Giáo án: Ngữ văn 7 – Phân môn Tiếng Việt - Học kì: I

Giáo án: Ngữ văn 7 – Phân môn Tiếng Việt - Học kì: I

 Tiết: 03 * Bài dạy:

 TỪ GHÉP

I. Mục tiêu:

 1/ Kiến thức:

 - Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

 - Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.

 2/ Kỉ năng: Rèn kĩ năng phân biêt các loại từ ghép.

 3/ Thái độ:. Giáo dục tính cẩn thận khi xác định từ ghép.

II. Chuẩn bị:

 1/ Giáo viên : - Đọc SGK + SGV + soạn giáo án.

 - Bảng phụ

 2/ Học sinh: Chuẩn bị bài theo các phần ở SGK trang: 13 16)

III/ Hoạt động dạy học:

 1/ On định tình hình lớp: ( 1)

 - Nề nếp:

 - Chuyên cần:

 2/ Kiểm tra bài cũ:

 3/ Giảng bài mới:

 * Giới thiệu bài: ( 1) Ở lớp 6, các em đã học “cấu tạo của từ”. Trong đó phần nào các em đã nắm được khái niệm từ ghép (đó là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa khác nhau). Để giúp các em có một kiến thức sâu rộng hơn về cấu tạo, trật tự sắp xếp và nghĩa của từ ghép. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài “từ ghép”

 

