Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 11 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 11 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Văn bản: BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ

 Đỗ Phủ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ

- Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình

- Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự

B. CHUẨN BỊ:

GV: sgk, giáo án, tư liệu tham khảo, các phương tiện dạy học khác

HS: sgk, vở soạn, các phương tiện học tập

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

 2. KIỂM TRA BÀI CŨ

Đọc thuộc lòng bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (Phần phiên âm và dịch thơ) và cho biết tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ ?

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 11 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 11 Soạn: 01/11/2010
 Tiết : 41	 Dạy: 02/11/2010	 
Văn bản: BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
 Đỗ Phủ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ
- Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình
- Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự
B. CHUẨN BỊ:
GV: sgk, giáo án, tư liệu tham khảo, các phương tiện dạy học khác
HS: sgk, vở soạn, các phương tiện học tập
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
	2. KIỂM TRA BÀI CŨ
Đọc thuộc lòng bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (Phần phiên âm và dịch thơ) và cho biết tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ ?
	3. BÀI MỚI. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Hoạt động1
Hd HS đọc – hiểu văn bản
- GV Hd HS đọc văn bản : - GV đọc mẫu – Gọi HS đọc văn bản .
Dựa vào chú thích * nêu vài nét về tác giả ?
Tìm phương thức biểu đạt của văn bản?
- Hd HS tìm hiểu từ khó
 ? Bài thơ có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần ?
Đỗ Phủ dùng những phương thức biểu đạt gì trong từng phần của bài thơ?
Hd HS phân tích văn bản
? Nhà Đỗ Phủ bị phá trong hoàn cảnh thời tiết như thế nào ?
? Em hiểu gió thét già có nghĩa là gì ?
(Tháng 8 là tháng của gió bão, thiên tai. Trời thu cao vời vợi nhưng không thơ mộng chút nào mà đây là cơn cuồng phong dữ dội)
? Một căn nhà không chống chọi nổi với gió thu, thì đó là một căn nhà như thế nào ? Của một chủ nhân như thế nào ?
? Hình ảnh căn nhà bị gió thu phá được miêu tả qua chi tiết nào ?
? Để miêu tả cảnh nhà bị gió thu phá một cách cụ thể như vậy tác giả đã sử dụng từ ngữ như thế nào?gợi cảnh tượng ra sao?
? Em hình dung tâm trạng của tác giả, chủ nhân ngôi nhà đang bị phá lúc này như thế nào ?
-Trong khi các mảnh tranh nhà Đỗ Phủ bị gió thu tốc đi, cảnh cướp giật đã diễn ra như thế nào ?
? Trong mưa gió, trẻ con tranh nhau cướp giật từng mảnh tranh ngay trước mặt là một ông già. Cảnh tượng này cho thấy cuộc sống xã hội thời Đỗ Phủ như thế nào ?
? Hình ảnh ông già Đỗ Phủ trong lời thơ: “Môi khô miệng đắng gào chẳng được, Quay về chống gậy lòng ấm ức” Cho thấy một con người như thế nào ?
? Nỗi ấm ức của đang diễn ra trong ông lão lúc này là gì ? =>
? Vì sao ông lại có nỗi ấm ức như vậy ?
? Lời thơ: “Giây lát, gió lặng, mây tối mực. Trời thu mịt mịt đêm đen đặc” tạo ra một không gian như thế nào ?
? Các chi tiết đó còn gợi liên tưởng nào về hiện trạng xã hội lúc bấy giờ ?=>
?Mền vải..lĩt nát.hai câu thơ diễn tả ý gì? =>
? Ý nghĩa của câu hỏi này Đêm dài ướt át sao cho trĩt?là gì và mong muốn điều gì? đêm nhà bị dột nát không ngủ, tác giả mong cho đêm nay chóng hết và tự hỏi nỗi khổ đêm nay có phải là nỗi khổ cuối cùng của gia đình mình.
Ngôi nhà ước của Đỗ Phủ là một ngôi nhà như thế nào ?
? Mục đích ước có nhà to vững chắc của nhà thơ là gì ?
