Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 31 - Trường THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 31 - Trường THCS Tô Hiệu

TUẦN 31

NGỮ VĂN - BÀI 29

Kết quả cần đạt.

 - Củng cố những kiếm thức cơ bản về văn miêu tả (miêu tả sáng tạo).

 - Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học tập loại văn bản đó.

 - Hiểu được ú nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua một bài bút kí có nhiều yếu tố hồi kí, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử.

 - Biết viết đơn đúng quy cách.

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 31 - Trường THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
NGỮ VĂN - BÀI 29
Kết quả cần đạt.
 - Củng cố những kiếm thức cơ bản về văn miêu tả (miêu tả sáng tạo).
 - Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học tập loại văn bản đó.
 - Hiểu được ú nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua một bài bút kí có nhiều yếu tố hồi kí, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử.
 - Biết viết đơn đúng quy cách.
Ngày soạn: 14/3/2008 Ngày giảng: 17/3/2008
 Tiết 121, 122. Tập làm văn:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Qua bài viết giúp học sinh:
	- Vận dụng lý thuyết viết văn miêu tả sáng tạo (tả người bằng trí tưởng tượng).
	- Viết bài theo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
 - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp quan sát, miêu tả, diễn đạt, trình bày,... (thể hiện trong bài viết)
	- Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu nội dung - ra đề, đáp án biểu điểm phù hợp với đối tượng học sinh.
 - Học sinh: Ôn lại lí thuyết, tham khảo đề trong SGK - đọc kĩ và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
B. Phần thể hiện.
 I. Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:......./19
 + Lớp 6 B:......../18 
 I. Đề bài: (Giáo viên chép đề lên bảng).
	Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của em.
	1. Yêu cầu:
	 - Thể loại: Văn miêu tả sáng tạo (tả người).
	 - Nội dung: Ông Tiên trong truyện cổ dân gian.
	 - Phạm vi, giới hạn: Hình ảnh ông Tiên từ những câu truyện đã được học và bằng trí tưởng tượng của em.
2. Đáp án - Biểu điểm:
* Đáp án:
 a) Mở bài:
 	Giới thiệu nhân vật miêu tả (Ông Tiên):
Ví dụ: - Tình huống gặp ông Tiên.
	 - Giới thiệu khái quát ông Tiên em gặp.
 	b) Thân bài:
 	 (Lần lượt miêu tả ông Tiên theo trình tự nhất định)
	- Ngoại hình:
	+ Dáng vẻ ung dung, mặc bộ quần áo chùng cổ xưa, ống tay rộng.
	+ Tay chống gậy trúc, toàn thân toả ánh hào quang.
	+ Khuôn mặt hiền từ phúc hậu.
	+ Râu, tóc, nước da có đặc điểm gì? (trắng, nâu, đen,..).
 Ví dụ: Râu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào,...
	- Việc làm và tính cách của ông Tiên:
	+ Luôn quan tâm theo dõi mọi sự trong dân gian.
	+ Xuất hiện kịp thời để giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ ác.
	+ Giọng nói ấm áp, ân cần, gần gũi với những người bất hạnh.
	+ Ban phép lạ, gỡ bí cho người lương thiện.
	+ Thường biến mất sau mỗi lần hoàn thành xứ mệnh.
 c) Kết bài:
	Nêu tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên: Yêu quý, kính trọng,... Muốn làm nhiều việc thiện, việc tốt giống ông Tiên trong những câu chuyên dân gian.
* Biểu điểm:
	1. Hình thức: (1 điểm)
	Trình bày sạch, khoa học, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; lời văn chân thành; diễn đạt lưu loát rõ ràng; kết hợp được với yếu tố tưởng tượng, tự sự, biểu cảm. 
	2. Nội dung:
	a) Mở bài:(1 điểm)
	Giới thiệu được nhân vật miêu tả (Ông Tiên)
	b) Thân bài: 	(Đảm bảo như đáp án) (6 điểm)
	 Lần lượt miêu tả cụ thể theo trình tự nhất định.
	 Học sinh lựa chọn được những chi tiết biểu, miêu tả hình ảnh ông Tiên.
	- Ngoại hình (4 điểm - mỗi ý 1 điểm).
	- Việc làm và tính cách của ông Tiên (4 điểm ).
	c) Kết bài: (1 điểm)
	Nêu được tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên.
 III. Thu bài - nhận xét giờ viết bài - Hướng dẫn học bài ở nhà.
	* Nhận xét:
	* Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút).
	- Xem lại đề, lập dàn ý chi tiết cho bài viết.
	- Chuẩn bị văn bản Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử (đọc kĩ và trả lời các câu hỏi tìm hiểu trong sách giáo khoa), tiết sau học.
 Sơn La, ngày 12 tháng 4 năm 2008
 Tổ chuyên môn duyệt.
======================================
Ngày soạn: 14/4/2008 Ngày giảng: 16/4/2008
 Tiết 123. Văn bản:
CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
 - Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản đó.
 - Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua một bài bút kí có nhiều yếu tố hồi kí, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử.
 - Thấy được vị trí tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính chất hồi kí này.
 - Giáo dục lòng yêu nước, biết yêu quý các di tích lịch sử, các chứng nhân lịch sử.
 II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội SGK, SGV; soạn giáo án.
 - Học sinh: Học và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. 
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1 phút).
 - Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A:...../19.
	 Lớp 6B:...../18
 I. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)	
	Kiểm tra vở soạn của học sinh.
 II. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1 phút). 
	Cầu Long Biên là một trong những cây cầu nổi tiếng của nước ta. Vậy nguồn gốc, xuất xứ của cây cầu này như thế nào? Cây cầu có giá trị lịch sử ra làm sao? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể văn bản nhật dụng Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
I. Đọc và tìm hiểu chung.
(8 phút)
 HS
- Đọc chú thích * (SGK,T.126). 
1. Vài nét tác phẩm:
? KH
* Em hiểu thế nào là băn bản nhật dụng?
 HS
- Trình bày.
 GV
- Cùng học sinh nhận xét, bổ sung:
 + Văn bản nhật dụng không phải là một khái niêm thể loại hoặc chỉ một kiểu văn bản. Nói đến văn bản nhật dung trước hết nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống của con người và công đồng trong xã hội hiện đại như: Thiên nhiên, môi trường, năng lượng, quyền trẻ em, ma tuý,...
 + Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
- Văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống của con người và công đồng trong xã hội hiện đại như: Thiên nhiên, môi trường, năng lượng, quyền trẻ em, ma tuý,...
? TB
Trình bày những hiểu biết của em về văn bản Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử?
 HS
- Trình bày (có nhận xét, bổ sung).
 GV
- Khái quát, bổ sung cà chốt nội dung:
 Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí có sự kết hợp giữa các phương thức: Tự sự, miêu tả, trữ tình.
- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.
2. Đọc văn bản:
 GV
- Hướng dẫn đọc: Giọng chậm rãi, tình cảm như thể đang tâm tình, trò chuyện với cậy cầu - người bạn.
 GV
- Đọc mẫu đoạn đầu Từ “Cầu Long Biên” đến “Thủ đô Hà Nội”.
HS 1
- Đọc tiếp từ “Cầu Long Biên khi mới khánh thành” Š “trong quá trình làm cầu”.
HS 2
- Nhận xét cách đọc của bạn và đọc tiếp từ “Năm 1945” Š “nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc”. 
HS 2
- Nhận xét cách đọc của bạn và đọc tiếp phần văn bản còn lại. 
 GV
- Theo dõi, nhận xét, uốn nắn cách đọc của học sinh.
? TB
* Qua nội dung và việc chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
 HS
- Văn bản chia làm 3 phần:
1. Từ đầu đến “Của thủ đô Hà Nội”: Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.
2. Tiếp đến “dẻo dai, vững chắc”: Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử.
3. Còn lại: Cầu Long Biên trong hiện tại và tương tương lai.
 GV
Chuyển: Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản theo bố cục trên. 
II. Phân tích văn bản.
(26 phút)
 HS
? TB
- Đọc lại đoạn văn bản 1.
* Nhắc lại nội dung chính của đoạn văn bản này?
 HS
- Đoạn văn giới thiệu khái quát về cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.
1. Giới thiệu khái quát cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.
? TB
* Tìm những chi tiết giới thiệu khái quát về cầu Long Biên trong đoạn văn vừa đọc?
 HS
- Cầu Long biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 [...] do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ép-phen thiết kế.
- Cầu long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng bi tráng.
- Nó đã trở thành chứng nhân lịch sử[...] một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.
? KH
* Cách giới thiệu về cây cầu ở đoạn 1 có gì đặc sắc?
- Dùng pháp nhân hoá (gọi cây cầu là một chứng nhân lịch sử), trình bày ngắn gọn, khái quát và đầy sức thuyết phục về nguồn gốc và giá trị lịch sử của cây cầu.
? TB
* Em hiểu chứng nhân là gì? 
 HS
- Chứng nhân: người làm chứng, người chứng kiến.
? KH
* Với những chi tiết trên, cây cầu đã chứng kiến những sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta?
 HS
- Cầu Long Biên là chứng nhân cho:
 + Thành tựu kĩ thuật gắn liền với sự khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
 + Những năm tháng hoà bình tại Thủ đô Hà Nội.
 + Cuộc chiến tranh đau thương, anh dũng của dân tộc.
 + Thời kỳ đổi mới của đất nước và hội nhập.
? TB
* Qua cách giới thiệu khái quát trên, em nhận thấy được điều gì về vai trò chứng nhân lịch sử của cây cầu?
 HS
- Cây cầu tồn tại suốt thế kỷ, đi qua chiều dài lịch sử của đất nước, thực sự là một chứng nhân lịch sử của dân tộc.
 GV
 Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung. 
- Cây cầu tồn tại suốt thế kỷ, đi qua chiều dài lịch sử của đất nước - một chứng nhân lịch sử của dân tộc.
 GV
Chuyển: Vai trò chứng nhân lịch sử được tác tả khẳng định rõ bằng những dẫn chứng cụ thể như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
2. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử:
 HS
- Đọc đoạn văn bản từ “Cầu Long Biên khi mới khánh thành” Š “trong quá trình làm cầu”.
? TB
* Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn vừa đọc?
 HS
- Nói về cầu Long Biên từ trước năm 1945.
a) Cầu Long Biên trước năm 1954.
? TB
* Tìm những chi tiết nói về cầu Long Biên trước năm 1945?
- Cầu Long Biên khi mới khánh thành, mang tên Toàn quyền pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ là Đu-me.
- Chiều dài của cầu là 2290 m.
- Nhìn từ xa, cầu giống như một dải lụa vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn![...]
- Nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của bao con người [...].
? KH
* Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của tác giả qua những chi tiết trên? 
- Bằng dẫn chứng, số liệu cụ thể kết hợp với so sánh (cầu giống như một dải lụa vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn), cho ta thấy được cây cầu rất đẹp, được xây dựng với quy mô lớn, là thành tựu quan trọng của thời văn minh cầu sắt ở việt Nam. đặc biệt với cách đặt tên cầu khi mới được khánh thành (mang tên Toàn quyền pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ là Đu-me) và hình ảnh ẩn dụ: (... Nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của bao con người), cho ta thấy cây cầu còn là kết quả đau thương mất mát của người dân Việt Nam thuộc địa trong quá trình làm cầu. Nó được xây dựng lên để nhằm mục đích cho việc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp.
? TB
* Như vậy, theo em vai trò chứng nhân lịch sử của cây cầu Long Biên trước năm 1945 là gì?
 HS
 GV
- Trình bà ... 
 + Đoạn văn tả cảnh và cảm xúc của người viết đứng trên cầu vào những ngày nước lên cao, mấp mé thân cầu, muốn ca ngợi tính nhân chứng lịch sử của cây cầu ở một phương diện khác - phương diện chống chọi lại thiên nhiên bão, lũ thường xuyên, mỗi năm hai, ba tháng trời của cây cầu, của nhân dân Hà Nội để bảo vệ cầu, bảo vệ cuộc sống bình yên của mọi người.
 + Tác giả thầm cảm ơn cầu đã bền bỉ, dẻo dai, vững chắc vượt lên và chiến thắng Thuỷ Thần hung bạo và dai dẳng, cảm ơn nhân dân Hà Nội đã làm mọi cách để chống lũ, bão, lụt, bảo vệ sự an toàn cho cây cầu già cỗi.
