Giáo án Ngữ văn 8 (4 cột) - Tuần 1

Giáo án Ngữ văn 8 (4 cột) - Tuần 1

TUẦN 1 Ngày soạn:

TIẾT 1-2 Ngày dạy:

BÀI 1 : TÔI ĐI HỌC

 Thanh Tịnh

 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

-Về kiến thức: Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên qua ngòi bút giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh

-Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “ tôi”.

-Về thái độ: Liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân.

 II/ CHUẨN BỊ:

-GV: Đọc SGV, SGK , soạn giáo án, tham khảo tài liệu

 Sưu tầm tranh của những buổi lễ khai giảng năm học.

-HS: Đọc văn bản và chú thích

 Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK

 III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (4 cột) - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Ngày soạn: 
TIẾT 1-2 Ngày dạy:
BÀI 1 : TÔI ĐI HỌC
 Thanh Tịnh
˜ ˜ & – — 
 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Về kiến thức: Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên qua ngòi bút giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh
-Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “ tôi”.
-Về thái độ: Liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân.
 II/ CHUẨN BỊ:
-GV: Đọc SGV, SGK , soạn giáo án, tham khảo tài liệu
 Sưu tầm tranh của những buổi lễ khai giảng năm học.
-HS: Đọc văn bản và chú thích
	 Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
 III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HỌATĐỘNG CỦA THẦY
H .ĐỘNG CỦA TRÒ
ND. GHI BẢNG
TG
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ
Ở chương trình Ngữ văn 7, các em đã được học một văn bản mở đầu chương trình là bài nào? ( Cổng trường mở ra )Ở bài này Lý Lan đã có một ấn tượng sâu sắc của mình đối với ngày đầu tiên đi học. Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong một con người. Cũng một nhà văn khác Thanh Tịnh đã ghi lại cảm xúc miên man của mình về ngày đầu tiên đi học qua văn bản “Tôi đi học” hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc tìm hiểu chú thích
Mục tiêu: HS nắm được vài nét về tác giả, tác phẩm
-H: Nhìn vào chú thích SGK hãy nêu vài nét nổi bật về tác giả Thanh Tịnh?
-GV: Dựa vào SGV giải thích thêm về tác giả Thanh Tịnh
-H: Em hãy cho biết xuất xứ của văn bản
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm
 -Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác nhân vật “tôi”
-GV hướng dẫn HS đọc văn bản, giọng đọc diễn cảm trôi chảy
-GV đọc mẫu 1 đoạn gọi HS đọc tiếp
-H: Theo em văn bản có thể chia làm mấy phần?
-H: Hãy tìm ranh giới và nội dung của từng phần? 
Gọi HS khác nhận xét và GV đưa ra kết luận sau cùng
-H: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào em đã được học
-H:Tác giả kể theo trình tự nào?
 -H: Văn bản được kể ở ngôi thứ mấy?
-GV hướng dẫn HS đi vào phân tích nội dung văn bản tâm trạng cảm giác nhân vật “tôi”
-GV yêu cầu HS đọc lại phần I
GV:Trước hết chúng ta tìm hiểu tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi khi cùng mẹ tới trường
-H: Thời gian được tác giả nhắc đến đầu văn bản là gì?
-H: Với thời gian ấy có sự kiện gì nổi bật
-H: Em có liên tưởng gì khi nghe những sự kiện ấy? 
 -H: Điều khiến tác giả không quên được khi lần đầu tiên đến trường là gì?
