Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 29

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 29

 Tiết 105 , 106 - Văn bản :

SốNG CHếT MặC BAY

 - Phạm Duy Tốn -

1. MụC TIÊU

 a) Về kiến thức:

 Giúp HS hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay.

 b) Về kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tìm hiểu truyện ngắn.

 c) Về thái độ: Giáo dục lòng căm ghét chế độ quan lại phong kiến thực dân, trong xã hội đó bọn quan lại coi thường tính mạng dân chúng, cả khi người dân gặp tai hoạ.

2.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH

a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV tham khảo một sôốtài liệu. Soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.

3.TIếN TRìNH BàI DạY

 * ổn định tổ chức:

 Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:

 lớp 7C :

a) Kiểm tra bài cũ : (3’)

( Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS).

 

doc 22 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 985Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 29 BàI 26
 Kết quả cần đạt :
Hiểu được nội dung phê phán hiện thực, tấm lòng nhân đạo của tác giả và những thành công nghệ thuật trong truyện ngắn Sống chết mặc bay.
Bước đầu nắm được cách làm một bài văn lập luận giải thích.
Vận dụng được những hiểu biết chung về cách làm bài văn giải thích vào việc giải thích một vấn đề xã hội và văn học đơn giản, gần gũi.
Ngày soạn: 14/3/2009 Ngày dạy: 17/3 /2009 dạy lớp7A
	 	 19/3/2009 dạy lớp 7C
 Tiết 105 , 106 - Văn bản :
SốNG CHếT MặC BAY
 - Phạm Duy Tốn -
1. MụC TIÊU 
 a) Về kiến thức: 
 Giúp HS hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay.
 b) Về kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tìm hiểu truyện ngắn.
 c) Về thái độ: Giáo dục lòng căm ghét chế độ quan lại phong kiến thực dân, trong xã hội đó bọn quan lại coi thường tính mạng dân chúng, cả khi người dân gặp tai hoạ.
2.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV tham khảo một sôốtài liệu. Soạn giáo án.
 	b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
3.TIếN TRìNH BàI DạY
 * ổn định tổ chức:
 	Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:
 	 lớp 7C :
a) Kiểm tra bài cũ : (3’) 
( Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS).
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) 
"Sống chết mặc bay" là truyện ngắn nổi tiếng nhất của Phạm Duy Tốn được nhiều thế hệ sau biết đến, với cốt truyện đơn giản, đề tài quen thuộc, nhưng hấp dẫn. Truyện được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Để giúp các em thấy được điều đó, chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay. ( GV ghi tên bài lên bảng )
b) Dạy nội dung bài mới
 HS đọc chú thích * SGK tr 79
?Tb: Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? =>
GV giảng thêm: Phạm Duy Tốn là một trong những tên tuổi tiêu biểu cho lớp tri thức tây học đầu thế kỉ XX, ông là một cây bút viết truyện ngẵn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam đầu thế kỷ xx. Truyện ngắn của ông thiên về phản ánh hiện thực xã hội . Ông tố cáo một số cảnh bất nhân độc ác trong xã hội cũ, phê phán lối sống bừa bãi, chạy theo đồng tiền, phá phách ở thành thị, phản ánh cuộc sống khốn khổ của người nông dân vì thiên tai, vì chế độ quan liêu tồi tệ. Ông khá thành công về thể truyện ngắn với bút pháp tả thực. Truyện ngắn Sống chết mặc bay là truyện ngắn hiện đại được coi là tác phẩm thành công nhất của ông. =>
ở lớp 6 các em đã được học một số truyện trung đại như các em đã biết truyện ngắn trung đại được viết bằng chữ Hán, thiên về hư cấu, có cốt truyện đơn giản, mục đích giáo huấn.
Còn truyện ngắn hiện đại được viết bằng chữ quốc ngữ (văn xuôi tiếng Việt), có cốt truyện phức tạp , thiên về kể chuyện người thật, viêc thật. 
Truyện ngắn hiện đại ở nước ta bắt đầu hình thành chủ yếu đầu thế kỉ XX, nhưng tác phẩm từng được coi như mở đầu lại là Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản, người Nam bộ, in năm 1887. Sau đó, vào những năm 20 của thế kỉ XX thì bắt đầu phát triển. Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học thường được coi là những người viết truyện ngắn hiện đại ít nhiều có thành tựu đầu tiên. Nguyễn ái Quốc trong những năm từ 1922 đến 1925 ở Pari đã là một cây bút truyện ngắn độc đáo, không chỉ trên phương diện nội dung tư tưởng cách mạng ới mẻ mà còn cả trên phương diện nghệ thuật viết truyện rất hiện đại, hiện đại hơn hẳn những truyện ngắn xuất hiện trong nước cùng thời . Chỉ có điều Nguyến ái Quốc viết bằng tiếng Pháp, các em sẽ được học một truyện ngắn đặc sắc dịch từ tiếng Pháp của Nguyễn ái Quốc đó là Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, ở tuần tới.
. Truyện ngắn Sống chết mặc bay là một thành công lớn trong sự nghiệp sáng tác của Phạm Duy Tốn, đồng thời cũng được coi là tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng hiện thực trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Trong Sống chết mặc baytác giả đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập giữa đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống phè phỡn xa hoa của lũ quan lại. Tác phẩm đã mạnh mẽ tố cáo thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.
Chuyển : Để bước đầu thấy được thành công của tác giả chúng ta cùng tiếp xúc với tác phẩm qua phần đọc. => 
GV: Yêu cầu đọc to rõ ràng, cần phân biệt giọng kể, tả, biểu cảm phù hợp, chú ý nhấn giọng ở các lời thoại của nhân vật: giọng quan phụ mẫu luôn hách dịch, nạt nộ,giọng thầy đề, dân phu sợ sệt, khúm núm,giọng khẩn thiết, lo sợ của họ cùng với giọng càng bẳn gắt và sung sướng vì được ù to của quan phụ mẫu.
GV đọc mẫu đoạn đầu ( khúc đê này hỏng mất). 
HS: Đọc tiếp ..điếu mày.
Gọi 1 HS đọc phần còn lại
Bài này có tới 40 chú thích các từ khó, cô đã yêu cầu tìm hiểu ở nhà.
Tb? Hãy giải thích: quan phụ mẫu, dân phu, lính lệ, nha lệ?
HS dựa vào chú thích trả lời.
Kh? Em hãy kể tóm tắt cốt truyện?
 Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên mỗi lúc một to. Khúc đê làng X, thuộc phủ X xem chừng núng thế, sắp vỡ đến nơi, hàng nghìn dân phu đang rối rít đào đất, vác tre để cứu đê, sức người đã kiệt, sức nước mỗi lúc một to. Trong khi đó, tên quan phủ đi hộ đê cùng với bọn quan nha lại ngồi đánh tổ tôm trong một cái đình cao, quan phụ mẫu say sưa ván bài, bon nha lại hầu hạ, nịnh hót. Bên ngoài tiếng kêu la rầm trời, quam phụ mẫu vẫn điềm nhiên. Đê sắp vỡ, một người dân chạy vào cấp báo, quan nổi giận quát mắng đuổi ra và lại tiếp tục thản nhiên chơi nốt ván bài. Đúng lúc quan ù to thì đê vỡ. Hàng nghìn người rơi vào cảnh muôn sầu nghìn thảm
?Kh: Hãy cho biết truyện kể về sự việc gì? nhân vật chính là ai?
- Truyện kể về sự kiện đê vỡ, nhân vật chính là quan phụ mẫu đi hộ đê.
Kh? Theo em, truyện chia làm mấy đoạn? nêu giới hạn và nội dung từng đoạn?
- Truyện có thể chia làm 3 đoạn:
 + Đoạn 1 : từ đầu đến khúc đê này hỏng mất. : Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
 + Đoạn 2 : Tiếp từ ấy là lũ con dân đang chân lấm, tay bùn. đến Điếu mày”: Cảnh quan phủ cùng nha lại trong đình và cảnh dân phu đi hộ đê.
 + Đoạn 3 : Còn lại : Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.
?Kh: Em hãy xác định ngôi kể, trình tự kể chuyện trong truyện ngắn này? tác dụng của việc sử dụng ngôi kể và trình tự kể đó?
Truyện sử dụng ngôi kể thứ 3, kể theo trình tự thời gian, diễn biến sự việc. Ngôi kể và trình tự kể đó đã góp phần bộc lộ sâu sắc hiện thực XHVN đầu thế kỉ XX đặc biệt là bộ mặt thối nát của giai cấp phong kiến thống trị lúc đó.
Kh? Theo em trọng tâm truyện nằm ở đoạn nào?
- Đoạn 2 của truyện : Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê. đoạn này dung lượng dài nhất, bộc lộ rõ nhất hình ảnh, tính cách tên quan phủ.
GV: Trong sgk (câu hỏi 2) đã giới thiệu về biện pháp nghệ thuật tương phản.
?Kh: Em hiểu như thế nào về biện pháp nghệ thuật này? Từ đó, em hãy chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện?
- Phép tương phản: (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng, bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.
 Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện: Một bên là cảnh tượng nhân dân đang vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ. Một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm ngay trong khi họ đi hộ đê. Ngoài ra tác giả còn sử dụng rất thành công phép tăng cấp trong tác phẩm, thể hiện ở việc miêu tả các loại chi tiết trong từng mặt tương phản.
Chuyển ý: Hai biện pháp nghệ thuật này đã được tác giả sử dụng tài tình để làm nổi bật nội dung tư tưởng của tác phẩm, ta sẽ thấy rõ điều đó trong quá trình phân tích. => 
GV: Văn bản được nghiên cứu trong hai tiết, tiết này ta sẽ phân tích làm rõ mặt tương phản thứ nhất.
* YCầu HS đọc thầm từ đầu đến hỏng mất.
Tb? Nội dung đoạn em vừa đọc là gì?
Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân 
Tb? Cảnh đê sắp vỡ được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào?
- HS trả lời GV ghi bảng :
 - Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá. Khúc đê làng X. thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu
?Tb: Em hãy giải thích nghĩa của từ núng thế, thẩm lậu được sử dụng trong đoạn văn?
“Núng thế”: tức là đã ở vào trạng thái không còn vững chắc, dễ đổ, dễ sụt xuống.
thẩm lậu: tức là nước đã ngấm qua, rỉ ra chảy đi nơi khác.
?Kh: Em có nhận xét gì về cách mở đầu truyện
 Mở đầu câu chuyện, bằng các chi tiết chân thực những câu văn ngắn,-tác giả giới thiệu rõ về thời gian, không gian, địa điểm. sự việc. (Gạch chân các chi tiết)
?Tb: Tên sông được nói đến cụ thể, còn tên làng, tên phủ được ghi ký hiệu x. Điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả?
Tên sông được nói cụ thể còn địa điểm tên làng, tên phủ được ghi bằng kí hiệu X, dụng ý của tác giả là muốn cho người đọc hiểu câu chuyện này không chỉ xảy ra ở một nơi cụ thể nào, mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi trên nước ta thời bấy giờ.
?Tb: Cách mở đầu như vậy có tác dụng gì?
- Cách giới thiệu bằng những câu văn ngắn diễn tả sự hồi hộp, dồn dập, gấp gáp các sự việc nguy cấp đang nối tiếp nhau xảy ra hàng giờ. Các chi tiết trên còn có vai trò tạo tình thế vô cùng nguy nan, khẩn cấp (đê sắp vỡ) để từ đó, các sự việc kế tiếp sẽ xảy ra. Chi tiết Gần một giờ đêm cho biết là thời điểm khuya khoắt, Theo quy luật bình thường thì tất cả mọi người đang trong giấc ngủ say, giới thiệu như thế tác giả muốn nói rằng: cuộc hộ đê của nhân dân nơi đây đã kéo dài suốt cả ngày đến tối, tới tận đêm khuya mà chưa được nghỉ ngơi, đã quá mệt nhọc, căng thẳng. Đồng thời cho thấy khúc đê đã chịu đựng dòng nước lên cao cũng đã lâu.
Các chi tiết giúp người đọc hình dung rõ nét cảnh tượng vô cùng cấp bách và hiểm nguy lúc ấy, đêm khuya, mưa to không ngớt, nước sông cuồn cuộn dâng cao, khúc đê rò rỉ nghiêm trọng, nguy cơ vỡ đê có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đó cũng là điều không thể tránh khỏi.
?Tb: Trước nguy cơ đê vỡ đang đến gần, hình ảnh những người dân hộ đê được tác giả khắc hoạ như thế nào? Thiên nhiên lúc đó ra sao?
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người()hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy (...), người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.
 - Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, (...) xem chừng ai ai cũng mệt lử 
Trên trời (...) mưa tầm tã trút xuống, dưới sông(...) nước cứ cuồn cuộn bốc lên..
Kh? Em hãy chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên? 
 Nếu mở đầu truyện tác giả sử dụng những câu văn ngắn để giới thiệu về thời gian, không gian, địa điểm và tình thế khúc đê, thì ở đoạn tiếp theo tác giả sử dụng câu văn dài để miêu tả hình ảnh, âm thanh trong khi hộ đê. (Gạch chân): 
 Với nhiều từ láy gợi hình ảnh, âm thanh : bì bõm, lướt thướt, xao xác, tầm tã, cuồn cuộn. 
 Những động từ chỉ hành động : kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre,  ... g cách nào cũng phải đảm báo ý của phần mở bài.
Gọi HS đọc lần lượt các phần thân bài.
Tb? Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết với phận mở bài?
- Dùng các từ ngữ khẳng định như : Đúng như vậy, thật vậy
Kh? Cần làm như thế nào để các phần sau của thân bài liên kết với đoạn trước?
- Cần sử dụng các từ ngữ chuyển tiếp để liên kết ý của đoạn trước với đoạn sau.
Kh? Nên viết đoạn giải thích nghĩa đen câu tục ngữ như thế nào?
- Cần giải thích nghĩa đen của từng từ ngữ, từng vêếcâu trước rồi giải thích nghĩa đen của cả câu, của toàn nhận định.
GV: Giải thích nghĩa bóng, nghĩa sâu cũng vậy.
Kh? Từ 3 cách viết thân bài cho mỗi cách mở bài như trong SGK em rút ra nhận xét gì về cách viết thân bài nghị luận giải thích?
- Mỗi cách mở bài cần có cách viết phần thân bài thích hợp.
Gọi HS đọc đoạn kết bài trong SGK 
Y? Kết bài đã cho thấy rõ là vấn đề đã được giải thích xong chưa?
- Kết bài đã cho thấy rõ là vấn đề đã được giải thích xong.
Mỗi đề văn không chỉ có một cách kết bài duy nhất.
 Bước cuối cùng là đọc lại và sửa chữa bài.
Tb? Em hãy nêu cách làm bài văn lập luận giải thích?
- HS dựa vào ghi nhớ trả lời.
* Gọi HS đọc ghi nhớ, nhắc HS học thuộc.
