Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 32 - Trường THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 32 - Trường THCS Tô Hiệu

TUẦN 32

NGỮ VĂN - BÀI 30

Kết quả cần đạt.

 - Thấy được Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ đã đặt ra được một vấn đề bức xúc, ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay là bảo vệ môi trường; thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật đã tạo nên sự hấp dẫn mạnh mẽ của bức thư ấy.

 - Nhận ra và biết khắc phục các lỗi đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và không phản ánh đúng mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận câu.

 - Biết nhận ra các lỗi và cách sửa chữa lỗi khi viết đơn.

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 32 - Trường THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
NGỮ VĂN - BÀI 30
Kết quả cần đạt.
 - Thấy được Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ đã đặt ra được một vấn đề bức xúc, ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay là bảo vệ môi trường; thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật đã tạo nên sự hấp dẫn mạnh mẽ của bức thư ấy.
 - Nhận ra và biết khắc phục các lỗi đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và không phản ánh đúng mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận câu.
 - Biết nhận ra các lỗi và cách sửa chữa lỗi khi viết đơn.
Ngày soạn: 18/4/2008 Ngày giảng: 21/4/2008
 Tiết 125, 126. Văn bản:
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
	- Thấy được Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ đã đặt ra được một vấn đề bức xúc, ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay là bảo vệ môi trường;
	- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật đã tạo nên sự hấp dẫn mạnh mẽ của bức thư đối với việc diễn đạt ý và biểu hiện, đặc biệt là biện pháp nhân hoá, đối lập và điệp ngữ.
	- Bước đầu rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, phân tích một bức thư có nội dung chính luận.
	- Giáo dục tình yêu thiên nhiên; ý thức bảo vệ môi trường.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung (SGK, SGV), soạn giáo án.
 - Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên
B. Phần thể hiện.
 * Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:......./19
 + Lớp 6 B:......../18 
 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Miệng.
	* Câu hỏi:
	Nêu nghệ thuật và nội dung của văn bản Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử?
	* Đáp án - biểu điểm:
(5 điểm) - Phép nhân hoá được dùng để gọi cầu long Biên cùng với lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.
(5 điểm) - Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chững kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử, không chỉ riêng của Hà Nội mà của cả nước.
 II. Dạy bài mới.
	* Giới thiệu: (1 phút)
	- Học sinh: Hát bài “Trái đất này là của chúng mình”.
	- GV: (Dẫn dắt) Trái đất và bầu trời là ngôi nhà chung của nhân loại, con người dù thuộc màu da nào, châu lục nào cũng có trách nhiệm với việc bảo vệ ngôi nhà chung đó. Một trong những văn bản được xem là hay nhất khi viết về việc bảo vệ môi trường của cuộc sống đó chính là văn bản mà hôm nay chúng ta tìm hiểu: Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
I. Đọc và tìm hiểu chung.
(8 phút)
 HS
- Đọc chú thích * (SGK,T.1138). 
1. Vài nét tác phẩm:
? KH
* Trình bày những hiểu biết của em về văn bản?
 HS
- Trình bày.
 GV
- Cùng học sinh nhận xét, bổ sung:
 + Đây là bức thư của một thủ lĩnh da đỏ có tên là Xi-át-tơn gửi tổng thống thứ 14 của nước Mĩ năm 1854 sau khi tổng thống ngỏ ý muốn mua đất của người da đỏ.
 + Đây là bức thư nổi tiếng từng được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.
- Văn bản là bức thư của một thủ lĩnh da đỏ có tên là Xi-át-tơn gửi tổng thống thứ 14 của nước Mĩ năm 1854 sau khi tổng thống ngỏ ý muốn mua đất của người da đỏ.
2. Đọc văn bản:
 GV
- Hướng dẫn đọc: Giọng tình cảm tha thiết khi nói đến thiên nhiên, đất nước, hoặc mỉa mai kín đáo, khi nói với tổng thống Mĩ. Chú ý các câu hỏi, câu giả định, các kết cấu câu, những điệp ngữ. 
 GV
- Đọc mẫu đoạn đầu từ “Đối với đồng bào tôi” đến “là tiếng nói của cha ông chúng tôi”.
HS 1
- Đọc tiếp từ “Dòng nước óng ánh” Š “hoang mạc”.
