính xác sau đậy cô sẽ chuyển sang phần luyện tập.
? Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1:
* Phần a.
? Dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
- Đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp.
GV: Lời dẫn trực tiếp ở đây là những câu nói mà Lão Hạc tưởng tượng là con chó vàng muốn nói với Lão.
* Phần b.
? Từ ngữ dùng trong dấu ngoặc kép với dụng ý gì?
-> Mỉa mai.
? Tại sao em cho rằng từ đó là mỉa mai?
GV: Một anh chàng được coi là “hầu cận ông lí” mà bị một người đàn bà đang nuôi con mọn túm tóc lẳng ngã nhào ra thềm một cách dễ dàng như vậy.
? Dấu ngoặc kép trong câu này có tác dụng gì? 
* Phần c, d: Học sinh về nhà làm.
* Phần e.
? Dấu ngoặc kép trong câu trên có tác dụng gì? Vì sao?
- Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp: đó là từ “Mặt sắt”, “Ngây vì tình”
GV: Trong câu này nhà phê bình Hoài Thanh đã mượn những từ ngữ trong hai câu thơ trích Truyện Kiều Nguyễn Du để dùng lại trong bài viết của mình để nhấn mạnh sự xấu xa, bỉ ổi của Hồ Tôn Hiến.
Lưu ý: Hai câu thơ được dẫn trực tiếp từ Truyện Kiều của Nguyễn Du trong trường hợp này đã in nghiêng nên không dùng dấu ngoặc kép.
Chuyển: Vận dụng những điều các em đã hiểu kĩ về dấu ngoặc kép sau khi chúng ta sẽ chuyển sang bài tập 2.
? Hãy nêu yêu cầu của bài tập 2 (điền dấu hai chấm và dấu ngoặc kép có điều chỉnh chữ viết hoa và giải thích lí do) 
? Phát phiếu học tập cho học sinh.
Nhóm 1: Tìm hiểu phần a.
Nhóm 2: Tìm hiểu phần b.
Nhóm 3: Tìm hiểu phần c.
? Yêu cầu học sinh thảo luận trong hai phút.
? Gọi nhóm 1 trình bày phần a.
- Sau khi học sinh trả lời.
- Gọi nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên chốt lại đưa đáp án.
? Tại sao em lại điền dấu hai chấm sau chữ “cười bảo”
? Tại sao em điền dấu ngoặc kép vào từ “cá tươi” và “tươi”
? Gọi nhóm 2 trình bày phần b.
? Gọi nhóm 3 trình bày phần c.
? Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.
? Em hãy so sánh nghĩa của hai câu trên.
- Hai câu trên có nghĩa giống nhau (đều thể hiện lòng mong muốn của Bác Hồ về đất nước tự do độc lập, nhân dân no ấm)
? Tại sao lại dùng những dấu câu khác nhau.
- Phần a: Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Phần b: Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp)
? Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 4.
? Bài tập 4 yêu cầu em phải làm những công việc gì? 
- GV: ra đề bài cụ thể cho học sinh.
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu cấu tạo trong của phích nước có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép (từ 5 ->7 dòng)
- GV quy đinh thời gian viết trong 5 phút 
- Hết thời gian GV thu bài (2 bài viết) chiếu trên máy 
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung, sửa sai.
GV chiếu một đoạn văn mẫu cho học sinh tham khảo.
 Kính thưa các thầy cô giáo 
 Các bạn thân mến!
Phần trong (ruột phích): làm bằng thuỷ tinh hai lớp, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. Phía trong lớp thuỷ tinh có tráng thuỷ ngân có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt, miệng nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt. Bố tôi nói rằng: “Khi chọn mua phích thì phải mở nắp phích đưa lên tai nghe nếu có tiếng ro ro là phích tốt”
? Gọi học sinh giải thích công dụng của từng loaị dấu.
- Dấu hai chấm: Báo trước phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
- Dấu ngoặc đơn: Đánh dấu phần chú thích (giải thích và bổ sung thêm)
- Dấu ngoặc kép: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp câu nói của bố.
I. Công dụng.
1. Ví dụ.
* Ví dụ a:
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
* Ví dụ b:
- Đánh dấu từ ngữ: 
+ Được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
* Ví dụ c:
+ Có hàm ý mỉa mai.
* Ví dụ d:
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập sanđược dẫn.
2. Ghi nhớ.
II. Luyện tập.
Bài tập 1:
a. Câu nói được dẫn trực tiếp.
b. Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai.
e. Từ ngữ được dẫn trực tiếp.
Bài tập 2: (thảo luận nhóm) (2 phút)
a. Báo trước lừi đối thoại 
- Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp.
b. Báo trước lời dẫn trực tiếp.
c. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Bài tập 3.
Bài tập 4: ( 5 phút)
4. Củng cố: GV khăc sâu công dụng của dấu ngoặc kép:
? Trường hợp nào không phải là chức năng của dấu ngoặc kép:
Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Đánh dấu phần chú thích. 
Đánh dấu tên tác phẩm, tập san
Đánh dấu từ ngữ dùng theo nghĩa đặc biệt, mỉa mai.
 5. Dặn dò:
 - Về nhà làm bài tập 5.
 - Viết thêm đoạn văn thuyết minh về phần cấu tạo ngoài của phích.
 - Chuẩn bị bài luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng.

Tài liệu đính kèm:

  • docHoi giang Tiet3.doc