doc 60 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 7 – Phân môn Tiếng Việt - Học kì: I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục – Đào Tạo Phù Cát
Trường THCS Cát Thành
 Ngữ văn: 7 - HKI
 Phân môn: Tiếng Việt
 Tổ: Ngữ văn – Lịch sử – Công dân
 Giáo viên: Nguyễn Quang Dũng
 Năm học : 2010 - 2011 
Ngày soạn: 10/08/2010 
 Tiết: 03 * Bài dạy: 
 TỪ GHÉP
I. Mục tiêu:
 1/ Kiến thức: 
	- Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
	- Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
 2/ Kỉ năng: Rèn kĩ năng phân biêt các loại từ ghép.
 3/ Thái độ:. Giáo dục tính cẩn thận khi xác định từ ghép.
II. Chuẩn bị: 
 1/ Giáo viên : - Đọc SGK + SGV + soạn giáo án.
 - Bảng phụ
 2/ Học sinh: Chuẩn bị bài theo các phần ở SGK trang: 13à 16)
III/ Hoạt động dạy học:
 1/ Oån định tình hình lớp: ( 1’)
 - Nề nếp:
 - Chuyên cần:
 2/ Kiểm tra bài cũ: 
 3/ Giảng bài mới:
 * Giới thiệu bài: ( 1’) Ở lớp 6, các em đã học “cấu tạo của từ”. Trong đó phần nào các em đã nắm được khái niệm từ ghép (đó là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa khác nhau). Để giúp các em có một kiến thức sâu rộng hơn về cấu tạo, trật tự sắp xếp và nghĩa của từ ghép. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài “từ ghép”
 * Tiến trình bài dạy: ( 37’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
10’
* Hoạt động 1/ Tìm hiểu các loại từ từ ghép:
1. Các loại từ ghép:
- GV treo bảng phụ có ghi nội dung 2 đoạn văn SGK tr 13 và gọi HS đọc.
+Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nổi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại (). 
 (Lý Lan)
+ Cốm là một thức quà ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ ().
 ( Thạch Lam)
- Hỏi: Trong các từ ghép “bà ngoại”, “thơm phức”, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? 
* GV nhận xét và chốt lại:
- Trong các từ bà ngoại và từ thơm phức, ta thấy:
+ Bà ngoại
Tiếng chính Tiếng phụ
+ Thơm Phức
Tiếng chính Tiếng phụ
- Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính
- Hỏi: Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong các từ ấy? 
* GV nhận xét và chốt lại:
 Nhận xét về trật tự của các tiếng trong các từ trên: Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau.
è Các từ trên được gọi là từ ghép
chính phụ.
- Hỏi: Thế nào là từ ghép chính phụ? 
* GV nhận xét và chốt lại:
 Từ ghép chính phụ có: tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ nghĩa chi tiếng chính.
- GV treo bảng phụ có ghi nội dung 2 đoạn văn bài tập 2 SGK tr 14 và gọi HS đọc.
+ Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường.
+ Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bỗng().
- Hỏi: Các tiếng: “ quần áo”, “ trầm bỗng” có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không? 
* GV nhận xét và chốt lại:
 Các tiếng: Quần áo, Trầm bỗng : không phân ra tiếng chính, tiếng phụ 
è GV: Các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp nên gọi là từ ghép đẳng lập
 - Hỏi: Thế nào là từ ghép đẳng lập? 
* GV nhận xét và chốt lại:
 Từ ghép đẳng lập: không phân biệt tiếng chính , tiếng phụ, cả hai tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
è GV chốt lại: Có hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
+ Từ ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp( Không phân ra tiếng chính, tiếng phụ).
- HS theo dõi bảng phụ và đọc 2 đoạn văn trên.
* Dự kiến trả lời:
- Trong các từ bà ngoại và từ thơm phức, ta thấy:
+ Bà ngoại
Tiếng chính Tiếng phụ
+ Thơm Phức
Tiếng chính Tiếng phụ
- Tiếng phụ bổ sung nghĩa
cho tiếng chính
* Dự kiến trả lời:
Nhận xét về trật tự của các tiếng trong các từ trên: Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau.
* Dự kiến trả lời:
 Từ ghép chính phụ có: tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ nghĩa chi tiếng chính.
- HS theo dõi bảng phụ và đọc 2 đoạn văn trên.
* HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:.
+ Nhóm 2:.
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại.
* Dự kiến trả lời:
 Từ ghép đẳng lập: không phân biệt tiếng chính , tiếng phụ, cả hai tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
- HS trả lời: ( ghi nhớ SGK trang 14).
a. Bài tập:
* Bài tập 1 SGK trang 13:
- Trong các từ bà ngoại và từ thơm phức, ta thấy:
+ Bà ngoại
Tiếng chính Tiếng phụ
+ Thơm Phức
Tiếng chính Tiếng phụ
- Tiếng phụ bổ sung
nghĩa cho tiếng
- Nhận xét về trật tự của các tiếng trong các từ trên: Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau.
è Từ ghép chính phụ có: tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ nghĩa chi tiếng chính.
* Bài tập 2 SGK trang 14:
- Các tiếng: Quần áo, Trầm bỗng : không phân ra tiếng chính, tiếng phụ 
- Các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp nên gọi là từ ghép đẳng lập
- Từ ghép đẳng lập: không phân biệt tiếng chính , tiếng phụ, cả hai tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
b. Bài học:
 Ghi nhớ SGK trang 14
8’
* Hoạt động 2/ Nghĩa của từ ghép:
2/ Nghĩa của từ ghép:
- GV gọi HS đọc bài tập 1 phần mục II SGK trang: 14. 
- Hỏi: So sánh nghĩa từ “ bà ngoại” với nghĩa của từ “ bà”, nghĩa của từ “ thơm phức” với nghĩa của từ “ thơm” em thấy có gì khác nhau? 
* GV nhận xét và chốt lại:( Bảng phụ)
+ Bà / bà ngoại
Khái quát hơn / Nghĩa hẹp hơn.
+ Thơm / Thơm phức
Khái quát hơn / Nghĩa hẹp hơn.
è Nghĩa của từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- GV gọi HS đọc bài tập 2 phần mục II SGK trang: 14. 
- Hỏi: So sánh nghĩa từ “quần áo” với nghĩa của mỗi tiếng “ quần, áo”; nghĩa của từ “ trầm bỗng” với nghĩa của mỗi tiếng “ trầm, bỗng”, Em thấy có gì khác nhau? 
* GV nhận xét và chốt lại( Bảng phụ)
+ Quần; áo / Quần áo
Nghĩa cụ thể hơn / Nghĩa khái quát hơn
+ Trầm, bỗng / Trầm bỗng
Nghĩa cụ thể hơn / Nghĩa khái quát hơn
è Nghĩa của từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
- Hỏi: Vậy em hiểu như thế nào là nghĩa của từ ghép?
* GV nhận xét và chốt lại
- Nghĩa của từ ghép:
+Nghĩa của từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
+Nghĩa của từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
- HS đọc bài tập 1 phần mục II SGK trang: 14. 
* HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:.
+ Nhóm 2:.
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại.
* Dự kiến trả lời:
+ Quần; áo / Quần áo
Nghĩa cụ thể hơn / Nghĩa khái quát hơn
+ Trầm, bỗng / Trầm bỗng
Nghĩa cụ thể hơn / Nghĩa khái quát hơn
- HS trả lời: ( ghi nhớ SGK trang 14).
a. Bài tập:
* bài tập 1: SGK trang 14.
- So sánh nghĩa của:
+ Bà / bà ngoại
K quát hơn / Nghĩa hẹp hơn.
+ Thơm / Thơm phức
K quát hơn / Nghĩa hẹp hơn.
* bài tập 2: SGK trang 14.
- So sánh nghĩa của:
+ Quần; áo / Quần áo
Nghĩa ct hơn / Nghĩa k quát hơn
+ Trầm, bỗng /Trầm bỗng
Nghĩa ct hơn / Nghĩa k. quát hơn
b. Bài học:
- Nghĩa của từ ghép:
+Nghĩa của từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
+Nghĩa của từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó
16’
* Hoạt động 3/ Luyện tập:
3/ Luyện tập: 
- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc các từ ghép đã cho ở bài tập 1 SGK trang 15 và điền vào bảng phân loại .
- GV nhận xét phần trình bày của HS và cung cấp đáp án:
Từ ghép chính phụ
Nhà ăn, nhà máy, xanh ngắt, lâu đời, cây cỏ,cười nu.ï
Từ ghép đẳng lập
Suy nghĩ, chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi.
- Bài tập 1 và 2 GV yêu cầu HS về nhà làm.
- GV gọi HS đọc bài tập 4 SGK tr: 15.
- GV nêu yêu cầu của bài tập: Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?
* GV nhận xét và chốt lại
 Nói một cuốn sách , một cuốn vở vì sách, vơ là những danh từ có thể đếm được.
 Không nói một cuốn sách vở: từ ghép đẳng lập dùng để chỉ chủng loại với nghĩa sách vở nói chung, ta không thể đếm được cụ thể.
- GV gọi HS đọc bài tập 5 ab SGK tr: 15.
- GV nêu yêu cầu của bài tập:
a. Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi hoa hồng không?
b. Em Nam nói: “ Cái áo dài của chị em ngắn quá!” nói như thế có đúng không? Tại sao?
* GV nhận xét và chốt lại
5a. Hoa hồng là tên của một loài hoa( từ ghép)
 b. Aùo dài là tên dùng để chỉ một loại áo, phân biệt áo sơ mi, áo bà ba
- HS đọc các từ ghép đã cho ở bài tập 1 SGK trang 15 .
* HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:.
+ Nhóm 2:.
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại.
- HS đọc bài tập 4 SGK tr: 15.
* Dự kiến trả lời:
 Nói một cuốn sách , một cuốn vở vì sách, vơ là những danh từ có thể đếm được.
 Không nói một cuốn sách vở: từ ghép đẳng lập dùng để chỉ chủng loại với nghĩa sách vở nói chung, ta không thể đếm được cụ thể.
- HS đọc bài tập 5 ab SGK tr: 15.
* HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:.
+ Nhóm 2:.
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại.
* Đáp án bài tập:
- Bài tập 1:
Từ ghép chính phụ
Nhà ăn, nhà  ... giảng: Như vậy hai thành ngữ vừa tìm hiểu ở trên: Mỗi thành ngữ là một cụm từ cố định và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Hỏi: Từ ví dụ trên cho biết nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào ?
* GV nhận xét và chốt lại
 Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh.
- Hỏi: Qua tìm hiểu các bài tập trên, Em hãy cho biết thế nào là thành ngữ?
* GV chốt lại:
+ Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
+ Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số biện pháp nghĩa chuyển như ẩn dụ, so sánh.
- GV:gọi HS đọc ghi nhớ 1 SGK tr 144.
 - HS đọc bài tập 1 và 2 SGK...143.
 - HS đọc bài tập 1 SGK tr: 143.
* Dự kiến trả lời:
 Khó có thể thay đổi một vài từ khác và cũng không thể chêm xen một vài từ khác. 
* Dự kiến trả lời:
+ Không thể thay đổi vị trí. 
+ cụm từ “lên thác xuống ghềnh”có cấu tạo cố định
* Dự kiến trả lời:
 Ruột để ngoài da, khẩu phật tâm xà, chuột chạy cùng xào, ếch ngồi đáy giếng, đẽo cày giữa đường, đeo nhạc cho mèo.
* Dự kiến trả lời:
 Thành ngữ là cụm từ mang tính chất cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- HS đọc bài tập 2 SGK tr: 143 và nêu yêu cầu của bài tập đó?
* Dự kiến trả lời:
Chỉ nỗi vất vả, cực nhọc, lam lũ, khó khăn.
* Dự kiến trả lời:
Dùng cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” là hình ảnh ẩn dụ để chỉ sự vất vả.
* Dự kiến trả lời:
Rất nhanh. Đây là cách nói quá, nói hình ảnh để chỉ mức độ quá nhanh. 
* Dự kiến trả lời:
Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh.
* Dự kiến trả lời:
+ Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một yus nghĩa hoàn chỉnh.
+ Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số biện pháp nghĩa chuyển như ẩn dụ, so sánh.
- HS đọc ghi nhớ 1 SGK tr 144.
 a. Bài tập: 1, 2 SGK tr: 143.
b. Tìm hiểu:
* Bài tập 1:
- Cụm từ: lên thác xuống ghềnh : 
+ Không thể thay,chêm xen, đổi vị trí của các từ trong cụm từ này.
 è có cấu tạo cố định
* Bài tập 2: 
- “Lên thác xuống ghềnh”: Chỉ nỗi vất vả, cực nhọc, lam lũ, khó khăn.
 -“Nhanh như chớp”: Rất nhanh, chỉ hành động mau lẹ.
c. Bài học: 
-Thành ngữ là một ngữ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
-Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh.
* Ghi nhớ 1 SGK tr 144.
9’
* Hoạt động 2/ Sử dụng Thành ngữ:
2/ Sử dụng Thành ngữ:
- GV gọi HS đọc bài tập 1 và 2 SGK tr: 144 à treo bảng phụ ghi sẵn Bài tập 1 SGk tr: 144 P.II . Gọi HS đọc, nêu yêu cầu của các bài tập đó.
- Hỏi: Hãy xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu trên?
* GV nhận xét và chốt lại
( GV treo bảng phụ phân tích ngữ pháp của hai câu trên, để chỉ ra vai trò của các thành ngữ trong các câu đó)
-“Bảy nổi ba chìm” đóng vai trò làm vị ngữ trong câu :
- “Tắt lửa tối đèn” là phụ ngữ của danh từ “khi” 
- Hỏi: Vậy thành ngữ có thể giữ vai trò ngữ pháp nào trong câu?
* GV nhận xét và chốt lại
 Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ.
- GV gọi HS đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài tập đó?
- Hỏi: Hãy thử thay thế thành ngữ “bảy nổi ba chìm” bằng từ “ long đong, phiêu dạt” và thành ngữ “ tối lửa tắt đèn” bằng từ “ khó khăn, hoạn nạn” ? Nhận xét cái hay của việc sử dụng hai thành ngữ trên ?
* GV chốt lại:
- Chúng ta có thể thay thế các từ đồng nghĩa trên vào các thành ngữ trên được.
 Nhưng xét về giá trị biểu cảm thì chính việc sử dụng các thành ngữ đã làm tăng giá trị biểu cảm cho câu văn, câu thơ.
- Hỏi: Qua phần tìm hiểu các bài tập trên, Em hiểu như thế nào về việc sử dụng Thành ngữ trong khi nói và viết?
* GV nhận xét và chốt lại
- Thành ngữ:
+ Có thể làm chủ ngữ, vịû ngữ trong câu, hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ , cụm động từ.
+ Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính trừu tượng, tính biểu cảm cao.
- GV:gọi HS đọc ghi nhớ 2 SGK tr 144.
- HS đọc bài tập 1 SGk tr: 144 P.II
* Dự kiến trả lời:
-“Bảy nổi ba chìm” đóng vai trò làm vị ngữ trong câu :
- “Tắt lửa tối đèn” là phụ ngữ của danh từ “khi” 
* Dự kiến trả lời:
 Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ.
- HS đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài tập đó?
- HS đọc ghi nhớ 2 SGK tr 144
* HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:.
+ Nhóm 2:.
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại.
* Dự kiến trả lời:
- Thành ngữ:
+ Có thể làm chủ ngữ, vịû ngữ trong câu, hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ , cụm động từ.
+ Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính trừu tượng, tính biểu cảm cao.
- HS đọc ghi nhớ 2 SGK tr 144.
a. Bài tập 1 và 2 SGK tr: 144 P II.
b. Tìm hiểu: 
* Bài tập 1:
- Các thành ngữ:
+ “Bảy nổi ba chìm” đóng vai trò làm vị ngữ trong câu :
+ “Tắt lửa tối đèn” là phụ ngữ của danh từ “khi” 
* Bài tập 2:
 Chúng ta có thể thay thế các từ đồng nghĩa trên vào các thành ngữ trên được.
 Nhưng xét về giá trị biểu cảm thì chính việc sử dụng các thành ngữ đã làm tăng giá trị biểu cảm cho câu văn, câu thơ.
c. Bài học: 
- Thành ngữ:
+ Có thể làm chủ ngữ, vịû ngữ trong câu, hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ , cụm động từ.
+ Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính trừu tượng, tính biểu cảm cao.
- Ghi nhớ 2 SGK tr 144.
14’
* Hoạt động 3/ Luyện tập:
3/ Luyện tập:
 - GV trao bảng phụ và gọi HS đọc bài tập 1 SGK tr 145
- Hỏi: Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu trên?
* GV nhận xét và chốt lại
- Tìm và giải thích nghĩa
a. + Sơn hào hải vị : những món ăn ngon, lạ, sang trọng, ví như những món ăn quí hiếm 
