Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn - Tuần 1 đến 11

Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn - Tuần 1 đến 11

Phân môn: Văn học Ngày soạn: ././.

Tuần 1 - tiết 1 Ngày dạy: ././.

Cổng Trường Mở Ra

A. Mức độ cần đạt:

1. Kiến thức:

 -Học sinh cảm nhận và thấu hiểu nhưũng tình cảm thiêng liêng sâu nặng của người mẹ dành cho con, thấy được vai trò của nhà trường đối với xã hội và với mỗi con người.

 -Lời văn biểu hiện tâm trạng của ngưưoì mẹ đối với con trong văn bản.

2. Kĩ năng:

 - Đọc, hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.

 - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.

 - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.

3. Thái độ:

 - Bồi dưỡng ý thức học tập văn chương, tình cảm gia đình, lòng kính yêu cha mẹ.

B. Chuẩn bị:

  Giáo viên:

- Bức tranh vẽ cổng trường THCS L ê L ợi .

- Đèn chiếu hoặc bảng phô ghi các câu trắc nghiệm ở hoạt động 3:

a) Vì người mẹ quá lo sợ cho con.

b) Người mẹ buâng khuâng, xao xuyến khi nhớ về ngày khai trường của mình trước đây.

c) Vì người mẹ bận dọn dẹp nhà cửa cho gọn gàng, ngăn nắp.

d) Vì người mẹ vừa trăn trở suy nghĩ về con vừa bâng khuâng nhớ về ngày khai trường của mình.

 

doc 157 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 chuẩn - Tuần 1 đến 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Văn học
 Ngày soạn: .........../.........../...........
Tuần 1 - tiết 1
 Ngày dạy: .........../.........../.............
Cổng Trường Mở Ra
A. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
 -Học sinh cảm nhận và thấu hiểu nhưũng tình cảm thiêng liêng sâu nặng của người mẹ dành cho con, thấy được vai trò của nhà trường đối với xã hội và với mỗi con người.
 -Lời văn biểu hiện tâm trạng của ngưưoì mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kĩ năng:
 - Đọc, hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.	
 - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
 - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
3. Thái độ:
 - Bồi dưỡng ý thức học tập văn chương, tình cảm gia đình, lòng kính yêu cha mẹ. 
B. Chuẩn bị:
	Ø Giáo viên: 
- Bức tranh vẽ cổng trường THCS L ê L ợi .
- Đèn chiếu hoặc bảng phô ghi các câu trắc nghiệm ở hoạt động 3:
a) Vì người mẹ quá lo sợ cho con.
b) Người mẹ buâng khuâng, xao xuyến khi nhớ về ngày khai trường của mình trước đây.
c) Vì người mẹ bận dọn dẹp nhà cửa cho gọn gàng, ngăn nắp.
d) Vì người mẹ vừa trăn trở suy nghĩ về con vừa bâng khuâng nhớ về ngày khai trường của mình.
	Ø Học sinh: 
- Đọc kĩ văn bản. Xem chú thích, trả lời các câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản, tóm tắc văn bản.
- Đọc, chuẩn bị bài hát, bài thơ theo chủ đề: mái trường, người mẹ.
C. Tiến trình dạy học:	
1/ ổn định lớp: Điểm danh.
	2/ Kiểm tra: 
	- Sách, vở Ngữ văn 7 của HS.
	- Kiểm tra vở soạn bài (2 em).
3/ Bài mới:
	* Giới thiệu bài: Trong ngày khai trường đầu tiên của em, ai đưa em đến trường ? Em có nhớ đêm hôm trước ngày khai trường ấy, mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không ? .... GV dẫn dắt vào bài mới ...
* Các tiến trình hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
ghi bảng
Hoạt động 1: Đọc - tìm hiểu chú thích
GV: Nêu yêu cầu đọc: Nhỏ nhẹ, dịu dàng.
GV: Đọc mẫu đoạn đầu: Từ đầu ... ngủ sớm.
GV: Gọi HS nhận xét phần đọc của bạn, GV nhận xét sửa chữa phần đọc của HS sau khi HS đã nhận xét.
GV: Gọi 1 HS đọc phần chú thích T8.
GV: Nêu yêu cầu xuất xứ của bài văn: Là văn bản nhật dông của Lí Lan ở báo Yêu trẻ.
H: Tóm tắt nội dông của văn bản “Cổng trường mở ra” bằng vài câu ngắn gọn văn bản viết cái gì ? Việc gì ?. 
Giảng: Văn bản viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tâm trạng của con trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên
GV: Cho HS đọc thầm đoạn văn: Từ đầu ...... cho kịp giờ.
H: Trong đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của đứa con như thế nào ? Chi tiết nào ?.
Giảng: Con có niềm háo hức như những đêm trước ngày sắp đi chơi xa nhưng rồi than thản ngủ, không có một mối bận tâm nào ž rất vô tư.
H: Tại sao người con lại có tâm trạng háo hức, thanh thản, vô tư như vậy ?.
Giảng: Người con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường, ngày có dấu ân sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người, mở ra một chân trời mới đối với tuổi thơ, yên tâm có mẹ chuẩn bị cho tất cả, yên tâm vì luôn có mẹ bên cạnh, có mẹ dắt tay đến trường.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con
GV: Cho HS đọc đoạn: Mẹ đắp mềm cho con ....... dài và hẹp.
H: Trong đêm trước ngày khai trường tâm trạng người mẹ có gì khác với tâm trạng của con ? Biểu hiện ở những chi tiết nào ?.
Giảng: Mẹ không ngủ được và âu yếm nhìn con ngủ với bao xúc động, chăm sóc cho con cẩn thận. mẹ không tập trung làm được việc gì, suy nghĩ triền miên.
H: Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được ?.
GV: Chiếu màn hình đèn chiếu (treo bảng phô) với các câu trắc nghiệm. 
Giảng: Mẹ trằn trọc không phải lo lắng vì con đã được làm quen với bạn bè, GV mới, đã tập xếp hàng để chuẩn bị cho buổi lễ khai giảng long trọng mà mẹ lo chuẩn bị cho con thật chu đáo và mẹ đang có cảm xúc nôn nao, hồi hộp, xao xuyến khi nghĩ về ngày khai giảng năm xưa của mình.
H: Trong văn bản có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không ? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai ? Cách viết này có tác dông gì ?.
GV: Cho HS thảo luận nhóm và gọi cá nhân có câu trả lời nhanh nhất.
Giảng: Người mẹ không nói trực tiếp với con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con nhưng thực ra là nói với chính mình, đang tự ôn lại kỉ niệm của riêng mình ž cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư, tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
GV: Có thể cho điểm HS trả lời câu hỏi tuú theo mức độ cảm nhận và trình bày của HS.
H: Em có nhận xét gì giọng điệu của bài văn ?.
Giảng: Nhỏ nhẹ, tâm tình, triều mến, thiết tha.
H: Giọng văn này thường gặp ở kiểu văn bản nào ?.
Giảng: Văn bản biểu cảm.
H: Qua tâm trạng của người mẹ và giọng điệu của bài văn, em thấy được tình cảm gì của người mẹ đối với con ?.
Giảng: Tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con.
Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người
GV: Cho HS đọc lướt đoạn còn lại: Mẹ nghe . Hết.
H: Đoạn văn nêu lên những nét suy tư của người mẹ về ngày khai trường ở Nhật. Sự suy nghĩ miên man của mẹ về ngày khai trường ở Nhật đã thể hiện ước mơ gì của mẹ ?.
Giảng: Mẹ mong muốn đứa con yêu của mình được hưởng một nền giáo dôc tiên tiến, được chăm sóc với tất cả tình thương của xã hội đất nước. 
H: Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ?.
Giảng: Câu văn "Ai cũng biết rằng .... sau này" đã khẳng định vai trò của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
H: Vai trò đó thể hiện thêm ở câu nói nào của mẹ ?.
Giảng: Người mẹ nói: "Bước ra cánh cổng . mở ra".
H: Đã bảy năm bước qua cách cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì ?.
Giảng: Thế giới của điều hay lẽ phải, của tình thương và đạo lý làm người. Là thế giới của ánh sáng tri thức, của những hiểu biết lý thú, kì diệu. Đó là thế giới của tình bạn , tình nghĩa thầy trò cao đẹp. Đó là thế giới của những ước mơ bay bổng. Đó là thế giới của những niềm vui, hy vọng và không ít nỗi buồn, sự vấp váp khiến ta phải nhớ suốt đời, nhà trường là tất cả tuổi thơ tươi đẹp của mỗi con người.
Hoạt động 5: Phần ghi nhớ
H: Có những đánh giá rằng câu văn hay nhất của bài văn này là: "đi đi con, hãy can đảm .... mở ra", ý kiến của em về sự đánh giá này ?.
Giảng: Đây là câu văn hay nhất. Mẹ tin tưởng và động viên, khích lệ con đi lên phía trước cùng bạn bè lứa tuổi. Trường học là thế giới kì diệu của tuổi thơ. Con vào lớp 1, với mẹ đúa con khác nào người chiến sĩ can đảm lên đường ra trận. Tình thương con gắn với niềm hi vọng bao la của ngưòi mẹ đối với con thơ .... Câu văn này đã khái quát nói lên được nội dung của cả bài văn.
H: Nội dung của bài văn là gì ?.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ (2 em).
H: Bài văn đã nhắc nhở ta điều gì ?.
Giảng: Bài văn nhắc nhở những ai đôi khi quá vô tâm, vô tư mà quên đi tấm lòng yêu thương, sâu nặng và những hy vọng lớn lao của người mẹ đối với con. Nó nhắc nhở chúng ta cần có thái độ trân trọng, hiểu biết và cảm thông với mẹ mình hơn và phải phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi để đền đpá tình cảm yêu thương của mẹ dành cho ta. Và chúng ta phải xác định nhiệm vô học tập là cao cả đối với gia đình và xã hội.
Hoạt động 6: Thực hiện phần luyện tập
Bài tập 1: .... Vì nó mở ra một chân trời mới, một thế giới kì diệu đối với tuổi thơ.
- 2 HS đọc phần còn lại.
- Đoạn 1: Mẹ lên gường .... bước vào.
- Đoạn 2: Còn lại.
- Gọi HS nhận xét phần đọc của bạn.
- HS đọc phần chú thích (1 em) các em khác theo dõi.
- HS độc lập suy nghĩ và trả lời.
- HS đọc thầm đoạn văn.
- HS thảo luận theo nhóm và cử bạn trả lời.
- HS thảo luận theo nhóm nhỏ và trả lời.
- HS thảo luận nhóm và trả lời.
- HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời.
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời.
- HS đọc và theo dõi bạn đọc phần ghi nhớ SGK/9.
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời.
I. Đọc- hiểu văn bản:
- Tác giả: Lí Lan
II. Đọc- hiểu văn bản:
1/ Tâm trạng của con:
- Háo hức và thanh thản, vô tư.
2/ Tâm trạng của mẹ:
- Hồi hộp, nôn nao và xao xuyến bâng khuâng. 
III. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk /9
IV Luyện tập
 Bài tập 1: Ngày khai trường vào lớp 1 là ngày có dấu ấn sau đậm nhất
4/ Củng cố: HS hát 1 bài hát về mái trường hoặc người mẹ.
5/ Dặn dò: Bài tập 2 trang 9/ SGK.
 - Sưu tầm một số văn bản về ngày khai trường.
C.Phần bổ sung: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phân môn: Văn học
 Ngày soạn: .........../.........../...........
Tuần 1 - tiết 2
 Ngày dạy: .........../.........../.............
 Mẹ tôi
A. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
 -Sơ giản về tác giả Fet.
 - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí có tình người của người cha khi con mắc lỗi.
2. Kĩ năng:
 - Đọc , hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
 - Phân tích một số chi tiết liên quan đến người cha và người mẹ được nhắc đến trong bức thư.
3. Thái độ:
 - Bồi dưỡng tình cảm gia đình, lòng kính yêu cha mẹ.
B. Chuẩn bị:
	Ø Giáo viên: 
- Một số bài ca dao, bài hát ca ngợi công lao cha mẹ đối với con cái và tình cảm con cái đối với cha mẹ.
- Đèn chiếu (hoặc bảng phô).
+ Những chi tiết về người mẹ.
+ Những lời khuyên của bố En-Ri-Cô. 
	Ø Học sinh: Đọc kĩ văn bản. Xem chú thích, trả lời các câu hỏi ở phần đọc và hiểu văn bản.
C. Tiến trình dạy học:	
1/ ổn định lớp: Điểm danh.
	2/ Kiểm tra: Qua bài "Cổng trường mở ra" em cảm nhận được điều gì sâu sắc nhất ?.
3/ Bài mới:
	* Giới thiệu bài: Một nhà văn đã nói " Trong thế giới có nhiều kì quan, kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ" Ú GV dẫn dắt vào bài.
* Các tiến trình hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
ghi bảng
Hoạt động 1: Đọc bài văn- tìm hiểu chú thích
GV: yêu cầu đọc: Vừa nhẹ nhàng trìu mến và dứt khoát, cần chú ý giọng điệu, ngữ điệu.
GV: Đọc mẫu một lần.
GV: Gọi 2 HS đọc lại 1 lần ( HS 1: Từ đầu .... mất mẹ, HS 2: đọc phần còn lại) GV nhận xét khái quát và sửa chữa.
GV: Gọi HS đọc phần chú thích.
GV: Giới thiệu vài nét về tác giả ét-mô-đô-đơ.
H: Văn bản là phần của trích một bức thư. Đây là bức thư của ai gửi cho ai ? Vì lí do gì ?. 
Giảng: Bức thư của bố En-Ri-Cô gửi cho En-Ri-Cô khi En-Ri-Cô đã có lời nói thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thái độ và tình cảm bố En-Ri-Cô.
GV: Cho HS đọc đonạ 1: Từ đầu ...... mất mẹ.
H: Qua những lời lẽ của bố trong thư, em có cảm nhận thái độ của bố khi En-Ri-Cô mắc lỗi lầm như thế nào ? Thái độ đó được thể hiện qua những chi tiết nào ?.
Giảng: Những lời lẽ của bố: “Sự hỗn láo của con ... ................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phân môn: Văn học
 Ngày soạn: .........../.........../..............
Tuần 11 - tiết 42
 Ngày dạy: .........../.........../................
Kiểm tra văn học
A. Mức độ cần đạt: 
1.	Kiến thức: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra Văn.
2.	Kỹ năng: -Rèn luyện kỹ năng tổng hợp hoá kiến thức khi làm bài.
3.	Thái độ: - Có ý thức làm bài kiểm tra độc lập, trung thực.
B. Chuẩn bị:
	Ø Giáo viên: Ra đề (2 phần tự luận và trắc nghiệm), pho to đề.
	Ø Học sinh: - Ôn tập kĩ các bài học từ tuần 1 đén tuần 10 (phần văn học).
 	- Tập làm quen với một số đề trắc nghiệm.
C. Tiến trình dạy học:	
I/ ổn định: 
	II/ Kiểm tra:
 - Chuẩn bị giấy của HS.
