Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 16

Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 16

 Tiết 61

 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 - Ôn lại kiến thức về văn bản thuyết minh

 - HS tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu của đề bài

 - Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.

B. CHUẨN BỊ:

 - GV: Bài kiểm tra (đã chấm)

 - HS: Lập lại dàn ý của đề bài.

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

 1. Tổ chức.

 2.Kiểm tra bài cũ:

 3. Tiến trình tính chất các hoạt động.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 937Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:26.11.08
Ngày dạy:1.12.08
 Tiết 61 	
	 Trả bài tập làm văn số 3
A. mục tiêu cần đạt.
 - Ôn lại kiến thức về văn bản thuyết minh 
	- HS tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu của đề bài 
	- Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.
B. Chuẩn bị:
	- GV: Bài kiểm tra (đã chấm)
	- HS: Lập lại dàn ý của đề bài.
C. Các bước lên lớp:
	1. Tổ chức.
	2.Kiểm tra bài cũ:
	3. Tiến trình tính chất các hoạt động.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động 
GV giới thiệu khái quát nội dung bài học 
Hoạt động 2 : Chữa bài 
Gv chép đề lên bảng 
Học sinh xác định yêu cầu của đề bài 
Gv gọi học sinh lập dàn ý bài của học sinh 
Gv đánh giá nhận xét bài làm của học sinh 
Gv gọi học sinh chữa lỗi cụ thể 
Lỗi chính tả : Hùng , Hoàng , Kì , Tuấn , Tiến 
Gv gọi học sinh đọc lỗi diễn dật : Tiến , Tuấn , Khải , Ly, Hoàng Hương 
Gv đọc một số bài sai về kiểu bài : Tuấn , Tiến 
* Đọc bài: GV chọn 1 bài có điểm cao nhất và 1 bài yếu nhất để đọc cho HS. HS nghe và rút ra nhận xét.
* GV trả bài cho HS, HS tự chữ a lỗi vào bài kiểm tra của mình
2
5
7
23
6
I. Xác định yêu cầu của đề bài . 
*Đề bài: Thuyết minh về cái bút bi .
- Thể loại : Văn thuyết minh 
- Nội dung : Giới thiệu cái bút bi 
- Phương pháp : Nêu định nghĩa , số liệu , liệt kê , phân tích ....
II. Lập dàn ý ( Gv đã lập ở tiết viết bài số 3) 
III. Đánh giá , nhận xét 
1 . Đánh gía , nhận xét chung 
 HS xác định đúng yêu cầu của đề bài có đủ 3 phần (MB, TB, KL).
 Về nội dung khá đầy đủ . Bài viết diễn đạt lưu loát, rõ ràng, trình bày sạch đẹp, ít mắc lỗi chính tả. Song bên cạnh đó 1 số em viết còn sơ sài và trình bày lan man, chưa có trọng tâm, còn sai chính tả, mắc lỗi diễn đạt, dùng từ...
2. Chữa lỗi cụ thể . 
a. Lỗi chính tả : 
- Duột bút - > Ruột bút 
- Ló có cấu tạo hai pần -> Nó có cấu tạo hai phần 
- lắp bút -> Nắp bút 
- Xẽ yêu -> sẽ yêu 
* Lỗi diễn đạt:
- Qua ngày lễ khai giảng mẹ tặng cho
em cây bút	
-> Ngày lễ khai giảng đầu năm mẹ tặng cho em cây	
- Cây bút rất dài nhưng ruột bút lại rất ngắn , em rất thích nó 
- Vỏ bút bằng nhựa , bên ngoài được sơn màu đỏ 
c. Lỗi về kiểu bài 
IV. Đọc và trả bài:
4. Củng cố 
5. Hướng dẫn học bài 
 - Ôn tập lại các kiến thức về văn bản, văn thuyết minh.
	 - Soạn : Hướng dẫn đọc thêm muốn làm thằng cuội 
 Đọc thuộc lòng bài thơ 
 ----------------------------------------------------------
Ngày soạn:28.11.08
Ngày giảng:4.12.08
 Tiết 62:
Muốn làm thằng cuội
- Tản Đà-
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: Buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát ly khỏi thực tại ấy bằng ước mộng rất ngông? Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức 1 bài thơ TNBC ĐL quả Tản Đà.
	- Giáo dục học sinh trân trọng những mộng ước tới đời sống cá thể tốt đẹp của nhà thơ Tản Đà.
	- Rèn kỹ năng người đọc, phân tích cấu trúc thơ TNBCĐL, tiếp tục cung cấp hiểu biết về thể thơ này.
B. Chuẩn bị:
	- GV: ảnh chân dung Tản Dà, tập TNVN
	- HS: Chuẩn bị kỹ bài.
C. Các bước lên lớp:
	1. ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra đầu giờ.
 ? Đọc thuộc lòng bài "Đập đá ở Côn Lôn"? Cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ?
	3. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của thầy và trò 
TG
Nội dung
Hoạt động1: Khởi động.
2
Truyện cổ tích VN có kể sự tích thằng Cuội giỏi lừa rồi lên trăng ở 
Ca dao VN cũng có những câu nói về chú Cuội : “ Chú Cuội ngồi gốc cây đa ; Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời”
Còn Tản Đà nhà thơ lãng mạn tài danh , có lối sống rất tài hao lãng mạn phóng khoáng ở nước ta đầu thế kỉ XX lại muốn lên trăng ngồi dưới gốc đa , làm thằng Cuội . Tâm sự nào khiến nhà thơ nảy ý “ngông” như vậy 
Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản 
15
10
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc văn bản:
HD đọc: Đọc diễn cảm, giọng nhẹ nhàng, buồn mơ màng, nhịp thơ thay đổi từ 4/3 - > 2/23.
Giáo viên đọc mẫu, gọi 2 học sinh - nhận xét.
5
2. Tìm hiểu chú thích
? Nêu đôi nét về tác giả ?
- Học sinh trả lời, giáo viên mở tộng thêm:
GV giới thiệu về tác phẩm.
a. Tác giả: Tản Đà (1889 - 1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu , quê ở Sơn Tây là nhà thơ lãng mạn và có đóng góp cho sợ cách tân thơ mới 
b. Tác phẩm : Bài thơ nằm trong quyển khối tình con I.
Học sinh thảo luận các chú thích 2,3,4.
25
c. Từ khó.
II. Tìm hiểu văn bản 
? Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Phương thức biểu đạt?
- Thể thơ TNBCĐL, phương thức biểu cảm.
? Nhân vật trữ tình ở đây là ai ? quan hệ như thế nào với tác giả ? 
Nhân vật trữ tình là “ em” . Em là cách xưng hô mà tác giả nhân danh mình 
? Nhân vật trữ tình ở đây có tâm sự gì ? 
? Câu thơ nào thể hiện rõ tâm sự của tác giả ? 
? Tại sao nhà thơ lại buồn chán cuộc sống trần thế muốn tháot li bằng mộng tưởng ? 
Buồn chán cuộc sống là bởi lẽ trần thế chỉ là nơi tù ngục tối tăm , chế độ thực dân nửa phong kiên , ngột ngạt thối nát , tù hãm . Buồn chán vì công danh dang dở “ Tài cao phận thấp chí khí uất” , buồn vì non nước đang bị ngoại bang thống trị “ Lệ ai giàn dụa với giang sơn” . Đó là một nỗi buồn của một thế hệ trong vòng nô lệ lầm than .
? Khi buồn chán con người có thể tìm về dĩ vãng để quên đi thực tại nhưng nhà thơ lại muốn bay lên bạn cùng “ cung quế” “ cành đa” . Điều này cho thấy nhu cầu tình thần của tác giả có gì đặc biệt ? 