 Vì sao Đỗ Phủ ước nhà cho kẻ sĩ nghèo khắp thiên hạ ?
? Lời thơ nào cực tả ước vọng của nhà thơ?
? Ước vọng tha thiết này cho em hiểu gì về nhà thơ Đỗ Phủ ?
?qua tìm hiểu bài thơ em nêu nội dung bài thơ,nghệ thuật?
I . ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1 . Đọc
2 . Chú thích :
a. Tác gia,û tác phẩm
 * Tác giả : ( 712 - 770)
- Là nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc, tự là Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng
*Tác phẩm:
 - Thể loại: thể thơ cổ phong
 -Ptbđ: miêu tả , biểu cảm
b. Từ khó(skg/ 132)
c. Bố cục: 4 phần
 + P1: Cảnh gió thổi bay mái nhà tranh ->Miêu tả( kết hợp tự sư)ï
 + P2:Cảnh trẻ con cướp giật tranh.->
Tự sự (kết hợp biểu cảm)
 + P3: Cảnh đêm trong nhà đã bị phá tốc mái.
->Miêu tả (kết hợp biểu cảm )
 + P4:Ước nguyện của nhà thơ.
 -> Biểu cảm trực tiếp
 II . Phân tích văn bản 
 1 . Nỗi thống khổ của người nghèo trong hoạn nạn.
a. Cảnh nhà bị gió thu phá
 Tháng tám thu cao gió thét già
- Gió lớn ,sức tàn pha mạnhù , gây tai hoạ cho người nghèo.
- Nhà đơn sơ, không chắc chắn.
- Chủ nhà là người nghèo
 Tranh bay sang sông  vào mương sa
.-> Trong chớp mắt, gió cuộn mất ba lớp tranh, gió như kẻ cướp tàn phá sự yên ổn, gieo tai hoạ cho người lương thiện . Chủ nhân của ngôi nhà, chỉ còn biết giương mắt nhìn của cải tan theo gió bốn phương
-> Các động từ, miêu tả rất mạnh 
 ->gợi cảnh tượng tan tác, tiêu điều.
=> Tâm trạng : Lo, tiếc, bất lực.
b. Cảnh cướp giật khi nhà bị gió thu phá .
- Trẻ con trong làng xô nhau cướp giật từng mảnh tranh ngay trước mắt chủ nhà.(nỡ nhè...lũy tre.)
-> Cuộc sống khốn khổ, đáng thương.
 Mơi khơấm ức
=>hình ảnh nhà thơ già yếu,tội nghiệp,đáng thương.
->Ấm ức cho thân phận nghèo khổ của mình,cho những cảnh đời trong thiên hạ.
c. Cảnh đêm trong nhà đã bị phá tốc mái.
- Không gian bị bóng tối dày đặc bao phủ và lạnh lẽo -> Gợi liên tưởng về hiện trạng xã hội đen tối, bế tắc, đói khổ.
Mền vảilĩt nát->Nghèo khổ, ko có cách nào giải thoát khỏi nghèo khổ.
- Câu hỏi tu từ-> Giải bày nỗi đắng cay của Đỗ Phủ, phê phán thực trạng bế tắc của xã hội đương thời, Mong cho xã hội thay đổi.
2 . Ước vọng của tác giả 
- Ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, thật vững chắc -> Để che cho kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, đem lại niềm vui cho họ
-> Tấm lòng nhân đạo cao cả quên đi nỗi cơ cực của bản thân để hướng tới nỗi cực khổ của đồng loại.
III.Tổng kết:
*Ghi nhớ : (SGK tr 134)
IV.Luyện tập.
Bài 2 :
 II . LUYỆN TẬP
 Học thuộc bài thơ
Cảm ghĩ về cuộc sống của những người dân trong bài thơ trên.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :
 - Học thuộc bài thơ
 - Làm phần luyện tập 
Ngày soạn: 	03/11/2009	Tuần: 11
Ngày dạy: 	04/11/2009	Tiết : 42
KIỂM TRA VĂN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
Kiểm tra đánh giá kiến thức của các em về một số nội dung chủ yếu của một số văn bản.
Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước và con người bằng cách cảm nhận sau khi học xong bài thơ.
B. CHUẨN BỊ:
GV: bài kiểm tra của học sinh
HS:các phương tiện học tập
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
	2. KIỂM TRA BÀI CŨ
	3. BÀI MỚI. 
ĐỀ BÀI 
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM : (2 điểm)
	Chọn câu trả lời đúng:
Câu 1 : Thông điệp nào được gửi gắm qua câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” ?
	A – Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em
	B – Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình
	C – Hãy hành động vì trẻ em
	D – Hãy để cho trẻ em phát triển những tài năng sẵn có
Câu 2 : Bài “Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì ?
	A – Hồi kèn xung trận
	B – Khúc ca khải hoàn
	C – Áng thiên cổ hùng văn	