 - Dặn dò HS cách thức làm bài: 10’ phần trắc nghiệm, 35’ phần tự luận.
	III/ Bài mới: Kiểm tra 1 tiết. Đề a, đề b.
Lớp 7/1, đề cô Minh Hà, gv chấm : cô Thuyết.
Lớp 7/4, đề cô Minh Hiền, gv chấm : cô Minh Thu.
IV/ Dặn dũ :
Học thuộc lũng : “Bài ca nhà tranh bị giú thu phỏ”.
Soạn bài “Cảnh khuya” và “Rằm thỏng giờng”
Phân môn: Tiếng Việt
 Ngày soạn: .........../.........../...........
Tuần 11 - tiết 43
 Ngày dạy: .........../.........../.............
 Từ đồng âm 
A. Mức độ cần đạt: 
1.	Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là từ đồng âm, hiểu rõ nghĩa của từ đồng âm.
2.	Kỹ năng: HS biết xác định nghĩa của từ đồng âm và sử dụng đúng trong ngữ cảnh giao tiếp.
3.	Thái độ: Có thái độ thận trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tương đồng âm.
B. Chuẩn bị:
Ø Giáo viên: Bảng phô 2 ví dô ở môc I1/ 135, ví dô ở môc II 2 (đã thêm từ trở thành câu đơn nghĩa), bài tập 1/ 136.
 Ø Học sinh: Nghiên cứu kĩ bài học trước, trả lời câu hỏi SGK/ 135.
C. Các bước lên lớp:	
I/ ổn định: 
II/ Kiểm tra: - Thế nào là từ trái nghĩa ? Cho ví dô 3 cặp từ trái nghĩa.
 - Sử dông từ trái nghĩa có tác dông gì ? Tìm 2 câu thành ngữ, 2 câu thành ngữ có cặp từ trái nghĩa.
III/ Bài mới:
	1) Giới thiệu bài: 
	2) Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là từ đồng âm
GV: Treo bảng phô.
H: Giải thích nghĩa của mỗi từ “lồng” trong các câu ?. 
a) Lồng: Chỉ hành động giơ chân, chồm lên không chịu phôc tùng của con ngựa.
b) Lồng: Chỉ một dông cô để nhốt con chim (có thể bằng gỗ, bằng sắt, bằng tre...).
H: Nghĩa của 2 từ “lồng” này có liên quan gì với nhau không ?.
TL: Không liên quan với nhau (GV giới thiệu 2 từ “lồng” là từ đồng âm).
H: Vậy thế nào là từ đồng âm mà em biết ?.
Hoạt động 2: Lưu ý một số điểm trong việc sử dông từ đồng âm
H: Nhờ đâu em phân biệt được nghĩa của 2 từ “lồng” trong 2 câu ?.
TL: Căn cứ vào nội dung diễn đạt của mỗi câu (ngữ cảnh của câu).
GV: Viết câu văn “Đem cá về kho” lên bảng phô. H: Nếu tách khỏi ngữ cảnh, câu văn này có thể hiểu thành mấy nghĩa ?.
TL: Có thể hiểu:
+ Kho – là cách chế biến thức ăn.
+ Kho – cái kho (để chứa cá).
H: Em hãy thêm vào câu này một vài từ để trở thành câu đơn nghĩa ?.
- Ghi nhớ 2/ 136.
Hoạt động 3: Thực hiện phần luyện tập 
1/ Bài tập 1: 
GV: - Cho HS đọc lại 10 câu đầu bài thơ “Bài ca ... thu phá”.
 - Treo bảng phô ghi các từ lên bảng. 
 - Chiếu lên màn hình kết quả của 4 tổ.
 - Cho HS nhận xét, GV khái quát bằng đáp án đúng.
- HS đọc 2 câu văn.
- HS chú ý vào 2 từ in đậm “lồng”.
- HS tự bộc lộ.
- HS tự do phát biểu.
- HS đọc lại ghi nhớ 
- HS đọc bài tập 1, xác định yêu cầu của bài.
- HS thảo luận ở tổ, viết kết quả lên giấy trong.
I. Bài học
1/ Thế nào là từ đồng âm:
Ghi nhớ 2/ 136.
II. Luyện tập 
 1/Bài tập 1: 
Từ đồng âm: 
 nhà cao
Cao
 cao khỉ
 số ba
ba
 ba mẹ
 sức khoẻ
Sức
 Trang sức
 Tranh giành
Tranh
 Mái tranh
 Giàu sang
Sang
 Sang sông
2/Bài tập 2: 
a) Cái cổ, cổ áo, cổ chai (là bộ phận nối phần đầu và phần thân).
b) Cổ: cổ áo, hoài cổ (xưa). 
3/Bài tập 3: Đặt câu.
ª Tôi ngồi vào bàn, bàn công việc.
ª Con sâu chui sâu vào đất.
ª Năm nay, em tôi năm tuổi.
IV/ Củng cố: Giải quyết bài tập 4, HS đọc lại ghi nhớ.
V/ Dặn dò: Tìm các câu có sử dông từ đồng âm.
 Tìm một bài ca dao( hoặc thơ, tục ngữ,...) trong đó có sử dụng từ đồng âm để chơi chữ và nêu giá trị mà các từ đồng âm đó mang lại cho văn bản.
D.Phần bổ sung: 
Phân môn: Tập làm văn
 Ngày soạn: .........../.........../...........
Tuần 11- tiết 45
 Ngày dạy: .........../.........../.............
Các yếu tố tự sự, miêu tả
 trong văn bản biểu cảm 
A. Mức độ cần đạt: :	
1.	Kiến thức: Giúp HS hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng chúng.
2.	Kỹ năng: - Rèn luyện cách vân dụng các yếu tố ỵư sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
3.	Thái độ: - Có ý thức vận dụng các phương thức tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