HS 2
- Nhận xét cách đọc của bạn và đọc tiếp từ “Tôi biết cách sống của chúng tôi” Š “như những người anh em”. 
HS 3
- Nhận xét cách đọc của bạn và đọc tiếp phần văn bản còn lại. 
 GV
- Theo dõi, nhận xét, uốn nắn cách đọc của học sinh.
? KH
* Giải nghĩa các từ “thủ lĩnh, người da đỏ, người da trắng, lăng mạ, trâu rừng, ngựa sắt nhả khói”?
 HS
- Giải thích theo sách giáo khoa.
 GV
- Cùng HS theo dõi, bổ sung.
? TB
* Theo em, văn bản này thuộc kiểu văn bản nào?
 HS
- Văn bản nhật dụng.
 GV
- Đây là một văn bản nhật dụng được viết dưới hình thức là một bức thư nhưng nội dung là một văn bản chính luận đậm chất trữ tình. Và đây cũng chỉ là một văn bản trích, người biên soạn đã bớt một số đoạn nên nội dung bức thư không thật liên tục, liền mạch. Do đó các em cần nắm được lô-gíc lập luận và các luận điểm chính của người viết trong quá trình tìm hiểu văn bản.
? KH
* Căn cứ vào nội dung, hãy xác định bố cục của văn bản? Cho biết nội dung chính của của từng phần?
 HS
- Văn bản chia làm 3 phần:
1. Từ đầu đến “là tiếng nói của cha ông chúng tôi”: Những điều thiêng thiêng trong kí ức người da đỏ (Quan hệ của người da đỏ với đất, môi trường).
2. Tiếp đến “ràng buộc”: Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường, thiên nhiên một khi người da trắng chiếm đóng (Đối lập hai cách sống, thái độ với đất, môi trường).
3. Còn lại: Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường.
 GV
Chuyển: Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản theo bố cục trên. 
II. Phân tích văn bản.
(26 phút)
 HS
? TB
- Đọc lại đoạn văn bản 1.
* Nhắc lại nội dung chính của đoạn văn bản này?
 HS
- Những điều thiêng thiêng trong kí ức người da đỏ (Quan hệ của người da đỏ với đất, thiên nhiên).
1. Quan hệ của người da đỏ với đất, thiên nhiên.
? TB
* Tìm những chi tiết nói về mối quan hệ của người da đỏ với đất, môi trường?
 HS
- Đất với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong kí ức của người da đỏ.
- Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ [...] những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước [...] hơi ấm của chú ngựa con và của con người tất cả đều cùng chung một gia đình.
- Dòng nước óng ánh ánh, êm ả trôi [...] là máu của tổ tiên chúng tôi [...] Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.
? KH
* Cách diễn đạt của tác giả trong đoạn văn này có gì đặc sắc?
- Trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng rất nhiều điệp ngữ, những từ ngữ giàu sức gợi tả cùng với một loạt hình ảnh so sánh, nhân hoá hết sức độc đáo.
?Giỏi
* Phân tích những hình ảnh sắc trên để thấy được giá trị biểu đạt của đoạn văn? 
 HS
- Tác giả sử dụng một loạt hình ảnh so sánh kế tiếp tạo nên sự điệp trùng trong cách diễn đạt (tấc đất [...] là những điều thiêng liêng[...] mảnh đất này là mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ [...]. Đó chính là những hình ảnh hết sức gần gũi, cụ thể và giàu sức biểu cảm lại hàm chứa ý nghĩa sâu sắc, tạo nên những lời văn đẹp như chính cuộc sống của người da đỏ giữa thiên nhiên đất đai mà họ gắn bó máu thịt với một tình yêu kì lạ. Từ tấc đất, bờ cát, lá thông, hạt sương cho đến bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng,... đều là những điều thiêng liêng trong kí ức của họ.
- Phép nhân hoá cũng được sử dụng rất thành công trong đoạn văn, một loạt những sự vật, hình ảnh trong thiên nhiên được gọi như con người, các từ chỉ thành viên trong gia đình được sử dụng nhiều: Người mẹ, người con, gia đình, tổ tiên, cha ông, anh em, mẹ đất, anh em bầu trời, đứa con của đất [...] đã nói lên ý nghĩa gắn bó tới mức hoà đồng như tất cả đều chung một gia gia đình.
