Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I

Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 Giúp h/s:

- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mỗi con người.

- Tích hợp với phần từ ghép và liên kết trong văn bản.

B/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :

* Ổn định lớp.

*Kiểm tra sự chuẩn bị bài của h/s.

*Bài mới:

 Tất cả chúng ta đều đã trải qua cái buổi tối và đêm trước ngày khai giảng trọng đại và thiêng liêng chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1. Còn vương vấn trong trí nhớ của chúng ta bao bồi hồi xao xuyến, cả lo lắng và sợ hãi, mơ hồ. Bây giờ nhớ lại, có lẽ chúng ta sẽ mỉm cười và thấy thật ngây thơ, thật ngọt ngào. Thế còn tâm trạng cuả mẹ như thế nào khi cổng trường mở ra để đón đứa con yêu của mẹ?

 

doc 203 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1294Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 - Bài 1
 Tiết 1
( Ngày: 
 văn bản:
cổng trường mở ra
 (Líi Lan)
a/ Mục tiêu cần đạt :
 Giúp h/s:
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mỗi con người. 
Tích hợp với phần từ ghép và liên kết trong văn bản.
b/ Tiến trình bài dạy :
* ổn định lớp.
*Kiểm tra sự chuẩn bị bài của h/s.
*Bài mới:
	Tất cả chúng ta đều đã trải qua cái buổi tối và đêm trước ngày khai giảng trọng đại và thiêng liêng chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1. Còn vương vấn trong trí nhớ của chúng ta bao bồi hồi xao xuyến, cả lo lắng và sợ hãi, mơ hồ. Bây giờ nhớ lại, có lẽ chúng ta sẽ mỉm cười và thấy thật ngây thơ, thật ngọt ngào. Thế còn tâm trạng cuả mẹ như thế nào khi cổng trường mở ra để đón đứa con yêu của mẹ?
I) Giới thiệu chung
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu xuất xứ của văn bản
- “CTMR” là bài báo của Lý Lan in trên
báo “Yêu trẻ”- 166 - TPHCM - 1/9/2000
- Đây là 1 trong 4 văn bản nhật dụng
trong CT ngữ văn lớp 7.
II) Đọc, hiểu văn bản
1. Đọc, kể
- Gv: Đây là văn bản nhật dụng được viết theo phương thức biểu cảm. Đó là dòng chảy cảm xúc của lòng mẹ > < con thơ qua độc thoại nội tâm của mẹ
Đọc
- Đọc đúng chính tả, giọng nhẹ nhàng, tha thiết, đầy tình thương yêu.
- Gv đọc, h/s đọc, nhận xét , sửa:
Kể
Văn bản này không có cốt truyện, không có sự việc, khi kể, cần chú ý diễn biến tâm trạng của người mẹ.
 2) Chú thích
Lưu ý các chú thích là từ láy, từ ghép(1,2, 7, 10)
Bố cục
? Văn bản này viết về việc gì?(thảo luận nhóm)
? Vậy diễn biến tâm trạng đó như thế nào?
Tâm trạng của mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con:
Khi mẹ ngắm con ngủ, nghĩ về con.
Mẹ nhớ lại ngày đi học đầu tiên của mình.
Mẹ nghĩ về ngày khai trường ở nước ngoài.
Mẹ nghĩ đến ngày mai của con.
4) Phân tích
? Trong đêm trước ngày khai trường lần đầu tiên của con, tâm trạng của 2 mẹ con được biểu hiện ntnào?
? Rõ ràng là 2 tâm trạng hoàn toàn khác nhau. Vậy tại sao người mẹ lại không ngủ được?
a)Vì mẹ quá lo sợ cho con.
b) Vì mẹ bâng khuâng xao xuyến khi nhớ về ngày khai trường của mình.
c) Vì mẹ quá bận dọn dẹp nhà cửa.
d) Vì mẹ trăn trở, suy nghĩ về con, vừa bâng khuâng nhớ về ngày xưa.
Trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con:
Mẹ: thao tức không ngủ, suy nghĩ triền miên
Con: Thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư
? Mẹ đã không ngủ và mẹ đã suy nghĩ gì khi ngắm con say giấc?
? Và trong suy nghĩ triền miên , mẹ đã nghĩ đến những gì?
(Mẹ nhớ đến bà ngoại cũng như mấy chục năm sau con sẽ nhớ đến mẹ như đêm nay. Và bao kỷ niệm tuổi thơ cứ ngân nga trong mẹ để mẹ lại muốn truyền cái rạo rực, xao xuyến ấy sang cho con, để trong trí nhớ bé thơ ấn tượng niềm vui ngày khai trường in đậm suốt đời).
? Từ tâm trạng bâng khuâng xao xuyến đó, bà mẹ nghĩ về 1 ngày khai trường ở nước Nhật. Hãy tìm câu văn giúp em nhận thấy sự chuyển đổi tâm trạng của mẹ?
?Đó là cách chuyển đổi rất tự nhiên tạo mạch ý cho đoạn văn
? Trong niềm mong ước của mẹ về quang cảnh ngày khai trường sẽ diễn ra ở nước ta, có 1 câu văn nói lên được tầm quan trọng của nhà trường >< thế hệ trẻ. Đó là 
? Em hiểu câu văn đó như thế nào?
 (Thảo luận nhóm)
(Ước mơ trẻ em nhận được sự chăm sóc, giáo dục với tất cả tình thương yêu của xã hội).
? Và buổi sớm mai là ngày khai trường lớp 1 của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường. Mẹ sẽ dắt con qua cánh cổng rồi buông tay ra. Em nghĩ thế nào về câu “Đi đi con,”
- Mẹ bâng khuâng, xao xuyến âu yếm nhìn con thơ ngủ với những phút giây hạnh phúc nhất của người mẹ, của tình mẫu tử.
- Mẹ xúc động nhớ lại tuổi thơ, đến thơì cắp sách tới trường, đến ngày khai giảng mà mẹ từng trải qua.
- Mẹ nghĩ đến ngày khai trường ở nước Nhật
- “ Ai cũng biết rằng”
- “Đi đi con,”
=>sự tin tưởng, khích lệ con.
( Con mẹ sẽ từ mái ấm gia đình đến với mái trường thân yêu, sẽ được lớn lên.Thế giớ kỳ diệu của hiểu biết phong phú, của những t/c mới, con người mới, quan hệ mới sẽ mở ra, sẽ đến với con. Con của mẹ sẽ dần bước vào đời).
III) Tổng kết - Ghi nhớ
? Hãy nêu những nhận xét về cách dđ, thể hiện tâm trạng của người mẹ trong văn bản.
? Bài văn giúp em hiểu được gì?
 H/s đọc ghi nhớ.
- Cách thể hiện tâm trạng nhỏ nhẹ, sâu lắng
- Hiểu được tấm lòng thương yêu sâu nặng của người mẹ >< cuộc đời của mỗi con người.
IV) Luyện tập	
? Trong văn bản ta đã gặp rất nhiều tâm sự của người mẹ. Có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con?
Cách viết này có tác dụng ntn?
? Tỉm hiểu chủ đề của văn bản, đánh dấu vào 
Vai trò của nhà trường đối với con người.
T/c sâu nặng của mẹ >< con
Cả hai ý trên
- Rất nhiều lời tâm sự của người mẹ tưởng như là > Làm nổi bật tâm trạng n/v, khắc hoạ tâm tư tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói trực tiếp.
V) Hướng dẫn về nhà
Viết đoạn văn triển khai câu chủ đề:
“ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”
Làm bt1
Soạn : :Mẹ Tôi”
Đọc thêm : “trường học”.
