Đề thi chất lượng giữa kì II môn: Ngữ văn 7

Đề thi chất lượng giữa kì II môn: Ngữ văn 7

ĐỀ SỐ 1

I/ TRẮC NGHIỆM (2Đ )

Đọc kĩ đoạn văn sau và các câu hỏi để lựa chon câu trả lời đúng nhất.

“. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. “

1. Tác giả của đoạn văn trên là tác giả của văn bản nào sau đây?

a-Tiếng gà trưa c- Rằm tháng giêng.

b-Cổng trường mở ra. d-Bạn đến chơi nhà.

2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn này không giống với phương thức biểu đạt chính của văn bản nào?

a, Đức tính giản dị của Bác Hồ

b- Ý nghĩa văn chương.

c- Sự giàu đẹp của tiếng Việt.

d- Cổng trường mở ra .

 

doc 31 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 922Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi chất lượng giữa kì II môn: Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GIáo dục vĩnh bảo Trường THCS Nhân Hoà
Đề thi chất lượng giưã kì II 
năm học 07-08
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 60 phút
đề số 1
I/ Trắc nghiệm (2đ )
Đọc kĩ đoạn văn sau và các câu hỏi để lựa chon câu trả lời đúng nhất.
“... Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. “
1. Tác giả của đoạn văn trên là tác giả của văn bản nào sau đây?
a-Tiếng gà trưa 	 c- Rằm tháng giêng.
b-Cổng trường mở ra.	d-Bạn đến chơi nhà.
2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn này không giống với phương thức biểu đạt chính của văn bản nào?
a, Đức tính giản dị của Bác Hồ
b- ý nghĩa văn chương.
c- Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
d- Cổng trường mở ra .
3. Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn văn?
a- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
b- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy.
c- Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
d- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
4. Đoạn văn có mấy câu rút gọn?
a- Một b- hai c- ba d- bốn
5. Hai câu văn: “có khi được trưng bày trong tủ kính trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.” là câu bị động .
	a - Đúng 	b - Sai
6. Từ nào trong số các từ sau không phải là từ ghép Hán Việt?
a- trưng bày b- bổn phận c- tổ chức d- yêu nước
7. Phép tu từ đặc sắc nhất được sử dụng trong đọan văn trên là gì?
 a- Nhân hoá b- ẩn dụ c -,so sánh d-điệp ngữ
8. Đoạn trích trên nằm ở phần nào của văn bản ?
 a- Phần mở bài b- Phần thân bài
 c-Một đoạn trong phần thân bài d- Phần kết bài 
Tự luận (8điểm)
 Viết một bài văn nghị luận ngắn chứng minh một vấn đề: “thiên nhiên là người bạn lớn của con người”	
Phòng GIáo dục vĩnh bảo Trường THCS Nhân Hoà
Đề thi chất lượng giưã kì II 
năm học 07-08
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 60 phút
đề số 2
I/ Trắc nghiệm (2đ )
Đọc kĩ đoạn văn sau và các câu hỏi để lựa chon câu trả lời đúng nhất.
“... Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. “
1. Từ nào trong số các từ sau không phải là từ ghép Hán Việt?
a- trưng bày b- bổn phận c- tổ chức d- yêu nước
2. Phép tu từ đặc sắc nhất được sử dụng trong đọan văn trên là gì?
 a- Nhân hoá b- ẩn dụ c -,so sánh d-điệp ngữ
3. Hai câu văn: “có khi được trưng bày trong tủ kính trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.” là câu bị động .
	a - Đúng 	b - Sai
4. Đoạn trích trên nằm ở phần nào của văn bản ?
 a- Phần mở bài b- Phần thân bài
 c-Một đoạn trong phần thân bài d- Phần kết bài 
5. Tác giả của đoạn văn trên là tác giả của văn bản nào sau đây?
a-Tiếng gà trưa 	 c- Rằm tháng giêng.
b-Cổng trường mở ra.	d-Bạn đến chơi nhà.
6. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn này không giống với phương thức biểu đạt chính của văn bản nào?
