Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 35

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 35

 Tiết 129; 130 Tiếng Việt:

 ÔN TậP TIếNG VIệT ( Tiếp theo)

HƯớNG DẫN LàM BàI KIểM TRA TổNG HợP

I. MụC TIÊU

1. Về kiến thức:

 Hệ thống hoá kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ đã học.

Nắm được những nội dung cơ bản cần chú ý của phần văn, phần tiếng Việt và phần tập làm văn.

2.Về kỹ năng: Rèn kĩ năng đặt câu tiếng Việt và dùng các phép tu từ. Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp 3 phân mon trong một bài kiểm tra.

3. Về thái độ: - Giáo dục lòng yêu quý tiếng mẹ đẻ. - Giáo dục ý thức tích cực ôn tập kiến thức tổng hợp.

II. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH

1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - soạn giáo án.

2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 35 BàI 32
 Kết quả cần đạt :
Hệ thống hoá kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp.
Nắm vững các nội dung cơ bản của 3 phần trong ngữ văn lớp 7 tập hai. Biết cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá mới.
Ngày soạn: 25/4/2010 Ngày dạy:29/4/2010 	 Dạy lớp:7A,7B, 7C
 Tiết 129; 130 Tiếng Việt:
 ÔN TậP TIếNG VIệT ( Tiếp theo) 
HƯớNG DẫN LàM BàI KIểM TRA TổNG HợP
I. MụC TIÊU 
1. Về kiến thức: 
 	 Hệ thống hoá kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ đã học.
Nắm được những nội dung cơ bản cần chú ý của phần văn, phần tiếng Việt và phần tập làm văn.
2.Về kỹ năng: Rèn kĩ năng đặt câu tiếng Việt và dùng các phép tu từ. Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp 3 phân mon trong một bài kiểm tra.
3. Về thái độ: - Giáo dục lòng yêu quý tiếng mẹ đẻ. - Giáo dục ý thức tích cực ôn tập kiến thức tổng hợp.
II. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
III. TIếN TRìNH BàI DạY
1. Kiểm tra bài cũ : 
	Kiểm tra việc chuẩn bị ôn tập ở nhà của HS GV nhận xét.
* Đặt vấn đề vào bài mới:
 tiết ôn tập tiếngViệt trước các em đã ôn tập lại câu phân loại theo mục đích nói và câu chia theo cấu tạo. Trong tiết ôn tập tiếng Việt hôm nay chúng ta cùng ôn tập tiếp về phép biến đổi câu và một số phép tu từ đã học.
( GV ghi tên bài lên bảng )
2. Dạy nội dung bài mới
 I- ÔN Lí THUYếT: 30
 3- Các phép biến đổi câu đã học :
Tb? Em đã được học những phép biến đổi câu nào?
- Có nhiều phép biến đổi câu nhưng chúng ta chỉ học 2 kiểu là : thêm , bớt thành phần trong câu và chuyển đổi kiểu câu.
Y? Bớt thành phần câu gọi là gì? Nêu khái niệm?
- Rút gọn câu.
 a- Rút gọn câu :
 * Câu rút gọn là câu đã lược bỏ một số thành phần của câu, làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh vừa tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước; Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người ( lược bỏ chủ ngữ).
Y? hãy đặt một câu rút gọn?
- Ví dụ : - Em học bài chưa?
 - Rồi .
Kh? Khi rút gọn câu cần chú ý những gì?
- Khi rút gọn câu cần chú ý không làm người đọc, người nghe hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói, hoặc làm câu nói thành cộc lốc, khiếm nhã.
Kh? Người ta có thể mở rộng câu bằng cách nào?
- Thêm trạng ngữ.
- Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
 b- Mở rộng câu :
Tb? Thêm trạng ngữ cho câu về ý nghĩa và hình thức là như thế nào?
 * Thêm trạng ngữ cho câu:
 Về ý nghĩa : Trạng ngữ đợc thêm vào câu để xá định thòi gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
 Về hình thức :
 + Trạng ngữ có thể đúng đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
 + Giữa trạng ngữ với chủ ngũ, vị ngữ thường có một quãng khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
Y? Hãy đặt một câu có trạng ngữ để mở rộng câu ?
- Ví dụ : Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.
 TN
Tb? Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu?
 * Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu là dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V làm thành phần của câu hoặc của cụm từ.