? KH
* Qua phân tích, em hiểu gì về dụng ý của tác giả trong đoạn văn này?
 HS
- Với cách diễn đạt của mình, tác giả đã cho thấy mối quan hệ mật thiết gắn bó giữa người da đỏ với “đất” với thiên nhiên. Họ coi thiên nhiên như máu thịt, như thành viên trong gia đình vì thế đó là những gì thiêng liêng trong tình yêu con người với nơi mình sống.
 GV
 Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung. 
- Điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ đó là tình yêu thương gắn bó máu thịt đối với mảnh đất quê hương và thiên nhiên môi trường nơi họ sinh sống.
 GV
- Như vậy, điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ chính là tình yêu thương gắn bó máu thịt đối với mảnh đất quê hương và thiên nhiên môi trường nơi họ sinh sống. Chính những tình cảm đó khiến cho họ cảm thấy lo lắng khi những người da trắng xuất hiện trên mảnh đất của họ. Những điều lo lắng đó còn xuất phát từ những cơ sở nào nữa? Tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu rõ vấn đề này.
 HS
- Đọc lại toàn bộ đoạn văn bản từ đầu đến “là tiếng nói của cha ông chúng tôi”.
* Luyện tập tiết 1:
(3 phút)
 GV
- Cùng học sinh theo dõi, nhận xét uốn nắn cách đọc.
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút).
	- Đọc lại toàn bộ văn bản, tập phân tích lại nội dung đã tìm hiểu; nắm chắc nội dung của đoạn văn đã phân tích.
	- Chuẩn bị tiếp phần còn lại, tiết sau học tiếp.
======================================
Ngày soạn: 21/4/2008 Ngày giảng: 23/4/2008
 Tiết 126. Văn bản:
 BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ (tiếp theo)
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Tiếp tục giúp học sinh:
 - Thấy được Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ đã đặt ra được một vấn đề bức xúc, ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay là bảo vệ môi trường;
	- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật đã tạo nên sự hấp dẫn mạnh mẽ của bức thư đối với việc diễn đạt ý và biểu hiện, đặc biệt là biện pháp nhân hoá, đối lập và điệp ngữ.
	- Bước đầu rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, phân tích một bức thư có nội dung chính luận.
	- Giáo dục tình yêu thiên nhiên; ý thức bảo vệ môi trường.
 II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội SGK, SGV; soạn giáo án.
 - Học sinh: Học và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. 
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1 phút).
 - Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A:...../19.
	 Lớp 6B:...../18
 I. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)	
	* Câu hỏi:
	Trong phần đầu của văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ cho thấy mối quan hệ của người da đỏ với đất đai, thiên nhiên như thế nào? Em hãy tìm những chi tiết tiêu biểu thể hiện điều đó?
	* Đáp án - biểu điểm:
	- Trong phần đầu của văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ cho thấy mối quan hệ của người da đỏ với đất đai, thiên nhiên đó là tình yêu thương gắn bó máu thịt. Thiên nhiên là thiêng liêng, là hơi thở là cuộc sống của người da đỏ. 
	- Ví dụ:
	- Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ [...] những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước [...] hơi ấm của chú ngựa con và của con người tất cả đều cùng chung một gia đình.
	- Dòng nước óng ánh ánh, êm ả trôi [...] là máu của tổ tiên chúng tôi [...] Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.
 II. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1 phút). 
	Điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ chính là tình yêu thương gắn bó máu thịt đối với mảnh đất quê hương và thiên nhiên môi trường nơi họ sinh sống. Chính những tình cảm đó k ... uộc”.
? TB
* Nêu nội dung của đoạn vừa đọc?
2. Sự đối lập trong cách sống trong thái thộ đối với “Đất” với thiên nhiên
? TB
* Tìm những chi tiết nói về cách cư xử đối với đất, với thiên nhiên của người da đỏ và người da trắng?
 HS
Người da trắng
Người da đỏ
- Đất đai:
+ Họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần.
+ Mảnh đất là kẻ thù của họ[...] họ cư xử với đất như những vật mua được.
- Đất đai:
+ Mảnh đất là những người anh em.
+ Mảnh đất là bà mẹ của người da đỏ.
- Môi trường:
+ Ở thành phố của người da trắng chẳng có nơi nào yên tĩnh cả.
- Môi trường:
+ Tiếng lá cây lay động vào mùa xuân, tiếng vỗ cánh của côn trùng[...] âm thanh của tiếng chim đớp mồi, ếch ban đêm.
+ Không khí [...] Người da trắng chẳng bao giờ để ý đến nó (không khí).
+ Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ [...] Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên cho cha ông chúng tôi [...] làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ.
+ Săn bắn trâu rừng.
+ Đối xử với muông thú như anh em.
? KH
* Với những chi tiết trên em có nhận xét gì về cách ứng xử đối với đất, với thiên nhiên của người da đỏ và người da trắng?
 HS
III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
	- Học bài, nắm chắc ghi nhớ (SGK,T.118)
	- Đọc kĩ và chuẩn bị nội dung bài CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ là tiết sau học. 
====================================
Ngày soạn:10/4/2008 Ngày giảng: 12/4/2008
Ngày soạn: ................ Ngày giảng: 6A: ...................
 6B: ...................
Tiết 127. Tiếng việt.
 CHỮA LỖI CHỦ NGỮ CHỦ NGỮ- VỊ NGỮ (Tiếp)
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Nắm được các loại lỗi về câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ, hoặc thể hiện sai quan hệ nghĩa giữa các lỗi đã học và chữa lỗi đó.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: SGK, SGV, soạn giáo án.
2. Trò: Học bài cũ, Xem trước bài mới.
B. Phần thể hiện trên lớp.
* Ổn định tổ chức: 6A: 
 6B:
I. Kiểm tra bài cũ: 
	Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
II. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Trong tiết tiếng Việt trước chúng ta đã tiến hành chữa câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ. Tiết này chúng ta tiếp tục chữa lỗi câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ cùng với ciệc chữa lỗi câu sai về quan hệ ngữ nghĩa.
GV
?KH
GV
GV
?KH
?KH
 HS
? TB
? TB
? KH
 GV
GV
 HS
Gọi học sinh đọc ví dụ a, b SGK.
* Chỉ rõ chỗ sai trong câu a, b, nêu cách chữa?
- Câu: Ví dụ a là câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ- mới chỉ có thành phần trạng ngữ- cách chữa thêm chủ ngữ và vị ngữ.
- Chữa: Thêm chủ ngữ và vị ngữ.
Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi đều say mê ngắm nhìn màu xanh mướt của bãi mía, bãi dâu, bãi ngô, vườn chuối.
* VD b: Cũng chưa thành 1 câu chưa có chủ ngữ và vị ngữ mới có thành phần trạng ngữ. ( hai trạng ngữ).
- Chữa: Thêm chủ ngữ và vị ngữ cho câu.
Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng 6 tháng, công nhân nhà máy si măng đã hoàn thành 60% kế hoạch năm.
- Gọi học sinh đọc bài tập phần II.
* Cho biết mỗi bộ phận in đậm trong câu nói về ai?
- Mỗi bộ phận in đậm trong câu nói về Dượng Hương Thư.
* Câu đó sai như thế nào nêu cách chữa lỗi?
- Mỗi bộ phận in đậm trong câu nói về dượng hương thư, nhưng vết như câu trên, người đọc lại hiểu các bộ phận đó là của ta (tức người thấy Dượng Hương Thư). Như vậy đây là câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành câu.
- Cách chữa: Trả các bộ phận in đậm cho Dượng Hương Thư.
Chữa: Ta thấy Dượng Hương Thư, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạch ra cặp mắt nảy lửa, gì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ Tây Sơn oai linh hùng vĩ.
* Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau?
a, Năm 1945, cầu/đổi tên thành cầu Long Biên. 
 TN CN VN
b,(...)Cứ mỗi lần nhìn lên bầu trời Hà Nội trong 
 TN
 xanh, lòng tôi /lại nhớ những năm tháng chống
 CN VN
đế quốc Mĩ oanh liệt và oai hùng.
c, Đứng trên cầu, nhìn dòng sông Hồng đỏ nước cuồn cuộn chảy với sức mạnh không gì ngăn nổi, làng mạc trù phú đôi bờ, tôi / cảm
 CN
thấy chiếc cầu như chiếc võng đung đưa, 
 VN
nhưng vẫn dẻo dai vững chắn.
* Hãy viết thêm chủ ngữ và vị ngữ phù hợp vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành câu hoàn chỉnh?
a, Mỗi khi tan trường, học sinh ùa ra đường.
Š Mỗi khi tan trường, chúng em xếp hàng ra về.
b, Ngoài cánh đồng, bà con nông dân đang gặt lúa. 
c, Giữa cánh đồng lúa chín, các cô bác nông dân đang thi nhau gặt.
d, Khi chiếc ô tô về đến đầu làng, chúng tôi thấy những người ra đón đã tụ tập đông đủ.
* Hãy chỉ ra chữ sai và nêu cách chữa các câu sau?
a, Giữa hồ, nơi có một toà tháp cổ kính.
- Các em cần dùng các câu hỏi xác định chủ ngữ, cị ngữ cho từng câu. Nếu không tìm được câu trả lời thì đó là các câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
- Sai: Câu a: Chỉ có trạng ngữ chưa có nòng cốt câu.
- Cách chữa: Thêm chủ ngữ và vị ngữ phù hợp sau trạng ngữ để tạo tành câu hoàn chỉnh.
Š Giưa hồ, nơi có một toà tháp cổ kính, hai chiếc thuyền đang bơi.
b, Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, một dân tộc anh hùng.
- Sai: Câu b: Chỉ có trạng ngữ chưa có nòng cốt câu.
Cách chữa: - Thêm chủ ngữ và vị ngữ phù hợp sau trạng ngữ để tạo thành câu hoàn chỉnh.
Š Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, một dân tộc anh hùng, chúng ta đã bảo vệ vững chắc non sông gấm vóc.
c, Nhằm ghi lại những chiến công lịch sử của quân và dân Hà Nội bảo vệ cây cầu trang những năm tháng chiến tranh ác liệt.
- Sai: Câu c: Chỉ có trạng ngữ chưa có nòng cốt câu.
- Cách chữa: Thêm chủ ngữ và vị ngữ phù hợp sau trạng ngữ để tạo thành câu hoàn chỉnh.
Š Nhằm ghi lại những chiến công lịch sử của quân và dân Hà Nội bảo vệ cây cầu trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, ta nên xây dựng “ Bảo tàng cầu Long Biên”.
- Gọi học sinh đọc bài tập.
Š Để phát hiện lỗi trong các câu đã cho, phải chú ý đến quan hệ về nghĩa giữa các thành phần trong câu:
- Làm bài tâp, sau đó trình bày kết quả.
a, Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông và bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
- Sai: Xét về mặt nghĩa chủ ngữ chỉ phù hợp với vị ngữ một mà không phù hợp với vị ngữ hai. Cây cầu không thể bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh, nên chưa thành một câu ghép hoặc hai câu đơn với hai chủ ngữ khác nhau.
Š Chữa:
a1, Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông, còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
a2, Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông. Còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
b, Thuý vừa đi học về, mẹ đã bảo Thuý sang đón em. Thuý cất vội cặp sách rồi đi ngay.
c, Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và cho em một cây bút mới.
I. Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
* Bài tập.
II. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần của câu.
* Bài tập:
III. Luyện tập.
1.Bài tập 1.( T.141)
2. Bài tập 2.( T.142)
3. Bài tập 3.(T.142)
4. Bài tập 4.( T.142)
III. Hướng dẫn học bài làm bài ở nhà.
- Làm bài tập còn lại.
- Tiết tới học tập làm văn: Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi. 
==========================================
Ngày soạn: ............. Ngày giảng: 6A: .................
 6B: ................
Tiết 128. Tập làm văn.
LUYỆN TẬP VỀ CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI VỀ ĐƠN
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Nhận ra được những lỗi thường mắc khi viết đơn thông qua các bài tập.
- Nắm được phương hướng và cách khắc phục, sửa chữa các lỗi thường mắc qua các tình huống.
- Ôn tập những hiểu hiểu biết về đơn từ.
II. Chuẩn bị:
	- GV: SGK, SGV, nghiên cứu soạn giáo án.
	- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.
B. Phần lên lớp:
* Ổn định tổ chức: 6A:.......................
 6B:........................
I. Kiểm tra bài cũ.
- Câu hỏi: Nêu đặc điểm của yêu cầu viết đơn?