 D – Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên
Câu 3 : Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ ?
	A – Vẻ đẹp hình thể
	B – Vẻ đẹp tâm hồn
	C – Số phận bất hạnh
	D – Vẻ đẹp và số phận long đong
Câu 4 : Đèo Ngang thuộc địa phương nào ?
	A – Đà Nẵng
	B – Quảng Bình
	C – Nơi giáp ranh giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Bình
	D – Nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh
II – PHẦN TỰ LUẬN : (8 điểm)
Câu 1 : (2 điểm) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống :
 Với ngôn ngữ , bài thơ Bánh trôi nước cho thấy Hồ Xuân Hương vừa rất .............................. vẻ đẹp,  trong trắng,  của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa  sâu sắc cho thân phận  của họ.
Câu 2 :(6 điểm) 
Viết đoạn văn (khoảng 15 -> 20 câu) nói lên cảm nghĩ của em về tình bạn sau khi học xong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
ĐÁP ÁN 
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM : (2 điểm)
Câu 1 B Câu 3 D
Câu 2 D Câu 4 D
II – PHẦN TỰ LUẬN : (8 điểm)
Câu 1 : (2 điểm) 
 Với ngôn ngữ bình dị, bài thơ Bánh trôi nước cho thấy Hồ Xuân Hương vừa rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
Câu 2 :(6 điểm) 
- HS nêu được cảm xúc suy nghĩ sâu sắc nhất về tình bạn
- Cảm nhận được một cách chân thành về tình bạn
- Bài viết phải có cảm xúc tự nhiên.
Điểm
Nội dung
Hình thức
9 – 10
- Bảo đảm cả ba câu phần trắc nghiệm. Phần tự luận phải có cảm xúc suy nghĩ sâu sắc, hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ.
- Trình bày rõ ràng, chữ viết đẹp, lời văn trôi chảy
7 – 8 
- So với nội dung trên phần tự luận hiểu có cảm xúc, tuy nhiên khai thác chưa sâu.
- Trình bày rõ ràng, chữ viết đẹp
5 – 6 
- Đúng cả ba câu trắc nghiệm nhưng phần tự luận còn hời hợt, nội dung chưa thật sự cụ thể.
- Trình bày rõ ràng, sạch sẻ.
3 – 4 
- Đúng 2 hoặc 3 câu trắc nghiệm nhưng chưa chỉ ra được cái hay cái đẹp của bài thơ.
- Còn sai lỗi chính tả
1 – 2 
- Bài làm yếu, không hiểu bài
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
 - Xem lại nội dung bài học.
 - Chuẩn bị bài “Cảnh khuya – Rằm tháng giêng”
Ngày soạn: 03/11/2009 Tuần: 11
Ngày soạn: 04/11/2009 Tiết: 43 
TỪ ĐỒNG ÂM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
Nắm được thế nào là từ trái nghĩa
Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa.
B. CHUẨN BỊ:
GV: sgk, giáo án, tư liệu tham khảo, các phương tiện dạy học khác
HS: sgk, vở soạn, các phương tiện học tập
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
	2. KIỂM TRA BÀI CŨ
(?) Thế nào là từ trái nghĩa ? Cho ví dụ ?
3. BÀI MỚI. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
* Hoạt động1
Từ “lồng” ở ví dụ a có nghĩa là gì?
Từ “lồng” ở ví dụ b có nghĩa là gì?
Vậy từ “lồng” trong câu: Em lồng cốt chăn vào vỏ chăn có nghĩa là gì?
(?) - Lồng ở ví dụ a chỉ hoạt động, động tác của con ngựa đang đứng bỗng nhảy chồm lên (đưa hai chân trước lên cao) chạy lung tung
- Lồng ở ví dụ b chỉ đồ vật thường được làm bằng tre nứa, kim loại để nhốt vật nuôi như gà, vịt, chim
 Lồng ở đây chỉ động tác cho cái nọ vào bên trong cái kia (lồng chăn)
? Nghĩa của ba từ lồng trong ba câu trên có giống nhau không? 
? Vậy những từ phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau gọi là gì ?
? Từ đó em rút ra kết luận gì về từ đồng âm?
- Gọi HS đọc ghi nhớ 1
Theo dõi ví dụ SGK cho biết câu “đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa?
? Vậy để câu trở thành câu đơn nghĩa, em có thể thêm vào câu từ gì?
 ? Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp ?
- GV chốt ý hướng dẫn học sinh đọc ghi nhớ 2
I . THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG ÂM
1. Ví dụ: (SGK)
2. Nhận xét:
a. Lồng: chỉ hoạt động
b. Lồng: chỉ đồ vật 