-H: Nhân vật “tôi” cảm nhận thế nào về con đường và cảnh vật xung quanh?
-H: Vì sao “tôi” có cảm nhận như vậy?
-H: Trước sự thay đổi trong lòng “tôi” cảm thấy mình như thế nào?
-H: Từ đó em có nhận xét gì về tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi”
-H: Tại sao “tôi” lại có cảm giác như vậy?
-H: Ngôi trường “tôi” đi học mang tên gì?
-H: Khi đi bẫy chim ghé trường “tôi” cảm nhận đó là một nơi như thế nào?
-H: Hôm nay trường có gì khác vì sao có sự khác biệt đó?
 -H: Hãy cho biết tâm trạng của tôi lúc này?
-H:Tìm những chi tiết cho thấy cảm giác của nhân vật khi chờ nghe gọi tên và khi được gọi đến tên?
GV: Ở bài “Cổng trường mở ra” ngữ văn 7 người mẹ nói “thế giới kì lạ sẽ mở ra”à nhân vật “tôi” bước vào một thế giới mới à xa mẹ hơn
-H: Từ đó em có nhận xét gì về tâm trạng và cảm giác của “tôi”
-Gọi HS đọc đoạn cuối
-H: Cảm nhận của “tôi” về cảnh vật xung quanh như thế nào?
-Nhận thức về những người bạn xung quanh , tâm trạng, cảm giác của nhân vật?
-Vì sao tác giả đọc được bài viết tập “tôi đi học”
GV bình: Chỉ trong một khoảnh khắc ngắn giữa hôm qua và hôm nay, mặc dù đâu có dễ gì rời bỏ tuổi thơ nhưng trong tâm hồn cậu bé thấy mình không còn trẻ con nữa 
-Hình ảnh của những người lớn: Ông Đốc, thầy giáo, PHHS đối vối tôi ra sao?
-H: Em có nhận xét gì về môi trường giáo dục lúc bấy giờ?
GV bình: Chúng ta đã thấy đươc trách nhiệm,tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ. Nhà trường là một môi trường GD ấm áp, một nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành. Chính vì điều đó mà hình ảnh ngày đầu tiên đi học đã khắc sâu trong kí ức của tác giả.
 Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS tổng kết 
Mục tiêu: Khái quát lại những nét đặc sắc về ND và NT
-Nội dung chính của truyện ngắn nêu lên điều gì?
 -Tìm những câu sử dụng biện pháp so sánh trong văn bản?
-Những hình ảnh so sánh ấy có nêu lên cùng 1 thời điểm không? Nêu như vậy có tác dụng gì?
-Nhận xét của em qua các hình ảnh so sánh?
-Những phương thức biểu đạt sử dụng trong bài phương thức nào là quan trọng nhất 
Hoạt động 5: Hướng dẫn hs luyện tập
GV hướng dẫn hs thực hiện câu hỏi luyện tập ở nhà
HS lắng nghe
-HS đọc chú thích trang 8
-HS rút ra vài nét cơ bản về tác giả Thanh Tịnh về năm sinh, mất, quê quán, sở trường.
-HS dựa vào SGK trả lời
 -Lắng nghe
-HS đọc và nhận xét 
-HS suy nghĩ trả lời
-VB tự sự đã học ở lớp 6
-Trình tự thời gian kết hợp không gian
-VB kể ở ngôi thứ I -“tôi”
-HS đọc lại phần 1 như xác định ở trên
-TL:Thời gian mùa thu
TL:+Lá ngoài đường rụng
+Em nhỏ núp dưới nón mẹ
-TL: Mùa khai trường năm học mới bắt đầu
-TL:“Tôi quên thế nào 
quang đãng”
-TL: Con đường thấy lạ, cảnh vật thay đổi
-TL: Vì lòng “tôi” đang có sự thay đổi lớn
-TL:“Tôi” cảm thấy mình trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo, mấy quyển vở mới
-TL: Tâm trạng hồi hợp cảm giác náo nức
-TL: “Tôi” cảm nhận được tầm quan trọng của việc học
TIẾT 2
-TL: Trường làng Mĩ Lí
-TL: Trường đối với tôi là nơi xa lạ, cao ráo, sạch sẽ hơn nhà trong làng
-TL: Trường Mĩ Lí vừa xinh vừa oai nghiêm như cái đình làng vì tôi đi học
-TL: Lòng tôi đâm ra lo sợ vẫn ngơ
TL: +Cảm thấy mình bơ vơ
+Nghe gọi tên giật mình và lúng túng