 Tiết 2
( Ngày) 
 văn bản:
mẹ tôi
 (Etmônđôđơ Amixi)
a/ Mục tiêu cần đạt 
Giúp hs:
- Hiểu được tác dụng lời khuyên của bố về lỗi của một đứa con với mẹ. Thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của bố mẹ dành cho con cái.
- Khai thác nghệ thuật của một bức thư mang tính văn học để thấy được sự thuyết phục của lời thư.
- Tiếp tục tích hợp với từ ghép và cách liên kết văn bản.
b/ Tiến trình bài dạy 
ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
? Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được qua văn bản “ Cổng trường mở ra” là gì?
Bài mới.
 “Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi
 Và mẹ em chỉ có một trên đời”
Đúng vậy , trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào chúng ta cũng ý thức hết được điều đó. Có lẽ chỉ đến khi mắc lỗi lầm cta mới nhận ra tất cả. Bài văn “MT” sẽ giúp chúng ta cảm nhận thấy bài học như thế.
I) Giới thiệu chung
Tác giả
 Hs đọc chú thích *
? Em hãy nêu những hiểu biết về tác giả?
 - 1866 là sĩ quan quân đội
 - 1868 rời quân ngũ đi du lịch tới nhiều nước
 - 1891 gia nhập đảng xã hội ý với mđ chiến đấu cho công bằng xh, vì hạnh phúc của ndlđ.
- Etmôn đô đơ Amixi (1846 - 1908) là nhà văn, nhà hoạt động xh, nhà văn hoá lớn của nước ý.
Sự nghiệp văn chương của ông rất đáng tự hào, trên nhiều thể loại.
Văn bản “Mẹ tôi”
? Nêu xuất xứ của văn bản?
(“Những” là cuốn nhật ký của Et 11 tuổi.
Trong đó có 6 bức thư của bố và 3 bức thư của mẹ gửi cậu con trai. Cách viết thư này là cách gd tế nhị, sâu sắc, thường có ở các gia đình trung lưu, trí thức.
- Trích trong “Những tấm lòng”-1886
- Vb là trang nhật ký của Enricô.
- Thuộc thể loại vb nhật dụng.
II) Đọc hiểu văn bản
Đọc:
- Cần thể hiện được những tâm tư và tình cảm buồn, khổ của người cha trứớc lỗi lầm của con và sự trân trọng của người cha với mẹ của Enricô.
Chú thích.
- 	Chú ý các chú thích là từ ghép mà dễ nhầm là từ láy và các chú thích là thành ngữ.
Bố cục
? Theo em , vb có bố cục ntn?
Gồm 2 phần:
- Phần đầu : 3 câu: Mđ viết thư của bố và cảm xúc của E khi đọc thư đó.
- Phần sau: Toàn văn bức thư và ý nghĩa của bức thư đó.
Phân tích
? Đọc vb,cô cứ băn khoăn, hình như giữa nhan đề và nội dung vb không phù hợp bởi nội dung văn bản là 1 bức thư người bố gửi cho con mà nhan đề lại là “Mẹ tôi”?
 (Hs thảo luận)
? Và ở phần đầu trang nhật ký En đã cho chúng ta thấy mđ viết thư của bố là gì?
? Đọc thư của bố E đã có cảm xúc ntn?
? Vì sao E lại có cảm xúc như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bức thư.
? Qua thư bố bộc lộ thái độ gì với E? (phiếu ht).
 a) Căm tức
 b) Chán nản
 c) Lo âu
 * d) Nghiêm khắc buồn bã.
? Tìm những câu văn thể hiện thái độ của bố?
? Có ý kiến cho rằng, qua những lời nói đó, người bố thể hiện thiếu ty thg E? Em suy nghĩ thế nào?
Bố nói với con bằng giọng thư trìu mến, yêu thương. Ông nhắc lại tên con nhiều lần và bằng những lời thủ thỉ, tha thiết khiến cho lời giáo huấn cứ thấm sâu vào tâm hồn con. Đó chính là 1 trong những nguyên nhân làm cho E xúc động vô cùng.
? Ngoài việc bộc lộ thái độ của mình bố còn dành phần lớn bức thư để gợi nhớ về mẹ. Tại sao lại như vậy?
 ( Hs thảo luận)
? Bố dùng cách nói ntn?
(Ta thấy những lời giáo huấn của người bố E thật gần gũi, cảm động như của chính người cha chúng ta vậy bởi truyền thống đạo lí người VN ta có nhiều những lời khuyên: 
 “ Công cha.
 Cho tròn chữ hiếu”cũng thật giản dị mà sâu sắc).
? Qua đó em cảm nhận được những gì về h/a người mẹ và ý thức được trách nhiệm của kẻ làm con ntn?
(Đúng vậy chúng ta cần hiểu được tấm lòng người mẹ dành cho con, lo cho con và điều này đã từng được diễn tả thật cảm động qua vb “CTMR”.
? Và h/a người mẹ cứ lớn dần trong tâm trí con để đến cuối thư bố đã khuyên E xin lỗi mẹ ntn?
? Đọc xong bức thư em nhận thấy điều gì đã khiến E xúc động vô cùng?
( Câu hỏi sgk, trả lời a,c,d)
- Qua bức thư người bố gửi cho con, hình tượng người mẹ hiện lên thật cao cả.
- Người mẹ chính là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ.
- Bố viết thư cho E vì E đã vô lễ, thiếu kính trọng mẹ. Bố nghiêm khắc cảnh cáo E.
- E xúc động vô cùng.
- Bố rất đau lòng khi E mắc lỗi.(Sự  Như một nhát dao đâm vào trái tim bố vậy).
=>Bố rất yêu thương con, rất kiên quyết, nghiêm khắc với E và nói cho E biết rõ nỗi đau đớn, đắng cay của mình.
-Bố gợi lại kỷ niệm về mẹ.
-Bố chỉ cho E thấy nỗi bất hạnh của tuổi thơ mồ côi mẹ và nỗi ân hận khi nhớ lại đã có lúc làm mẹ đau lòng.
=>Lòng mẹ bao la với đức hy sinh vô bờ. Con cái ko được vô lễ với cha mẹ.
- Bố khuyên E xin lỗi mẹ một cách kiên quyết.
? Có ý kiến cho rằng ,bức thư là một nỗi đau của người bố,một sự tức giận cực độ nhưng cũng là lời yêu thương tha thiết. Nếu em đã từng có lỗi với mẹ, em có xúc động bởi bức thư này ko?
? Cho đến lúc này em đã hiểu vì sao bố lại dùng hình thức viết thư cho em?
(Đây chính là một bài học về cách ứng xử).
? Chính bởi vậy nhan đề vb là “Mẹ tôi” mà chúng ta vẫn cảm nhận được tình cha ấm áp.
Em có biết những câu thơ nào viết riêng để dành tặng bố?
 ( Bố dạy cho biết nghĩ
 Rộng lắm là mặt bể
 Dài là)
 (X Quỳnh)
Đảm bảo sự kín đáo tế nhị mà lại có thể nhắc nhở được nhiều lần.
III)Tổng kết , ghi nhớ
? Học văn bản này em có những cảm nhận gì ?
Mẹ tôi là bài ca tuyệt đẹp để lại trong chúng ta h/a cao đẹp thân thương của ngưòi mẹ hiền, người cha mẫu mực. Văn bản đã giáo dục chúng ta bài học hiếu thảo , đạo làm con. Tất cả được thể hiện bằng cách viết thư tế nhị mà sâu sắc đạt hiệu quả giáo dục cao.
IV) Luyện tập
Hãy đọc diễn cảm đoạn thư thể hiện vai trò lớn lao của người mẹ.
 - Có thể kể lại sự ân hận của em trong một lần lỡ gây lầm lỗi để bố mẹ buồn.
