Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 27

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 27

 Tiết 97 Văn bản :

ý NGHĩA VĂN CHƯƠNG

 - Hoài Thanh-

 I. MụC TIÊU

1.Về kiến thức: Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.

- Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.

2.Về kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích văn nghị luận.

3.Về thái độ: Giáo dục lòng yêu thích tìm hiểu vẻ đẹp của văn chương.

II.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH

1.Chuẩn bị của GV: : Nghiên cứu SGK, SGV, tham khảo một số tài liệu, soạn giáo án.

2.Chuẩn bị của HS:: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới - soạn bài.

III.TIếN TRìNH BàI DạY

1.Kiểm tra bài cũ :

Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.

 GV nhận xét nhắc nhở chung.

* Đặt vấn đề vào bài mới:

Từ xưa đến nay, văn chương nghệ thuật là một trong những hoạt động tinh thần hết sức lí thú và bổ ích trong cuộc sống con người. Nhưng ý nghĩa và công dụng của văn chương là gì thì đã từng có nhiều quan niệm khác nhau. Bài viết “ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, một nhà phê bình văn học có uy tín lớn sẽ cung cấp cho chúng ta một cách hiểu, một quan niệm đúng đắn và cơ bản về văn chương.

 ( GV ghi tên bài lên bảng )

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 27 
BàI 24
 Kết quả cần đạt
Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử nhân loại.
Kiểm tra kiến thức về văn bản đã học ở học kì II
Nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Luyện tập viết đoạn văn chứng minh. 
Ngày soạn: 28/2/2009 Ngày dạy: /3/2009 Dạy lớp 7A
	 Ngày dạy: /3/2009 Dạy lớp 7C	
 Tiết 97 Văn bản : 
ý NGHĩA VĂN CHƯƠNG
 - Hoài Thanh-
 I. MụC TIÊU 
1.Về kiến thức: Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
- Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh. 
2.Về kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích văn nghị luận.
3.Về thái độ: Giáo dục lòng yêu thích tìm hiểu vẻ đẹp của văn chương.
II.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
1.Chuẩn bị của GV: : Nghiên cứu SGK, SGV, tham khảo một số tài liệu, soạn giáo án.
2.Chuẩn bị của HS:: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới - soạn bài.
III.TIếN TRìNH BàI DạY
1.Kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 GV nhận xét nhắc nhở chung.
* Đặt vấn đề vào bài mới:
Từ xưa đến nay, văn chương nghệ thuật là một trong những hoạt động tinh thần hết sức lí thú và bổ ích trong cuộc sống con người. Nhưng ý nghĩa và công dụng của văn chương là gì thì đã từng có nhiều quan niệm khác nhau. Bài viết “ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, một nhà phê bình văn học có uy tín lớn sẽ cung cấp cho chúng ta một cách hiểu, một quan niệm đúng đắn và cơ bản về văn chương.
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
2.Dạy nội dung bài mới
GV: Gọi 1 HS đọc chú thích * SGK tr61.
?Tb: Nêu vài nét sơ lược về tác giả?
?Tb: Em biết gì về văn bản: “ý nghĩa văn chương”?
GV hướng dẫn đọc: Bài văn ngắn thuộc kiểu văn bản nghị luận nên khi đọc cần ngắt nghỉ đúng dấu câu, chú ý diễn cảm biểu đạt cảm xúc của tác giả đối với văn chương.
- GV đọc mẫu một lần, gọi 1 HS khác đọc GV nhận xét & sửa lỗi (nếu có).
Y? Hãy giải thích các từ: văn chương, vị tha, phù phiếm, tâm linh?
- HS dựa vào chú thích SGK tr62 trả lời.
Kh? Em hãy tìm bố cục của bài văn?
- Phần 1: Từ đầu-> muôn loài( Nguồn gốc cốt yếu của văn chương)
- Phần 2: Còn lại( Công dụng của văn chương) 
?Tb: Mở đầu văn bản tác giả kể lại câu chuyện gì?
- Chuyện về nhà thi sĩ ấn độ và con chim.
GV: Chuyện nhà thi sĩ ấn độ khóc nức nở khi thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Tiếng khóc của nhà thi sĩ hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết.
?Kh: Theo em tác giả kể như vậy để làm gì? Câu chuyện này cho thấy tác giả muốn cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương như thế nào? Luận điểm mà tác nêu ra ở đây là gì?
- Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương muôn vật muôn loài.
?Kh: Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả?
- Cách vào đề bất ngờ, tự nhiên, hấp dẫn, xúc động. Hoài Thanh đã kể một câu chuyện nhỏ để dẫn tới luận đề theo lối quy nạp. Tác giả chưa trực tiếp nêu vấn đề ý nghĩa của văn chương mà đi từ nguồn gốc cốt yếu của nó. Nhưng ngay câu sau tác giả lại ngờ rằng đó chỉ là câu chuyện hoang đường, bịa đặt. Mục đích không phải để người đọc hiểu một câu chuyện mà để khái quát vấn đề sẽ bàn luận - là phong cách nghị luận độc đáo.
?G: Như vậy theo Hoài Thanh thì nguồn gốc của văn chương là lòng thương người và muôn vật, muôn loài. Theo em quan niệm ấy có chính xác không? Thử tìm một vài dẫn chứng văn học mà em biết để chứng minh cho ý kiến của Hoài Thanh?
- Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương là đúng đắn. Nó đã chứng minh trong thực tế văn chương Đông tây kim cổ.
VD: Nguyễn Du viết truyện kiều dựa trên cảm hứng: 
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Hoặc Đặng Trần Côn trong Chinh phụ ngâm khúc vì sự cảm thông: 
Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa đoan.
Hay Bà Huyện Thanh Quan viết qua Đèo Ngang bởi nỗi nhớ nước thương nhà cùng nỗi niềm tâm tư nỗi lòng riêng:
 Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
-> Tất cả đều xuất phát từ lòng nhân ái, tình thương.
?Kh: Nói như thế, quan niệm của Hoài Thanh có phải đúng trong mọi trường hợp không?
- Nói cốt yếu là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là tất cả. Quan niệm của Hoài Thanh chưa phải là đầy đủ vì trên thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc văn chương. Có người cho rằng văn chương bắt nguồn từ lao động, có người lại cho rằng bắt nguồn từ tôn giáo hay từ vui chơi giải trí. Và đến nay nguồn gốc thực sự của văn chương chưa hoàn toàn thống nhất. ý kiến của Hoài Thanh cũng chỉ là một quan niệm.
?Kh: Như vậy ở phần đầu văn bản, tác giả giúp người đọc xác lập tư tưởng, quan niệm như thế nào về nguồn gốc của văn chương?
?Tb: Trong đoạn văn tiếp theo tác giả tiếp tục nhận định như thế nào về văn chương?
- Văn chương sẽ là hình sự sống.
?Kh: Em hiểu như thế nào về nhận định trên?
- Văn chương phản ánh đời sống: Văn chương chính là thiên nhiên, vạn vật, chủ yếu là cuộc sống là tâm hồn của con người qua cảm nhận của nhà văn. Văn chương còn sáng tạo ra sự sống vì nó làm cho đời đẹp hơn. Trong thế giới nghệ thuật làm cho tác phẩm sống động... 
?Kh: Xuất phát từ tình cảm, văn chương có thể đem lại cho người đọc những gì?
Công dụng của văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
?Kh: Để chứng minh cho nhận định đó của mình, tác giả đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?
- Một người hàng ngày... hay sao.
- Văn chương...nghìn lần.
?Kh: Trong câu văn: “Một người... hay sao” tác giả nhấn mạnh công dụng nào của văn chương?
Văn chương có tác dụng khơi dậy những cảm xúc cao thượng của con người, tác động đến người đọc một cách tự giác, thâm trầm, tự nhiên theo lối đồng cảm, đồng điệu tâm hồn...
?Kh: ở câu văn: “Văn chương ... nghìn lần” Hoài Thanh còn cho thấy công dụng nào của văn chương?
- Gây cho ta tình cảm mà ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm mà ta sẵn có. Văn chương còn giúp ta rèn luyện, mở rộng thế giời tình cảm của con người.
?G: Như vậy qua 2 câu văn trên đã cho ta thấy công dụng lạ lùng nào của văn chương đối với con người?
GV: Đọc 2 đoạn văn còn lại.
?Tb: ở 2 đoạn văn này tác giả bàn luận điều gì về văn chương?
- Bàn về sức mạnh của văn chương.
?Kh: Khi nói: “Có kẻ nói... mới hay” tác giả muốn ta tin vào sức mạnh nào cuả văn chương?
- Văn chương làm đẹp làm hay những thứ bình thường.
?Kh: Khi nói: “Nếu trong pho lịch sử bực nào” tác giả muốn ta cảm nhận sức mạnh nào của văn chương?
- Các thi nhân, các nhà văn làm giàu sang cho lịch sử nhân loại. Nếu không có họ, lịch sử loài người khong được lưu lại. Thì thế giới lịch sử loài người sẽ hết sức nghèo nàn. 
?Kh: Em có nhận xét gì về cách lập luận. lí lẽ mà tác giả đưa ra ở đây?
Lập luận chặt chẽ, hợp lí.
?Kh: ở 2 đoạn văn cuối giúp ta hiểu văn chương có sức mạnh như thế nào cho cuộc sống?
Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống.
?Kh: Nét đặc sắc của nghệ thuật nghị luận trong văn bản?
- Cách lập luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.
?Kh: Khái quát nội dung văn bản?
HS: Đọc phần đọc thêm 
I. Đọc và tìm hiểu chung:(5’)
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Hoài Thanh( 1909 - 1982) quê ở Nghi Trung, Nghi lộc, Nghệ An. Là nhà phê bình văn học xuất sắc. Năm 2000 ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá- Nghệ thuật
Văn bản viết 1936 in trong bình luận văn chương.
2. Đọc:
II. Phân tích: 
1.Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:(11’)
Lòng nhân ái chính là nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
2. ý nghĩa và công dụng của văn chương: (11’)
Văn chương làm giàu tình cảm của con người.
Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống.
III. Tổng kết: (5’)
- Cách lập luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.
- Văn bản khẳng định nguồn gốc của văn chương. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm ta không có, luyện ta những tình cảm sắn có. Đời sống nhân loại sẽ rất nghèo nàn nếu thiếu văn chương.
IV. Luyện tập: (5’)
3.Củng cố, luyện tập (2’) 
 	Nhấn mạnh nội dung bài học.
	4.Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
Về nhà đọc lại văn bản, phân tích học hỏi cách viết văn nghị luận của tác giả.
 	- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của bài.
- Kiểm tra 1 tiết văn.
Ngày soạn: 1/3/2009 Ngày kiểm tra: 5 /3/2009 lớp 7A, 7C
Tiết 98 Văn
KIểM TRA VĂN
 I. MụC TIÊU BàI KIểM TRA 
 1.Về kiến thức: - Ôn tập kiến thức phần văn từ đầu học kì II đến nay. Nắm được kiến thức cơ bản, cảm thụ được những áng văn hay.
 2.Về kỹ năng: Rèn kĩ năng ôn tập, vận dụng kiến thức vào bài kiểm tra.
3.Về thái độ: Giáo dục ý thức tự học. Giáo dục những tình cảm nhân ái.
II.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
1.Chuẩn bị của GV: Ra đề, đáp án, biểu điểm
2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, chuẩn bị làm bài kiểm tra.
III.TIếN TRìNH BàI DạY
 I. ổN ĐịNH Tổ CHứC
 Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:
 	 lớp 7C :
II. NộI DUNG Đề
 Phần trắc nghiệm : (3 điểm )
 * Em hãy đọc kĩ các câu hỏi và các câu trả lời rồi khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án mà em cho là đúng nhất :
Câu 1 : Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào?
 A. Văn học dân gian. C. Văn học thời kĩ kháng chiến chống Mĩ
 B. Văn học viết. D. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp.
Câu 2 : Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ?
 A. Khoai đất lạ, mạ đất quen.
 B. Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa.
 C. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
 D. Một nắng hai sương.
Câu 3 : Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết trong thời kì nào?
 A. Thời kì kháng chiến chỗng Mĩ
Thời kì kháng chiến chống Pháp
Thời kì đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
Câu 4 : Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt của tác giả nào?
 A. Phạm Văn Đồng. C. Đặng Thai Mai 
 B. Hồ chí Minh D. Hoài Thanh 
Câu 5: Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả đã chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt về những mặt nào?
 A. Ngữ âm C. Ngữ pháp
 B. Từ vựng D. Cả 3 mặt trên
Cầu 6: Văn nghị luận của Hoài Thanh( qua bài ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc?
 A. Lập luận chặt chẽ, sáng sủa.
 B. Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc.
 C. Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