+Thấy như quả tim như ngừng đập
-TL:Tâm trạng ngỡ ngàng cảm giác chân thật
-HS đọc: Một mùi hương..hết
-TL:Thấy lạ, hay hayàcảm nhận là vật riêng
-Không cảm thấy xa la ïà quyến luyến tự nhiên vui sướng, mới mẻ
-HS thảo luận:
 TL: Do hồi ức nôn nao và ngỡ rằng những dòng chữ thầy ghi là tâm trạng của chính mình
-TL: HS nhìn vào SGK trang 15 để trả lời
-TL: Có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường, XH 
HS nghe
Trả lời
-Thực hiện theo yêu cầu
“Tôi quên thế nào ..quang đãng”
“Tôi khôngsơn nữa”
“Ý nghĩ. ngọn núi”
-So sánh không cùng thời điểm diễn tả cảm xúc nhân vật tôi
-Tự sự, miêu tả, biểu cảm
-HS đọc câu hỏi luyện tập
-Chú ý và thực hiện ở nhà
I/ ĐỌC- HIỂU CHÚ THÍCH
1/ Tác giả:
-ThanhTịnh (1911- 1988 )quê ở Gia Lạc – thành phố Huế
-Sở trường truyện ngắn, thơ
-Văn thơ ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu
2/ Tác phẩm
Truyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” xuất bản 1941
II/ ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1/ Đọc:
2/ Bố cục:
-Ba phần
+Phần 1: Từ đầungọn núi: ®Tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trên con đường cùng mẹ tới trường
+ Phần 2: Tiếp nào hết: ®Tâm trạng cảm giác nhân vật tôi ở sân trường
+Phần 3: Phần còn lại: ®Tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi vào lớp học
 3/ Phân tích
a/ Tâmtrạng, cảm giác nhân vật tôi
* Khi cùng mẹ tới trường
 Tâm trạng hồi hôïp, cảm giác náo nức khác thường do cảm nhận việc học là quan trọng
* Khi ở sân trường lúc nghe gọi tên mình sắp vào lớp
Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm giác chân thật ngây thơ, trong sáng
* Khi ngồi trong lớp bắt đầu giờ học đầu tiên
Tâm trạng vui sướng cảm giác mới mẽ, trang trọng
b/ Thái độ của những người lớn
-Ông Đốc, thầy giáo mở rộng vòng tay đón các em
-PHHS quan tâm đến việc học của các em
®Trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai
III/ TỔNG KẾT
1/ Nội dung
 Truyện ngắn ghi lại tâm trạng hồi hợp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên
2/ Ngệ thuật:
-So sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm
-Kết hợp tài tình giữa tự sự, niêu tả biểu cảm
IV LUYỆN TẬP
 Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Tôi đi học”
5’
5’
65’
10’
5’
*HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Ở NHÀ:
-Nhắc nhở HS học bài ởp nhà, thực hiện phần luyện tập
-Soạn bài “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ” xem lại văn bản “tôi đi học” tìm những từ ngữ nói về tâm trạng cảm giác của nhân vật “tôi”
*RÚT KINH NGHIỆM:	
TUẦN1 Ngày soạn:
TIẾT3 Ngày dạy: 
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
˜ ˜ & – — 
 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Về kiến thức: Phân biệt được các cấp độ khái quát khác nhau của nghĩa từ ngữ
 -Về kĩ năng: Rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
	-Về thái độ: Có ý thức sử dụng từ để tư duy rành mạch, rõ ràng
 II/ CHUẨN BỊ:
-GV: Đọc SGV, SGK , soạn giáo án, tham khảo tài liệu, bảng phụ
-HS: Soạn bài theo hướng dẫn của GV
 III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1/ Ổn định KTSS:
 2/ Kiểm tra bàicũ:
H: Chủ đề của truyện ngắn “ Tôi đi học” thể hiện ở câu nào dưới đây:
Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.
Hôm nay tôi đi học.
 H:Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật tôi trong văn bản “Tôi đi học”
 3/ Giới thiệu bài: Ở lớp 7 các em đã học về hai mối quan hệ về nghĩa của từ quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa. Ở lớp 8, các em sẽ được hocï về một mối quan hệ khác nghĩa từ ngữ đó là mối quan hệ bao hàm, nói đến mối quan hệ bao hàm tức là nói đến phạm vi khái quát của nghĩa từ ngữ
HĐ: CỦA THẦY
HĐ: CỦA TRÒ
ND GHI BẢNG
TG
HĐ1:Hướng dẫn HS quan sát sơ đồ trả lời câu hỏi:
Mục tiêu: Hình thành k/n từ ngữ ng ... làm bài tập nhanh cho các từ cây, cỏ, hoa tìm từ ngữ có nghĩa hẹp và nghĩa rộng hơn 3 từ đó.
Thực vật > cây, cỏ, hoa> cây cam, cây lim, cây dừa, cỏ gấu, cỏ mật, hoa cúc, hoa lan, hoa huệ
-Gọi HS trình bày BT theo sơ đồ hình cây, hình tròn
-Gọi HS nhắc lại ghi nhớ để củng cố bài
 Hoạt động 2: hướng dẫn HS luyện tập:
 Mục tiêu: Rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. Xác định y/c bài tập
Yêu cầu HS làm bài tập
Nhận xét
-Gọi HS đọc bài tập số 2. Xác định y/c bài tập
Yêu cầu HS làm bài tập
Nhận xét
-Gọi HS đọc bài tập số 3
Xác định y/c bài tập
Yêu cầu HS làm bài tập
Nhận xét
-Gọi HS đọc bài tập số 4
Xác định y/c bài tập
Yêu cầu HS làm bài tập
Nhận xét
-Gọi HS đọc bài tập số 5
Xác định y/c bài tập
-HS quan sát sơ đồ 
TL: Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn nghĩa của từ “thú” “chim” “cá”. Vì động vật có rất nhiều loài trong đó có “ thú” “chim” “cá”
HS nghe
-Học sinh đọc, ghi đầu dòng một phần ghi nhớ.
 -TL: Nghĩa của từ “thú” rộng hơn nghĩa “voi”, “hươu” vì thú bao hàm “voi”, “hươu”
-TL: Nghĩa của từ “chim” rộng hơn nghĩa “tu hú”, “sáo” vì chim bao hàm “tu hú”, “sáo”
-TL: Nghĩa của từ “cá” rộng hơn nghĩa các từ “cá rô”, “cá thu” vì cá bao hàm “cá rô”, “cá thu”
-TL: Các từ “thú”, “chim”, “cá” có phạm vi nghĩa rộng hơn các từ “voi”, “hươu”, “tu hú”, “cá rô”, “cá thu” có phạm vi hẹp hơn từ động vật.
-Học sinh thực hiện theo yêu cầu
-Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
-Cho học sinh thảo luận nhóm
-Các tổ trình bày bài tập.
-2 em lên bảng trình bày
-HS thực hiện theo yêu cầu
-HS đọc bài tập, thực hiện theo yêu cầu
HS làm bài tập
-HS đọc bài tập, thực hiện theo yêu cầu
-HS đọc bài tập, thực hiện theo yêu cầu
-HS đọc bài tập, thực hiện theo yêu cầu
HS đọc bài tập, thực hiện theo yêu cầu
I/ TỪ NGỮ NGHĨA RỘNG, TỪ NGỮ NGHĨA HẸP:
* Tìm hiểu VD:
Nghĩa của một từ ngữ ø có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
-Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
-Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vị nghĩa của một từ ngữ khác
-Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
II/ LUYỆN TẬP:
1/ Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của từ ngữ
Y phục
 Quần áo 
quần đùi áo dài
quần dài áo sơ mi
Vũ khí
 Súng bom
súng trường bom bi
đại bác bom ba
 càng
2/ Từ ngữ có nghuĩa rộng so với từ ngữ ở mỗi nhóm
a/ Chất đốt
b/ Nghệ thuật
c/ Thức ăn
d/ Nhìn
e/ Đánh
3/ Tìm từ ngữ được bao hàm trong phạm vi 
a/Xe cộ: Xe ô tô, xe gắn máy
b/ Kim loại: đồng, sắt, kẻm 
 c/(Người ): họ hàng, chú bác, dì
 d/ Mang: xách, gánh, khiêng
 4/ Những từ ngữ không thuộc phạm vi của mỗi nhóm từ ngữ
 a/ Thuốc lào
 b/ Thủ quỹ
