Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 13

Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 13

A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

- Nắm được mục đích và nội dung cơ bản của bài văn là khẳng định vai trò hết sức to lớn của giáo dục đối với mọi mặt tương lai của thế giới

- Thấy được đặc điểm và tác dụng của văn lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.

B. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. ỔN ĐỊNH

2. KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Đọc thuộc các chú thích bài “On dịch, thuốc lá”.

- Văn bản đã trình bày tác hại của thuốc lá như thế nào?

- Tác giả vận dụng những phương pháp thuyết minh gì? Tác dụng ?

3. GIỚI THIỆU BÀI MỚI.

Những nước phát triển đều là những nước có đầu tư lớn cho giáo dục bởi giáo dục không chỉ là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế mà con cho sự phát triển của chính trị và sự tiến bộ của xã hội. Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay để thấy được vai trò hết sức to lớn của giáo dục trong đời sống.

 

doc 10 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13 - Tiết 49
Văn bản
GIÁO DỤC, CHÌA KHOÁ CỦA TƯƠNG LAI
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh: 
- Nắm được mục đích và nội dung cơ bản của bài văn là khẳng định vai trò hết sức to lớn của giáo dục đối với mọi mặt tương lai của thế giới
- Thấy được đặc điểm và tác dụng của văn lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.
B. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
ỔN ĐỊNH
KIỂM TRA BÀI CŨ: 
Đọc thuộc các chú thích bài “Oân dịch, thuốc lá”.
Văn bản đã trình bày tác hại của thuốc lá như thế nào?
Tác giả vận dụng những phương pháp thuyết minh gì? Tác dụng ?
GIỚI THIỆU BÀI MỚI.
Những nước phát triển đều là những nước có đầu tư lớn cho giáo dục bởi giáo dục không chỉ là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế mà con cho sự phát triển của chính trị và sự tiến bộ của xã hội. Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay để thấy được vai trò hết sức to lớn của giáo dục trong đời sống.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chú thích
- Giáo viên hỏi học sinh về 8 chú thích trong SGK
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH: (SGK)
* Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản
- Theo em, văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào? Vì sao?
 ( Phương thức biểu đạt chính là lập luận vì tác giả dùng lý lẽ để thuyết phục người đọc về một vấn đề xã hội bằng các câu nhận xét, các mệnh đề phán đoán nhằm làm sáng tỏ ý kiến của mình)
- Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong vănbản này là gì? Em có suy nghĩ gì về nhan đề văn bản? (Vấn đề giáo dục. Giáo dục là chìa khoá của cánh cổng mở ra cho nhân loại bước vào tương lai -> Khẳng định tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai thế giới).
- Em hãy xác định bố cục văn bản và nêu ý chính từng phần.?
 ( Mở bài: tốc độ gia tăng dân số ảnh hưởng rất lớn đến tương lai xã hội; Thân bài: nhấn mạnh vai trò của giáo dục; Kết bài: Đề cao vai trò lực lượng giáo dục, đặc biệt là người mẹ).
 II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
- Theo tác giả, muốn có một chính sách dân số đúng, chúng ta cần phải làm gì? Đặc biệt phải chú ý điều gì?