? TB
* Em có nhân xét gì về vai trò nhân chứng lịch sử của cầu Long Biên qua những chi tiết vừa phân tích?
 HS
 GV
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung.
- Cầu Long Biên là chứng nhân của cuộc sống lao động và hoà bình sau Cách mạng tháng Tám 1945, đồng thời cũng là chứng nhân chiến tranh đau thương và anh dũng của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
 HS
- Đọc đoạn cuối: “Bây giờ cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường” đến hết.
 ? TB
* Nhắc lại nội dung của đoạn cuối vừa đọc?
3. Cầu Long Biên hôm nay và ngày mai.
? TB
* Tìm những chi tiết tiêu biểu nói về cây cầu trong đoạn cuối?
 HS
- Cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường. Ngang sông Hồng đã có cầu Thăng long, cầu chương Dương sừng sững [...]. Tôi vẫn thường đưa những đoàn khách du lịch nước ngoài đến thăm cầu long Biên. Họ trầm ngâm nện từng bước chân xuống mặt cầu [...] Tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim của họ, đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.
? TB
* Đặt cây cầu Long Biên cạnh cầu Thăng long, Chương Dương có ý nghĩa gì?
 HS
 GV
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung: Thực tế hiện nay, bắc qua sông Hồng, không chỉ có cầu Long Biên mà còn có thêm hai cây cầu khác: cầu Thăng Long và Chương Dương. Hai cây cầu được xây dựng trong thời kỳ đổi mới đất nước, hiện đại hơn, quy mô hơn rất nhiều so với cây cầu Long Biên. Giờ đây cây cầu chỉ còn đóng vai trò là chứng nhân lịch sử sống động không gì thay thế được cho lịch sử cách mạng, kháng chiến và xây dựng, gian khổ và anh hùng của nhân dân Thủ đô Hà Nội suốt một thế kỷ qua. Nó là cả một viện bảo tàng sống động về đất nước và con người Việt Nam, về cầu sắt Việt Nam.
? KH
* Câu văn cuối: “Còn tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim của họ, đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam” gợi cho em suy nghĩ gì? 
 HS
 GV
- Trình bày.
 - Cùng HS nhận xét, bổ sung: Đoạn cuối vẫn tiếp nối tình cảm biểu hiện của tác giả. Cầu Long biên không chỉ làm cho bao thế hệ người dân Việt Nam xúc động mà còn làm cho bao khách du lịch nước ngoài phải “trầm ngâm nện từng bước chân xuống mặt cầu. Họ đứng ở nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu lịch sử”. Chính cầu Long biên như mộ nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng đã góp phần xoá dần khoảng cách giữa ta và họ, để du khách ngày càng xích lại gần với nhân dân Việt Nam. Ý tưởng của tác giả đặng đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam là một ý tưởng đẹp, mới và nhân văn. Với ý tưởng này, cầu Long Biên sẽ còn sống lâu, sẽ trẻ lại, sẽ thành điểm dừng chân du lịch lý thú đối với du khách năm châu khi đến thăm đất nước ta.
- Như vậy cầu Long Biên chính là chứng nhân cho tình yêu của mọi người đối với Việt Nam; Là nhịp cầu của hoà bình và thân thiện; là tình yêu bền chặt trong tâm hồn của tác giả.
? TB
* Em hãy khái quát vai trò chứng nhân của cây cầu được thể hiện trong đoạn cuối văn bản?
 HS
 GV
- Khái quát.
- Bổ sung và chốt nội dung.
- Cầu Long Biên là nhân chứng của sự đổi mới đất nước; nhân chứng cho tình yêu của mọi người đối với Việt Nam.
? TB
* Nêu khái quát những đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa nội của văn bản?
III. Tổng kết - Ghi nhớ.
 HS
- Phép nhân hoá dùng để gọi cầu; lời văn giàu sự kiện chận thực, giàu ý nghiã, giàu cảm xúc chân thành.
- Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử hơn một thế kỷ qua. Ngày nay tuy đã rút về vị trí khiêm nhường, nhưng mãi vẫn là chứng nhân lịch sử không chỉ riêng Hà Nội mà của cả nước.
- Phép nhân hoá dùng để gọi cầu Long Biên cùng lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỷ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.
- Hơn một thế kỷ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Thủ đô Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử không chỉ riêng Hà Nội mà của cả nước.
 HS
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.128).
* Ghi nhớ: 
(SGK,T.128)
IV. Luyện tập.
 HS
- Đọc thêm (SGK,T.128).
? TB
* Ở địa phương em, những di tích lịch sử nào có thể gọi là chứng nhân lịch sử của địa phương?
 HS
 GV
- Suy nghĩ, tìm hiểu và trình bày.
- Cùng HS nhận xét và bổ sung: Ví dụ: nhà tù Sơn La, Cây đa bản Hẹo,...
III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
	- Học bài, nắm chắc nội dung ghi nhớ (SGK,T.128)
	- Đọc kĩ và chuẩn bị nội dung bài Viết đơn tiết sau học.
====================================
Ngày soạn: ...../....../2008 Ngày giảng: 6A: ....../.../2008
 6B: ..../...../2008
 Tiết 124. Tập làm văn:
 VIẾT ĐƠN
A.Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
 - Hiểu các tình huống cần viết đơn: Khi nào viết đơn? Viết đơn để làm gì?
 - Biết cách viết đơn đúng qui cách và nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết đơn.
II. Phần thể hiện trên lớp.
* Ổn định tổ chức: 6A:....................
 6B:.....................
I. Kiểm tra bài cũ: 
 * Câu hỏi: Học xong phần văn miêu tả, em rút ra nhận xét gì về phương pháp làm bài văn tả cảnh và tả người?
 * Yêu cầu: Dù tả cảnh hay tả người thì cũng phải lựa chọn các chi tiết và hình ảnh đặc sắc tiêu biểu, sau đó trình bày theo một thứ tự nhất điịnh. Muốn tả sinh động cần phải biết liên tưởng, tưởng tượng ví son so sánh.
II. Bài mới:
	* Giới thiệu bài: Các em lưu ý, mỗi khi cần nghỉ học vì bị ốm em phải nhờ bố mẹ viết giấy gửi cho giáo viên chủ nhiệm, nói rão lí do xin nghỉ học trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy để viết một lá đơn như thế nào cho đúng. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
GV
-Gọi học sinh đọc bài tập 1 (Các ví dụ 1. 2. 3. 4).
I. Khi nào cần viết đơn
1.Bài tập 1. 
(SGK 131)
?KH
* Từ 4 ví dụ cụ thể trên, em hãy rút ra nhận xét khái quát khi nào thì cần viết đơn hoặc vì sao cần viết đơn?
- Khi ta có 1 nguyện vọng hoặc một yêu cầu nào đó muốn được giải quyết ta viết đơn gửi đến các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn để được giải quyết.
* Khi ta có nguyện vọng họăc một yêu cầu nào đó cần được giải quyết, ta viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn để được giải quyết.
GV
?BT2
 HS
- Gọi học sinh đọc bài tập 2.
* Trong 4 trường hợp ở bài tập 2, trường hợp nào phải viết đơn, nếu viết thì gửi ai?
- Ở bài tập 2 có 3 trường hợp phải viết đơn.
+ Đơn trình báo về việc mất chiếc xe đạp (gửi công an).
+ Đơn xin học lớp nhạc hoạ của trường (ban giám hiệu).
+ Đơn xin chuyển trường, gửi BGH trường cũ và trường mới.
+ Đơn xin học
- Trường hợp gây mất trật tự trong giờ học thì không viết đơn mà viết biên bản kiểm điểm gửi thầy (cô) chủ nhiệm để nhận lỗi và hiểu sửa lỗi.
2. Bài tập 2.
(SGK,T.131).
GV
- Chúng ta đã nắm được khi nào thì cần phải viết đơn. Vậy có những loại đơn nào và những nội dung không thể thiếu trong đơn, chúng ta cùng sang mục 2.
GV
?KH
- Gọi 2 học sinh đọc hai lá đơn trong sách giáo khoa( T.132-133)
* Em có nhận xét gì về cách viết đơn theo mẫu in sẵn và cách viết đơn không theo mẫu viết đơn không theo mẫu in sẵn?
- Viết đơn theo mẫu in sẵn người viết chỉ cần điền từ, câu thích hợp vào những chỗ để trống.
- Viết đơn không theo mẫu người viết phải tự nghĩ nội dung và cách trình bày cho phù hợp ( song vẫn đảm bảo các yêu cầu chung của một lá đơn).
 II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiểu trong đơn.
1. Bài tập 1:
GV
?KH
 HS
?KH
 HS
- Gọi học sinh đọc bài tập 2.
* Cho biết các mục trong hai lá đơn vừa dọc được trình bày theo thứ tự như thế nào? Thao em cả hai mẫu đơn có những điểm gì giống và khác nhau?
- Hai lá đơn được trình bày theo thứ tự sau:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Địa điểm làm đơn và ngày, tháng, năm.
+ Tên đơn.
+ Nơi gửi: kính gửi...
+ Họ tên: Nơi công tác hoặc nơi ở của người viết đơn.
+ Trình bày sự việc, lí do và nguyện vọng ( Đề nghị)
+ Cam đoan và cảm ơn.
+ Kí tên.
- Qua hai mẫu đơn có những điểm giống và khác nhau sau:
+ Giống nhau: Hai lá đơn đều giống nhau phần đầu, phần cuối và thứ tự sắp xếp các mục trong đơn.
+ Khác nhau:
.) Đơn theo mẫu: Phần kê khai về bản thân đầy đủ và chi tiết hơn ( năm sinh, nơi sinh, nơi ở, dân tộc, trình độ văn hoá, trình độ ngoại ngữ...)
 Phần nội dung đơn ( để làm gì?) chỉ ghi nguyện vọng không có lí do ( vì sao).
.) Đơn không theo mẫu: Phần kê khai về bản thân không ghi chi tiết như đơn theo mẫu nhưng phần nội dung thì có cả hai ý: Vì sao gửi đơn? Gửi đơn để làm gì? Đặc biệt phần vì sao? Được trình bày rõ cụ thể chi tiết.
* Qua tìm hiểu theo em những phần nào không thể thiếu trong cả hai loại đơn?
- Những nội dung quan trọng không thể thiếu trong cả hai loại đơn:
+ Đơn gửi ai? ( Cơ quan, tổ chức, cá nhân)
+ Ai gửi đơn? ( Cá nhân hay tập thể)
+ Gửi đơn dể làm gì? ( Mục đích gửi đơn hay là nghuyện vọng đề đạt được giải quyết).
2.Bài tập 2:
 - Đơn theo mẫu.
 - Đơn không theo mẫu.
* Những nội dung không thể thiếu trong đơn:
- Đơn gửi ai? ( Cơ quan, tổ chức, cá nhân)
- Ai gửi đơn? ( Cá nhân hay tập thể)
- Gửi đơn dể làm gì? ( Mục đích gửi đơn hay là nghuyện vọng đề đạt được giải quyết).
GV
? TB
 HS
- Gọi học sinh đọc mục III SGK.
* Viết đơn theo mẫu in ta phải lưu ý điều gì?
- Trình bày.
III. Cách thức viết đơn.
1. Viết đơn theo mẫu.
- Người viết chỉ cần điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết. Chú ý đọc kĩ để trả lời cho đúng nội dung của từng mục trong đơn.
? TB
 HS
 GV
* Viết đơn không theo mẫu ta phải lưu ý những yêu cầu cơ bản nào?
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung, khái quát.
1. Viết đơn không theo mẫu.
- Vẫn phải trình bày theo một thứ tự nhất định gồm 8 mục sau:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Địa điểm làm đơn và ngày, tháng, năm.
+ Tên đơn.
+ Nơi gửi: kính gửi...
+ Họ tên: Nơi công tác hoặc nơi ở của người viết đơn.
+ Trình bày sự việc, lí do và nguyện vọng (Đề nghị)
+ Cam đoan và cảm ơn.
GV
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK, yêu cầu về nhà học thuộc.
- Gọi học sinh đọc một số nội dung bắt buộc lưu ý.
* Ghi nhớ: 
(SGK-134).
IV. Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Học thuộc nội dung bài học, ghi nhớ SGK.
- Tập viết đơn xin vào Đoàn TNCSHCM.
- Về nhà soạn: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
===========================================

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31.doc