Đọc thêm “ Thư gửi mẹ” “Vì sao hoa cúc”
 V) Hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập SGK
- Tại sao lại nói, câu “thật đáng xấu hổ” là một câu thể  ... h công bút pháp so sánh, điệp ngữ với những nét nhạc, nét hoạ đã tạo nên vẻ đẹp đêm trăng khuya VB và thể hiện được tình yêu thiên nhiên hoà quyện với tình yêu đất nước trong con người HCM.
4)Phân tích v/b2: Rằm tháng giêng.
a)Hai câu đầu: Cảnh đêm rằm TG.
- “nguyệt chính viên”: Ko gian bát ngát tràn ngập ánh trăng.
- Sông nước trời xuân lẫn vào nhau -> Điệp từ “xuân” h/a ẩn dụ -> sự sáng sủa, trong trẻo, đầy đặn, cao rộng tràn ngập sức xuân.
=> Cảm xúc nồng nàn tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên.
b) Hai câu cuối: H/a con người
“Yêu ba thân xứ” Giới k/k mờ ảo, huyền bí của đêm trăng.
- “đàm quân sự” – Bàn việc sinh tử của đất nước.
“Dạ bán qui lao nguyệt mán thuyên” -> Con thuyền chở người kháng chiến tắm ánh trăng, lướt trên sông trăng.Tất cả cùng toả sáng cho nhau.
=>Tâm hồn của Bác luôn rộng mở giao hoà với thiên nhiên. Suy rộng ra đó là vẻ đẹp của t/y đất nước.
5) Tổng kết hai bài thơ: CK và RTG.
- Vẻ đẹp của đêm trăng chiến khu Việt Bắc.
- Tình yêu tha thiết của t/g dành cho thiên nhiên, C/mạng.
- Thể thơ TNTT vừa mang phong cách cổ điển vừa hiện đại với câu chuyển, câu kết đều sáng tạo.
- Trong thơ Bác vừa có nhạc vừa có hoạ.
6) Ghi nhớ: SGK
III)Luyện tập:
(Kết hợp với q/t phân tích).
VI. HDVN.
- Học thuộc 2 bài thơ.
- Hiểu gì n/d, n/t.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.( KTTV).
Tiết 46 
 Kiểm tra tiếng việt
A/ Mục tiêu bài học 
Qua bài kiểm tra nhằm:
- Đánh giá khả năng nhận thức của HS về các kiến thức đã học trong c/t NV7- phần TV từ đầu học kỳ.
- H/s kiểm tra được nhận thức của mình. Gv biết được những chỗ còn khiếm khuyết của các em để có hướng bồi dưỡng.
- Rèn kĩ năng viết, biết tập hợp v/đ cho h/s.
B/ Tiến trình bài dạy. 
*. ổn định lớp 
*. Kiểm tra bài: K/t sự chuẩn bị của h/s.
*. Bài mới:
- G/v nêu yêu cầu của tiết kiểm tra:
- G/v đọc đề, phát đề cho h/s:
Đề bài:
Câu1: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 “Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bài cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thuỷ chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ”
a) Xác định các quan hệ từ, đại từ, từ láy trong đoạn văn.
b) Tìm từ ghép HV trong đoạn văn, giải nghĩa và đặt câu với từ HV đó
Câu 2:
Tự cho VD và xác định các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm trong các ví dụ ấy?
 Câu3: Viết đoạn văn ngắn ( từ 5 – 7 câu) có sử dụng trạng đó ít nhất một từ láy, 1 từ HV, 1 cặp từ trái nghĩa.
* Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: 3đ:
(1.5đ)
QHT: của, cho , và.
Đại từ: chúng tôi, tôi, nó.
Từ láy: khe khẽ.
(1.5đ)
Tìm từ ghép H/v: quan tâm:
Giải nghĩa : chú ý nhiều đến một cái gì đó.
Đặt câu : Cô giáo rất quan tâm đến chúng tôi.
Câu2: 3đ:
Tự cho VD, xác định được từng mối quan hệ giữa các từ: 0.5đ - cho VD.
 0.5đ - xđ đúng.
 Câu3: Viết đoạn văn có mạch ý, d/đ lưu loát, s/d được từ theo y/c: 4đ.
*. GV nhắc nhở h/s làm bài, thu bài.
Tiết 47 
Trả bài: Tập làm văn số 2.
A/ Mục tiêu bài học
Qua giờ trả bài:
- Giúp h/s tự đánh giá được năng lực viết văn biểu cảm ( về sự vật ) của mình, H/s tự sửa được những lỗi trong bài viết của các em.
- Củng cố kiến thức về văn biểu cảm, kĩ năng liên kết văn bản và cách tạo mạch cảm xúc trong văn biểu cảm.
B/ Tiến trình bài dạy. 
*. ổn định lớp 
*. Bài mới:
- H/s đọc thuộc lòng đề bài đã làm: Loài cây em yêu!
- Gv chép đề lên bảng.
- H/s nhắc lại dàn ý đã xây dựng khi viết bài văn này (3h/s)
- G/v thống nhất ý kiến ghi lên bảng.
- Gv nhận xét chung về bài làm của h/s, sau đó trả bài. Cho h/s đọc lại bài của mình (5’) sau đó G/v chữa chung.
I. Nhận xét ưu điểm:
Đây là bài viết đầu tiên về văn biêủ cảm song một số em đã tỏ ta hiểu cách làm thể loại này.
+ Cụ thể: Một số bài viết đã biết dựa trên các phương thức miêu tả và tự sự để biểu cảm. Bài viết có cảm xúc, tạo được sự đồng cảm >< người đọc; Một số bài viết tạo được mạch ý, có sự diễn đạt khá trôi chảy.
- Vân Anh , Thọ.
- Huyền, Thu Trang.
+ Có câu văn biểu cảm tốt:
- Cây bàng ấy gắn liền với tuổi thơ của em.
- Nhìn vẻ xác xơ của cây mà em xót xa như chính mình bị đau vậy.
- Cây cam đã cho em hương thơm tinh khiết và những đoá hoa trắng xinh xinh, giờ cây lại cho em vị ngọt mát của những trái chín đầu mùa.
II. Nhận xét khuyết điểm:
- Đa số nhiều bài viết mới chỉ chạm đến phần biểu cảm – nghĩa là biểu cảm còn mờ nhạt.
- Một số bài viết chưa tỏ ra là biết phân biệt giữa văn miêu tả, văn tự sự với văn biểu cảm.
- Chữ viết của một số bài làm còn xấu, còn sai chính tả. ( có những lỗi sai chính tả rất đáng tiếc: em trồng – em chồng.
 Ra quả - gia quả).
- Còn mắc lỗi diễn đạt lủng củng, chưa thoát ý.
+Gv đưa từng mục, y/c h/s xem bài của mình mắc lỗi gì, đọc lỗi, H/s cùng G/v sửa.
III. Giáo viên cho học sinh đọc 2 bài: (1 bài khá và 1 bài TB, y)
H/s phát biểu ý kiến:
+ Về bài TB:
? Em nhận thấy bài làm đó đã viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Miêu tả?
- Tự sự?
- Biểu cảm?
? Chỉ rõ các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong bài.
? Kết luận về phương thức biểu đạt đúng, chưa đúng y/c của đề.
+ Về bài khá:
- Đúng kiểu văn bản biểu cảm (chỉ rõ các câu có yếu tố biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp)
- Không (ít) có các lỗi về câu, liên kết.
- Sửa giúp một vài chỗ diễn đạt chưa thật hay.