Kh? Hãy tự viết thêm những cách kết bài khác cho đề bài trên ?
- Ví dụ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn quả là một chân lí sâu sắc và tiến bộ. Nhưng chân lí ấy không chỉ sâu sắc và tiến bộ đối với con người thời xưa mà ngày nay, khi cái mới đang nảy nở nhanh chóng ở khắp nơi, khi đất nước có nhu cầu mở cửa để hội nhập với cái mới để hội nhập với thế giới thì nhu cầu đi học để học lấy cái khôn càng trở nên cần thiết đối với mọi người, nhất là những người trẻ tuổi.
Hoặc: Rõ ràng đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa con người cần đi để học. Ngày nay, trong xã hội đang phát triển mạnh mẽ, con người càng cần phải đi nhiều ngày đàng hơn nữa để học lấy nhiều sàng khôn hơn nữa, nếu không muốn đất nước mình bị bỏ rơi lại phái sau.
I- Các bước làm bài văn lập luân giải thích :
 * Đề bài : 
1- Tìm hiểu đề, tìm ý 
 + Tìm hiểu đề :
+ Tìm ý :
2- Lập dàn bài :
a) Mở bài :
b)Thân bài:
c) Kết bài:
3- Viết bài:
* Bài học:
* Ghi nhớ: SGK tr. 86
II- Luyện tập:
c) Củng cố, luyện tập (2’) 
 	Nhấn mạnh nội dung bài học.
	d) Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
Học bài, nắm các bước làm bài
Viết hoàn chỉnh đề bài trên. chuẩn bị bài: Luyện tập lập luận giải thích.
Ngày soạn: 20/3/2009 Ngày dạy: 23 /3/2009 Dạy lớp 7A
	 Ngày dạy: 23 /3/2009 Dạy lớp 7C
Tiết 108 Tập làm văn
Luyện tập lập luận giải thích
 1. MụC TIÊU 
a) Về kiến thức: Giúp hS
- Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giải thích.
- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn giải thích cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề quen thuộc đối với đời sống các em.
b) Về kỹ năng: - Rèn kĩ năng làm văn nghị luận giải thích.
c) Về thái độ: - Giáo dục ý thức giữ gìn sách vở, biết chọn lọc sách để đọc.
2. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv + soạn giáo án
b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ + đọc trước bài mới và trả lời các câu hỏi.
3. TIếN TRìNH BàI DạY
 * ổn định tổ chức:
 	Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:
 	 lớp 7C :
a) Kiểm tra bài cũ : 
* Câu hỏi: Muốn làm bài văn nghị luận giải thích phải thực hiện các bước nào. Trình bày bước lập dàn bài?
* Yêu cầu: - Muốn làm bài văn nghị luận giải thích cần thực hiện các bước: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa . ( 2 điểm)
- Dàn bài:
 + Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích. (2điểm)
 + Thân bài : Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp. (4 điểm)
 + Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích với mọi người. (2điểm)
* Đặt vấn đề vào bài mới: Tiết trước các em đã hiểu các bước làm bài văn lập luận giải thích. Hôm nau cô sẽ hướng dẫn các em luyện tập kiểu văn bản giải thích vào một đề văn cụ thể.
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
b) Dạy nội dung bài mới
GV ghi đề bài lên bảng và gọi HS đọc:
 * Đề bài: Một nhà văn có nói: “Sách là ngọc đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
Kh? Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?
- Đề trực tiếp giải thích một câu nói, gián tiếp giải thích vai trò của sách đối với trí tuệ con người.
Tb? Làm thế nào để nhận ra yêu cầu đó?
- Căn cứ vào mệnh lệnh của đề, từ ngữ trong đề.
Tb? Hãy tìm hiểu đề bài trên?