Tb? Đặt 1 câu có dùng cụm C-V mở rộng câu?
- Ví dụ : Bạn ấy// dáng người / nhỏ nhắn.
 C V 
 CN VN
Kh? Chúng ta đã học chuyển đổi những loại câu gì?
- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
 c- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
Kh? Thế nào là câu chủ động? câu bị động?
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện 1 hoạt động hướng vào người, vật khác( chỉ chủ thể của hoạt động).
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật đợc hoạt động của người, vật khác hướng vào ( chỉ đối tượng của hoạt động)
Tb? Hãy đặt một câu chủ động và chuyển thành câu bị động?
- Ví dụ : 
 Con mèo vồ con chuột. ( Con mèo - chủ thể của hoạt động ----> câu chủ động) 
 Con chuột bị con mèo vồ. ( Con chuột - đối tượng của hoạt động --->câu bị động)
Kh? Người ta chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động hoặc ngược lại để làm gì?
- Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động hoặc ngược lại nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
Tb? Có thể chuyển câu chủ động thành câu bị động bằng cách nào?
 * Ta chuyển từ ( hoặc cụm từ ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
Ví dụ :
 - Người ta kéo chiếc xe ô tô về nhà. ( Câu chủ động)
 - Chiếc xe ô tô được kéo về nhà. ( câu bị động- từ người ta chỉ chủ thể của hoạt động đã bị lược bỏ, không bắt buộc trong câu.)
 4- Các phép tu từ đã học:
Y? Hãy kể tên các phép tu từ được học ở lớp 7?
- Điệp ngữ và liệt kê.
 a) Điệp ngữ :
Y? Thế nào là điệp ngữ?
- Khi nói và viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
Tb? Thế nào là phép liệt kê?
- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
Kh? Có những kiểu liệt kê nào?
- Xét về cấu tạo có thể phân biệt kiểu liệt kê từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
- Xét theo ý nghĩa có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê không tăng tiến.
 Ví dụ : 
a) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
b) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.
 + Câu a sử dụng phép liệt kê một dãy các sự việc không theo từng cặp: tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải.
 + Câu b sử dụng phép liệt kê theo từng cặp có sử dụng quan hệ từ và : tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải
a) Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non mọc thẳng.
 ( Thép Mới)
b) Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
 ( Phạm Văn Đồng)
 + Câu a có thể dễ dàng thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê.
 + Câu b không thể dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê, bởi các hiện tượng liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến: hình thành rồi mới phát triển, gia đình( tập thể nhỏ), họ hàng ( tập thể lớn hơn gia đình), làng xóm ( một tập thể lớn hơn gia đình, họ hàng) không thể sắp xếp tuỳ tiện mà phải theo mức độ tăng tiến về số lượng người, tổ chức xã hội. Vì vậy, xét về nghĩa , các phép liệt kê ở 2 câu không giống nhau: câu a liệt kê không tăng tiến, câu b liệt kê tăng tiến
 II- LUYệN TậP: 15
Bài Tập 5 ( 141) :
 GV chép đoạn văn lên bảng :
 Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
 ( Hồ Chí Minh ,Tinh thần yêu nước của nhân dân ta )
a) Tìm các trạng ngữ của câu trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ ấy .
b) Chỉ ra một trường hợp dùng cụm C- V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn trên. 
c) Trong câu đầu của đoạn có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ trong một cụm từ làm phụ ngữ. Hãy chỉ ra cụm từ nào đã được đảo trật tự và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong câu văn.
d) Trong đoạn văn có sử dụng phép tu từ nào đã học ở lớp 7? Là loại gì?
 - GV cho HS làm từng phần của bài tập.
- Gọi HS trả lời từng câu hỏi.
ĐáP áN :