IV) Học sinh trao đổi bài cho nhau, cùng đọc và cùng rút kinh nghiệm:
VI. Kết quả cụ thể:
Lớp (S2 )
Điểm9, 10
Điểm 7, 8
Điểm 5, 6
Điểm 3 ,4
Điểm 1, 2
7
0
11
18
4
0
 V) Hướng dẫn về nhà:
- Về tự sửa hết các lỗi trong bài.
- Viết lại thành bài văn hoàn chỉnh.
Tiết 48 Thành ngữ
A/ Mục tiêu bài học 
Giúp h/s:
- Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ.
- Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp, trong các hoạt động ngôn ngữ khác.
B/ Tiến trình bài dạy.
*. ổn định lớp .
*. Kiểm tra bài cũ: K/t bài chữa của h/s.
*. Bài mới:
H/s đọc v/d trong SGK.
- Nhận xét về cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh” trong câu ca dao?
? Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không?
? Có thể thêm xen vào trong cụm từ một vài từ khác được không?
? Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được ko?
? Từ đó em rút ra nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ đó.
? Cụm từ đó có ý nghĩa là gì? Tại sao lại nói “lên thác xuống ghềnh”?
? Em hiểu nghĩa của cụm từ đó bằng cách nào?
? Em có thể khái quát lại những đ2 vừa phân tích được của cụm từ “LTXG” .-> Đó là thành ngữ.
Bài tập nhanh:
- Giải nghĩa các thành ngữ sau và cho biết em hiểu nghĩa các thành ngữ đó theo cách nào?
+ Nước đổ đầu vịt. ( ẩn dụ)
+ Nhanh như chớp. (so sánh)
+ Da mồi tóc sương (hoán dụ)
? Tìm xem trong v/d sau có s/d thành ngữ không?
“MN là máu của
Sông có thể cạn, núi có thể mòn ...
-> Có s/d thành ngữ: “Sông cạn, đá mòn”.
? Qua đó em có lưu ý gì về tích cố định của thành ngữ?
Đọc các vd Sgk.
? Xác định vai trò ngữ pháp của TN trong các v/d?
? Phân tích cái hay của việc s/d thành ngữ trong các văn bản?
? Nêu ghi nhớ?
? Cái hay của TN được tạo nên nhờ các yếu tố nào?
(TN s/d từ trái nghĩa, đồng nghĩa, từ HV, điển tích, điển cố,..)
? BT nhanh:
? Cho ví dụ TN.
? Tìm và giải nghĩa các thành ngữ trong các v/d:
- GV h/d h/s kể các t/n có liên quan đến các thành ngữ.
- Đặt câu với các thành ngữ đó.
I)Thế nào là thành ngữ ?
1, Ví dụ:
- Cụm từ “lên thác xuống ghềnh”
2, Nhận xét:
- Không thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác.
- Không thể thêm hay bớt từ nào (ở) trong cụm từ đó.
- Không thể thay đổi vị trí các từ trong cụm từ đó.
=> Cụm từ đó có tính cố định
=> ý nghĩa: Trôi nổi, lênh đênh, phiêu dạt 
=>(không hiểu theo nghĩa đen của cụm từ mà hiểu theo phép chuyển nghĩa ẩn dụ).
3) Ghi nhớ: SGK.
Lưu ý:
Tính cố định của thành ngữ không phải là cứng nhắc mà vẫn có thể thay đổi qua sáng tạo của người s/d TN.
II. Sử dụng thành ngữ:
1, Ví dụ: SGK.
2, Nhận xét:
- Thành ngữ làm thành phần câu: CN, VN, phụ ngữ trong cụm từ
- Thành ngữ thường ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao
3, Ghi nhớ: SGK:
III. Luyện tập:
Bài tập1:
a, Sơn hào hải vị 
Nem công chả phượng.
b, Khoẻ như voi:
 Tứ cố vô thân:
- Món ăn quý hiếm, đẹp mắt.
- Rất khoẻ.
- Không có ai thân thích.
Bài tập2:
- Chúng ta đều là dòng dõi con Rồng cháu Tiên cả ấy mà.
- Đừng đánh giá bạn bè theo kiểu thầy bói xem voi ấy.
Bài tập 3:
- Trò chơi: Thi điền nhanh.
Bài tập 4:
- Trò chơi: Đường lên đỉnh Phan xi păng.
+ Chia làm 2 nhóm, mỗi thành ngữ đúng được tính bằng một bậc thang – Mỗi H/s được quản trò gọi lên nói 1 thành ngữ. Bên nào được nhiều hơn, bên đó sẽ lên đỉnh trước.)
Bài tập 5:
Vận dụng thành ngữ viết đoạn văn (làm thơ lục bát)
VD: Giàu hai con mắt đg’ chưa
 Ngàn cân treo sợi tóc tơ sao bền
 Thiên biến vạn hóa thành tiên
 Một điều nhịn sẽ làm nên chín điều lành.
*. HDVN: 
 - Học bài.
 - Hoàn thiện bài tập.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tuần13 Bài 12
Tiết 49 Trả bài kiểm tra văn, bài kiểm tra tiếng việt
A/ Mục tiêu bài học
Qua phần trả bài giúp hs:
 	Củng cố được kiến thức đã học trong phần v/b và TV từ đầu học kỳ đến nay.
Luyện cho hs kĩ năng phát hiện lỗi, sửa lỗi của mình .
B/ Tiến trình bài dạy. 
*. ổn định lớp 
*. Kt bài tập bài thành ngữ.
*. Bài mới:
- GV treo bảng phụ ghi hai đề bài văn và TV.
- Hs đọc đề bài văn.
- Gv đưa ra đáp án của đề văn (bảng phụ).
- Hs đọc đề bài TV.
- Gv đưa ra đáp án của đề TV (bảng phụ).
- Gv trả bài.
Gv nhận xét ưu, khuyết điểm chung.
I. Nhận xét ưu điểm: 
- Đa số các bài làm trình bày khá rõ ràng, chữ viết sạch, nhiều baì làm có chữ viết đẹp.
( Yến, Vân Anh, K Nhung, Hương, Nhi, Thang, Hà).
- Đa số học sinh hiểu bài, nắm chắc kiến thức nên bài làm khá tốt. Nhiều bài viết đạt điểm cao.
II. Nhận xét khuyết điểm: 
- Các em mới chỉ có kĩ năng ghi nhớ kiến thức một cách chuẩn xác nhưng chưa thực sự có kĩ năng vận dụng kiến thức để đặt câu, viết đoạn. Vì vậy các đoạn văn các em tự tạo lập chưa thật hay. Đặc biệt, phần trình bày cảm nhận k/q’ về t/v VH còn chưa đạt yêu cầu (cần phải cố gắng vì chúng ta sắp học vb cảm về t/p vh).
- Vẫn còn tồn tại những bài làm cẩu thả về trình bày, non yếu về kiến thức: ( Lg Hoà, Đức, Nam, Chiến, Hậu, Nguyên, Thế Huy, VQ Anh.)
III. Sửa lỗi cụ thể:
H/s đọc bài của mình (5’) và phát biểu những lỗi cô đã chỉ ra.
H/s đưa lỗi cả lớp cùng sửa một số lỗi phổ biến.
H/s trao đổi bài cho nhau để cùng nhau sửa lỗi.
Gv kết luận chung.
IV. Kết quả cụ thể:
Lớp
Điểm 9 - 10
V - TV
Điểm 7 - 8
V - TV
Điểm 5 - 6
V - TV
Điểm 4 - 3
V - TV
7
0 9
12 11
21 13
0 0
V. Đọc bài làm khá và bài làm yếu:
Yêu cầu h/s làm lại bài: Đức, Hoà, Hậu, Nguyên, Thế Huy.
V. hướng dẫn về nhà: 
- Tự sửa lỗi trong bài làm.
- Làm lại 2 bài hoàn chỉnh.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van lop 7 ky I.doc