- Kiểu văn bản: Nghị luận giải thích.
- ND: Vai trò của sách đối với trí tuệ con người.
G? Để đạt được yêu cầu giải thích đã nêu trên bài làm cần có những ý gì?
- Nghĩa bóng của câu nói.
- Vì sao sách lại là ngọn đền bất diệt
- Vì sao nói đến sách người ta liền nghĩ đến trí tuệ con người
- Tìm ví dụ cho thấy sách là trí tuệ bất diệt
- Tình cảm thái độ của em đối với sách và với câu nói ấy.
Kh? Em nêu những yêu cầu của việc lập dàn bài cho bài văn lập luận giải thích?
- Lập dàn bài theo 3 phần gồm các ý chính mở bài, thân bài, kết bài.
Tb? Nêu ý chính của phần mở bài?
- Nêu vấn đề cần giải thích: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
G? Phần thân bài bao gồm những ý chính nào?
* Giải thích ý nghĩa câu nói.
* Giải thích cơ sở chân lí của câu nói.
* Giải thích sự vận dụng chân lí được nêu trong câu nói. 
 Chúng ta cùng giải thích những ý trên
* Giải thích ý nghĩa của câu nói:
- Sách chứa đựng trí tuệ con người. Trí tuệ: tinh tuý, tinh hoa của sự hiểu biết.
- Sách là ngọn đèn sáng: ngọn đèn sang rọi chiếu, soi đường đưa con người ra khỏi tối tăm (ở đây là chốn tối tăm của sự không hiểu biết)
- Sách là ngọn đèn sáng bất diệt: ngọn đèn sáng (hiểu theo ý trên) không bao giờ tắt.
- Cả câu nói có ý: Sách là nguồn sáng bất diệt, đuợc thắp lên từ trí tuệ của con người.
* Giải thích cơ sở chân lý của câu nói:
- Không thể nói mọi cuốn sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người nhưng những cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế. Bởi vì:
+ Những cuốn sách có giá trị ghi lại những hiểu biết quý giá nhất mà con người tích lũy được trong sản xuất, trong chiến đấu, trong các mối quan hệ xã hội ( nêu ví dụ). Do đó, “sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ con người..
+ Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích trong một thời gian mà còn có ích cho mọi thời đại. Mặt khác, nhờ có sách, ánh sáng ấy của trí tuệ sẽ được truyền lại cho các đời sau (nêu vài ví dụ). Vì thế, “sách là ngọc đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người..
+ Đấy là điều được nhiều người thừa nhận (dẫn ra vài ý kiến): nhà văn Mỹ: “Sách là ánh sáng dẫn dắt nền văn minh nhân loại.
* Giải thích sự vận dụng chân lí được nêu trong câu nói:
- Cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn và sống tốt hơn.
- Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc, không đọc sách dở, sách có hại.
- Cần tiếp nhận ánh sáng trí tuệ chứa đựng trong sách, cố hiểu nội dung và làm theo sách.
Kh? Em sẽ dự tính viết phần kết bài như thế nào?
- Câu nói trên cho ta có được một nhận thức đúng đắn và sâu sắc về giá trị của sách. Từ đó, ta càng nên có thái độ đúng hơn trong việc chọn sách và đọc sách.
Kh? Hãy viết đoạn mở bài cho đề bài trên?
 Có những người đã nhìn sách bằng cặp mắt vô hồn nhìn những tập giấy vô tri vô giác. Nhưng lại có bao người đã dành cho sách những lời ngợi ca vô cùng đẹp đẽ. Một nhà văn có nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
 GV tổ chức cho các em viết, gọi HS đọc và GV cùng HS nhận xét
1- Tìm hiểu đề và tìm ý:
(5’)
 2- Lập dàn bài
(15)
a. Mở bài:.
b. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa câu nói.
* Giải thích cơ sở chân lí của câu nói
* Giải thích sự vận dụng chân lí được nêu trong câu nói.
c. Kết bài:
3. Viết đoạn văn:
(8’)
c) Củng cố, luyện tập (2’) 
 	Nhấn mạnh nội dung bài học.
	d) Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
Các em về nhà học thuộc lý thuyết văn giải thích, làm tiếp bài tập.
Chuẩn bị bài: Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu.
Cho HS chép đề bài về nhà làm. Đề 5 SGK trang 88
Ngày ra đề 23/3/2009 Ngày nộp bài 26-3-2009
 VIếT BàI TậP LàM VĂN Số 6 ( Làm ở nhà )
Đề bài: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ : Lá lành đùm lá rách.
1.Dài bài:
a, Mở bài :Giới thiệu vấn đề cần giải thích: Cần yêu thương đùm bọc, che chở nhau.
b, Thân bài: 
Nghĩa đen của từng thành phần trong câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách, mối quan hệ của 2 loại lá: đùm (bao bọc, bảo vệ, che chở).Lá lành che bọc cho lá rách.
vì sao 2 loại lá này cần che chở cho nhau, bảo vệ nhau?
+ Vì sự tồn tại của bản thân chúng nói riêng và cuả cái cây nói chung.
+ Vì vẻ đẹp và sự bền chắc khi người ta dùng lá để gói ( bánh, giò, nem...)
Nghĩa bóng của lá lành, lá rách ( người giàu, người nghèo, người bình an, người gặp nạn, người tốt, người chưa tốt) con người cần yêu thương đùm bọc, che chở nhau
Vì sao con người cần yêu thương đùm bọc nhau?
+ Thế nào là yêu thương giúp đỡ nhau ?
+ Vì sao phải yêu thương nhau ( trong gia đình, bạn bè, xã hội)
+ Tình yêu thương biểu hiện như thế nào trong đời sống xã hội ( trong lao động sản xuất, chiến đấu....)
+ Tính tích cực của lòng yêu thương ( sống không có tình yêu thương sẽ có tác hại như thế nào?)
 + Khẳng định tình cảm đó là đạo lí tốt đẹp, là truyền thống quý báu của dân tộc ta, xã hội ta.
 c,Kết bài
Cảm nhận về sự sáng suốt và khôn ngoan của người xưa khi khuyên nhủ con người đùm bọc hỗ trợ nhau.
Xác định thái độ đúng đắn về thái độ đoàn kết, giúp nhau ,chia sẻ trong cuộc sống.
2.Đáp án, biểu điểm
a, Hình thức (2đ)
- đúng thể loại, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có dãn chứng để giải thích làm rõ vấn đề
- Diễn đạt lưu loát , dùng từ đúng chính tả, ngữ pháp.
b, Nội dung (8đ)
* Mở bài Giới thiệu vấn đề cần giải thích: Cần yêu thương đùm bọc, che chở nhau.(1 đ)
* Thân bài: - Giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ ( 1, đ)
Nghĩa bóng của lá lành, lá rách ( người giàu, người nghèo, người bình an, người gặp nạn, người tốt, người chưa tốt) con người cần yêu thương đùm bọc, che chở nhau(1đ)
Vì sao con người cần yêu thương đùm bọc nhau?(0,5)
+ Thế nào là yêu thương giúp đỡ nhau ? (0,5đ)
+ Vì sao phải yêu thương nhau ( trong gia đình, bạn bè, xã hội) (1đ)
+ Tình yêu thương biểu hiện như thế nào (1đ)
+ Tính tích cực của lòng yêu thương ( sống không có tình yêu thương sẽ có tác hại như thế nào?) (1đ)
 + Khẳng định tình cảm đó là đạo lí tốt đẹp, là truyền thống quý báu của dân tộc ta, xã hội ta. (1đ)
c, Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ ( 0,5 đ)
 - Xác định thái độ của bản thân (0,5đ)
c) Củng cố, luyện tập (2’) 
 	Nhấn mạnh nội dung bài học.
	d) Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
Các em về nhà học thuộc lý thuyết văn giải thích, làm tiếp bài tập.
Chuẩn bị bài: Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu.
Cho HS chép đề bài về nhà làm 
Bài viết số 6 nộp vào ngày26/3/ 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 29.doc