a) Các trạng ngữ của câu trong đoạn văn là : Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng trạng ngữ : Từ xưa đến nay - chỉ thời gian; trạng ngữ : mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng - chỉ điều kiện giả thiết.
b) Trong câu đầu của đoạn có dùng cụm C-V làm thành phần :
 Dân ta // có một lòng / nồng nàn yêu nước.
 ĐT C V 
 CN VN
- Cụm C- V làm thành phần phụ ngữ sau cho động từ : có 
c) Trong câu đầu của đoạn có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ trong một cụm từ làm phụ ngữ đó là cụm từ : (có một lòng) nồng nàn yêu nước cụm từ đảo trật tự phụ ngữ chỉ mức độ : nồng nàn đứng trước động từ yêu nước . 
 Tác dụng nhấn mạnh mức độ lòng yêu nước của nhân dân ta.
d) Trong đoạn văn có sử dùng phép liệt kê : nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấm chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
 Đó là liệt kê tăng tiến : làn sóng vô cùng mạng mẽ ---> nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn ----> nó nhấn chìm tất cả 
*HƯớNG DẫN LàM BàI KIểM TRA TỏNG HợP
I- Những nội dung cơ bản cần chú ý :
 1- Về phần văn :
 Gọi HS đọc phần 1 SGK tr 145
 Cần chú ý :
a) Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giầu đẹp của tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, ý nghĩa văn chương và 2 văn bản tự sự: Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
b) Thấy được vẻ đẹp của các trang văn lập luận( hệ thống luận điểm, luận cứ, cách thức lập luận chặt chẽ, ngắn gọn, sáng sủa, giàu sức thuyết phục) nghệ thuật miêu tả, châm biếm của 2 ngòi bút tiêu biểu cho văn xuôi Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX.
c) Nắm được nội dung, ý nghĩa của văn bản nhật dụng: Ca Huế trên sông Hương.
 2- Về phần tiếng Việt :
 Gọi 1 HS đọc phần 2 SGK tr. 146
 Cần chú ý :
a) Đặc điểm của các loại câu: rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động
b) Đặc điểm và tác dụng của phép tu từ liệt kê.
c) Cách mở rộng câu bằng cụm C-V và trạng ngữ.
d) Công dụng của các dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang
 3- Về phần tập làm văn:
 Gọi 1 HS đọc phần 3 SGK tr. 146
 Cần chú ý :
a) Nắm được một số vấn đề chung về văn nghị luận( lập luận), mục đích và tác dụng của văn nghị luận.
- Bố cục bài văn nghị luận
- Các thao tác lập luận chứng minh, giải thích.
b) Cách làm bài văn nghị luận:
- Giải thích, chứng minh về một vấn đề xã hội, một tư tưởng đạo lí..
- Giải thích, chứng minh một vấn đề văn học.
c) Nắm được nội dung khái quát về văn bản hành chính( hành chính công vụ)
- Đặc điểm của văn bản hành chính.
- Cách làm một văn bản đề nghị, báo cáo.
- Các lỗi thường mắc khi làm các loại văn bản trên.
 II- Về cách ôn tập và hướng kiểm tra, đánh giá.
- Nội dung phần này đã được nêu rõ ở Ngữ văn 7, tập một. HS cần xem lại để nắm vững cách ôn tập và hướng kiểm tra, đánh giá theo tinh thần mới.
- Chú ý ôn tập một cách toàn diện, không học tủ, học lệch, tập vận dụng các kiếm thức, kĩ năng của cả ba phần một cách tổng hợp theo hướng tích hợp (các kiến thức về văn, Tiếng Việt, tập làm văn đều cùng dựa vào cùng một hệ thống văn bản để khai thác và hình thành, Khi học ôn cần liên hệ và gắn các kiến thức của mỗi phần với các văn bản chung có trong SGK )
- Tập làm quen với hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Có thể tham khảo đề kiểm tra học kì I đã nêu trong ngữ văn 7 tập I.
II- Luyện tập : 
 Bài tập trong sách Bài tập ngữ văn lớp 7 tập II trang 89, 90, 91
- HS đọc và tự làm bài tập 
- Gọi 1 số HS trả lời phần trắc nghiệm.
- Đáp án :
 A - Phần trắc nghiệm :
 CÂU
ĐáP áN
CÂU
ĐáP áN
CÂU 
 đáp án
 1
 2
 3
 B
 D
 C
 4
 5
 6
 A
 C
 B
 7
 8
 9
 10
 D
 C
 B
 C
 B- Phần tự luận :
GV hướng dẫn để HS tự làm bài ở nhà.
3. Củng cố, luyện tập (2’) 
 	Nhấn mạnh nội dung bài học.
	4 Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
 - Về nhà ôn tập lại những kiến thức đã ôn tập trên lớp.
- Chuẩn bị bài : Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 35.doc