 ( Giải quyết vấn đề dân số bằng một chiến lược hợp nhất: bảo vệ môi trường, đẩy mạnh phúc lợi kinh tế và nâng cao vị trí của người phụ nữ.)
Mở bài:
Từ đầu “vị trí của người phụ nữ”.
- Chính sách dân số phải nằm trong một chiến lược hợp nhất
 -  nâng cao vị trí người phụ nữ.
- Vai trò của giáo dục trước hết là gì?
 (làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số)
Thân bài:
“Muốn có hiện quả chủ vận mệnh mình”
- Giáo dục làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
- Theo tác giả, giáo dục có vai trò như thế nào trong việc làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số?
+ Hạ thấp tỉ lệ thụ thai, tử vong
 ( đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai cũng như tử vong, chỉ có tuyên truyền giáo dục mới hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số, chỉ có đầu tư vào giáo dục mới làm giảm con số 900 triệu người mù chữ (phụ nữ) và 29 % bé gái chưa được đến trường)
+ Hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số.
+ Giảm tỉ lệ phụ nữ mù chữ, các bé gái chưa được đến trường.
- Những đoạn văn nào trong phần thân bài nêu lên khái quát nội dung và tác dụng của giáo dục đối với xã hội? ( 2 đoạn: “Mọi bằng chứng  tiến bộ xã hội” và “Giáo dục  làm chủ vận mệnh của mình”)
- Ngoài vai trò làm giảm sự gia tăng dân số giáo dục còn có tác dụng như thế nào, đối với con người?
- GD khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người.
- Ở phần kết, tại sao tác giả lại đề cao vai trò thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là người mẹ?
Kết bài:
- Đặc biệt đề cao vai trò người mẹ
( Bởi những đối tượng trên có vai trò rất lớn trong sự nghiệp giáo dục, họ là những người giáo dục trẻ em – thế hệ tương lai)
- Em có nhận xét gì về trình tự lập luận của tác giả?
 ( hợp lý, chặt chẽ: Tương lai thế giới phụ thuộc nhiều vào gia tăng dân số -> Chính sách dân số phải được giải quyết tận gốc rễ -> phải đầu tư vào giáo dục bằng truyền bá kiến thức -> chứng minh vai trò to lớn của giáo dục).
* Hoạt động 4:
Học sinh tự rút ra nội dung, ý nghĩa cần ghi nhớ của văn bản (HS đọc ghi nhớ).
III. GHI NHỚ:
* Hoạt động 5:
Luyện tập
LUYỆN TẬP
Bt trang 139
Gợi ý viết đoạn:
Đẩy mạnh giáo dục làm hạn chế tỉ lệ thụ thai, tử vong.
Hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số chỉ có thể là kết quả của tuyên truyền giáo dục
Ưu tiên đầu tiên cho giáo dục -> hạ thấp tỉ lệ mù chữ
Tương lai trẻ em phụ thuộc nhiều vào giáo dục.
Nghèo nàn, lạc hậu hạn chế sự phát triển GD, ngược lại GD không phát triển tạo nên nghèo nàn.
 Củng cố:
Giáo dục có vai trò như thế nào trong đời sống?
 Dặn dò:
Học bài.
Soạn “ Chương trình địa phương phần Văn” đã dặn ở tiết 39
Bài 13 - Tiết 50
dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Hiểu rõ chức năng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Biết dùng hai dấu trên trong khi viết.
B. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là câu ghép chính phụ, câu ghép liên hợp? Cho ví dụ
Xác định câu ghép và các kiểu câu ghép trong đoạn văn sau.
 Con voi A Khâm vừa được ở lại trạm . Tôi muốn cưởi nó ngay . Nhưng trạm trưởng nghiêm cấm vì ông sợ voi còn bé quá, chưa quen và có thể bỏ đi.
 - Sửa bài tập.
Giới thiệu bài mới:
 Ngoài các dấu để phân loại kiểu câu, chúng ta còn học những dấu câu khác: dấu ngang, dấu chấm lửng, hôm nay các em tìm hiểu theo cách sử dụng hai loại dấu : dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1:
 Tìm hiểu chức năng dấu ngoặc đơn
Học sinh đọc ví du
Dấu ngoặc đơn trong các câu trên dùng để làm gì?
I. DẤU NGOẶC ĐƠN:
 a) Đùng một cái; họ (những người bản xứ)
 -> Thuyết minh về “họ”
 b)  những con ba khía (ba khía là một loại còng biển lai cua)
-> Thuyết minh về con ba khía
 c) Lý bạch (701. 762), nhà thơ nổi tiếng đời Đường (618. 907)
-> Bổ sung năm sinh, năm mất của Lý Bạch và năm bắt đầu, năm kết thúc của triều đại Đường.
- Nếu bỏ những phần trong ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản của câu có thay đổi không? (không vì không thuộc nghĩa cơ bản, chỉ là phần bổ sung)
- Giáo viên đề cập đến nhiều trường hợp dùng dấu ngoặc đơn đóng khung dấu chấm hỏi, chấm than, dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu xuất xứ của một câu, một đọan trích, một văn bản.
- Hãy nêu trường hợp sử dụng dấu ngoặc đơn.
 (Học sinh đọc ghi nhớ 1)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của dấu hai chấm.
Học sinh đọc ví dụ.
Dấu hai chấm trong các câu trên dùng để làm gì?
II. DẤU HAI CHẤM:
Tôi phải bảo:
- Được, chú mình cứ
-> Báo trước lời đối thoại
b) Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng”
-> báo trước lời dẫn trực tiếp.
 c) Hãy nghĩ kỹ điều này En – Ri - Co ạ: trong đời ngày mà con mất mẹ.
 -> Thuyết minh phần phía sau.
- Từ các ví dụ trên, em hãy nhận xét vai trò của dấu hai chấm?
- Học sinh đọc ghi nhớ 2
III. GHI NHỚ
(Sgk trang 141, 142)
* Hoạt động 3: Luyện tập 
IV.LUYỆN TẬP
Làm bài tập 1,2,4
Thảo luận bài tập 3
4. Củng cố:
Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm dùng trong những trường hợp nào?
5. Dặn dò:
Học bài, làm bt 5
Soạn “Dấu ngoặc kép”
 Bài 13 - Tiết 51
đề văn thuyết minh và 
cách làm bài văn thuyết minh
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Cần hiểu cách làm bài văn thuyết minh. Với đề bài này, học sinh sẽ thấy: chỉ cần quan sát, tìm hiểu đối tượng là sẽ làm được bài thuyết minh.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Giới thiệu bài mới:
 Chúng ta đã hiểu thế nào là thuyết minh cũng như yêu cầu của một vài bản thuyết minh và các phương pháp được sử dụng trong bài. Bài học hôm nay sẽ giúp các em cách làm một bài thuyết minh hoàn chỉnh qua việc tìm hiểu và phân tích một văn bản cụ thể.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
Hoạt động 1:
Tìm hiểu 12 đề văn thuyết minh trong SGK.
- Học sinh đọc 12 đề văn, xác định đối tượng thuyết minh, nhận xét phạm vi các đề nêu trên.
=> đề g, m là đề tự chọn, nhìn chung, các đề trên đều có phạm vi gần gũi, quen thuộc với đời sống, chỉ quan sát, tìm hiểu là có thể làm được.
I. ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH:
 1) Đề văn thuyết minh:
 - Phạm vi gần gũi, quen thuộc.
* Hoạt động 2:
 Tìm hiểu bài “Xe đạp”
2) cách làm bài văn thuyết minh:
 Bài: Xe đạp
- Cho biết đối tượng thuyết minh. Vì sao em biết đây là một bài thuyết minh? ( Xe đạp. Bài văn cung cấp tri thức về xe đạp: Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động)
- Hãy tìm sự khác nhau giữa một bài văn miêu tả xe đạp và một bài văn thuyết minh xe đạp.
( * Miêu tả: * Thuyết minh:
Xe của ai? (cụ thể) - Xe đạp là một phương tiện giao thông
Xe nam, nữ? - Cấu tạo
Màu sắc, Hiệu? - Nguyên tắc hoạt động 
Hoạt động 3:
Xây dựng bố cục và nội dung
Bài văn gồm mấy phần? Nội dung từng phần?
Trong phần mở bài, có thể có cách diễn đạt khác không?
(Có thể bỏ câu đầu)
Bố cục:
- Mở bài: từ đầu “sức người”
 Xe đạp là một phương tiện giao thông
- Thân bài: “xe đạp gần chỗ tay cầm” : Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của xe đạp.
- Kết bài: Phần còn lại : Ích lợi và vị trí của xe đạp trong tương lai.
Hoạt động 4:
Tìm hiểu phần thân bài:
 - Trong phần thân bài, tác giả trình bày cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của xe đạp bằng phương pháp gì?
Thân bài:
- Dùng phương pháp phân tích, phân loại:
 + Hệ thống truyền động.
 + Hệ thống điều khiển.
 + Hệ thống chuyên chở.
Theo em, có thể dùng phương pháp liệt kê được không?
 ( Không. Vì không nói rõ cơ chế hoạt động của xe đạp)
- Gọi học sinh lên thuyết minh từng hệ thống của xe đạp, có giáo cụ trực quan là ... ïc sinh thảo luận để lập dàn ý đề: “ Chiếc nón lá”
Gợi ý bài tập :
Mở bài:
Chiếc nón lá không chỉ là vật che mưa, nắng mà còn mang lại nét duyên dáng cho người phụ nữ VN.
Thân bài:
Nón có dạng hình chóp.
Được làm từ lá mây, lá cọ nan tre uốn thành từng vòng tròn nhỏ dần lên đỉnh, dây cột là dây cước, lá mang về rữa, phơi, ủi cho phẳng.
Cần có khuôn đặt nan và lá vào rồi may bằng dây cước.
Lộn ngược nón, cắt miếng vải hình tròn nhỏ để vừa đủ che các mối kết ở đỉnh, kết quai
Miền Trung nổi tiếng với nghề làm nón (đặc biệt là nón bài thơ)
Nón còn dùng để làm quà tặng, quạt, đựng.
Điệu múa nón: xếp hình tròn, di chuyển theo đường tròn, hình chữ S.
Chiếc nón lá đi kèm áo bà ba, nụ cười tươi của cô gái -> hình ảnh quảng bá cho ngành du lịch VN.
Kết bài:
Yêu mến tự hào, vị trí chiếc nón lá trong đời sống, tâm hồn người Việt
4. Củng cố:
- Giáo viên đánh giá bài làm mỗi nhóm.
5. Dặn dò:
Chuẩn bị “Luyện nói”
Bài 13 - Tiết 51
Cách làm bài văn thuyết minh
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh: 
- Hiểu cách làm bài văn thuyết minh. Đặc biệt ở đây phải làm cho học sinh thấy: làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần học sinh biết quan sát, tích lũy tri thức và trình bày có phương pháp lá được.
B. PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề – Quy nạp kiến thức
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
ỔN ĐỊNH - KIỂM TRA BÀI CŨ: 
 - Để làm tốt một bài văn thuyết minh, em cần phải làm gì?
- Nêu những phương pháp thường sử dụng trong bài văn thuyết minh.
VÀO BÀI
 Chúng ta nắm rõ văn bản thuyết minh để có tri thức về con người và xã hội. Các em đã nắm vững về lý thuyết, hôm nay ta sẽ vận dụng để làm bài thuyết minh.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
Hoạt động 1:
 Tìm hiểu lời văn và tính chất của đề.
- Giáo viên ghi đề lên bảng. Chiếc xe đạp.
Em có suy nghĩ gì về lời văn của đề?
Đề không có hai chữ “thuyết minh” nhưng rõ ràng là phải thuyết minh.
- Vậy việc làm đầu tiên sau khi có đề bài là gì?
 Xác định xem đề thuộc thể loại văn gì
@ Giáo viên: bởi có xác định được thể loại thì chúng ta mới có phương pháp làm bài phù hợp.
- Vậy là đề bài này thuộc thể loại văn thuyết minh, em hãy nhắc lại tính chất của bài văn thuyết minh?
 Có tính chất tri thức, khách quan, thực dụng là loại văn bản có khả năng cung cấp tri thức xác thực hữu ích cho con người.
- Cụ thể với đề này khi thuyết minh em sẽ trình bày những gì?
 Trình bày xe đạp như một phương tiện giao thông phổ biến. Do đó cần trình bày cấu tạo, tác dụng của loại phương tiện này.
- Tại sao em không nói tời màu sắc, xe nam hay nữ, xe Việt Nam hay xe ngoại, của em hay của bố em?
 Bởi đề này như trên đã xác định thể loại văn thuyết minh mà đã là thuyết minh thì phải trình bày cấu tạo, tác dụng. Còn nói tới những đặc điểm trên là đi vào miêu tả rồi.
@ Giáo viên lưu ý: các bài thuyết minh nhìn bề ngoài có vẻ giống như miêu tả, giải thích mà.
- Miêu tả trong nội dung đã học là một yếu tố thuộc loại tự sự nhằm tái hiện con người, sự vật, làm cho người ta cảm thấy được chúng.
- Còn giải thích trong nội dung đã học là một thao tác trong văn nghị luận, chủ yếu thường là giải thích ý nghĩa của một câu tục ngữ, bài ca dao, một nhận định.
- Tóm lại để làm bài văn thuyết minh việc đầu tiên là em phải làm gì?
 Phải nhận thức rõ yêu cầu của bài làm là cung cầp tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh.
@ Giáo viên: bây giờ các em sẽ đi tìm hiểu cách làm bài văn thuyết minh thông qua bài “ Chiếc xe đạp” sgk trang 114 – 115.
* Hoạt động 2:
 Xây dựng bố cục và nội dung.
- Cho học sinh đọc bài “ Chiếc xe đạp”
Bài này có bố cục gồm mấy phần? Mỗi phần ở đây có nội dung gì?
Bố cục gồm 3 phần.
+ Mở bài: giới thiệu khái quát về phương tiện xe đạp.
+ Thân bài: giới thiệu cấu tạo của xe đạp và nguyên tắc hoạt động của nó.
+ Kết bài: vị trí của xe đạp đời sống của người Việt nam và trong tương lai.
Mở bài:
- Phần mở bài đã được giới thiệu như thế nào?
 Có một thời  sức người.
- Có thể có cách diễn đạt khác không? (Ví Dụ: bỏ câu một trong đọan mở bài)
 Có thể bỏ được bởi đó chỉ là một câu cho ta biết xe đạp một thời đã quá gắn bó với người Việt Nam.
 Diễn đạt cách khác: xe đạp là phương tiện giao thông phổ biến không ai là không biết 
=> Ở phần mở bài quan trọng là phải giới thiệu được cái gì?
- Khái quát nhất dối tượng thuyết minh.
Thân bài:
- Phần thân bài người viết đi vào trình bày cái gì?
 Cấu tạo của chiếc xe đạp.
- Để trình bày cấu tạo chiếc xe đạp, người viết đã chia chiếc xe đạp ra làm mấy bộ phận? Các bộ phận đó là gì?
 Chia ra làm 3 bộ phận.
+ Hệ thống truyền động.
+ Hệ thống điều khiển
+ Hệ thống chuyên chở.
Để giới thiệu về cấu tạo của xe đạp, người viết đã dùng phương pháp gì?
 Phương pháp phân tích.
Có thể dùng phương pháp khác được không? Chẳng hạn dùng theo lối liệt kê. Ví dụ xe đạp có khung xe, bánh xe, càng xe, xích, líp, bàn đạp?
Không được bởi không nói được cơ chế hoạt động của xe đạp.
=> Như vậy khi thuyết minh, người viết cần phải chọn phương pháp thuyết minh cho phù hợp.
Cùng với phương pháp phân tích người viết đã giới thiệu cụ thể từng hệ thống . Trước hết hệ thống truyền động được người viết giới thiệu như thế nào? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu?
 Cho hs trả lời theo sgk
 Đầu tiên người viết giới thiệu liệt kê các bộ phận sau đó giới thiệu cụ thể cơ chế chuyển động của hệ thống truyền động.
Còn hệ thống điều khiển?
Khác với cách giới thiệu của hệ thống truyền động, người viết giới thiệu từng bộ phận với vị trí, nguyên tắc, tác dụng của nó.
Hệ thống chuyên chở?
Liệt kê các bộ phận sau đó nói rõ vị trí, tác dụng.
Các bộ phận chủ yếu được được giới thiệu theo thứ tự nào? Có hợp lí không? Vì sao?
Từ bộ phận mang tính đặc trưng nhất (hệ thốngtruyền động). Bởi có vậy người ta mới gọi đó là xe đạp.
Em có thể giới thiệu theo thứ tự khác không? Ví dụ hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động, hệ thống chuyên chở?
Cũng được. Tuy nhiên khi giới thiệu như vậy nét đặc trưng của xe đạp dễ bị lu mờ. (Hai hệ thống điều khiển và chuyên chở nhiều bộ phận ở một vài xe loại khác cũng có)
Từ đó, em thấy việc giới thiệu về các yếu tố của đối tượng cần thuyết minh có phải là việc làm tùy tiện, muốn thế nào cũng được không?
Không. Cần trình bày theo thứ tự thích hợp sao cho người đọc dễ hiểu.
Nhờ đâu mà người viết có thể giới thiệu cụ thể các bộ phận, nguyên tắc hoạt động cũng như tác dụng của từng bộ phận chiếc xe đạp đến thế.
=> Nhờ người viết quan sát, tìm hiểu kỉ lưỡng, chính xác.
Kết bài:
- Ở phần kết bài người viết nêu lên cái gì?
 Tác dụng của xe đạp và tương lai của nó.
Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, cách diễn đạt trong bài chiếc xe đạp?
Ngôn ngữ sử dụng chính xác.
Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
Tóm lại:
Thông qua bài “Chiếc xe đạp” em hãy nói lên những hiểu biết của mình về cách làm một bài văn thuyết minh?
Bố cục 3 phần
+ Mở bài: giới thiệu khái quát đối tượng thuyết minh.
+ Thân bài: giới thiệu chi tiết, cụ thể đối tượng thuyết minh
+ Kết bài: vai trò, tác dụng, 
Trước khi đi vào thuyết minh người viết phải quan sát, tìm hiểu kỉ lưỡng, chính xác đối tượng thuyết minh.
Chọn phương pháp thuyết minh cho phù hợp với đối tượng.
Trình bày theo thứ tự thích hợp
Sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
* Hoạt động 3:
- Cho học sinh đọc phần ghi nhớ sgk trang 146
* Hoạt động 4: Luyện tập
- Lập ý và dàn ý cho đề thuyết minh “Chiếc nón lá”
Mở bài:
 Nón lá là đồ dùng để đội đầu, che mưa nắng, mang đến làn gió mát nhưng khi trời nắng và tăng thêm sự duyên dáng cho cô gái Việt nam.
Thân bài:
- Nón có hình một vòng tròn và nhỏ dần lên đỉnh giống như một quả núi. Chân núi là vành nón, đỉnh núi là chóp nón
- Nón được làm bằng tre và lá cọ non. Những thanh tre dài được chẻ nhỏ chuốt tròn giống như những que đan có đường kính nhỏ nhất khoảng 1mm, lớn nhất 3mm. Lá cọ non phơi héo, hơ qua lửa rồi dùng một nùi giẻ vuốt cho phẳng.
- Đầu tiên, người ta tạo dáng bằng một khung theo một kích cỡ nhất định. Tiếp đó, người ta uốn những thanh tre từ nhỏ đến lớn trên kia thành những vòng tròn và dải đều từ đỉnh xuống chân. Sau đó, người ta lợp kín lá cọ thành từng lớp (thường từ hai đến ba lớp) và bắt đầu chằm từ trên xuống dưới, Nón được chằm bằng những sợi cước nhỏ như những sợi chỉ cho lá dính chắc vào những vòng tròn. Xong cuôi, một lớp dầu bóng được quét lên. Nón được sản xuất ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng là nón Huế (Nón bài thơ: nón trắng, mỏng và đẹp, soi lên thấy rõ hình trang trí bên trong)
- Nón dùng che nắng, che mưa; bên bờ ruộng quạt mát, cô gái che nghiêng làm duyên.
- Dùng nón làm món quà tặng cho nhau
- Những điệu múa ca ngơi về quê hương đất nước, chiếc nón lá xếp thành đội hình đất nước Việt Nam.
- Cùng với chiếc áo dài, chiếc nón lá đã trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam; trở thành nét văn hoá độc đáo mang bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Kết bài:
- Em rất yêu qúy chiếc nón lá Việt Nam.
- Trong cuộc sống hiện đại khi có nhiều đồ dùng đội đầu khác chiếc nón lá không còn thông dụng như xưa, tuy nhiên ngườ ta vẫndùng khi ra đồng, dùng trong văn hoá nghệ thuật (tiêu biểu cho nền văn hoá Việt Nam)
Củng cố:
 Em hãy nhắc lại cách làm một bài văn thuyết minh.
Dặn dò:
Học bài 
Viết dàn ý chi tiết trên thành một bài văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 13 - GIAO DUC.doc