a, Đức tính giản dị của Bác Hồ
b- ý nghĩa văn chương.
c- Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
d- Cổng trường mở ra .
7. Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn văn?
a- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
b- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy.
c- Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
d- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
8. Đoạn văn có mấy câu rút gọn?
a- Một b- hai c- ba d- bốn
Tự luận (8điểm)
 Viết một bài văn nghị luận ngắn chứng minh một vấn đề: “thiên nhiên là người bạn lớn của con người”	
Đề kiểm tra tiếng việt 7
	Thời gian(45 phút)
	Ngày: 23/ 10
I.Trắc nghiệm (3đ)
Chọn câu trả lời đúng nhất.
	1/ Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
	a, xã tắc	b,quốc kì
 	c, sơn thuỷ	d, giang sơn
	2/ Hãy giải thích nghĩa của các từ Hán Việt sau đây:
	a, tiều phu 	b, thuỷ chung
	c,du khách	 	d, hùng vĩ
 3/ Quan hệ từ “hơn” trong các câu sau biểu thị ý nghĩa gì?
	”Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
	a,sở hữu	b, so sánh
	c, nhân quả	d,điều kiện
 4/ Trong các câu sau, câu nào đúng - câu nào sai?
	a, Nó tôi cùng nhau đến câu lạc bộ.
	b, Bố mẹ rất buồn con.
	c, Hoa chậm chạp nhưng được cái cần cù.
	d, Nếu trời mưa nhưng tôi vẫn đi học.
	5/ Đặt câu với những từ in đậm sau:
	a, Đắt ( đắt hàng, giá đắt)
	b, Đen ( màu đen, số đen)
II.Tự luận (3đ)	
	Viết đoạn văn ngắn dài ( 8 - 10 câu, phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản “Mẹ tôi “ của nhà văn A- mi - xi.
 Kiểm tra văn 7
 Thời gian:45’
 Ngày 5/6 tháng 3 
Phần trắc nghiệm
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái có câu trả lời đúng nhất:
“Chúng ta chẳng có thể khẳng định:Cấu tạo của tiếng việt, với khả năng thích ứng, với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây là một chứng cứ khá rõ về sức sống của nó”
Đoạn văn trên thuộc loại văn bản nào?
 a.Đức tính giản dị của Bác Hồ. c.Sự giàu đẹp cảu tiếng việt.
 b.Tinh thần uyên bác của nhân dân ta. d.ý nghĩa văn chương.
 2. Đoạn văn trên có sử dụng
 a.lí lẽ b. dẫn chứng 
 c. hình ảnh d. dẫn chứng và lí lẽ
 3. Tác giả viết đoạn văn trên là:
 a. Phạm Văn Đồng c. Hoài Thanh
 b. Hồ Chí Minh d.Đặng Thai Mai
 4. Đoạn văn trên thuộc phần nào của văn bản?
 a.Mở bài b. Thân bài 
 c. Kết luận d. Cả 3 ý kiến trên
B.Phần tự luận:
Viết đoạn văn ngắn dài (6-8 câu), trình bầy cảm nhận của em về văn bản “Đức tính giản dị cuả Bác Hồ”.
Phòng GIáo dục vĩnh bảo Trường THCS Nhân Hoà
Đề thi chất lượng kì II
năm học 07-08
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
I. Trắc nghiệm (3điểm)
Bài 1: Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi để lựa chọn đáp án trả lời đúng nhất (2điểm)
" .. Giản dị trong đời sống trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu đựợc, nhớ đựợc,làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: " Không có gì quý hơn độc lập tự do'," Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi" Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng"
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? của ai ?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh 
B. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt - Đặng Thai Mai	
	C. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng	 
D. ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh
Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên không giống phương thức biểu đạt của văn bản nào ?
A. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt	 B. Đức tính giản dị của Bác Hồ
C. ý nghĩa văn chương	D.Sống chết mặc bay
Câu 3: Trong câu”Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị” dấu phẩy sau chữ ‘ chân lí “ có thể thay bằng dấu gì ?
 A. Dấu ba chấm	 B. Dấu chẩm phẩy	
 C. Dấu gạch ngang	 D. Dấu hai chấm
Câu 4: Dấu ba chấm trong đoạn văn( Sau cụm từ “ Không bao giờ thay đổi” ) dùng để:
ATỏ ý còn nhiều trường hợp tương tự chưa được liệt kê hết
B.Thể hiện chỗ lời nói bị bỏ giở hay ngập ngừng ngắt quãng
C.Làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ bất ngờ hay hài hước, châm biếm
D.Cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Dòng nào thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn trên ?
 A. Sự giản dị trong đời sống của Bác	 B. Sự giản dị trọng tác phong của Bác
 C. Sự giản dị trong lời nói của Bác D. Sự giản dị trong quan hệ với mọi người của Bác
Câu 6: Câu " Không có gì quý hơn độc lập tự do " đặt trong đoặn văn trên có vai trò là:
 A. Luận điểm	 B. Luận cứ	
 C. Luận chứng	 D. Cả ba trường hợp đều không đúng
Câu 7 : Từ nào không phải là từ Hán Việt trong các từ sau ?
	 A. Vô địch	 B. Nhân dân	
 C. Bộ óc	 D. Chân lí
Câu 8:Trong câu “Giản dị trong đời sống trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết “ tác giả đã dùng biện pháp tu từ nào ?
	A. So sánh	 B. ẩn dụ	
 C. Liệt kê	 D. Hoán dụ
Bài 2: Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp ( 1 điểm)
Cột A
Cột B
1.Câu có trạng ngữ
2.Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
3.Câu dặc biệt
4.Câu bị động
a. Mẹ về khiến cả nhà vui
b.Trên bầu trời, đàn chim én đang chao lượn báo hiệu một mùa xuân tươi đẹp đã về.
c. Một đêm mùa xuân
d. Ngôi nhà này được xây từ thế kỉ XV
II. Tự luận ( 7điểm )
Bài ca dao 
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng” đã phản ánh đạo lí sống tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa tới nay.
Hãy giải thích và chứng minh nội dung ý nghĩa bài ca dao trên ?
Phòng GIáo dục vĩnh bảo Trường THCS Nhân Hoà
Đề thi chất lượng kì II
năm học 07-08
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
I. Trắc nghiệm (3điểm)
Bài 1: Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi để lựa chọn đáp án trả lời đúng nhất (2điểm)
" .. Giản dị trong đời sống trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu đựợc, nhớ đựợc,làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: " Không có gì quý hơn độc lập tự do"" Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi" Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? của ai ?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ chí Minh 
B. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt - Đặng Thai Mai	
	C. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng	 
D. ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh
 Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên không giống phương thức biểu đạt của văn bản nào ?
A. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt	 B. Đức tính giản dị của Bác Hồ
C. ý nghĩa văn chương	D.Sống chết mặc bay
Câu 3: Trong câu”Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị” dấu phẩy sau chữ ‘ chân lí “ có thể thay bằng dấu ... 
Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu.
 (Ông đồ – Vũ Đình Liên)
dùng biện pháp tu từ:
A. So sánh; B. Nhân hoá; C.ẩn dụ; D. Nói giảm, nói tránh.
Câu 2: Tác giả Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo
Như nước đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
 Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc nam cũng khác.
để khẳng định:
Độc lập, chủ quyền dân tộc.
Quốc hiệu Đại Việt.
Sự coi thường với kẻ thù phương Bắc.
Lãnh thổ đất nước.
Câu 3: Trong bài văn “Chiếu dời đô”, Lý Công Uẩn đã nêu điều gì để làm một trong những lý do dời đô ?
A.Sự thiêng liêng của Đại La.
B. Sự lo sợ bị tấn công vào Hoa Lư.
C.Sự thuận lợi về nhiều mặt của Đại La: vị trí, địa hình, ưu thế phát triển...
D. Sự khó khăn về kinh tế của đất nước.
 Câu 4: Hình ảnh “ Đôi con điều sáo lộn nhào tầng không” trong bài thơ “Khi con Tu hú” của Tố Hữu ngoài ý nghĩa miêu tả cảnh còn:
A. Thể hiện con mắt tinh tế của tác giả.
B. Cho thấy cuộc sống đẹp đẽ của đất nước ta lúc đó.
C. Thể hiện nỗi nhớ quê hương của tác giả.
D. Khát vọng tung bay giữa bầu trời tự do của người tù.
2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để có được nhận định đúng nhất về giá trị tư tưởng của bài thơ “Vọng nguyệt” (Ngắm trăng) của Hồ Chí Minh.
“Bài thơ vừa thể hiện ......................................của Hồ Chí Minh, vừa cho thấy lòng lạc quan cách mạng của người của Người.”
3. Nối ý cột A với ý cột B cho phù hợp để có cảm nhận đúng về cuộc sống và con người làng chài theo từng thời điểm trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
A
B
Khi đoàn thuyền ra khơi.
Khi đoàn thuyền trở về bến.
a. Tưng bừng, khí thế, mạnh mẽ, xông xáo.
b. Tấp nập, nhộn nhịp, khẩn trương, vui vẻ.
B. Tự luận: (7đ)
Câu 1: (2đ) 
Chép lại thuộc lòng bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh ( Theo văn bản SGK Ngữ văn 8-tập hai)
Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 2: (5đ) Nêu cảm nhận của em bằng một đến hai đoạn văn về nghệ thuật và nội dung đoạn thơ:
 Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
 Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
 Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
 Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng,
 Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
 Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
 ( Trích “Nhớ rừng” – Thế Lữ).
Hướng dẫn chấm
A. TNKQ 
1. Đáp án:
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
A
C
D
2. Điền: Tình yêu thiên nhiên – trăng
3. Nối: 1 – b; 2 - a
B. TL:
Câu 1: (2đ)
Chép được bài thơ đúng như văn bản SGK. 1đ
Tức cảnh Pác bó
 Hồ Chí Minh
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
 Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
 Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
 Cuộc dời cách mạng thật là sang.
Nêu nội dung chính của bài thơ: 1đ: Bà thơ cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với người, làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
Cau 2: (5đ)
Nội dung: Cảnh sơn lâm hùng vĩ, hoang sơ, rùng rợn; hình ảnh chúa tể oai phong, uy quyền tuyệt đối; tâm trạng nhớ nhung da diết của chúa sơn lâm. 3.5đ.
Nghệ thuật: Giọng thơ hào sảng, tự hào, âm vang như tiếng gió ngàn hoang vu; điệp ngữ tạo nên âm hưởng hoành tráng cho đoạn thơ; tu từ so sánh đắc địa; hình ảnh kỳ vĩ, phi thường, lớn lao. 1đ
Bố cục hợp lý, trình bày tốt. 0.5đ.
( HS tuỳ chọn kết cấu, cách trình bày ND đoạn văn. Tuỳ mức đọ thiếu sót mà GV trừ điểm)
Bài kiểm tra HK II
Tiết 135, 136 – Kiểm tra tổng hợp cuối năm.
Ma trận
Chủ đề
Các cấp độ tư duy
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn học
1
 0.25
1
 0.25
3 
 0.75
1
 5
6 
 6.25
Tiếng Việt
1
 0.25
1
 0.25
1
 1
2 
 0.5
5
 2
Tập làm văn
1
 0.25
1
 0.25
1 
 0.25
1
 1
4 
1.75
Tổng
3
 0.75
4
 1.75
8
 7.5
15
 10
Hướng dẫn chấm
A. TNKQ: Mỗi câu trả lời đúng tính 0.25 đ.
1. HS khoanh tròn các ý đúng sau:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
B
C
D
C
A
A
2. Điền: A – Sai; B - Đúng.
3. Điền từ sau:
Câu 1: từ “hỏi”