Phần tự luận: ( 7 điểm )
Câu 1: Tục ngữ có câu Đói cho sạch, rách cho thơm, em hãy nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đó?
Câu 2: Dựa vào bài Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy chứng minh giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ.
III.ĐáP áN
Phần trắc nghiệm : (3 đ)
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Câu
Đáp án
Biểu điểm
 1
A
0,5
4
C
0,5
 2
D
0,5
5
D
0,5
 3
B
0,5
6
C
0,5
Phần tự luận : (7 đ)
Câu 1 : (2 điểm)
 Câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm nêu lên bài học luân lí: đừng vì nghèo đói, thiếu thốn mà làm điều xấu, tội lỗi; trong bất kì hoàn cảnh thiếu thốn nào cũng biết sống trong sạch, giữ trọn phẩm cách và danh dự tốt đẹp của mìn ... ng) ( 2,5điểm )
- HS đặt câu: (mỗi câu đúng được 1,5 điểm) (3 điểm)
 	- HS xác định:	Câu a là câu chủ động. ( 1điểm )
 	 Câu b là câu bị động. ( 1 điểm ).
* Đặt vấn đề vào bài mới:
ở tiết học trước các em đã nắm được khái niệm câu chủ động và câu bị động, tác dụng liên kết của từng loại câu này trong các đoạn văn có cách diễn đạt khác nhau. Vậy cần chuyển đổi 2 loại câu này như thế nào cho phù hợp, mời các me cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
2.Dạy nội dung bài mới
GV chép lên bảng ví dụ 1 :
 * Ví dụ 1:
a) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải // đã được hạ
 CN 
 xuống từ hôm hoá vàng.
 VN
b) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải // đã hạ xuống từ
 CN VN
 hôm hoá vàng..
c) Người ta // đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải
 CN VN
 xuống từ hôm hoá vàng..
Y? Nhận xét nội dung của 3 câu trên?
- Ba câu có nội dung cùng miêu tả một sự việc.
Tb? Hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ của 3 câu trên?
- HS xác định, GV gạch vào câu như trên.
Y? Chủ ngữ ở 2 câu a và b biểu thị cái gì?
- CN của 2 câu a và b chỉ vật được hoạt động của người khác hướng vào, tức là Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải là đối tượng của hoạt động hạ xuống..
Y? Vậy 2 câu a và b thuộc loại câu chủ động hay câu bị động?
- Hai câu trên đều là câu bị động.
Y? Về hình thức hai câu a và b có gì khác nhau?
- Câu a có dùng từ được. Câu b không dùng từ được.
Y? Chủ ngữ câu c biểu thị cái gì? Đây là câu chủ động hay câu bị động?
- Chủ ngữ câu c chỉ người thực hiện hoạt động hạ cánh màn điều. Theo như bài học trước thì câu c là câu chủ động.
Kh? Để chuyển câu câu chủ động a, b thành câu bị động c người ta làm như thế nào?
- Để chuyển câu chủ động c thành câu bị động a, b ta chuyển cụm từ chỉ đối tượng hoạt động lên đầu câu: “Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải chuyển lên đầu câu sau đó thêm từ được vào sau cụm từ ấy.
- Một cách khác là chuyển cụm từ chỉ đối tượng hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ từ chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu cụm từ : “Người ta là bộ phận không bắt buộc vì khi bỏ cụm từ này khỏi câu nội dung câu không thay đổi ( bộ phận không bắt buộc là bộ phận có thể có mặt trong câu hoặc không có mặt trong câu mà nội dung câu không thay đổi).
 Đó chính là cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
GV giảng: Có hai loại câu bị động, câu bị động có dùng bị được và câu bị động không dùng bị được. ở kiểu câu không dùng bị được nếu ta thêm bị được thì câu vẫn hợp lí.
 Kiểu câu có dùng bị được có hàm ý đánh giá tích cực, tiêu cực, đáng mong muốn hay không đáng mong muốn đối với sự việc nói trong câu. Ví dụ:
 + Nó được tập thể phê bình. (Đánh giá tích cực)
 + Nó bị tập thể phê bình. (Đánh giá tiêu cực)
 Chuyển : 
 Tuy nhiên có phải câu nào có bị được trong câu là những câu bị động không? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp ví dụ 2:
 GV chép lên bảng ví dụ 2:
 * Ví dụ 2:
 a) Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi.
 b) Tay em bị đau.
Kh? Xét về hình thức 2 câu trên đều có từ bị được nhưng có phải là những câu bị động không? Vì sao?
- Hai câu trên tuy có các từ bị được nhưng không phải là câu bị động , vì không có 2 câu chủ động tương ứng. Chủ ngữ chỉ người nhưng không có hoạt động của vật khác hướng vào, mà chỉ làm rõ chủ ngữ được gì, bị gì.
- Như vậy chỉ có thể nói đến câu bị động trong đối lập với câu chủ động tương ứng.
Y? Dựa vào ví dụ 1 em hãy trình bày quy tắc chuyển câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động?
- HS dựa vào ghi nhớ trả lời GV ghi bảng bài học:
 * Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: 
 - Chuyển từ ( hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị được vào sau từ( cụm từ) ấy.
 - Chuyển từ ( cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
Tb? Từ ví dụ 2 em rút ra kết luận gì?
- HS trả lời GV ghi bảng tiếp bài học:
 * Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.
Gọi HS đọc ghi nhớ, nhắc HS học thuộc.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập1
- Giành thời gian để HS suy nghĩ làm bài.
- Gọi HS trả lời bài tập.
- Đáp án: Chuyển câu chủ động thành 2 câu bị động khác nhau:
a) - Ngôi chùa ấy được ( một nhà sư vô danh) xây từ thế kỉ XIII.
 - Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.
b) - Tất cả cánh cửa chùa được ( người ta) làm bằng gỗ lim.
 - Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c) - Con ngựa bạch được ( chàng kị sĩ) buộc bên gốc đào.
 - Con ngựa bạch buộc bên gốc đào. 
d) - Một lá cờ đại được ( người ta) dựng ở giữa sân.
 - Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
* Lưu ý: Dấu ngoặc đơn đánh dấu những từ ngữ không bắt buộc phải có mặt trong câu.
* Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Gọi từng HS trả lời từng phần bài tập.
 Chuyển đổi mỗi câu chủ động thành 2 câu bị động, một dùng từ được, một dùng từ bị.
a) Thầy giáo phê bình em.
 - Em bị thầy giáo phê bình.
 - Em được thầy giáo phê bình.
b) Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi. 
 - Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi.
 - ngôi nhà ấy được người ta phá đi.
c) Trào lưu đô thị hoá đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.
 - Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đẫ bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
 - Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn được trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
* Sắc thái nghĩa của câu dùng được với câu dùng bị khác nhau là:
- Câu bị động dùng từ được có hàm ý đáng giá tích cực về sự việc được nói đến trong câu.
- Câu bị động dùng từ bị có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu.
* Gọi HS đọc bài tập 3.
- Thời gian còn lại HS làm bài tập 3.
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình, nói rõ đâu là câu bị động.
Ví dụ : Sau khi đã giải quyết xong các bài học em thường tranh thủ thời gian đọc các tác phẩm văn học vì các tác phẩm này luôn đem đến cho em những điều mới lạ và lí thú, nhiều cảm xúc sâu sắc. Dế Choắt bị chị Cốc mổ cho đến phải lìa đời. Em bé bán diêm đã lịm đi trong giấc mơ no ấm. Chú bé liên lạc Lượm bị trúng đạn quân thù, hi sinh anh dũng trên mảnh đất quê hươngtất cả làm em xúc động vô cùng.
I- Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: ( 23
1- Ví dụ :
2- Bài học:
* Ghi nhớ: SGK
Tr.64
II- Luyện tập:
(15)
1- Bài tập1 (65)
2- Bài tập 2( 65)
3- Bài tập 3(65)
3.Củng cố, luyện tập (2’) 
 	Nhấn mạnh nội dung bài học.
	4.Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
Về nhà xem kĩ các ví dụ, học bài và làm bài tập 3.
Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.
Ngày soạn: 28/2/2009 Ngày dạy: /3/2009 Dạy lớp 7A
	 Ngày dạy: /3/2009 Dạy lớp 7C
 Tiết 100 Tập làm văn
LUYệN TậP VIếT ĐOạN VĂN CHứNG MINH 
 I. MụC TIÊU 
1.Về kiến thức: Củng cố chắc chắn hơn nữa những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
- biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết một đoạn văn chứng minh cụ thể 
2.Về kỹ năng: - Rèn kĩ năng viết văn chứng minh.
3.Về thái độ: Giáo dục những tư tưởng tình cảm tốt đẹp qua những đoạn văn của HS.
II.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
1.Chuẩn bị của GV: : Nghiên cứu SGK, SGV, tham khảo một số tài liệu, soạn giáo án.
2.Chuẩn bị của HS:: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới .
III.TIếN TRìNH BàI DạY
 * ổn định tổ chức:
 	Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:
 	 lớp 7C :
1.Kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS( viết đoạn văn ngắn theo 5 đề trong bài mới SGK tr 65)
- GV nhận xét, nhắc nhở HS về ý thức chuẩn bị bài ở nhà.
* Đặt vấn đề vào bài mới:
Sau một số các tiết lí thuyết cơ bản về văn lập luận chứng minh các em đã viết một bài tập làm văn, tuy nhiên để giúp các em củng cố chắc chắn hơn nữa những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh, tiết học hôm nay chúng ta cùng luyện tập.
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
2.Dạy nội dung bài mới
?Tb: Phép lập luận chứng minh là gì?
Chứng minh là phép lập luận dùng lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới(cần được chứng minh) là đáng tin cậy. 
- Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục. 
?Tb: Nêu các bước làm một bài văn chứng minh? nhiệm vụ từng phần của bài văn chứng minh?
Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.
- Dàn bài:
 + Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
 + Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
 + Kết bài : Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn phần mở bài.
Tb? Em hãy nhắc lại những yêu cầu của một đoạn văn lập luận chứng minh?
- HS nhắc lại, GV bổ sung nhấn mạnh và ghi bảng :
 * Đoạn văn chứng minh không tồn tại độc lập riêng biệt mà chỉ là một bộ phận của bài văn. Vì vậy khi tập viết một đoạn văn, cần cố hình dung đoạn đó nằm ở vị trí nào của bài văn; có thế mới viết được thành phần chuyển đoạn. Thành phần chuyển đoạn nên viết ở câu đầu của đoạn, đó là câu có ý của đoạn trên và ý của đoạn văn tiếp theo ( chỉ trong một câu).
 * Cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của bài văn. Các ý, các câu khác trong đoạn phải tập trung làm sáng tỏ cho luận điểm.
* Các lí lẽ hoặc dẫn chứng phải được sắp xếp hợp lí để quá trình lập luận chứng minh được thực sự rõ ràng, mạch lạc.
- Các dẫn chứng phải đưa ra theo trình tự thời gian hoặc không gian hoặc cùng một phương diện ví dụ: kinh tế, chính trịthì bài văn mới mạch lạc
 + Ví dụ: GV đọc lại 2 đoạn trong các văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và Đức tính giản dị của: Bác Hồ.
* Chuyển Trên cơ sở những vấn đề cần lưu ý trên chúng ta cùng luyện tập.
- Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ theo tổ học tâo mỗi nhóm 7 em. Cử nhóm trưởng.
- Yêu cầu: Tất cả các thành viên trong nhóm phải đọc đoạn văn của mình cho các bạn cùng nhóm nghe và nhận xét, góp ý bổ xung.
- Khi góp ý cần căn cứ vào những phần lí thuyết vừa được nhắc lại ở trên.
- Các nhóm đề cử 1 bạn trình bày đoạn văn của nhóm đã góp ý.
- Gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày
- Cả lớp lắng nghe, ghi lại những nhận xét của mình về phương pháp viết một đoạn văn chứng minh của bạn. Sau đó nhận xét cho cả lớp cùng nghe.
- GV nhận xét cuối cùng, sau đó hướng dẫn HS tiếp tục luyện tập ở nhà. Về nhà viết lại đoạn văn của mình trên cơ sở đã góp ý cụ thể của lớp hoặc nhận xét chung.
I.Lý thuyết
II.Luyện tập (10)
1.Trình bày trước tổ (10)
2. Trình bày trước lớp:
(23)
3.Củng cố, luyện tập (2’) 
 	Nhấn mạnh nội dung bài học.
	4.Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
	Về nhà học lại lí thuyết , Tập viết lại cho đúng đoạn văn chứng minh của minh.
Chuẩn bị bài: Ôn tập văn nghị luận. Trả lời các câu hỏi trong bài ôn tập, ghi vào vở chuẩn bị bài ở nhà, đến lớp cô giáo chỉ hướng dẫn và thống nhất, bổ xung ý kiến vào bài các em đã chuẩn bị ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 27.doc