- Yêu cầu: 
+ Đơn được viét ra giấy ( theo mẫu hoặc không theo mẫu) để đề đạt từ một nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó.
+ Phải trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục nhất định. Những nội dung bắt học trong đơn là: Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Gửi để đề đạt nguyện vọng gì?
II. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
	Trong quá trình viết đơn người viết thường mắc những lỗi nào? Tiết hôm nay cô trò ta sẽ tìm hiểu về các biện pháp khắc phục.
 GV
? TB
 HS
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập một.
* Lá đơn bạn vừa đọc có những lỗi gì và nêu cách sửa chữa, em sẽ sửa như thế nào?
- Lỗi: Đơn này thiếu các mục cần thiết như sau:
+ Thiếu quốc hiệu.
+ Thiếu mục tên người viết đơn.
+ Thiếu ngày tháng năm, nơi viết đơn và chữ kí của người viết đơn.
Š Cách sửa: Bổ xung những phần thiếu.
I.Các lỗi thường mắc khi viết đơn.
1. Bài tập 1: (T.142)
GV
? TB
 HS
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập hai.
* Phát hiện lỗi và nêu cách sửa lỗi ở đơn sau?
- Lỗi: Đơn này mắc các lỗi sau:
+ Lí do tham gia lớp nhạc hoạ không chính đáng.
+ Thiếu ngày tháng và nơi viết đơn, thiếu lời cam đoan.
+ Cần chú ý: em tên là chứ không phải tên em là.
Š Cách sửa: Sửa lại lí do viết đơn cho đúng và bổ sung mục còn thiếu.
2. Bài tập 2.(T.143)
GV
?KH
 HS
GV
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập ba.
* Đơn ở bài tập này sai ở chỗ nào? Vì sao?
- Đơn này mắc lỗi sau:
+ Hoàn cảnh viết đơn không có sức thuyết phục: đã bị ốm, sốt li bì đầu đau nhức... không thể ngồi dậy thì không thể viết đơn được. Trong trường hợp này đơn phải do phụ huynh viết thay cho học sinh bị ốm mới đúng.
+ Phải viết em tên là chứ không phải tên em là.
Š Để giúp em nắm chắc vì sao hay mắc lỗi và cách sửa từng trường hợp như thế nào? => II.
3. Bài tập 3. (T.143)
II. Luyện tập. (T.113)
? KH
 HS
 GV
* Quê em mới có điện. Em hãy thay bố mẹ viết đơn gửi ban quản lí địa phương xin bán điện cho gia đình mình?
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sơn La ngày tháng năm 
ĐƠN XIN SỬ DỤNG ĐIỆN
Kính gửi: Lãnh đạo chi nhánh điện Thị Xã Sơn La.
Tôi tên là:..............................
Cư trú tại:................................
Trình bày nguyện vọng (đề nghị). Cam đoan và cảm ơn.
 Kí tên.
- Đọc yêu cầu bài tâp 2.
 Lưu ý: Khi viết đơn phải đảm bảo các mục sau:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Địa điểm làm đơn ngày tháng năm.
+ Tên đơn: Đơn xin gia nhập Đội tình nguyện tuyên truyền và bảo vệ môi trường.
+ Nơi gửi: Kính gửi BGH trường THCS... 
+ Họ và yên: Em tên là.
+ Học sinh lớp: Trường.....
+ Trình bày sự việc lí do nguyện vọng.
+ Cam đoan và cảm ơn.
+ Kí tên.
1, Bài tập 1: (T.144)
Bài tập 2: (T.144)
- Đồng thời cũng cần đảm bảo trình tự và nội dung phải có trong đơn. Lời lẽ phải trong sáng dễ hiểu ngắn gọn súc tích tránh dài dòng kể lể, dùng tối nghĩa, hàm nghĩa tránh gây hiểu lầm.
 HS
- Suy nghĩ làm bài tập theo hướng dẫn.
- Trình bày có chữa bổ sung. 
III. Hướng dẫn học bài tập ở nhà.
- Làm nốt bài tập còn lại.
- Tập viết đơn tham gia lớp năng khiếu hè (có thể lớp: vẽ, múa, nhạc...)
- Soạn văn bản Động Phong Nha.
=========================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32.doc