 c/ Bút điện
 d/ Hoa tai 
 5/ Ba động từ thuộc phạm vi nghĩa: khóc, nức nở, sụt sùi, trong đó khóc có nghĩa rộng, nức nở, sụt sùi có nghĩa hẹp 
25’
18’
 *HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Ở NHÀ:(2’)
-Nhắc nhở HS học bài ở nhà, xem lại bài tập-Xem lại bài “Giao tiếp, VB và phương thức biểu đạt” sách Ngữ Văn 6 tập 1, đọc lại văn bản “Tôi đi học” để chuẩn bị học bài TT
*RÚT KINH NGHIỆM:	
TIẾT 4 	 Ngày Soạn:
 	 Ngày dạy:
TÍNH THỐNG NHẤT
VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
˜ ˜ & – — 
 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Về kiến thức: Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản, biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề
- Về kĩ năng: Biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình
- Về thái độ: Có ý thức trong việc xây dựng các VB đảm bảo tính thống nhất.
 II/ CHUẨN BỊ:
-GV: Đọc SGV, SGK , soạn giáo án, tham khảo tài liệu
-HS: Soạn bài theo hướng dẫn của GV
 III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1/ Ổn định KTSS
 2/ Kiểm tra bài cũ :(5’)
H: Từ nào dưới đây có nghĩa bao hàm nghĩa các từ: đi, chạy, nhảy, lăn, lê, bò,
	A. Hoạt động	B. Vui chơi	C. Giải trí	D. Biểu diễn
H:Em hiểu thế nào về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
H:Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, thế nàolà từ ngữ nghĩa hẹp?
 3/ Giới thiệu bài: Ở chương trình Ngữ Văn lớp 6 các em đã biết thế nào là văn bản “Văn bản là 1 chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc vận dụng phương thức biểu đạt để thực hiện mục đích giao tiếp” Vậy VB có chủ đề thống nhất NTN hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND GHI BẢNG
TG
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm chủ đề
Mục tiêu: Hình thành k/n về chủ đề VB
 -H: Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình
 -H: Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?
 -H: Nội dung các câu trả lời trên chính là chủ đề văn bản “Tôi đi học”. Hãy phát biểu chủ đề văn bản này?
 -Vậy em hãy cho biết chủ đề văn bản là gì?
 -GV nhận xét câu trả lời của HSà đọc ý 1 ghi nhớ
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Mục tiêu: Hình thành k/n tính thống nhất về chủ đề của văn bản
 -H: Căn cứ vào đâu mà em biết VB “Tôi đi học”nói lên những KN của tác giả về buổi đầu tiên đến trường?
 -GV gợi ý: Dựa vào chú ý SGK
GV: Tất cả các từ ngữ câu văn đều tập trung vào cùng 1 chủ đề. Như vậy trong 1 VB phải có tính thống nhất về chủ đề àthống nhất về nội dung
 -Gọi HS đọc ghi nhớ 2
 -H: Tìm các từ ngữ, chi tiết cho thấy sự khác biệt về tâm trạng của nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên? 
 -H: Nhận xét của em qua việc đưa các cảm giác của tác giả vào VB như thế nào?
 -H: Các cảm giác có mối quan hệ với nhan đề như thế nào?
 -H: Để xác định 1 VB có tính thống nhất hay không chúng ta cần phải căn cứ vào những điều kiện nào?
 -GV: Một VB có nội dung thống nhất vẫn chưa đủ mà về cấu trúc hình thức cũng phải có sự thống nhất về từ ngữ, cấu trúc với nhan đề
 -Gọi HS đọc ghi nhớ3 
 HS xem lại văn bản “Tôi đi học” ở trước theo hướng dẫn của GV và trả lời câu hỏi
-TL: Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc khi cùng mẹ trên đường đến trường khi ở trước sân trường trong lớp học vào buổi tựu trường đầu tiên