B. Chuẩn bị:
	Ø Giáo viên: 
 Đèn chiếu: - Các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài ca “Bài ca ... phá” SGK/ 155.
 - Đoạn văn biểu cảm dựa vào văn bản “Kẹo mầm”.	
Ø Học sinh: Nghiên cứu kĩ bài học, trả lời câu hỏi, chuẩn bị tốt cho phần luyện tập.
C. Tiến trình các hoạt động:	
I/ ổn định: 
II/ Kiểm tra: Bài tập về nhà, dàn ý các đề bài biểu cảm.
III/ Bài mới: 
1) Giới thiệu bài: Khi làm văn biểu cảm, có những biện pháp nào để bộc lộ tình cảm, cảm xúc ? (trực tiếp qua lời than, tiếng kêu hoặc sử dông các biện pháp tự sự, miêu tả). GV dẫn dắt vào bài. Vậy các yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò như thế nào trong văn biểu cảm. Tiết học hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ.
	2) Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài thơ “bài ca ... thu phá”
H: Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ?.
TL:
+ Đoạn 1: Tự sự (2 câu đầu); miêu tả (3 câu sau) àcó vai trò tạo bối cảnh chung.
+ Đoạn 2: Tự sự kết hợp biểu cảm àuất ức vì già yếu.
+ Đoạn 3: Tự sự, miêu tả và 2 câu cuối biểu cảm àcam phận.
+ Đoạn 4: Thuần tuý biểu cảm, tình cảm cao thượng, vị tha vươn lên sáng ngời.
- GV chiếu lên màn hình sau khi HS đã phát hiện.
H: ý nghĩa của yếu tố tự sự và miêu tả đối với bài thơ?.
TL: Gợi ra đối tượng biểu cảm và giử gắm cảm xúc, khêu gợi cảm xúc “Những ước mơ cao cả của nhà thơ”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn văn của Duy Khám 
H: Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn và cảm nghĩ của tác giả ?.
TL: + Miêu tả:
* Bàn chân bố: ngón chân, gan bàn chân, mu bàn chân.
* ống câu và cái cần câu, cái hòm đồ nghề cắt tóc và cái ghế xếp.
 + Tự sự: Kể chuyện đêm nào bố cũng ngâm chân nhưng vẫn đau nhức.
 + Biểu cảm: Lòng thương bố (ở cuối).
H: Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không ?.
TL: Sẽ không có được yếu tố biểu cảm ở đoạn cuối. Những ấn tượng sâu sắc về người bố qua sự vật lộn kiếm sống để nuôi con khôn lớn đã gợi lên tình thương bố vô hạn của người con.
H: Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào ?.
TL: + Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả, tự sự. Miêu tả trong hồi tưởng không phải miêu tả trực tiếp. Tình yêu thương người cha cháy bỏng đã chi phối yếu tố tự sự và miêu tả ở đoạn văn.
 + Người con đã hồi tưởng lại những ấn tượng sâu sắc về người bố trong tình yêu vô hạn. Cậu bé thương bố đã từng vật lộn để kiếm sống và nuôi con khôn lớn.
Hoạt động 3: Thực hiện phần ghi nhớ
H: Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với sự vật, đời sống xung quanh thì ta làm như thế nào ?.
- Ghi nhớ 1 SGK/ 138.
Hoạt động 4: Thực hiện phần luyện tập
1/ Bài tập 1: 
GV: - Yêu cầu kể lại nội dung “Bài ca ... thu phá” của Đỗ Phủ bằng văn xuôi biểu cảm ?.
 - Chiếu lên màn hình các yếu tố tự sự và miêu tả của bài thơ.
 - Gọi 1 HS kể, GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài tập 2: 
GV: - Yêu cầu HS viết lại theo diễn đạt riêng của mình, kết hợp tự sự, miêu tả để biểu cảm: Lòng nhớ mẹ khôn xiết.
 - Gọi 1 HS dọc bài làm của mình cho cả lớp nghe và nhận xét.
 - Nhận xét và tổng kết. 
- Cho HS đọc lại bài thơ và xác định các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài.
- Cho HS đọc đoạn văn.
- HS đọc phần ghi nhớ 2 lần.
- HS nhìn vào văn bản, dôa vào kể lại bằng văn xuôi.
- HS đọc văn bản “kẹo mầm”.
I. Bài học
Ghi nhớ/ 138.
 II. Luyện tập
2/ Bài tập 2: 
- Tự sự: Chuyện đổi tóc lấy kẹo mầm ngày trước.
- Cảnh người mẹ chải tóc, hình ảnh người mẹ (miêu tả).
- Biểu cảm: Lòng nhớ mẹ khôn xiết.
IV/ Củng cố: Cho HS đọc lại ghi nhớ.
V/ Dặn dò: Hoàn chỉnh bài tập 2.
 Trên cơ sở một văn bản có sử dụng yếu tố tự sự, viết lại thành bài văn biểu cảm.
D.Phần bổ sung: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 chuan tuan 111.doc