Câu 2: từ “cách làm – phương pháp”.
B. TL: (7đ)
Câu 1: Chuyển như sau: ( 1đ: mỗi câu đúng tính 0.25đ)
Tôi không ở nhà. (hoặc: Tôi không đi học).
Nam học không giỏi, không dốt.
Nam không ở bên ngoài.
Hôm nay nó khôngđược khoẻ lắm.
Câu 2: Viết được đoạn văn nghị luận có dẫn chứng và lý lẽ với hai nội dung sau:
- Học tập sẽ mang lại tri thức cho ta. (0.5đ)
- Học tập mang lại cho ta đạo đức, nhân cách. (0.5đ)
( HS tuỳ chọn kết cấu, cách trình bày ND đoạn văn. Tuỳ mức đọ thiếu sót mà GV trừ điểm)
Câu 3: (5đ) Viết được các nội dung sau:
- Nội dung: Tác giả thông qua những câu cáo để khẳng định chủ quyền dân tộc ta: khẳng định quốc hiệu Đại Việt; khẳng định nề văn hiến lâu đời của dân tộc; khẳng định sự toàn vẹn cương vực, lãnh thổ Đại Việt; khẳng định phong tục văn hoá riêng của người Việt; nhấn mạnh chiều dài lịch sử dựng nước của cá triều đại đế vương. (3đ)
Thông qua đó, Nguyễn Trãi đã đặt vị thế nước ta, dân tộc ta ngang hàng với phương Bắc. Đòng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc. (0.5đ)
Nhệ thuât: Văn biền ngẫu được vận dụng linh hoạt trong thể cáo; giọng văn hào sảng, hùng hồn. (1đ)
Bố cục và cách trình bày tốt. (0.5đ)
( HS tuỳ chọn kết cấu, cách trình bày ND bài văn. Khuyến khích HS sáng tạo về cảm nhận giá trị tác phẩm và cáchtrình bày. Tuỳ mức đọ thiếu sót mà GV trừ điểm)
Chuong.hoangvan@gmail.COM
Trường THCS Thị trấn Sông Thao kiểm tra tổng hợp HK II
Lớp........... Môn Ngữ văn 8
Họ và tên.............................. ............ ( Thời gian làm bài: 90 phút)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Đề bài
A. TNKQ: (3đ)
1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu nhận định đúng nhất trong các câu sau đây.
Câu 1: Ông Giuốc - đanh (trong đoạn trích “Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục” của Mô-li-e) “học làm sang” bằng một trong các việc:
A Học cách ăn mặc sang trọng theo kiểu quý tộc.
B. Học may quần áo.
C. Học ngôn ngữ và cách nói năng của thợ may.
D. Học cách đi đứng của người khác.
Câu 2: Bài văn “Chiếu dời đô” của Lý Công Uốn được viết bằng thể loại:
A Cáo; B. Hịch; C. Văn tế; D. Chiếu.
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng, tác dụng của nó như thế nào trong hai câu thơ sau:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã,
 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
 (Quê hương – Tế Hanh).
Nhân hoá: gợi hình ảnh con người.
So sánh: thể hiện sự khoẻ khoắn, mạnh mẽ của con thuyền.
ẩn dụ: tạo nên sức gợi cảm.
Hoán dụ: tạo nên ý nghĩa sâu xa.
Câu 4: Biện pháp đối có tác dụng gì cho hai câu thơ cuối trong bài “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
A.Tạo âm hưởng vang vọng.
B. Gợi ra sự trái ngược giữa người và trăng.
C.Tạo sự cân xứng, hài hoà, đăng đối về hình thức; gợi ra sự giao hoà đặc biệt giưa người và trăng.
D.Tạo nên màu sắc hiện đại cho hai câu thơ.
Câu 5: Câu nào trong các câu sau là câu cầu khiến:
A. Lão không hiểu tôi. B. Tôi buồn lắm !
C. Thế nó cho bắt à ? D. Anh đi đi !
Câu 6: Khi thầy giáo và HS giao tiếp trong giờ học thì vai thứ bậc XH của hội thoại là:
A. Ngang hàng, thân thiết. B. Trên hàng.
C. Trên hàng – dưới hàng. D. Dưới hàng.
Câu 7:Yếu tố nào sau đây có thể được đưa vào trong văn bản nghị luận ?
A. Tình cảm, cảm xúc, thái độ. B. Niềm hạnh phúc.
C. Nỗi đau buồn. D. Sự trân trọng.
Câu 8: Từ nào trong câu thơ sau thể hiện rõ nhất sự căm hờn của Chúa sơn lâm trong bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ ? 
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
A. Từ cũi sắt. B. Từ căm hờn,
C. Từ khố. D. Từ gậm.
2. Điền chữ "đúng" (Đ) hoặc "sai" (S) vào trước các nhận định dưới đây cho phù hợp với kiến thức của vấn đề có liên quan.
A. Câu “Nó đang ở nhà” là câu phủ định.
B. Câu “Nó không đi đâu” là câu phủ định giữ nguyên ý câu ý A.
3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu dưới đây để tạo nên các nhận định đúng trong từng câu.
Câu 1: Hành động nói trong câu “Lớp ta có vắng ai không ?” là hành động..........dùng trực tiếp.
Câu 2: Khi thuyết minh về cách nấu một bữa cơm thông thường là đã làm bài thuyết minh ở dạng Thuyết minh về............................................
4.Nối một ý cột A với một ý cột B để có nhận định đúng về tác giả và người đọc trong các thể loại văn học cổ:
A
B
1. Hịch,
2. Cáo,
3. Chiếu,
4. Tấu sớ.
a. Triều thần trình lên nhà vua.
b. Vua dùng ban bố mệnh lệnh.
c. Vua chúa hay thủ lĩnh viết ra để công bố một kết quả hay một sự nghiệp cho mọi người biết.
d. Do vua chúa, thủ lĩnh viết kêu gọi mọi người chống thù trong, giặc ngoài.
B. Tự luận: (7đ)
Câu 1: (1đ) Chuyển các câu khẳng định sau thành câu phủ định và giữ nguyên ý câu khẳng định.
a. Tôi đi chơi.
b. Nam học bình thường.
c. Lan đang ở bên trong.
d. Cô ấy hát hay.
Câu 2: (5đ) Cảm nhận của em về bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh.
Câu 3: (1đ)Nêu ngắn gọn những luận cứ mà Nguyễn Trãi đã dùng để khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc trong đoạn trích "Nước Đại Việt ta".
Bài làm
Trường THCS Thị trấn Sông Thao kiểm tra tiếng việt
Lớp: ........... ( Thời gian làm bài: 45 phút) 
Họ và tên: ....................................... 
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Đề bài
 I. TNKQ: (2đ)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước nhận định đúng nhất trong các câu sau đây.
Câu 1: Câu trần thuật sau đây dùng để làm gì ? “Mặt lão đột nhiên co rúm lại”.
Kể	 B. Bộc lộ cảm xúc	 C. Miêu tả	 D. Đề nghị.
Câu 2: Trật tự từ trong câu “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” biểu thị điều gì ?
Thứ tự trước – sau của các sự việc, sự kiện.
Nhân dân ta thoát khỏi cảnh “một cổ ba tròng”.
Mức độ quan trọng của các sự việc lúc đó.
Bọn thực dân , phát xít, phong kiến bị đánh đổ.
Câu 3: Hành động nói nào được thực hiện theo cách gián tiếp trong câu “Anh có thể cho tôi đi nhờ xe đến cơ quan được không ?” ?
A. Hỏi	 B. Bộc lộ cảm xúc	 C. Yêu cầu 	 D. Nhờ vả.
Câu 4: Vai xã hội nào được thiết lập trong cuộc hội thoại giữa cô giáo và học sinh trong giờ học 
A. Trên – dưới 
B. Ngang hàng 
C. Trên – dưới và thân mật trong một số trường hợp.
 	 D. Xã giao và trên – dưới.
II. Tự luận: (8đ)
Câu 1: (3đ) Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi:
“... Cô giáo Tâm gỡ tay Thuỷ, đi lại phía bục giảng, mở cặp lấy một quyển sổ cùng một cây bút máy nắp vàng đưa cho Thuỷ và nói:
 - Cô tặng em. Về trường mới em cố gắng học nhé!
Thuỷ đặt vội quyển sổ và cây bút xuống bàn và nói:
 - Thưa cô, em không dám nhận... Em không đi học nữa.
 - Sao vậy? (Cô Tâm sửng sốt)
 - Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả ra chợ ngồi bán .(...)”
Xác định vai xã hội giữa các nhân vật giao tiếp trong đoạn hội thoại trên.
Đoạn văn có mấy lượt lời? Chỉ rõ các lượt lời đó.
Hành động nói nào được thực hiện trong từng lượt lời đó?
Câu 2: (5đ) Viết một đoạn văn tự sự hoặc nghị luận ngắn (khoảng 7 đến 10 câu), kết cấu và chủ đề tự chọn, trong đó có dùng ít nhất hai kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Chỉ ra và nêu tác dụng của trật tự từ trong một câu bất kỳ trong đoạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docBO DE KT NGU VAN 2010.doc