-TL: Những cảm giác hồi hôïp, ngỡ ngàng, vui sướng
-TL Sự hồi hôïp về những kỉ niệm cảm giác ngỡ ngàng vui sướng của tác giả về ngày đầu tiên đi học
-HS thảo luận trả lời câu hỏi
-HS đọc ghi nhớ 1 trang 12 SGK
-TL: Nhan đề “Tôi đi học”VB nói về việc đi học
-Các từ ngữ: “những kỉ niệmtựu trường” “lần đầu tiên đến trường” “đi học” “hai quyển vở mới”
-Câu: “Hôm nay tôi đi học” “Hằng năm tựu trường” “Tôi quênsáng ấy” “hai quyển vở .. nặng”“tôi bặm tay . xuống đất”
-HS đọc ý 2 của ghi nhớ
-TL:Trên đường đi học
+Con đường quen đi lại à thấy lạ, cảnh thay đổi.
+Thay đổi hành vi: lội qua sông thả diều nô đùầ đi học thành 1 học sinh thật sự
+Trên sân trường cao ráo sạch sẽ à xinh xắn, oai nghiêm
+Trong lớp học: cảm thấy xa mẹ àTrước đây đi chơi cả ngày cũng không thấy xa mẹ
-TL: Các cảm giác được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian
-TL: Gắn với nhan đề thông qua các từ ngữ ,câu
-TL: Dựa vào nhan đề mối quan hệ giữa các đề mục, các từ ngữ, câu dùng trong văn bản có tập trung vào chủ đề không?
-HS đọc ý 3 ghi nhớ
I/ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
*Văn bản:“Tôi đi học”
-VB miêu tả những sự việc đã xảy ra đó là những hồi tưởng của tác giả về ngày đầu tiên đi học
 II/ TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
-Thống nhất về ND: biểu đạt đúng chủ đề không lạc sang chủ đề khác
-Thống nhất về hình thức: Nhan đề mối quan hệ giữa các phần, từ ngữ câu trong văn bản
*Ghi nhớ:
 -Chủ đề là đối tượng và 
10’
13’
-Gọi HS đọc toàn bộ ghi nhớ
Hoạt động3:Hướng dẫn HS luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng lý thuyết đã học vào bài tập
 -GV: Gọi HS đọc bài tập 1 xác định yêu cầu bài tập
 -H: Hãy cho biết VB viết về đối tượng nào và vấn đề gì?
 -H: Em hãy nêu chủ đề của VB
 -Cho HS đọc BT 2
 -H: Theo em ý nào sẽ làm cho bài lạc đề?
-Yêu cầu HS đọc bài tập 3
-H: Hãy lựa chọn bổ sung, điều chỉnh các từ, các ý cho thật xác với yêu cầu của đề bài
-HS đọc theo yêu cầu
-HS nhìn vào VB nhận xét
-HS suy nghĩ trả lời
-HS đọc theo yêu cầu
-HS thảo luận nhóm trình bày ý kiến
-HS đọc theo yêu cầu
-HS thảo luận trình bày ý kiến
 vấn đề chính mà VB biểu đạt
 -VB có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác
 -Để viết hoặc hiểu 1 VB, cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của VB và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại
III/ LUYỆN TẬP
 1/ Phân tích tính thống nhất chủ đề của văn bản
a/ -Đối tượng Vb: Rừng cọ
 -Các đoạn: Giới thiệu rừng cọ, tả cây cọ, tác dụng cây cọ, tình cảm gắn bó với cây cọ
b/ Chủ đề: Rừng cọ gắn bó với cuộc sống người dân
 2/ Nên bỏ hai ý: b, d
 3/ Có những ý lạc chủ đề (c ), ( g )
Cần diễn đạt lại ý ( b ), ( e )
 -Cảm thấy con đường thường đi lại lắm lần, tự nhiên cảm thấy lạ, nhiều cảnh vật thay đổi
 -Cảm thấy con đường quen thuộc mọi ngày dường như bổng trở nên mới lạ
15’
 * HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Ở NHÀ:(2’)
 -HS ghi ghi nhớ và học thuộc bài
-Xem lại các bài tập phần luyện tập và THB
-Đọc kĩ VB và soạn bài “Trong lòng mẹ”
+Nắm chắc nội dung văn bản
 +Trả lời câu hỏi SGK.
*RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 8(34).doc