? Trong hai câu thơ cuối tác giả trực tiếp bộc lộ thái độ của mình như thế nào trước cuộc sống trần gian ? 
Nhà thơ thể hiện thái độ mỉa mai châm biếm cuộc sống tầm thường giả dối nơi trần gian : Nhìn nhau trông xuống thế gian cười . Nhà thơ cười thế gian bởi mình đã thoát khỏi cõi trần đầy buòn chán để trở thành chú Cuội tự do phóng túng . Tác giả dường như quên lãng cái thực tại để sống trong mộng mơ . 
? Từ đây em hiểu gì về tâm sự sâu sắ thầm kín của tác giả ? 
? So với thể thơ cổ điển , thể thơ thất ngôn bát cú của Tản Đà có gì mới mẻ ? 
Bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà là một bài thơ trữ tình lãng mạn đọc đáo . Độc đáo nhất là cái ngông muốn làm thằng “ Cuội” 
? Vậy em hiểu “ ngông” có nghĩa là gì? Hãy phân tích cái “ ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng “Cuội” 
Học sinh thảo luận (NL) Đại diện nhóm báo cáo kết quả 
Gv nhận xét – kết luận 
? Theo em những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn 
? Từ đó em hiểu gì về nhà thơ lãng mạn Tản Đà trong thời đại của ông? 
Là nhà thơ mới ở tâm hồn ( dám nói thẳng nhu cầu ....) là nhà thơ tiếp thu thơ TNBC cổ điển và có công làm mới thể thơ này . Khi nhà thơ không còn muốn gắn bó tâm hồn mình với thực tại thì xã hội sẽ trở nên tầm thường tẻ nhạt 
 Quađây ta thấy ẩn chứa bên trong là nỗi niềm yêu nước thầm kín song vẫn còn chứa đựng những hạn chế trong tư tưởng .
Hoạt động 3 : Tổng kết – ghi nhớ 
? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập 
Học sinh làm bài tập 
Gv yêu cầu học sinh trình bày 
3
3
1. Tìm hiểu nội dung bài thơ 
- Tác giả trực tiếp bộc lọ tâm sự buồn chánh cuộc sống trần gian muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng .
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chánh nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
- Nhà thơ muốn bay lên cao bạn cùng “ cung quế” với “cành đa” cho thấy nhu cầu hướng tới cái đẹp , muốn thoát li hẳn khỏi cái tầm thường của trần gian 
=> Tác giả buồn chán đến cực điểm thực trạng xã hội mình đang sống . Mong muốn khao khát sự thay đổi xã hội theo hướng tốt đẹp để thoả mãn nhu cầu sống của cá nhân . 
2. Tìm hiểu nghệ thuật .
- Ngông ngữ bình dân , từ ngữ thuần Việt 
- Giọng thơ nhẹ nhàng hóm hỉnh , vui đùa 
- Cách bộc lộ tình cảm thẳng thắn trực tiếp 
- Sức hấp dẫn ở bài thơ là hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh đáng yêu , những tìm tòi đổi mới trong thể thơ thất ngôn bát cú cổ điển . 
III. Ghi nhớ (SGK)
IV . Luyện tập 
Bài tập 1 
4. Củng cố:
	? Em có suy nghĩ gì về hồn thơ "ngông" của Tản Đà?
5. Hướng dẫn học bài: 
	- Bài cũ: Học thuộc lòng bài thơ, học ghi nhớ, nắm nội dung, nghệ thuật của bài
 - Soạn chương trình địa phương : 
 ___________________________________________
Ngày soạn : 1.12.08
Ngày giảng : 5.12.08
Tiết : 63
 Chương trình địa phương
 (Phần tiếng việt)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hs hiểu được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích, đợc dùng ở địa phương các em đang sống.
- Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ toàn dân tương ứng. Thấy rõ những từ ngữ trùng từ ngữ toàn dân.
- Giáo dục ý thức dùng từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng tránh lạm dụng từ địa phương.
B. Chuẩn bị:
Thầy: Nghĩa vụ su tầm từ ngữ toàn dân.
Trò: Chuẩn bị theo yêu cầu. Tìm từ ngữ địa phơng chỉ quan hệ ruột thịt.
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: không 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động.
2
Học sinh hiểu thế nào là từ ngữ địa phương? Khi sử dụng từ ngữ địa phương cần lưu ý điều gì? Tìm từ địa phương tương ứng với từ cha?
GV: Khác với từ ngữ toàn dân từ ngữ địa phương chỉ được dùng trong một hoặc 1 số địa phương nhất định. Một từ toàn dân nhưng ở mỗi địa phương lại có thể có các từ địa phương tương ứng khác nhau. Tiết học ngày hôm nay sẽ tìm hiểu từ ngữ chỉ ngời có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương mình.
* Hoạt đông 2: HD Hs luyện tập.
30
Bài tập 1+2: (SGK Tr91)
- Hs đọc BT. XĐ yêu cầu?
GV thực hiện như sau chia lớp thành 3 tổ phát cho mỗi tổ 1 tờ tôky yêu cầu Hs thảo luận nhóm điền vào bảng 
Thời gian 6phút.
HS treo bảng - lớp Nxét -GVKL.
Tìm các từ ngữ chỉ người quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em hoặc ở địa phương khác.
STT
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ dùng ở
ĐP em
Từ ngữ dùng ở
ĐP khác
1
Cha
Bố
Ba, tía, thầy
2
Mẹ
Mẹ
U, bầm, má
3
Ông nội
Ông nội
4
Bà nội
Bà nội
5
Ông ngoại
Ông ngoại
Ông vãi
6
Bà ngoại
Bà ngoại
Bà vãi
7
Bác (Anh trai cha)
Bác
Cậu
8
Bác (Vợ anh trai cha)
Bác
Bá
9
Chú (em trai cha)
Chú
10
Thím (Vợ em trai cha)
Thím
Cô
11
Bác (chị gái mẹ)
Bác
Bác
12
Cô (Em gái cha)
Cô
13
Chú (chồng em gái cha)
Chú
14
Bác (Anh trai mẹ)
Bác
Cậu
15
Cậu (em trai mẹ)
Cậu
16
Mợ (Vợ em trai mẹ)
Mợ
Cô
17
Bác (Chị gái mẹ)
Bác
18
Bác (Chồng chị gái mẹ)
Bác
19
Dì (Em gái mẹ)
Dì
Cô
20
Chú (Chồng em gái mẹ)
Chú
Dợng
21
Chị Dâu (Vợ anh trai)
Chị dâu
22
Anh rể (Chồng chị gái)
Anh rể
23
Em gái
Em gái
24
Em rể (Chồng em gái)
Em rể
25
Con
Con
26
Chị dâu (Vợ anh trai)
Chị dâu
27
Con rể (Chồng con gái)
Con rể
28
Cháu nội (con con trai)
Cháu nội
29
Cháu ngoại (Con con gái)
Cháu ngoại
- Hs đọc bài tập . Xác định yêu cầu bài tập
10
Bài tập 3:
- Hs làm trình bày NXét - GVKL.
Sưu tầm 1 số bài thơ ca sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương em.
1. Sẩy cha, còn chú, sẩy mẹ, bú dì.
2. Chị ngã em nâng.
3. Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
4. Bán anh em xa, mua láng giềng gần
5. Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng
6. Thật thà cũng thể lúc trâu
Thương nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng
4. Củng cố:
Phân biệt từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân .
Khi sử dụng từ ngữ địa phương lưu ý điều gì? Sử dụng từ ngữ địa phương có tác dụng gì?
5. Hướng dẫn học bài:
Tiếp tục sưu tầm thơ ca có sử dụng từ ngữ địa phương.
Chuẩn bị bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp, miêu tả biểu cảm. Xem lại dàn ý bài văn tự sự lớp 6.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 16.doc