c. Lồng: chỉ động tác 
-> Phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau
* Ghi nhơ ù1:(SGK Tr 135
II . SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG ÂM
- Phải chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ.
* Ghi nhớ 2:(SGK Tr 136)
* Hoạt động 2
 II . LUYỆN TẬP
+ Bài 1: Cho học sinh thảo luận làm trên bảng phụ
+ Bài 2: Hướng dẫn học sinh lên bảng làm
Thu: Thu tiền – mùa thu - Cao: Trên cao - Cao cổ - Ba: Ba lớp - Ba (cha)
- Tranh: Mái tranh -Tranh giành - Sang: Bay sang - Giàu sang - Nam: Thôn nam - Phụ nam
- Nhè: Nhè xô - Khóc nhè - Tuốt: Đi tuốt - Tuốt lúa - Môi: Đôi môi - Môi (múc canh)
- Sức: Sức khỏe - Ra sức
+ Bài 3:
- Hai anh em ngồi vào bàn bàn bạc mãi mới xong công việc.
- Con sâu lẫn sâu vào trong đám lá
- Năm nay, năm anh em đều đi làm xa gia đình cả.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :
+ Xem lại nội dung bài học.
+ Làm bài tập 2, 4 vào vở bài 
+ Chuẩn bị bài mới:
+ Soạn bài : “Thành ngữ”
Ngày soạn: 	04/11/2009	 Tuần: 11
Ngày dạy: 	0511/2009	 Tiết : 44
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ ,MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm và có ý thức vận dụng chung.
Nhận rõ các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm và vai trò của chúng
Luyện tập vận dụng hai yếu tố đó
B. CHUẨN BỊ:
GV: sgk, giáo án, tư liệu tham khảo, các phương tiện dạy học khác
HS: sgk, vở soạn, các phương tiện học tập
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
	2. KIỂM TRA BÀI CŨ
Biểu cảm là gì?
	3. BÀI MỚI. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Hoạt động1
Hd HS đọc lại bài thơ “ bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
? Nhắc lại bố cục của bài thơ? 
? Hãy chỉ ra những yếu tố tự sự và miêu tả có trong từng đoạn và nói rõ ý nghĩa của chúng?
? Như vậy để biểu lộ hoàn cảnh của mình, tác giả dùng phương thức biểu đạt gì?
? Yếu tố tự sự, miêu tả được sử dung trong bài thơ có tác dụng gì?
- Hd HS tìm hiểu bài tập 2 
? Trong đoạn văn có 3 đoạn nhỏ, em hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả có trong từng đoạn và cảm nghĩ của tác giả?
? Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không ?
? Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự miêu tả như thế nào?
? Vậy muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc và đối với đời sống xung quanh ta phải làm gì ?
? Tự sự và miêu tả có tác dụng gì trong văn biểu cảm ?
I. TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢ
1. Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả
Bài tâp 1:
- Đ 1: Tự sự (hai dòng đầu)
Miêu tả (3 dòng sau) -> tạo bối cảnh chung
- Đ 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm -> uất ức vì già yếu
- Đ 3: Tự sự kết hợp với miêu tả (6 câu đầu), Biểu cảm (2 câu sau) -> Sự cam phận của nhà thơ
- Đ 4: Thuần túy biểu cảm -> Tình cảm cao thượng vị tha vươn lên sáng ngời.
 Bài tập 2 :
Đoạn 1 : miêu tả
Đoạn 2 : tự sự
Đoạn 3 : cảm nghĩ
=>Vậy việc miêu tả bàn chân bố và kể chuyện bố ngâm chân nước muối, bố đi sơm về khuya làm nền tảng cho cảm xúc thương bố ở cuối bài. Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả và tự sự – miêu tả trong hồi tưởng, không phải miêu tả trực tiép, cách đó góp phần khêu gợi cảm xúc cho người đọc.
*Ghi nhớ : (SGK Tr 138)
Hoạt động 3
 II . LUYỆN TẬP
Bài 1: Kể lại nội dung bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm
Hs thảo luận
 Sau khi thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày
Trình bày bài viết của mình- bám sát nội dung bài thơ 
 Nhận xét bài làm của bạn
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :
- Học thuộc phần ghi nhớ
	 - Làm bài tập 
 - Chuẩn bị bài “ Viết bài số 3”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van7.doc