Câu hỏi trắc nghiệm và tự luận Ngữ văn lớp 6

Câu hỏi trắc nghiệm và tự luận Ngữ văn lớp 6

 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN LỚP 6

*I.Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong bốn đáp án A, B, C, D

*Câu hỏi ở mức độ nhận biết :Mỗi câu đúng cho 0.25đ hoặc 0,5đ ,thời gian làm bài cho mỗi câu là 1 phút

Câu 1: Từ phức là gì ?

A. Từ có cấu tạo chỉ một tiếng

B.Từ gồm hai hay nhiều tiếng

C.Từ có các tiếng quan hệ với nhau về nghĩa

D. Từ giữa các tiếng có quan hệ láy âm

Đáp án :B

Câu 2 Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?

A. Mượn của tiếng Hán B.Mượn của tiếng Anh

C.Mượn của ngôn ngữ Ấn Âu D.Cả A, B, C đều đúng

Đáp án :A

Câu 3 Nhân vật chính của truyện “ Thánh Gióng” là ai?

A. Hùng Vương B. Sứ giả

C. Thánh Gióng D. Thánh Gióng và sứ giả

Đáp án :C

Câu 4 Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản, đúng hay sai?

A. Đúng B.Sai

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm và tự luận Ngữ văn lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV :Đồng Thị Ngọc 
Trường PTDTBTTHCSĐĂKCHOONG
 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN LỚP 6
*I.Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong bốn đáp án A, B, C, D
*Câu hỏi ở mức độ nhận biết :Mỗi câu đúng cho 0.25đ hoặc 0,5đ ,thời gian làm bài cho mỗi câu là 1 phút 
Câu 1: Từ phức là gì ?
Từ có cấu tạo chỉ một tiếng
B.Từ gồm hai hay nhiều tiếng
C.Từ có các tiếng quan hệ với nhau về nghĩa
D. Từ giữa các tiếng có quan hệ láy âm
Đáp án :B
Câu 2 Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?
Mượn của tiếng Hán 	B.Mượn của tiếng Anh
C.Mượn của ngôn ngữ Ấn Âu	D.Cả A, B, C đều đúng
Đáp án :A
Câu 3 Nhân vật chính của truyện “ Thánh Gióng” là ai?
Hùng Vương 	B. Sứ giả
C. Thánh Gióng	D. Thánh Gióng và sứ giả
Đáp án :C
Câu 4 Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản, đúng hay sai?
Đúng 	B.Sai
Đáp án :A
Câu 5 Có thể giải thích nghĩa của từ bằng mấy cách?
Một	B.Hai 	C.Ba	D.Bốn
Đáp án :B
*Câu hỏi ở mức độ thông hiểu :Mỗi câu đúng cho 0.25đ hoặc 0,5đ ,thời gian làm bài cho mỗi câu là 1.5 phút 
Câu 1 Trong truyện “Sự tích Hồ Gươm”, vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần?
Vì giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược
Nghĩa quân nổi dậy chống giặc nhưng thế lực còn non yếu, nhiều lần bị thua
Lê Lợi muốn mượn gươm.
Cả A, B đều đúng
Đáp án :D
Câu 2 Trong những từ sau, từ nào là từ láy?
	A. mặt mũi 	B. liêu xiêu 	C. học tập 	D. anh chị
Đáp án :B
Câu 3 Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ ?
Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm hai phần: Phần trước ,phần trung tâm .
Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm hai phần: Phần trung tâm ,phần sau .
Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm ba phần: phần trước , Phần trung tâm ,phần sau .
D.Cả A,B ,C đều sai 
Đáp án :C
Câu 4 Trong các cụm danh từ sau ,cụm nào có đủ cấu trúc 3 phần ?
Một lưỡi búa C. Tất cả các bạn học sinh lớp 6 ấy 
Một chàng trai khôi ngô tuấn tú D. Chiếc thuyền buồm 
Đáp án :C
Câu 5 Dòng nào dưới đây nói đúng sự giống nhau giữa lượng từ và số từ ?
Đều đứng trước danh từ 
Đứng liền kề với danh từ có ý nghĩa chỉ số lượng 
