Giáo án Tập đọc 4 - Tuần 3 - Năm học 2013-2014 - Bùi Thanh Cường

Giáo án Tập đọc 4 - Tuần 3 - Năm học 2013-2014 - Bùi Thanh Cường

I. Mục tiêu :

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thương, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (trả lời được các CH trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).

- HS biết yêu thương, chia sẻ sự đau buồn cùng mọi người.

* Giáo dục kỹ năng sống cơ bản được giáo dục:

- Giao tiếp : ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Thể hiện sự cảm thông; Xác định giá trị; Tư duy sáng tạo.

* Các phương pháp / Kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Động não; Trải nghiệm; Trao đổi theo cặp đôi.

II. Chuẩn bị

- GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học. Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt. Bảng phụ viết câu, đoạn thư cần hướng dẫn HS đọc.

- HS : SGK; tập bài học.

 

doc 38 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1091Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc 4 - Tuần 3 - Năm học 2013-2014 - Bùi Thanh Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0907040606
 CHỦ ĐIỂM :
Tập đọc
THƯ THĂM BẠN
(GD KNS)
I. Mục tiêu :
Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thương, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (trả lời được các CH trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).
HS biết yêu thương, chia sẻ sự đau buồn cùng mọi người.
* Giáo dục kỹ năng sống cơ bản được giáo dục:
Giao tiếp : ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Thể hiện sự cảm thông; Xác định giá trị; Tư duy sáng tạo.
* Các phương pháp / Kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
Động não; Trải nghiệm; Trao đổi theo cặp đôi.
II. Chuẩn bị
GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học. Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt. Bảng phụ viết câu, đoạn thư cần hướng dẫn HS đọc.
HS : SGK; tập bài học.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động :
B. Kiểm tra bài cũ : 
- Tập đọc tiết trước học bài gì ? 
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
- Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào ?
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Chia đoạn : 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến chia buồn với bạn 
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến những người bạn mới như mình 
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- Kết hợp khen ngợi những em đọc đúng, nhắc nhở HS phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc
- Đọc diễn cảm cả bài. Giọng trầm buồn chân thành. Thấp giọng hơn khi đọc những câu văn nói về sự mất mát.
b. Tìm hiểu bài :
* Đoạn 1 : Sáu dòng đầu
- Bạn Lương có biết bạn Hồng không ?
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?
* Đoạn 2 : Phần còn lại.
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ?
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất biết cách an ủi bạn Hồng ?
Liên hệ : Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Vậy để hạn chế lũ lụt con người cần làm gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm lại những dòng mở đầu và kết thúc bức thư.
- Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư?
c. Đọc diễn cảm :
- GV đọc diễn cảm, giọng tình cảm, nhẹ nhàng, chân thành. Trầm giọng khi đọc những câu nói về sự mất mát.
- Hướng dẫn đoạn 1, 2.
D. Củng cố - Dặn dò:
- Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng ?
- Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa ?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Người ăn xin.
- Truyện cổ nước mình
- Nhắc lại tựa bài.
+ Lần 1: đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc các tiếng ( từ) phát âm sai.
+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa các từ khó hiểu trong phần chú giải.
- Luyện đọc theo cặp
+ Lần 3: Kiểm tra lại cách đọc đúng.
- Lắng nghe.
- Không, Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu Niên Tiền Phong.
- Lương viết thư để chia buồn với Hồng. 
-“ Hôm nay, đọc báora đi mãi mãi"
+ Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm: Chắc là Hồng tự hào  nước lũ.
+ Lương khuyến khích Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau : Mình tin rằng theo  nỗi đau này.
+ Lương làm cho Hồng yên tâm : Bên cạnh Hồng  như mình .
- Cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên 
- Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. Những dòng cuối ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cám ơn, hứa hẹn, kí tên, ghi họ tên người viết thư.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bức thư.
- Thi đọc diễn cảm 1, 2 đoạn thư
- Lương rất giàu tình cảm. Lương đọc báo, biết hoàn cảnh của Hồng, đã chủ động viết thư thăm hỏi, giúp bạn số tiền bỏ ống để bày tỏ sự thông cảm với bạn trong lúc hoạn nạn, khó khăn. 
- HS phát biểu.
Chính tả ( Nghe viết)
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I. MỤC TIÊU:
Nghe- viết và trình bày đúng chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ.
Làm đúng BT2 (a)
Giáo dục HS tính cẩn thận khi viết, ngồi viết đúng tư thế, có nhẫn nại khi viết bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : Bài tập 2a viết sẵn 2 lần trên bảng lớp.
HS : SGK, tập chính tả
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định:
B. Kiểm tra bài cũ:
-Chính tả tiết trước học bài gì ?
- Gọi 3 HS lên bảng viết một số từ do 1 HS dưới lớp đọc.
- Nhận xét, khen ngợi
C. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Giờ chính tả hôm nay các em nghe, viết bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà và làm bài tập chính tả phân biệt tr/ch hoặc dấu hỏi/ dấu ngã.
+ Hướng dẫn viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung bài thơ
GV đọc bài thơ
Gọi HS đọc lại bài.
Bài thơ nói lên điều gì?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, Cho HS phân tích từ khó (phụ âm đầu +vần +thanh) cho HS viết các từ vừa tìm được, từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
- Viết bảng con
c) Hướng dẫn cách trình bày
- Em hãy cho biết cách trình bày thơ lục bát?
d) Viết chính tả
- GV nhắc HS cách viết tựa bài, tư thế ngồi cách viết hoa đúng mẫu hiện hành.
- GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải (khoảng 90 chữ/15 phút). Mỗi câu hoặc cụm từ được đọc 2 - 3 lần: đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe, đọc nhắc lại một hoặc 2 lần cho HS kịp viết theo tốc độ quy định.
d) Soát lỗi và viết bài.
-GV hướng dẫn Hs cách bắt lỗi 
 Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
Cho 2 HS đổi vở để bắt lỗi cho nhau, ghi số lỗi bằng viết chì ra ngoài. 
GV dán bảng phụ viết sẳn bài chính tả , cho HS cầm viết chì sửa lỗi 
GV thống kê số vở HS không sai 1 lỗi ,2,3,lỗi.GV tuyên dương HS viết đúng đẹp.
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả
+Bài 2a
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài tập yêu cầu làm gì ?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
- Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng em hiểu nghĩa là gì?
- Đoạn văn muốn nói với chúng ta điều gì?
D. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại bài tập vào vở.
- Yêu cầu HS về nhà tìm các từ chỉ tên con vật bắt đầu bằng tr/ ch và đồ dùng trong nhà có mang thanh hỏi/ thanh ngã.
- 1 HS đọc cho 2 HS viết.
+ vầng trăng, lăng xăng, măng ớt, lăn tăn, mặn mà, trăng trắng,
- Lắng nghe.
Theo dõi GV đọc
HS đọc lại.
+ Bài thơ nói lên tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình.
- HS tìm từ khó
- Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề, giữa hai khổ thơ để cách 1 dòng.
- Đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng. HS dưới lớp làm bằng bút chì vào giấy nháp.
- Nhận xét, bổ sung. Chữa bài.
Lời giải: tre – chịu – trúc – cháy – tre – tre – chí – chiến – tre.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Cây trúc, cây tre thân có nhiều đốt dù bị đốt nó vẫn có dáng thẳng.
- Đoạn văn ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất là bạn của con người.
- Thực hiện
Tập đọc
NGƯỜI ĂN XIN
 Theo I. Tuốc – ghê- nhép 
( GD KNS) 
I. Mục tiêu:
Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện.
Hiểu nội dung : Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ (trả lời được CH 1, 2, 3.)
* Giáo dục kỹ năng sống cơ bản được giáo dục:
Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Thể hiện sự cảm thông; Xác định giá trị; 
* Các phương pháp / Kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
Động não; Thảo luận nhóm; Đóng vai ( đọc theo vai).
II. Đồ dùng dạy học:
GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học. Giấy khổ to viết câu, đoạn cần hướng dẫn HS đọc.
HS : SGK, tập bài học
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A. Ổn định :
B. Kiểm tra bài cũ : Thư thăm bạn
- Đọc bài Thư thăm bạn và trả lời các câu hỏi trong SGK
- Nhận xét nghi điểm
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài.
- Chia đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cầu xin cứu giúp.
+ Đoạn 2: Tiếp theo.cho ông cả.
+ Đoạn 3: Còn lại.
* Gọi HS đọc lần 1 kết hợp luyện đọc các tiếng ( từ) phát âm sai. 
- Nhận xét sửa sai.
* Gọi HS đọc lần 2 kết hợp giải nghĩa các từ khó hiểu trong phần chú giải.
- Giải nghĩa các từ: tài sản ( của cải, tiền bạc ), lẩy bẩy ( run rẩy, yếu đuối, không tự chủ được ), khản đặc ( bị mật giọng, nói gần như không ra tiếng ). 
* Gọi HS đọc lần 3: Kiểm tra lại cách đọc đúng
- Đọc diễn cảm cả bài giọng nhẹ nhàng thương cảm, đọc phân biệt lời nhân vật.
c. Tìm hiểu bài :
* Đoạn 1 : ( từ đầu  cầu xin cứu giúp )
- Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ?
* Đoạn 2 : Tiếp theo cho ông cả.
- Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào ?
* Đoạn 3 : Phần còn lại.
Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói “ Như vậy là cháu đã cho lão rồi" . Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?
Sau câu nói của ông lão, Cậu bé cũng cảm thấy được nhận chút gì từ ông. Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin ? 
* Kết luận: Cậu bé không có gì cho ông lão, cậu chỉ có tấm lòng. Ông lão không nhận được vật gì, nhưng quý tấm lòng của cậu. Hai con người, hai thân phận, hàon cảnh khác xa nhau nhưng vẫn cho được nhau, nhận được từ nhau. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc của truyện đọc này.
d. Đọc diễn cảm :
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Yêu cầu HS tìm giọng đọc cho từng đoạn.
- Câu chuyện này có mấy nhân vât.
- Yêu cầu HS luyện đọc vai "Tôi chẳng ... của ông lão"
- Gọi các nhóm lên đọc.
- Nhận xét.
D. Củng cố – Dặn dò
- Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì ?
- Về nhà tập kể lại câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Một người chính trực.
- HS 1: Đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi 1. 
- HS 2: Đọc đoạn 2, 2 trả lời câu hỏi 2.
- HS 3: Đọc toàn bài trả lời câu hỏi 4 ( Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư ?)
- Quan sát tranh minh hoạ. 
- 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài.
+ Lần 1: Đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc các tiếng ( từ) phát âm sai. 
+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa các từ khó hiểu trong phần chú giải.
+ Lần 3: Kiểm tra lại cách đọc đúng.
- HS đọc thành tiếng đoạn 1.
- Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tới, hình dáng xấu xí, bàn tay sưng húp, bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin.
- HS đọc thầm đoạn 2.
+ Hành động: rất muốn cho ông lão một thứ gì đó nên cố gắng lục tìm hết túi nọ túi kia. Nắm chặt lấy bàn tay ông lão.
+ Lời nói : Xin ông lão đừng giận. 
* Hành động và lời nói của cậu bé chứng tỏ cậu chân thành thương xót ông lão, tôn trọng ông, muốn giúp đỡ ông.
HS đọc đoạn 3 thảo luận nhóm đôi
Ông lão nhận được tình thương, sự thông cảm và tôn trọng của cậu bé qua hành động cố gắng tìm tiền, quà tặng, qua lời xin lỗi chân thành, qua cái nắm tay rất chặt. 
Cậu bé nhận được từ ông lão lòng biết ơn. 
Cậu bé nhận được từ ông lão sự đồng cảm: ông hiểu tấm lòng của cậu .
- Lắng nghe.
- HS nêu cách đọc.
- C ... ịa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt? 
- GV kết luận.
D. Củng cố – Dặn dò: 
Chuẩn bị : bài “Nước Âu Lạc”
Nhận xét tiết học
- HS dựa vào kênh hình và kênh chữ trong SGK để xác định địa phận của nước Văn Lang & kinh đô Văn Lang trên bảng đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian
- Đọc SGK & điền vào sơ đồ các giai tầng sao cho phù hợp 
- HS đọc kênh chữ và xem kênh hình để điền nội dung vào các cột cho hợp lí như bảng thống kê trên.
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
Tập làn văn
KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó : nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (ND Ghi nhớ).
Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách : trực tiếp, gián tiếp. (BT mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1 phần nhận xét..
- Bài tập 3 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp.
- Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột: lời dẫn trực tiếp – lời dẫn gián tiếp + bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Tập làm văn tiết trước học bài gì ?
- Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chú ý tả những gì?
- Tại sao cần phải tả ngoại hình của nhân vật?
- Gọi HS hãy tả đặc điểm ngoại hình của ông lão trong truyện Người ăn xin?
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- Những yếu tố nào tạo nên một nhân vật trong truyện?
2. Tìm hiểu ví dụ
+Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trả lời.
- Gv đưa bảng phụ để HS đối chiếu.
- Gọi HS đọc lại.
- Nhận xét, tuyên dương những HS tìm đúng các câu văn.
+Bài 2
- Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu?
+ Nhờ đâu mà em đánh giá được tính nết của cậu bé?
+Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và ví dụ trên bảng.
- Yêu cầu HS đọc thầm, thảo luận cặp đôi câu hỏi: Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể đã cho có gì khác nhau?
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, kết luận và viết câu trả lời vào cạnh lời dẫn.
+ Ta cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để làm gì?
+ Có những cách nào để kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật?
* Ghi nhớ
- Gọi HS đọc thầm phần ghi nhớ trang 32 SGK.
- Yêu cầu HS tìm những đoạn văn có lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
* Luyện tập
+Bài 1
- Gọi HS đọc nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Hỏi: Dựa vào dấu hiệu nào em nhận ra lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?
- Nhận xét, tuyên dương HS làm đúng.
+ Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và hoàn thành phiếu.
- Hỏi: khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp cần chú ý những gì?
- Yêu cầu HS tự làm.
- Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại lời nói đúng.
- Nhận xét, tuyên dương những nhóm HS làm nhanh, đúng.
D. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập 2 vào vở và chuẩn bị bài sau.
- Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó : nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (ND Ghi nhớ).
- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách : trực tiếp, gián tiếp. (BT mục III).
- Những yếu tố: hình dáng, tính tình, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, hành động tạo nên một nhân vật.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
- Mở SGK trang 30 – 31 và ghi vào vở nháp.
- 2 – 3 HS trả lời.
+ Những câu ghi lại lời nói của cậu bé: Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
+ Những câu ghi lại ý nghĩ của cậu bé:
- Lời nói và ý nghĩa của cậu bé nói lên cậu là người nhân hậu, giàu tình thương yêu con người và thông cảm với nỗi khốn khổ của ông lão.
+ Nhờ lời nói và suy nghĩ của cậu.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Đọc thầm và thảo luận cặp đôi.
- HS nối tiếp nhau phát biểu đến khi có câu trả lời đúng.
Lắng nghe, theo dõi, đọc lại.
+ Ta cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để thấy rõ tính cách của nhân vật.
+ Có hai cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật, đó là lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
- Đọc thành tiếng.
- HS tìm đoạn văn có yêu cầu.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Đọc đề bài
- Dùng bút chì gạch 1 gạch dưới lời dẫn trực tiếp, gạch hai gạch dưới lời dẫn gián tiếp.
- 1 HS đánh dấu trên bảng lớp.
+ Lời dẫn gián tiếp: bị chó sói đuổi.
+ Lời nói gián tiếp đứng sau các từ nối: rằng, là và dấu hai chấm.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng nội dung.
- Thảo luận, viết bài.
- Cần chú ý: phải thay đổi từng xưng hô và đặt lời nói trực tiếp vào sau dấu hai chấm kết hợp với dấu gạch đầu dòng hoặc dấu ngoặc kép.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
Tập làm văn
VIẾT THƯ
(GD KNS)
I. MỤC TIÊU: 
Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư (ND Ghi nhớ).
Vận dụng kiến thức đã hoc để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn (mục III).
* Giáo dục kỹ năng sống cơ bản được giáo dục:
Giao tiếp : Ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Tìm kiếm và xử lý thông tin; Tư duy sáng tạo.
* Các phương pháp / Kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
Làm việc theo nhóm – chia sẻ thông tin; Trình bày 1 phút; Đóng vai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV: Bảng viết sẵn đề bài phần luyện tập.
HS: SGK; tập bài học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết trước, chúng ta học bài gì?
- Trong bài văn kể chuyện, ngoài việc tả ngoại hình, kể hành động của nhân vật ta còn phải kể gì nữa?
- Có mấy cách kể lời nói, ý nghĩ của nhân vật?
- Lời nói, ý nghĩ của nhân vật nói lên điều gì?
- GV nhận xét- khen thưởng
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu giờ học. 
+ Hướng dẫn bài mới
2. Phần nhận xét:
Dựa vào bài tập đọc thư thăm bạn, trả lời những câu hỏi sau:
Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
Người ta viết thư để làm gì?
Để thực hiện mục đích trên, một bức thư thường có những nội dung gì?
Qua bức thư em đã đọc, em thấy một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào ?
GV chốt ý theo SGK.
3. Ghi nhớ:
Một người ta viết thư để thăm hỏi, thông báo tin tức, trao đổi ý kiến, bài tỏ tình cảm.
Một bức thư gồm 3 phần:
Đầu thư: 
Nêu địa điểm – thời gian viết thư.
Lời chào hỏi người nhận thư.
Phần chính:
Nêu mục đích, lý do viết thư.
Thăm hỏi tình hình của người nhận thư hoặc ở nơi người nhận thư đang sinh sống, học tập, làm việc.
Thông báo tình hình của người viết thư hoặc tình hình ở nơi người viết thư đang sinh sống, học tập hoặc làm việc.
Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
Phần cuối thư:
Nói lời chúc, lời cám ơn, lời hứa hẹn.
Người viết thư ký tên và ghi rõ học tên.
Có thể trình bày tách bạch thành từng ý riêng hoặc xen kẻ các nội dung đó với nhau.
4. Phần luyện tập:
Đề bài: Em hãy viết thư một bạn ở trường khác để hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay.
GV hướng dẫn HS phân tích đề bài.
+ Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? 
+ Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì 
Hướng dẫn HS làm bài: 
Thư viết cho bạn cùng tuổi, xưng hô như thế nào?
Cần thăm hỏi về những gì?
Cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, ở trường hiện nay 
Chúc bạn hoặc hứa hẹn điều gì?
HS thực hành viết thư
D. Củng cố – dặn dò:
Nhận xét biểu dương những HS phát biểu tốt.
Yêu cầu HS nào chưa làm xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh.
Chuẩn bị: cốt truyện.
- Kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật.
-HS trả lời
- Cả lớp nhận xét
- HS đọc bài thư thăm bạn và trả lời những câu hỏi bên:
- Để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương, mất mát lớn
- ...để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến, chia vui, chia buồn, bày tỏ tình cảm với nhau.
+Nêu mục đích, lý do viết thư.
+Thăm hỏi tình hình của người nhận thư 
+ Thông báo tình hình của người viết thư.
+Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
+ Đầu thư: 
Nêu địa điểm – thời gian viết thư.
Lời chào hỏi người nhận thư.
+ Phần cuối thư:
Nói lời chúc, lời cám ơn, lời hứa hẹn.
Người viết thư ký tên và ghi rõ học tên.
- 3, 4 HS đọc phần ghi nhớ SGK/ 35.
HS đọc đề bài.
Gạch dưới những từ theo trọng tâm:
- Một bạn ở trường khác
- Hỏi thăm bạn và kể cho bạn nghe tình hình ở trường, ở lớp em hiện nay
- Xưng hô tình cảm, thân mật.
- Sức khỏe ,việc học hành, tình hình gia đình, học tập, vui chơi, văn nghệ.
- Tình hình học tập, sinh họat, vui chơi, cô giáo và bạn bè,kế họach sắp tới của lớp, của trường
- Khỏe – học giỏi, hẹn gặp lại.
Trình bày miệng.
Nhận xét.
HS thực hiện vào vở.
	Kĩ thuật
CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU
YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
Sau bài học HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
Vạch được đường dấu trên vải và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng quy trình, đường kỹ thuật.
Giáo dục ý thức an toàn lao động.
II. CHUẨN BỊ:
GV : Mẫu vải đã vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn, cắt 1 đoạn 7 - 8cm.
 Vải có kích thước 20cm x 30cm, kéo, phấn, thước.
HS : SGK; Vải có kích thước 20cm x 30cm, kéo, phấn, thước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định:
- HS hát.
B. Kiểm tra bài cũ: Vật liệu dụng cụ cắt may, khâu, thêu.
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu giờ học
2. Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu.
- GV gợi ý tác dụng của đường vạch dấu.
- GV chốt: Vạch dấu trước để cắt được chính xác.
+ Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật
Vạch dấu trên vải
- GV đính vải lên bảng, gọi HS thực hiện thao tác trên bảng đánh dấu hai điểm cách nhau 15cm, vạch dấu nối hai điểm.
Cắt vải theo đường vạch dấu.
- GV nhận xét, bổ sung.
* Lưu ý: 
Tì kéo lên mặt bàn để cắt cho chuẩn.
Luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống mặt vải để cắt theo đúng đường vạch dấu.
+ Hoạt động 3: HS thực hành
- Kiểm tra việc chuẩn bị vật liệu dụng cụ.
- Nêu thời gian và yêu cầu thực hành.
- Mỗi 2 HS vạch 2 đường dấu thẳng, mỗi đường dài 15cm, 2 đường cong, khoảng cách giữa hai đường 3 – 4cm. Sau đó cắt theo đường vạch dấu.
+ Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm thực hành.
- Nhận xét.
D. Củng cố – Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Khâu thường.
Nhận xét tiết học.
- HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu.
- HS nêu các bước cắt vải theo đường vạch dấu.
- HS nhận xét.
- HS quan sát hình 1 a, 1b và nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong trên vải.
- 1 HS thực hiện thao tác vạch dấu đường cong lên mảnh vải.
- HS quan sát hình 2a, 2b và nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu.
- 1, 2 HS đọc ghi nhớ
- HS thực hành
- Từng nhóm tự đánh giá.

Tài liệu đính kèm:

  • docT3 cuong.doc.doc