+ Nem công, chả phượng : những món ăn rất quý và ngon.
b. Tứ cố vô thân : nhìn lại bốn bên chẳng ai là thân thuộc cả.
c. Da mồi tóc sương : hình ảnh da bị đốm sẫm như mai con đồi mồi, tóc bạc như sương
- GV gọi HS đọc bài tập 1 SGK tr 145 và nêu yêu cầu của bài tập đó.
Kể vắng tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng với thành ngữ:
 - Con rồng cháu tiên. 
 - Ếch ngồi đáy giếng .
 - Thầy bói xem voi 
è GV yêu cầu HS kể tóm tắt, diễn cảm các truyện trên, để từng chủ đề sau:
 - Con rồng cháu tiên. 
 - Ếch ngồi đáy giếng .
 - Thầy bói xem voi 
- GV:nhận xét, bổ sung.
- GV: gọi HS đọc bài tập 3 SGK tr 145
- Hỏi: Yêu câu của bài tập 3 là gì?
* GV nhận xét và chốt lại
 Điền thêm vào chỗ tróng để có những thành ngữ được trọn vẹn.
 è GV lần lượt hướng dẫn các em điến từ vào chố trống theo yêu cầu trên.
- Lời........ tiếng nói. 
- Một nắng hai ........
- Ngày lành tháng ........
- No cơm ấm .........
- Bách ........bách thắng 
- Sinh ......... lập nghiệp.
è GV nhận xét và bổ sung.
 - HS đọc bài tập 1 SGK tr 145.
* Dự kiến trả lời:
- Tìm và giải thích nghĩa
a. + Sơn hào hảivị : những món ăn ngon, lạ, sang trọng, ví như những món ăn quí hiếm 
+ Nem công, chả phượng : những món ăn rất quý và ngon.
b. Tứ cố vô thân : nhìn lại bốn bên chẳng ai là thân thuộc cả.
c. Da mồi tóc sương : hình ảnh da bị đốm sẫm như mai con đồi mồi, tóc bạc như sương
- HS đọc bài tập 1 SGK tr 145 và nêu yêu cầu của bài tập đó.
* HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:.
+ Nhóm 2:.
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại.
- HS đọc bài tập 3 SGK tr 145
* Dự kiến trả lời:
Điền thêm vào chỗ tróng để có những thành ngữ được trọn vẹn.
* HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:.
+ Nhóm 2:.
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại.
 Bài tập1
- Tìm và giải thích nghĩa:
a. + Sơn hào hảivị : những món ăn ngon, lạ, sang trọng, ví như những món ăn quí hiếm 
+ Nem công, chả phượng : những món ăn rất quý và ngon.
b. Tứ cố vô thân : nhìn lại bốn bên chẳng ai là thân thuộc cả.
c. Da mồi tóc sương : hình ảnh da bị đốm sẫm như mai con đồi mồi, tóc bạc như sương.
* Bài tập2
 Kể vắng tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng với thành ngữ:
-Con rồng cháu tiên .
-Ếch ngồi đáy giếng .
-Thầy bói xem voi .
* Bài tập3
- Lời ăn tiếng nói. 
- Một nắng hai sương .
- Ngày lành tháng tốt.
- No cơm ấm áo.
- Bách chiến bách thắng. 
- Sinh cơ lập nghiệp.
3’
* Hoạt động 4/ Củng cố bài:
4/ Củng cố bài:
- GV củng cố kiến thức đã cung cấp:
+ Thế nào là Thành ngữ?
+ Cách sử dụng Thành ngữ?
è Gọi HS đọc lại Ghi nhớ 1 và 2 SGK.
- HS đọc lại Ghi nhớ 1 và 2 SGK.
 - Ghi nhớ 1 và 2 SGK.
 4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’)
 a/ Ra bài tập về nhà: 
 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK tr 135,136
 - làm bài tập 4 SGK tr: 145, cần chú ý:
 + Về nhà các em sưu tầm thêm 10 thành ngữ chưa được giới thiệu và giải thích.
 ( Ví dụ: Thả hổ về rừng: 
Mang những sản vật hay một thứ nào đó về nơi đã sản xuất .... ra nó.
Không được dung túng, tha thứ cho những kẻ cố tình phạm tội..........
 b/ Chuẩn bị bài mới : Soạn bài: Điệp ngữ, các em cần chú ý các vấn đề sau:
Điệp ngữ là gì và tác dụng của nó?
Có mấy dạng điệp ngữ?
Đọc Ghi nhớ SGK ( 1 và 2)?...........................
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
 - Thời gian:.
 - Nội dung kiến thức:
 - Phương pháp giảng dạy:
 - Hình thức tổ chức:.
 - Thiết bị dạy học: 

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan mon Tieng Viet 7.doc