Thuộc phần đầu trong cụm danh từ 
Thuộc phần đầu trong cụm danh từ ,đứng trước ,liền kề với danh từ có ý nghĩa chỉ số lượng 
Đáp án :D
Câu hỏi ở mức độ vận dụng :Mỗi câu đúng cho 0.25đ hoặc 0,5đ ,thời gian làm bài cho mỗi câu là 2 phút 
Câu 1 : Trong các câu sau câu nào không chứa lượng từ :
Phú ông gọi ba con gái ra ,lần lượt hỏi tùng người .
Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời .
Chưa thấy Lan trở về .
 D.Một trăm ván cơm nếp .
Đáp án :C
Câu 2: Cụm từ nào dưới đây là cụm danh từ?
 A. Xem ti vi B. Đi chơi xa 
 C. Đang học bài D. Quyển sách kia.
Đáp án :D
Câu 3: Từ nào có thể điền vào chỗ trống cho cả hai câu thơ sau: 
 “Rồi Bác đi dém chăn 
 .........người ..........người một.”
A. Mỗi B. Nhiều C. Từng D. Mấy 
Đáp án :C
 Câu 4: Lựa chọn các từ : Mấy , trăm ,ngàn ,vạn điền vào chỗ trống thích hợp cho các câu sau:
Yêu nhau..... núi cũng trèo 
........sông cũng lội ...đèo cũng qua 
....Năm bia đá thì mòn 
......năm bia miệng vẫn còn trơ trơ 
Đáp án :
A.mấy 
B.Trăm -Ngàn
Câu 5
Câu nào dưới đây mắc lỗi dùng lẫn lộn từ gần âm?
A.Giờ ra chơi ,sân trường rộn rã tiếng cười của học sinh.
B.Hôm nay lớp tôi họp bàn rất sôi nổi .
C.Ông họa sĩ nhấp nhấy bộ ria mép quen thuộc 
 D.Ngày mai chúng em đi tham quan viện bảo tàng.
Đáp án :C
 *II.Tự luận: 
*Câu hỏi ở mức độ nhận biết 
Câu 1 : 2đ
Nêu ý nghĩa truyền thuyết “ Sơn Tinh, Thủy Tinh”
(thời gian làm 7’)
Đáp án:
-Giải thích hiện tượng mưa bão,lũ lụt hàng năm 1đ
-Thể hiện sức mạnh và ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống người Việt cổ 1đ
Câu 2: 2đ
 Thế nào là truyền thuyết?
(thời gian làm 7’)
Đáp án:
 +Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng kì ảo.1đ
 + Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.1đ
Câu 3 : 2đ 
Nêu ý nghĩa của truyện “Con Rồng cháu Tiên”? 
 (thời gian làm 7’)
 Đáp án:
Ý nghĩa: 
 + Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi.1đ
 + Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.1đ
Câu 4 : 2đ 
Thế nào là truyện cổ tích?
(thời gian làm 8’)
 Đáp án: 
-Cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật: nhân vật bất hạnh; nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật.1đ
- Có yếu tố hoang đường, thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.1đ
Câu 5 : 2đ 
Nêu ý nghĩa của truyện Bánh chưng, bánh giầy ?
(thời gian làm 7’)
 Đáp án: 
 - Ý nghĩa:
+ Giải thích nguồn gốc làm bánh chưng, bánh giầy 1đ
+ Đề cao nghề nông, đề cao lao động.1đ
*Câu hỏi ở mức độ thông hiểu :
Câu 1: 1đ 
 Có bao nhiêu số từ trong đoạn văn sau :
Ngày xưa ,có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển .Ngày ngày chồng đi thả lưói ,vợ ở nhà kéo sợi 
(thời gian làm 10’)
Đáp án 
 Tìm số từ trong đoạn văn 
 - hai vợ chồng ông lão 0.5đ 
 -một túp lều nát 0.5đ 
Câu 2 : 3đ 
 a/ Nêu những chi tiết nói về sự ra đời khác thường của Thạch sanh. Qua đó nhân dân muốn thể hiện điều gì?
b/ Nêu nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của truyện Thạch Sanh
(thời gian làm 10’)
Đáp án: 
a. Sự khác thường: 
+ Thái tử đầu thai . Mẹ mang thai nhiều năm 0.5đ 
 + Thiên thần dạy võ, phép thần.0.5đ 
-> Con người bình thường cũng là những con người có khả năng, phẩm chất kì lạ.0.5đ 
b. Người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu người bị hại.0.5đ 
 - Thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình.0.5đ 
 - Có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì, giàu ý nghĩa.0.5đ 
Câu 3:2đ
-Dựa vào quy tắc viết hoa các danh từ, em hãy chữa lỗi chính tả trong đoạn văn sau: 
 Một năm sau khi đuổi được giặc minh, Lê lợi - bấy giờ đã làm vua , cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả vọng. Nhân dịp đó, long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm. 
 (thời gian làm 10’) 
 Đáp án: 
 Tìm được các lỗi chính tả sau:
 + minh -> Minh 0.5đ 
 +Tả vọng -> Tả Vọng 0.5đ 
 +lê lợi -> Lê Lợi 0.5đ 
 +long Quân -> Long Quân 0.5đ 
Câu 4 2đ 
a,Nêu đặc điểm của từ? Cho biết từ là gì?
b,Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau.
(thời gian làm 15’)
 Đáp án: 
a,
 -Tiếng dùng để tạo từ. Từ dùng để tạo câu. Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ.0.5đ 
 -Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.0.5đ 
 b,
 - Giống: đều là từ phức có 2 tiếng trở lên.
 - Khác: + Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.0.5đ 
 + Từ láy: giữa các tiếng có quan hệ với nhau về láy âm.0.5đ 
Câu 5 :3đ 
Thế nào là danh từ riêng, danh từ chung? Cho ví dụ cụ thể.
(thời gian làm 15’)
 - Đáp án:
 - Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương1đ
 - Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật.1đ
 * Ví dụ: HS tự lấy mỗi loại một ví dụ.1đ (mỗi ví dụ 0.5đ)
*Câu hỏi ở mức độ vận dụng:
Câu 1 :2đ 
Xác định cụm danh từ trong đoạn văn sau :
 Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn .Vua ,hoàng hậu ,công chúa ,hoàng tử và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền .Mã Lương đưa thêm vài nét bút ,gió thổi lên nhè nhẹ ,mặt biển nổi sóng lăn tăn ,thuyền từ từ ra khơi .
(thời gian làm 10’)
Đáp án Xác định cụm danh từ 
một chiếc thuyền buồm lớn 1đ
 - các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền 1đ
Câu 2 : 2đ 
a/Thế nào là từ ghép?
 b/Đặt câu với mỗi từ ghép sau:bàn ghế,bút mực.
(thời gian làm 10’)
 Đáp án 
Câu a -Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. 1đ
Câu b Học sinh đặt câu đúng với mỗi từ ghép mỗi câu được 1 điểm 
-Ví dụ :+Năm nay ,trường em có rất nhiều bàn ghế đẹp 
 + Chiếc bút mực mẹ tặng em rất đẹp 
Câu 3 : (10đ khi KT 1Tiết hoặc thang điểm 5 -6 nếu thi HK)
 Đề: Kể về một người thân của em (ông bà,bố mẹ ,anh chị ...)
(thời gian làm 90’hoặc 45 ‘)
. Đáp án :theo thang điểm 10
 1. Mở bài: (1.5đ)
 -Giới thiệu chung về người thân(về tuổi tác,vóc dáng,nghề nghiệp...)
 2. Thân bài(7đ)
-Kể cụ thể về người thân
+Công việc hằng ngày(làm gì ? ở đâu? tinh thần,thái độ ,làm việc như thế nào?...) (2đ)
+Sở thích của người thân (ngoài công việc hằng ngày ,người thân của em thích làm gì?...)và thể hiện sở thích đó như thế nào? Em học tập được gì?(3đ)
+Tình cảm của người thân đối với em và gia đình như thế nào?...(1đ)
+Thái độ của em và mọi người trong gia đình đối với người thân đó như thế nào?(1đ)
 3. Kết bài: (1.5đ)
- Nêu cảm nghĩ của em về người thân đó
+ Yêu mến, học tập ...
+ Tình cảm càng ngày càng gắn bó hơn.
 C.Biểu điểm :
 -Điểm 9 -10: Làm bài hoàn chỉnh về mặt hình thức (3phần rõ ràng),nội dung đầy đủ các ý Trong quá trình viết bài có sự sáng tạo độc đáo ,diễn đạt mạch lạc ,trôi chảy ,không có lỗi chính tả . 
 -Điểm 7-8: Làm hoàn chỉnh về mặt hình thức ,diễn đạt trôi chảy ,có sự sáng tạo nhưng chưa đặc sắc ,không mắc lỗi chính tả .
 -Điểm 5-6: Hình thức trình bày được ,nội dung đủ ý nhưng cách diễn đạt chưa trôi chảy,chưa có sự sáng tạo trong bài viết ,mắc dưới 10 lỗi chính tả .
 -Điểm 3-4: Bài làm bố cục chưa trọn vẹn .Nội dung sơ sài ,diễn đạt lủng củng ,sai nhiều lỗi chính tả .
 - Điểm 1-2: Bài làm quá sơ sài ,chỉ viết được một đoạn văn rời rạc ,không đảm bảo về nội dung ,hình thức.
 -Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn .
Câu 4 
 (10đ khi KT 1Tiết hoặc thang điểm 5-6 nếu thi HK)
Đề: Kể về một người bạn tốt trong lớp (hoặc nơi em ở) mà em yêu mến.
(thời gian làm 90’hoặc 45 ‘)
 . Đáp án theo thang điểm 10
 1. Mở bài: (1.5đ)
 - Giới thiệu về người bạn tốt mà mình yêu mến.
+ Tên, mối quan hệ giữa em và bạn.
+ Lý do em yêu mến bạn.
 2. Thân bài (7đ)
 - Kể những phẩm chất, việc làm tốt đẹp của bạn ( có thể kể xuôi hoặc kể ngược):
+ Bạn chăm chỉ, chuyên cần trong học tập: học ở thầy, ở bạn.
+ Tận tình giúp đỡ bạn, không ngại khó, ngại khổ.
+ Tham gia nhiệt tình các hoạt động Đội: đội viên gương mẫu.
+ Tự giác giúp đỡ công việc nhà cho bố mẹ.
+ Tính tình hiền lành, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, được bạn bè tin yêu.
 3. Kết bài: (1.5đ)
- Nêu cảm nghĩ của em về bạn:
+ Yêu mến, học tập bạn.
+ Tình cảm càng ngày càng gắn bó hơn.
 C.Biểu điểm :
 -Điểm 9 -10: Làm bài hoàn chỉnh về mặt hình thức (3phần rõ ràng),nội dung đầy đủ các ý Trong quá trình viết bài có sự sáng tạo độc đáo ,diễn đạt mạch lạc ,trôi chảy ,không có lỗi chính tả . 
 -Điểm 7-8: Làm hoàn chỉnh về mặt hình thức ,diễn đạt trôi chảy ,có sự sáng tạo nhưng chưa đặc sắc ,không mắc lỗi chính tả  ...  ngữ 
C. Điệp ngữ, chơi chữ	D. Nhân hoá, so sánh
Đáp án C
Câu 5: Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật nào khi tả vẻ đẹp của hai chị em Kiều trong đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" là gì?
	A. Ước lệ tượng trưng	B. Tả cảnh ngụ tình	C. Miêu tả cụ thể 	D. Bút pháp hiện thực
Đáp án A
II. Tự luận: 
*Câu hỏi ở mức độ nhận biết 
Câu 1: (2 đ) 
Thuật ngữ là gì ? Cho ví dụ 2 thuật ngữ
(thời gian làm 8’)
Đáp án :
- Khái niệm thuật ngữ: là những từ dùng để chỉ khái niệm khoa học, công nghệ , thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ 1đ
HS cho đúng 2 VD 1đ
Câu 2: (1 đ) 
 Nêu nội dung văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” 
(thời gian làm 8’)
Đáp án :Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị 1đ
Câu 3: (2 đ) 
Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu 
(thời gian làm 10’)
Đáp án :
HS trình bày đủ các ý sau:
-Là người có nghị lực sống và cống hiến cho đời: tuy bị mù nhưng ông gánh vác cả ba trách nhiệm vừa là thầy giáo, thầy thuốc, vừa là nhà thơ...1đ
-Là người yêu nước, có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm, sáng tác nhiều thơ văn cổ vũ lòng yêu nước, truyền bá đạo lí 1đ
Câu 4 (2 đ) 
 Nêu ý nghĩa văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.” 
Đáp án :
Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G.G.Mác-két đối với hoà bình nhân loại 1đ
(thời gian làm 8’)
Câu 5 :(2.5đ) 
a.Nêu giá trị nhân đạo của “Truyện Kiều”. 
b. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du như thế nào? 
(thời gian làm 10’)
Đáp án :
+ Giá trị nhân đạo của “Truyện Kiều”: 
 - Cảm thương sâu sắc với số phận bi kịch của con người 0.5đ
- Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người. 0.5đ
 - Khẳng định, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức đến phẩm chất, những khát vọng chân chính. 0.5đ
+Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích: 
-Tố cáo, căm phẫn sâu sắc thế lực đồng tiền chà đạp lên nhân phẩm con người 0.5đ
- Cảm thương, đau đớn xót xa cho thân phận người phụ nữ bị chà đạp lên nhân phẩm 0.5đ
*Câu hỏi ở mức độ thông hiểu :
Câu 5 (3đ)
 Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Cho ví dụ minh họa.
(thời gian làm 15’)
Đáp án :
- Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp 2đ (mỗi ý 0.5đ)
Cách dẫn trực tíêp
- Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.0.5đ)
- Được đặt trong dấu ngoặc kép.0.5đ)
Cách dẫn gián tiếp
- Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp.0.5đ)
- Không đặt trong dấu ngoặc kép.0.5đ)
- HS cho ví dụ minh hoạ: 
+ Một ví dụ về cách dẫn trực tiếp 0.5đ
+ Một ví dụ về cách dẫn gián tiếp 0.5đ
Câu 2:(3đ)
 Trong những câu thơ sau, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
 Một hai nghiêng nước nghiêng thành
 Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.”
 ( Truyện Kiều - Nguyễn Du)
(thời gian làm 15’)
Đáp án :
- HS chỉ rõ các biện pháp tu từ được sử dụng 
+ Ẩn dụ: “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”1đ
+ Nhân hoá : “hoa ghen, liễu hờn”1đ
 + Nói quá: “nghiêng nước nghiêng thành”1đ
Câu 3 :(3đ) Chép theo trí nhớ 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Phân tích để thấy rõ tâm trạng của Kiều qua những câu thơ đó.(3đ)
(thời gian làm 25’)
Đáp án :
- Chép chính xác đoạn thơ theo yêu cầu tối đa 1 đ, cứ sai 2 lỗi trừ 0.25 đ
- Hs phân tích làm rõ được những ý sau: 
:+ Nhìn cánh buồm thấp thoáng ngoài khơi xa gợi cho Kiều nỗi buồn nhớ quê hương, gia đình. 0.5đ
 + Nhìn cánh hoa trôi trên dòng nước mới xa,gợi cho Kiều nỗi buồn về thân phận trôi dạt của mình... 0.5đ
 + Nhìn nội cỏ dầu dầu một mầu xanh xa tít mù tắp gợi cho Kiều nỗi buồn về cuộc sống tẻ nhạt không lối thoát ở đây không biết đến khi nào... 0.5đ
 + Nhìn gió cuốn mặt duềnh,tiếng ầm ầm sóng vỗ khiến Kiều hoảng sợ,lo lắng cuộc đời chuẩn bị vùi dập.... 0.5đ
Câu 4:(3đ) 
-Chép lại ( theo trí nhớ ) khổ thơ đầu của bài Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận).Hãy cho biết nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
(thời gian làm 22’)
Đáp án :
-Học sinh chép đúng , đủ 4 câu thơ đầu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá .
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa .
 Sóng đã cài then ,đêm sập cửa .
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi ,
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
+Chép đúng được 1đ
+ HS chép thiếu 1 câu trừ (0,5đ)
+HS chép sai từ 2 lỗi chính tả trở lên thì trừ (0,25đ)
-Nội dung của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá :(0,5đ)
+Thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động.0,5đ
+Bộc lộ niềm vui ,niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống0,5đ
 Nghệ thuật của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá 
+Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng ,tưởng tượng phong phú,độc đáo 0,5đ
+Bài thơ có âm hưởng khỏe khoắn ,hào hùng ,lạc quan.0,5đ
Câu 5
Nêu vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
(thời gian làm 20’)
-Đáp án :
Học sinh nêu được những ý sau:
+Cơ sở gắn bó tình đồng chí 1đ
+Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí trong cuộc sống chiến đấu 1đ
+Ý nghĩa và biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí 1đ
*Câu hỏi ở mức độ vận dụng :
Câu 1 :5 điểm 
-Hãy viết đoạn văn (Từ 12-15 dòng) nêu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thanh Long.	Giới thiệu nhân vật anh thanh niên với công việc và hoàn cảnh sống của anh 
(thời gian làm 25’)
Đáp án 
-Nét đẹp trong tâm hồn ( có dẫn chứng để minh họa ) .
 + ý thức được công việc...
 +yêu nghề, yêu cuộc sống, sống ngăn nắp.
 +Có tinh thần trách nhiệm cao, tìm thấy niềm vui ngoài công việc ( đọc sách, trồng hoa, nuôi gà) 
+ Khiêm tốn, quan tâm đến người khác , khát khao trò chuyện....
-Đánh giá về nhân vật : 
 + Nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống, suy nghĩ về công việc, ý nghĩa của công việc ...
 +Em học tập ở anh thanh niên những gì .
Câu 2 : 5 điểm 
(thời gian làm 45’)
Thuyết minh về một loài cây.
Mở bài: Giới thiệu loài cây .
Thân bài: 
 - Nêu nguồn gốc, lịch sử loài cây.
+Thuộc họ nào?
+ Xuất xứ từ đâu? Được nhập vào Việt Nam khi nào?
+ Hiện được trồng nhiều nhất ở địa phương nào?
- Cách gieo trồng chăm sóc.
- Giá trị của loài cây đó.
Kết bài. Triển vọng của loài cây đó.
Biểu điểm:
Bài viết bố cục chặt chẽ, đúng kiểu bài thuyết minh, diễn đạt mạch lạc, đủ các ý trên, có sáng tạo, kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật vào bài làm. Không sai các lỗi cơ bản trong quá trình tạo lập văn bản tối đa 5 điểm 
(5 đ)
Hs làm đủ các ý trên,bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, biết kết hợp các biện pháp nghệ thuật vào bài làm, sai dưới 5 lỗi chính tả.
(4 đ)
Bài làm bố cục rõ ràng, tương đối đủ các ý trên, chỉ thiếu một vài ý nhỏ, có kết hợp các biện pháp nghệ thuật vào bài làm, diễn đạt lan man, đôi chỗ lủng củng, Sai dưới 10 lỗi chính tả.
(3 đ)
Bài viết thiếu các ý cơ bản, chưa đáp ứng được các yêu cầu của dàn bài. Kĩ năng viết văn thuyết minh còn kém, sai dưới 15 lỗi chính tả.
(2 đ)
Bài viết thiếu nhiều ý cơ bản, lộn xộn, bố cục không rõ ràng. Sai dưới 20 lỗi chính tả.
(1 đ)
Hs làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
0 đ
Câu 3 :5 điểm 
Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi.
(thời gian làm 45’)
*Mở bài: Giới thiệu cây bút bi (bút máy), đồ dùng học tập không thể thiếu của học sinh.
*Thân bài: Thuyết minh
	- Giới thiệu một vài loại bút bi (bút máy), loại bút HS dùng phổ biến (nhãn hiệu, màu mực)
	- Cấu tạo của bút: Vỏ bút (hình dáng, chất liệu, trang trí), công dụng của vỏ bút (bọc ruột, vừa tầm tay ầm, viết dễ; Ruột bút; Ngòi bút; Nắp bút...
	- Cách sử dụng: Bút đậy nắp; bút bấm; khi viết; sau khi viết xong
	- Cách bảo quản bút
*Kết bài: Vai trò của cây bút đối với HS nói riêng, đối với mọi người nói chung.
Biểu điểm 
- Bài làm thuyết minh rõ, chính xác về cây bút bi (bút máy), văn viết mạch lạc, dùng từ ngữ chính xác, biết kết hợp các phương pháp thuyết minh một cách phù hợp, có bố cục chặt chẽ.
.Không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
5 điểm
 - Bài làm thuyết minh rõ, chính xác về cây bút bi (bút máy) nhưng cách dùng từ ngữ chưa chuẩn, chưa phù hợp, chưa vận dụng linh hoạt các Phương pháp thuyết minh,sai dưới 10 lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả
Từ 3-4 điểm
- Bài làm chưa thuyết minh rõ ,còn sơ sài; chưa chặt chẽ, mạch lạc, còn sai sót về chính tả, cách dùng từ.
Từ 2-3 điểm
- Bài làm sai về phương pháp, quá sơ sài; bài làm không đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức, sai nhiều về chính tả, cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt quá lủng củng hoặc không biết diễn đạt.
1-2 điểm
- Bỏ giấy trắng hoặc hoàn toàn lạc đề.
0 điểm
Câu 4 :10 điểm 
ĐỀ: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
(thời gian làm 90’)
Đáp án:
- Kiểu bài: Thuyết minh, có sử dụng một số yếu tố nghệ thuật.
- Hình thức: Thuyết minh dưới hình thức kể lại.
- Nội dung: Giới thiệu về con trâu trong đời sống người Việt.
Dàn ý:
a.Mở bài: (1 đ)
 .Giới thiệu chung về con trâu ở làng quê VN.
b. Thân bài: (8đ)
- Con trâu trong nghề làm ruộng.
- Con trâu trong một số lễ hội.
- Con trâu với tuổi thơ nông thôn.
- Con trâu tài sản lớn của người nông dân.
(...)
c. Kết bài: (1đ)
Tình cảm của người nông dân đối với con trâu.
Câu 5 :10 điểm 
 Đề: Kể về cuộc gặp gỡ các anh bộ đội nhân ngày thành lập QĐND Việt Nam (22 - 12). Trong buổi gặp gỡ đó em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
(thời gian làm 90’)
Đáp án:
I.Dàn bài:
1.Mở bài (1 đ) Giới thiệu tình huống đưa tới cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó
2.Thân bài: (8 đ) Kể diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó ( xen lẫn miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại...)
- Em thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
3.Kết bài: (1 đ) Kết thúc cuộc gặp gỡ
 Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật
II.Biểu điểm: 
- Điểm 9, 10: HS làm đúng kiểu bài, kết hợp linh hoạt, nhuần nhuyễn yếu tố miêu tả ,miêu tả nội tâm nội tâm,yếu tố nghị luận , làm đầy đủ các ý trên, viết mạch lạc, trôi chảy, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu ...
Tối đa 10đ, sai dưới 5 lỗi tối đa 9đ.
- Điểm 7, 8: HS làm đúng kiểu bài, có sử dụng miêu tả ,miêu tả nội tâm ,yếu tố nghị luận thiếu một vài ý nhỏ, văn viết trôi chảy, bố cục rõ ràng, sai dưới 10 lỗi.
- Điểm 5, 6: HS làm đúng kiểu bài, có sử dụng miêu tả và miêu tả nội tâm , thiếu ý theo đáp án, văn viết đôi chỗ lủng củng, bố cục chưa rõ ràng, sai dưới 15 lỗi.
- Điểm 3, 4: HS làm đúng kiểu bài, bài làm sơ sài bố cục lộn xộn, diễn đạt lan man, sai dưới 20 lỗi.
- Điểm 1, 2: HS làm quá sơ sài, bố cục lộn xộn, diễn đạt lủng củng, lan man, sai trên 20 lỗi.
- Điểm 0: HS làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

Tài liệu đính kèm:

  • doccau hoi trac nghiem.doc