TIẾT 1 :
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Lý Lan)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp HS
-Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.
- Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại.
- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ :
1.Kiến thức :
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2.Kĩ năng :
- Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
TUẦN 1 : Ngày soạn : 07/8/2010 Ngày dạy : 10/8/2010 TIẾT 1 : CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Lý Lan) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp HS -Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường. - Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại. - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ : 1.Kiến thức : - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng. - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản. 2.Kĩ năng : - Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của người mẹ. - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con. - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm. 3.Thái độ : - Trân trọng, hiểu biết và thông cảm với mẹ. - Biết nâng niu, quý trọng tình mẫu tử. C.PHƯƠNG PHÁP : - Vấn đáp. - Thuyết trình. - Nêu và giải quyết vấn đề. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1.Ổn định: (1 phút) - 7C : Vắng P . Vắng KP 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (3 phút). -Kiểm tra vở soạn bài. 3.Bài mới: Vào bài (1 phút). Tất cả chúng ta, đều đã trải qua cái buổi tối và đêm trước ngày khai giảng trọng đại và thiêng liêng chuyển từ mẫu giáo lên lớp Một. Còn vương vấn trong trí nhớ của ta xiết bao bồi hồi, xao xuyến .. cả lo lắng và sợ hãi mơ hồ. Bây giờ nhớ lại ta thấy thật ngây thơ và ngọt ngào. Tâm trạng của mẹ như thế nào khi cổng trường sắp mở ra đón lấy đứa con yêu của mình HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG * Hoạt động 1: - GV: Giáo dục có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Ở Việt Nam ngày nay, giáo dục đã trở thành sự nghiệp của toàn xã hội. ? “Cổng trường mở ra” theo em thuộc kiểu văn bản nào? Nó đề cập đến những mối quan hệ nào? (gia đình – nhà trường và trẻ em). ? Văn bản được trích từ đâu? * Hoạt động 2: GV: Đọc giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện tâm trạng của người mẹ. GV đọc – HS đọc. GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của những từ khó trong bài. (Chú ý những từ: háo hức, bận tâm, nhạy cảm). ? Em hãy tóm tắt nội dung văn bản ? - Bài văn ghi lại tâm trạng của một người mẹ, trong một đêm chuẩn bị cho con bước vào ngày khai trường đầu tiên. ? Văn bản trên có nhân vật không? Đó là nhân vật nào? Có nhiều sự việc không? Có cốt truyện không? Xác định ngôi kể? ( Có, nhân vật chính: người mẹ, đứa con, ít sự việc chú yếu lá tâm trạng, ngôi kể thứ nhất – người mẹ) ? Xác định phương thức biểu đạt? ? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính từng đoạn? Đoạn 1: Từ đầu . ngày đầu năm học => Tâm trạng hai mẹ con trong buổi tối đêm trước ngày khai trường. Đoạn 2: Thực sự không lo lắng . Hết => ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ. * Hoạt động 3: ? Qua phần tóm tắt, ta hiểu hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng người mẹ là hoàn cảnh nào? ? Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài? - con : Vô tư, thanh thản, giấc ngủ đến dễ dàng. - Mẹ: Bồn chồn, trằn trọc, thao thức không ngủ được, suy nghĩ triền miên. ® HS tìm dẫn chứng sgk. ? Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? - Người mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình. ? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ? -“Mẹ còn nhớ sự nôn nao bước vào” (giữa trang 7) ? Có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? (Không!) ? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? - Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con, nhưng thực ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỷ niệm của riêng mình. ? Cách viết này có tác dụng gì? ® HS thảo luận - Làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư, tình cảm, những điều sâu thẳm, khi nói bằng những lời trực tiếp ® chất trữ tình, biểu cảm của văn bản thêm thấm thía và có tác dụng truyền cảm tới người đọc. ? Từ dấu ấn sâu đậm của ngày khai trường, điều mà mẹ mong muốn cho con ở đây là gì? -“Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con xao xuyến” (gần giữa trang 7/SGK) ® Mẹ mong con có những kỉ niệm đẹp về ngày khai trường đầu tiên bởi những kỉ niệm đẹp này sẽ là hành trang theo con suốt cuộc đời. ? Từ sự trăn trở, suy nghĩ đến những mong muốn của mẹ trong cái đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con, em thấy mẹ là người thế nào? -Tấm lòng thương yêu con sâu sắc, tình cảm đẹp đẽ sâu nặng đối với con. Mẹ đã hết mực thương yêu lo lắng cho con, không chỉ lo lắng cho con có một cuộc sống vật chất sung túc, đầy đủ mà mẹ còn mong muốn cho con có một tâm hồn trong sáng rộng mở. ? Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? -“Ai cũng biết rằngsau này” ( gần cuối trang 7) ? Kết thúc bài văn, người mẹ nói:“ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Vậy đã 7 năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu “thế giới kì diệu” đó là gì? * Gợi ý: Nhà trường đã mang lại cho em những gì về tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lý, tình bạn, tình thầy trò, ước mơ, khát vọng * Hoạt động 4: ? Như các em đã biết: văn bản này viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. Qua tâm trạng đó của người mẹ, em hiểu gì về vấn đề mà tác giả muốn nói ở đây? ? Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao? I.Giới thiệu chung: - Là văn bản nhật dụng. - Trích báo “ Yêu trẻ” TP. HCM II.Đọc – hiểu văn bản : 1.Đọc – tìm hiểu từ khó : SGK T8. 2.Tìm hiểu văn bản : - Phương thức biểu đạt: biểu cảm. - Bố cục: 2 đoạn. a.Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng : - Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. b.Diễn biến tâm trạng người mẹ: - Không tập trung được vào việc gì cả. - Lên giường trằn trọc - Không lo nhưng vẫn không ngủ được. - Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm, không thể nào quên của bản thân về ngày đầu tiên đi học. - Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp và nỗi chơi vơi hốt hoảng ® Người mẹ thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên. => Tấm lòng thương yêu con sâu sắc, tình cảm đẹp đẽ sâu nặng đối với con. c.Suy nghĩ của mẹ về ngày mai khi “Cổng trường mở ra”: “ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. => Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi người. 3.Tổng kết : SGK/T9 III.Hướng dẫn tự học : - Viết một đoạn văn ghi lại suy nghĩ của bản thân về ngày khai trường đầu tiên. - Sưu tầm và đọc một số văn bản về ngày khai trường. - Soạn văn bản “Mẹ tôi”. - Đọc thêm bài “Trường học”. E.RÚT KINH NGHIỆM : TUẦN 1 : Ngày soạn : 7/8/2010 Ngày dạy : 10/8/2010 TIẾT 2 : MẸ TÔI ( Trích Những tấm lòng cao cả – ÉT- MÔN – ĐÔ ĐƠ A – MI – XI) A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp HS - Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ : 1.Kiến thức : - Sơ giản về tác giả Eùt – môn –đô đơ A – mi – xi. - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi. - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư. 2.Kĩ năng : - Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư. - Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả của bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bưc thư. 3.Thái độ : - Biết nhận ra lỗi và sửa lỗi. - Yêu thương, kính trọng cha mẹ. C.PHƯƠNG PHÁP : - Vấn đáp. - Giảng bình. - Nêu và giả quyết vấn đề. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1.Ổn định : (1phút) - 7C: Vắng P . Vắng KP 2.Kiểm tra bài cũ : (5 phút) - Tóm tắt ngắn gọn văn bản”Cổng trường mở ra”. - Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ “Cổng trường mở ra” là gì? 3.Bài mới : Vào bài (1 phút) Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Bài văn” Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG * Hoạt động 1 : ? Hãy nêu vài nét về tác giả? ? Văn bản được trích từ tác phẩm nào? * Hoạt động 2 : - GV lưu ý HS: khi đọc cần thể hiện được những tâm tư và tình cảm buồn, khổ của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông với vợ mình. - HS đọc-> GV uốn nắn. GV hướng dẫn đọc chú thích, hiểu nghĩa từ khó. ? Em hãy tóm tắt nội dung văn bản? ? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? ? Theo em văn bản được chia làm mấy phần? (2 phần. Phần 1=> lời kể của En- ri- cô; phần 2 => toàn bộ bức thư người bố gửi cho con trai). * Hoạt động 3 : ? Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao lại có nhan đề là “Mẹ tôi”? -Vì người bố viết thư để nhấn mạnh, đề cao vai trò người Mẹ đối với con cái. Không để cho người mẹ xuất hiện trực tiếp, tác giả dễ dàng mô tả cũng như bộc lộ những tình cảm và thái độ qúy trọng của người bố đối với mẹ ... đứng trước, yếu tố phụ đứng sau, VD: ái quốc, thủ môn... Khác: Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau, VD: công viên, quốc kỳ... Từ Hán Việt có thể được dùng để tạo những sắc thaí gì? Cho VD? 3 sắc thái: trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính; tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ, sắc thái cổ, phù hợp với không khí xã hội xa xưa. HS cho VD – đặt câu Luyện tập: Làm BT SGK/184 Gợi ý: Bạch ( bạch cầu): trắng; nhật (nhật ký): ngày Làm BT tổng hợp III. Từ Hán – Việt: Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt Các loại từ ghép Hán Việt Sử dụng từ Hán Việt HOẠT ĐỘNG 4: Ôn tập về nghĩa của từ Thế nào là từ đồng nghĩa? Trong bài Vọng lư sơn bộc bố, hãy tìm những yếu tố đồng nghĩa với từ : Rọi, trông. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau Đồng nghĩa với Rọi: chiếu; trông: ngắm Từ đồng nghĩa có mấy loại? Cách sử dụng? Cho VD về mỗi loại? Có hai loại: hoàn toàn và không hoàn toàn Khi sử dụng cần cân nhắc để phù hợp với thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm. VD: ăn – xơi – chén; biếu - tặng ... ®có sự khác biệt về sắc thái nghĩa. Trái – quả; chén – bát; ngô – bắp... ®không có sự khác biệt về sắc thái nghĩa. Thế nào là từ trái nghĩa? Từ trái nghĩa sử dụng ở đâu, có tác dụng gì? Nêu VD câu thơ, văn có từ trái nghĩa mà em đã học. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau Dùng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thên sinh động. VD: Tấm lành che tấm rách, số cô chẳng giàu thì nghèo, áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê... Luyện tập: Tìm một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ: Bé (về mặt kích thước, khối lượng), tháng, chăm chỉ (SGK/193) và BT tổng hợp. Gợi ý: Từ Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa Bé Nhỏ To, lớn Thắng Được (được cuộc, được kiện) Thua Chăm chỉ Siêng năng, cần cù Lười biếng, lười nhác Thế nào là từ đồng âm? Từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau. Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Cho VD? Từ đồng âm: nghĩa khác xa nhau, phát âm giống nhau Từ nhiều nghĩa: một từ có nhiều nghĩa, trong đó nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác, nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. VD: Mùa thu – cá thu... ®nghĩa khác xa nhau (đồng âm) Bàn chân – bàn ghế, chân bàn... ® nghĩa xuất phát từ 1 nghĩa gốc (từ nhiều nghĩa) Khi sử dụng cần lưu ý những gì? Chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. Thế nào là thành ngữ? Nghĩa của thành ngữ được suy ra từ đâu? Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen nhưng thường thì thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh... Thành ngữ có thể giữ chức vụ gì trong câu? Dùng thành ngữ có tác dụng gì? Làm chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ trong cụm danh từ hay cụm động từ. Đem lại tính hình tượng, tính biểu cảm cao Hãy tìm những câu thơ, câu văn hoặc bài ca dao có sử dụng thành ngữ? Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy lâu Một duyên hai nợ âu đành phận, năm nằng mười mưa dám quản công... Dù khi lá thắm chỉ hồng, nên chăng thì cũng tạo lòng mẹ cha. Luyện tập: 1. Tìm những thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt (Bài tập 6/193). GV có thể thêm một số thành ngữ khác. Gợi ý: Trăm trận trăm thắng, nửa tin nửa ngờ, cành vàng lá ngọc, miệng nam mô bụng bồ dao găm... Thêm: Nhất cử lưỡng tiện: 1 công 2 việc; bất cộng đái thiên: không đội trời chung; bách phát bách trúng: trăm phát trăm trúng; đồng tâm hiệp lực: chung sức chung lòng; tốc chiến tốc thắng: đánh nhanh thắng nhanh... 2/ Đặt câu với những thành ngữ trên. 3/ thay thế những từ ngữ in đậm trong các câu bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương (BT 7/194) Gợi ý: câu 1 – đồng không mông quanh, câu 2 – còn nước còn tát; câu 3 – con dại cái mang; câu 4 – giàu nứt đố đổ vách. 3/ Cho biết và giải thích ý nghĩa một số thành ngữ mà em biết Gợi ý: lo bò trắng răng, chạy như cờ lông công, tai vách mạch rừng, thả hổ về rừng, cáo mượn oai hùm, ếch ngồi đáy giếng, đẽo cày giữa đường... IV. Nghĩa của từ: 1. Từ đồng nghĩa: Khái niệm Các loại từ đồng nghĩa Cách sử dụng 2. Từ trái nghĩa: Khái niệm Cách sử dụng Từ đồng âm: Khái niệm Cách sử dụng Thành ngữ: Khái niệm – ý nghĩa Chức vụ ngữ pháp Tác dụng HOẠT ĐỘNG 5: Biện pháp tu từ Thế nào là điệp ngữ, dùng điệp ngữ có tác dụng gì? Cho ví dụ? Là cách lặp lại từ ngữ khi nói hoặc viết Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh Điệp ngữ có mấy dạng? Cách quãng , nối tiếp, chuyển tiếp (vòng) Thế nào là chơi chữ, tác dụng? - Là lợi dụng sắc thái về âm, nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn, thú vị Ta có thể chơi chữ bằng cách nào? Sử dụng ở những trường hợp nào? Hãy tìm một số VD về chơi chữ mà em biết? - Dùng từ ngữ đồng âm, lối nói trại (gần âm), điệp âm, nói lái, từ trái nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa... trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ trào phúng, câu đối, câu đố. - VD: câu đối: ruồi đậu mâm xôi, nói lái: trên trời rớt xuống mau co; khi đi cưa ngọn khi về cũng cưa ngọn; từ đồng nghĩa: đi tu phật bắt ăn chay, thịt chó ăn được thịt cầy thì không; từ trái nghĩa, đồng nghĩa: ngả lưng cho thế gian ngồi, rồi ra mang tiếng con ngườibất trung... Bảng tổng hợp phần ôn tập: cho đoạn văn sau: Cốm là thức quà ruêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ an nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi... và không bao giờ có hai màu hoà hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già, một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền... 1.Gạch dưỡi những từ ghép trong đoạn văn trên 2.Đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy? 3.Cụm từ nào gồm những từ Hán Việt: + a. Bát hương, hương vị, lễ nghi; + b. Vương vít, lễ nghi, hạnh phúc + c. Thanh đạm, lễ nghi, thanh khiết + d. Lễ nghi, bát ngát, đồng quê. 4.Từ Ai là: a. Quan hệ từ; b. Đại từ, c. Danh từ chỉ người, d. Động từ. 5.Quan hệ từ của, như, để mang ý nghĩa gì? 6.Thanh khiết đồng nghĩa với từ: a. Trong sạch, b. Tinh khiết, c. Trắng thơm, d. Thơm mát Tìm từ trái nghĩa với từ hoà hợp, giản dị, trung thành 7.Đoạn văn trên có sử dụng biện pháp điệp ngữ, đó là từ ngữ nào? Phần II: Chương trình địa phương Rèn luyện chính tả: I. Nội dung luyện nói: 1. Viết đúng tiếng có các phụ âm cuối dễ mắc lỗi (c/t, n/ng) - VD: Bắt buộc, phương bắc, khách hàng, bàng quan, lạc quan, con ngan, ngang ngược, loè loẹt, phăng phắc, vằng vặc... 2. Viết đúng tiếng có các dấu thanh dễ mắc lỗi (dấu hỏi, dấu ngã) - VD: Tầm tã, tập tễnh, nhấp nhỏm, ầm ỹ, âm ỉ, bập bõm, ủ rũ... 3. Viết đúng tiếng nguyên âm dễ mắc lỗi (i/iê, o/ô) - VD: Tiêu điều, riêu riêu, liều lĩnh, đìu hiu, hiu quạnh, nâng niu... 4. Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi (v/d) - VD: dồn dập, vội vã, vấp váp, vòi vĩnh, dương như, dập dìu II. Luyện tập: (Xem sách GK trang 195) 1. Viết một đoạn thơ, bài thơ: - Cho HS nghe một đoạn thơ, đoạn văn như tiếng gà trưa hoặc một đoạn trong bài Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi... rồi viết lại cho đúng. 2. Làm BT chính tả: a. Điền vào chỗ trống: - Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống. - Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm , vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống. b. Tìm từ theo yêu cầu: - Tìm tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất như: + Các loài cá (hoa, chim chóc. Con vật) bắt đầu bằng chữ Ch (cá chép, cá chim, cá chình, cá chày, cá chai...) hoặc Tr (cá trắm, cá trích, cá trôi, cá trác...) + Các từ chỉ tính chất, hoạt động, trạng thái có chứa tiếng có thanh hỏi (nghỉ ngơi, chạy nhảy, đủng đỉnh, gây gổ, xô đẩy, phe phẩy...) thanh ngã (nghĩ ngợi, suy nghĩ, sừng sững, rõ ràng, rõ rệt...) + Từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm cho sẵn, VD như tìm những từ chứa tiếng bắt đầu bằng r hoặc d, có nghĩa như: Không thật, vì được tạo ra một cách không tự nhiên: dối trá, giả tạo, giả dối. Tàn ác, vô nhân đạo: hung dữ, dữ tợn... Dùng cử chỉ, ánh mắt làm dấu hiệu để báo cho người khác biết: ra dấu... 3. Lập sổ tay chính tả: Hình thức thực hiện phần chương trình địa phương: có thể phôto bài làm hoặc V. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ: 1. Điệp ngữ: Khái niệm Các dạng của điệp ngữ 2. Chơi chữ: Khái niệm Các lối chơi chữ, Cách sử dụng B. Luyện tập (xen kẽ với ôn tập) Làm BT trong sách giáo khoa và BT tổng hợp vào vở. PHẦN II: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG Rèn luyện chính tả: A. Nội dung 1. Viết đúng tiếng có các phụ âm cuối dễ mắc lỗi (c/t, n/ng) 2. Viết đúng tiếng có các dấu thanh dễ mắc lỗi (dấu hỏi, dấu ngã) 3. Viết đúng tiếng nguyên âm dễ mắc lỗi (i/iê, o/ô) 4. Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi (v/d) B. Luyện tập: ( HS thực hiện theo hướng dẫn của GV) 1. Viết một đoạn thơ, bài thơ: 2. Làm BT chính tả: 3. Lập sổ tay chính tả: V/ CỦNG CỐ: Thực hiện bài tập tổng hợp , sửa chữa bài tập Hệ thống lại toàn bộ theo bảng hệ thống hoá * DẶN DÒ: Ôn tập , chuẩn bị thi HK I Làm các bài tập rèn luyện ( chương trình địa phương)
Tài liệu đính kèm: