TUẦN 35
NGỮ VĂN - BÀI 33, 34
Kết quả cần đạt.
- Vận dụng được kiến thức đã học ở ba phân môn để viết bài kiểm tra cuối năm.
- Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sinh sống.
- Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6, tập hai để làm phong phú them nhận thức của mình về các chủ đề đã học.
TUẦN 35 NGỮ VĂN - BÀI 33, 34 Kết quả cần đạt. - Vận dụng được kiến thức đã học ở ba phân môn để viết bài kiểm tra cuối năm. - Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sinh sống. - Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6, tập hai để làm phong phú them nhận thức của mình về các chủ đề đã học. Ngày soạn: 04/5/2008 Ngày kiểm tra: //2008 Tiết 137, 138: KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài dạy: Qua bài kiểm tra: - Học sinh vận dụng được kiến thức đã học ở ba phân môn để viết bài kiểm tra cuối năm. - Giáo viên đánh giá học sinh về khả năng nhận thức những kiến thức cơ bản đã học trong chương trình Ngữ văn 6. - Rèn luyện kỹ năng khái quát, tổng hợp kiến thức cơ bản trong bài kiểm tr 90 phút. - Giáo dục ý thức tự giác học tập của học sinh. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung – ra đề, đáp án, biểu điểm. - Học sinh: Ôn tập theo yêu cầu của giáo viên B. Phần thể hiện. I. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số học sinh: + Lớp 6 A:......./19 + Lớp 6 B:......../18 II. Kiểm tra : (Giáo viên giao đề cho học sinh) A. ĐỀ BÀI Phần I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất sau mỗi câu hỏi . SÔNG NƯỚC CÀ MAU “ Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối. () Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hang đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước mọc lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận” (Sông nước Cà Mau, Ngữ văn 6, tập hai) 1.1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào? A. Biểu cảm. B. Miêu tả. C . Tự sự. D. Nghị luận. 1.2. (0,5 điểm) Tác giả của đoạn văn trên là ai? A. Võ Quảng. B. Nguyễn Tuân. C . Tô Hoài. D. Đoàn Giỏi. 1. 3. (0,5 điểm) Cảnh Sông nước Cà Mau qua đoạn văn là một bức tranh như thế nào? A. Duyên dáng và yểu điệu; B. Ghê gớm và dữ dội; C. Mênh mông và hùng vĩ; D. Dịu dàng và mềm mại. 1. 4. (0,5 điểm) Nếu viết: “Càng đổ dần về hướng mũi Cà mau càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.” thì câu văn mắc phải lỗi nào? A. Thiếu chủ ngữ; B. Thiếu vị ngữ; C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ; D. Thiếu bổ ngữ. 1. 5. (0,5 điểm) Từ nào dưới đây có thể bổ sung để câu văn “Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên..như hai dãy trường thành vô tận.” trở thành câu đúng nghĩa? A. Mênh mông; B. Bao la; C. Sừng sững; D. Bát ngát. Câu 2. (1,5 điểm - đúng mỗi văn bản được 0,5 điểm) Ba văn bản nhật dụng: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động Phong Nha đã đặt ra nhiều vấn đề bức xúc trong cuộc sống của con người hiện đại. Em hãy đánh dấu (+) vào các cột trong bảng dưới đây nếu văn bản đó đề cập đến: Tên văn bản Chứng nhân lịch sử Tình yêu quê hương đất nước Vẻ đẹp Danh lam thắng cảnh Bảo vệ môi trường thiên nhiên Kinh tế Du lịch Nhịp cầu hữu nghị Nghiên cứu khoa học Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Động Phong Nha Câu 3. (0,5 điểm) Các dấu chấm, chấm hỏi, và chấm than trong những câu sau đã được đặt không đúng chỗ. Em hãy đặt lại các dấu câu vào trong ngoặc đơn ( ) cho hợp lí. Nào đâu tôi biết cơ sự lại ra nông nỗi này? ( ) Tôi hối lắm. ( ) Tôi hối hận lắm. ( ) Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi! ( ) Tôi biết làm thế nào bây giờ. ( ) (Tô Hoài) Câu 4. (0,5 điểm) Hãy cho biết cách đặt dấu câu trong ngoặc đơn của câu văn sau biểu thị thái độ gì? Họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy (!?) A. Khẳng định; B. Phản đối; C. Nghi ngờ; D. Châm biếm. Phần II. Tự luận: (5 điểm) Tả lại thầy (hoặc cô giáo) chủ nhiệm của em. B. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Phần I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Câu số Đáp án Điểm 1.1 B 0,5 1.2 D 0,5 1.3 C 0,5 1.4 A 0,5 1.5 C 0,5 2 Tên văn bản Chứng nhân lịch sử Tình yêu quê hương đất nước Vẻ đẹp Danh lam thắng cảnh Bảo vệ môi trường thiên nhiên Kinh tế Du lịch Nhịp cầu hữu nghị Nghiên cứu khoa học Điểm Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử + + + + 0,5 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ + + 0,5 Động Phong Nha + + + + + 0,5 4 Nào đâu tôi biết cơ sự lại ra nông nỗi này? ( ! ) Tôi hối lắm. ( ! ) Tôi hối hận lắm. ( ! ) Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi! ( . ) Tôi biết làm thế nào bây giờ. ( ? ) 0,5 5 C 0,5 Phần II. Tự luận: (5 điểm) I. Yêu cầu chung cần đạt: Học nắm vững những kiến thức cơ bản về văn tả người: cách tả, bố cục và hình thức của một bài văn tả người; kỹ năng quan sát và lựa chon, kỹ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo thứ tự hợp lý. II. Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài Giới thiệu người được tả (thầy hoặc cô giáo chủ nhiệm của lớp em). 2. Thân bài: 2. 1. Ngoại hình: Cao (thấp); đầu tóc; khuôn mặt; nước da;; dáng đi; ăn mặc (thói quen tốt như quần áo luôn gọn gang, sạch sẽ, đẹp,). Chú ý tả kĩ đôi mắt và khuôn mặt của thầy (cô). 2. 2. Cử chỉ, ngôn ngữ, hành động,: Luôn khoan thai, điềm đạm, đúng mực, là tấm gương sang cho học sinh noi theo, biểu hiện trong các hoạt động cụ thể như: + Khi giảng bài; + Khi học sinh mắc lỗi; + Khi học sinh đạt thành tích cao trong học tập; + Khi học sinh ngoan ngoãn vâng lời thầy cô làm được nhiều việc tốt; + Trong quan hệ với các thầy cô giáo khác trong trường; + Trong cuộc sống thường ngày nơi cư trú. 3. Kết bài: Tình cảm của em cũng như của cả lớp đối với thầy – cô chủ nhiệm của lớp em. III. Biểu điểm. 1. Hình thức: (1 điểm). a. Đúng kiểu bài văn tả người; có đủ bố cục ba phần; trình bày rõ rang mạch lạc. b. Viết đúng chính tả, ngữ pháp. c. Bài viết có sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố miêu tả, tưởng tượng, so sánh, nhận xét một cách hợp lý. 2. Nội dung: (4 điểm) a. Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu người được tả (thầy hoặc cô giáo chủ nhiệm của lớp em). b.Thân bài: (3 điểm) - Ý 2.1: Ngoại hình (1 điểm) - Ý 2.2: Cử chỉ, ngôn ngữ, hành động,(2 điểm) c. Kết bài: (0,5 điểm) Ngày tháng 5 năm 2008 Tổ chuyên môn duyệt Chuyên môn nhà trường duyệt TUẦN 35 NGỮ VĂN - BÀI 33, 34 Kết quả cần đạt. - Vận dụng được kiến thức đã học ở ba phân môn để viết bài kiểm tra cuối năm. - Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sinh sống. - Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6, tập hai để làm phong phú them nhận thức của mình về các chủ đề đã học. Ngày soạn: 04/5/2008 Ngày kiểm tra: //2008 Tiết 137, 138: KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài dạy: Qua bài kiểm tra: - Học sinh vận dụng được kiến thức đã học ở ba phân môn để viết bài kiểm tra cuối năm. - Giáo viên đánh giá học sinh về khả năng nhận thức những kiến thức cơ bản đã học trong chương trình Ngữ văn 6. - Rèn luyện kỹ năng khái quát, tổng hợp kiến thức cơ bản trong bài kiểm tra 90 phút. - Giáo dục ý thức tự giác học tập của học sinh. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung – ra đề, đáp án, biểu điểm. - Học sinh: Ôn tập theo yêu cầu của giáo viên B. Phần thể hiện. I. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số học sinh: + Lớp 6 A:......./19 + Lớp 6 B:......../18 II. Kiểm tra : (Giáo viên giao đề cho học sinh) A. ĐỀ BÀI Phần I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất sau mỗi câu hỏi . SÔNG NƯỚC CÀ MAU “ Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối. () Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hang đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước mọc lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận” (Sông nước Cà Mau, Ngữ văn 6, tập hai) 1.1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào? A. Biểu cảm. B. Miêu tả. C . Tự sự. D. Nghị luận. 1.2. (0,5 điểm) Tác giả của đoạn văn trên là ai? A. Võ Quảng. B. Nguyễn Tuân. C . Tô Hoài. D. Đoàn Giỏi. 1. 3. (0,5 điểm) Cảnh Sông nước Cà Mau qua đoạn văn là một bức tranh như thế nào? A. Duyên dáng và yểu điệu; B. Ghê gớm và dữ dội; C. Mênh mông và hùng vĩ; D. Dịu dàng và mềm mại. 1. 4. (0,5 điểm) Nếu viết: “Càng đổ dần về hướng mũi Cà mau càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.” thì câu văn mắc phải lỗi nào? A. Thiếu chủ ngữ; B. Thiếu vị ngữ; C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ; D. Thiếu bổ ngữ. 1. 5. (0,5 điểm) Từ nào dưới đây có thể bổ sung để câu văn “Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên..như hai dãy trường thành vô tận.” trở thành câu đúng nghĩa? A. Mênh mông; B. Bao la; C. Sừng sững; D. Bát ngát. Câu 2. (1,5 điểm - đúng mỗi văn bản được 0,5 điểm) Ba văn bản nhật dụng: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động Phong Nha đã đặt ra nhiều vấn đề bức xúc trong cuộc sống của con người hiện đại. Em hãy đánh dấu (+) vào các cột trong bảng dưới đây nếu văn bản đó đề cập đến: Tên văn bản Chứng nhân lịch sử Tình yêu quê hương đất nước Vẻ đẹp Danh lam thắng cảnh Bảo vệ môi trường thiên nhiên Kinh tế Du lịch Nhịp cầu hữu nghị Nghiên cứu khoa học Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Động Phong Nha Câu 3. (0,5 điểm) Các dấu chấm, chấm hỏi, và chấm than trong những câu sau đã được đặt không đúng chỗ. Em hãy đặt lại các dấu câu vào trong ngoặc đơn ( ) cho hợp lí. Nào đâu tôi biết cơ sự lại ra nông nỗi này? ( ) Tôi hối lắm. ( ) Tôi hối hận lắm. ( ) Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi! ( ) Tôi biết làm thế nào bây giờ. ( ) (Tô Hoài) Câu 4. (0,5 điểm) Hãy cho biết cách đặt dấu câu trong ngoặc đơn của câu văn sau biểu thị thái độ gì? Họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy (!?) A. Khẳng định; B. Phản đối; C. Nghi ngờ; D. Châm biếm. Phần II. Tự luận: (5 điểm) Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve ngày hè. B. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Phần I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Câu số Đáp án Điểm 1.1 B 0,5 1.2 D 0,5 1.3 C 0,5 1.4 A 0,5 1.5 C 0,5 2 Tên văn bản Chứng nhân lịch sử Tình yêu quê hương đất nước Vẻ đẹp Danh lam thắng cảnh Bảo vệ môi trường thiên nhiên Kinh tế Du lịch Nhịp cầu hữu nghị Nghiên cứu khoa học Điểm Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử + + + + 0,5 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ + + 0,5 Động Phong Nha + + + + + 0,5 4 Nào đâu tôi biết cơ sự lại ra nông nỗi này? ( ! ) Tôi hối lắm. ( ! ) Tôi hối hận lắm. ( ! ) Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi! ( . ) Tôi biết làm thế nào bây giờ. ( ? ) 0,5 5 C 0,5 Phần II. Tự luận: (5 điểm) I. Yêu cầu chung cần đạt: Học nắm vững những kiến thức cơ bản về văn miêu tả (tả cảnh thiên nhiên): cách tả, bố cục và hình thức của một bài văn tả cảnh; kỹ năng quan sát và lựa chọn, kỹ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo thứ tự hợp lý. II. Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài Giới thiệu đối tượng được tả (hàng phượng vĩ và tiếng ve ngày hè). Ví dụ: Nếu bạn có dịp hãy ghé thăm trường tôi vào những ngày hè khi mà hàng phượng vĩ nở rộ những đoá hoa đỏ thắm và tiếng ve kêu râm ran suốt đêm ngày. 2. Thân bài: (Tả hàng phượng vĩ cùng tiếng ve theo một trình tự nhất định: Từ khái quát đến cụ thể) 2.1. Tả khái quát hàng phượng: Trồng từ bao giờ? Vị trí cụ thể (trước sân trường, cuối sân hoặc trước dãy lớp học,). Ví dụ: Nghe nói hàng phượng vĩ được trồng trước sân ngay từ khi trường bắt đầu được khánh thành đưa vào sử dụng đến nay đã được trên 30 năm (hàng phượng vĩ trường tôi được trồng từ bao giờ tôi không biết, chỉ nhớ rằng khi đặt chân vào trường tôi đã thấy hang cây đứng hiên ngang trước sân trường như những chàng dung sĩ hiên ngang nhưng đầy long che chở). 2.2. Tả cụ thể: + Những cây phượng: Đã già, thân cây màu xám có nhiều đốm trắng bạc; tán cây vươn rộng như cái lọng (cái ô dù khổng lồ) màu xanh che chở cho chúng tôi tránh khỏi những tia nắng gay gắt của mặt trời. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá xanh cùng nhau cất lên những bản hoà tấu làm nức lòng lũ học trò chúng tôi. + Dưới gốc cây: Nhiều rễ lớn nổi lên ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con trăn đang trườn mình tới. Đó cũng chính là những chiếc ghế lí tưởng cho lũ học trò chúng tôi nghỉ ngơi sau mỗi giờ ra chơi, + Hoa phượng: Đỏ rực mang một sắc thái riêng biệt hết sức kiêu sa, rạo rực và dễ thương (kết hợp kể); sau trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường như tấm thảm màu đỏ tươi ánh lên dưới tia nắng mặt trời. 3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về hàng phượng vĩ và tiếng ve ngày hè. Ví dụ: Những cây phượng ở đây thay đổi quanh năm: Mùa đông cây rụng hết lá, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát. Mỗi lần như thế, dương như tuổi thanh xuân lại trở về với những cây phượng xoá đi sự già nua đã in hằn lên than hình nó. Sau đó không lâu ở khắp sân trường, hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chum hoa đỏ thắm một cách rõ rệt. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò. Mùa hè đến, giã từ những cánh phượng thắm, tiếng ve râm ran để bước vào kỳ nghỉ lý thú sau những tháng ngày học tập vất vả III. Biểu điểm. 1. Hình thức: (1 điểm). a. Đúng kiểu bài văn tả cảnh; có đủ bố cục ba phần; trình bày rõ ràng mạch lạc. b. Viết đúng chính tả, ngữ pháp. c. Bài viết có sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố miêu tả, tưởng tượng, so sánh, nhận xét một cách hợp lý. 2. Nội dung: (4 điểm) cụ thể: a. Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu được đối tượng được tả (hàng phượng vĩ và tiếng ve ngày hè). b.Thân bài: (3 điểm) Tả hàng phượng vĩ cùng tiếng ve theo một trình tự nhất định: Từ khái quát đến cụ thể): - Ý 2.1: (1 điểm) Tả khái quát hàng phượng: Trồng từ bao giờ? Vị trí cụ thể (trước sân trường, cuối sân hoặc trước dãy lớp học,). - Ý 2.2: (2 điểm) Tả cụ thể: . Những cây phượng. . Tiếng ve. . Dưới gốc phượng. . Hoa phượng. c. Kết bài: (0,5 điểm) Nêu được cảm nghĩ của em về hàng phượng vĩ và tiếng ve ngày hè. Ngày tháng 5 năm 2008 Tổ chuyên môn duyệt Chuyên môn nhà trường duyệt
Tài liệu đính kèm: