Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 26 - Trường THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 26 - Trường THCS Tô Hiệu

Tiết 101. Tiếng Việt:

HOÁN DỤ

A. Phần chuẩn bị.

 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:

 - Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ và tác dụng của hoán dụ.

 - Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ.

 II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV; soạn giáo án.

 - Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên.

B. Phần thể hiện trên lớp.

 * Ổn định tổ chức: (1 phút).

 - Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A:./19.

 Lớp 6B:./18

 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Miệng

 * Câu hỏi:

 Ẩn dụ là gì? Có những kiểu ẩn dụ nào? Lấy một ví dụ có sử dụng ẩn dụ? Nói rõ đó là kiểu ẩn dụ nào?

 * Đáp án - Biểu điểm:

( 4 điểm) - Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

(4 điểm) - Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là:

 + Ẩn dụ hình thức.

 + Ẩn dụ cách thức.

 + Ẩn dụ phẩm chất.

 + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 26 - Trường THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
NGỮ VĂN - BÀI 24, 25
Kết quả cần đạt.
 - Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ và tác dụng của hoán dụ. 
 - Nắm được đặc điểm thể thơ bốn chữ và tập làm thể thơ này. Biết vận dụng yếu tố kể và tả khi tập làm thơ bốn chữ.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
Ngày soạn: 06/3/2008 Ngày giảng: 10/3/2008
 Tiết 101. Tiếng Việt:
HOÁN DỤ
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
 - Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ và tác dụng của hoán dụ. 
 - Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ.
 II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV; soạn giáo án.
 - Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên. 
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1 phút).
 - Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A:...../19.
	 Lớp 6B:...../18
 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Miệng	
	* Câu hỏi:
	Ẩn dụ là gì? Có những kiểu ẩn dụ nào? Lấy một ví dụ có sử dụng ẩn dụ? Nói rõ đó là kiểu ẩn dụ nào?
	* Đáp án - Biểu điểm:
( 4 điểm) - Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
(4 điểm) - Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là:
	+ Ẩn dụ hình thức.
	+ Ẩn dụ cách thức.
	+ Ẩn dụ phẩm chất.
	+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
(2 điểm) - Ví dụ: 
	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
	=> Mặt trời (trong lăng) là hình ảnh ẩn dụ phẩm chất Š Bác Hồ.
 II. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1 phút). 
	Như các em đã biết, biện pháp so sánh, ẩn dụ là dự trên mối qua hệ tương đồng giữa các sự vật hiện tượng. Vậy biện pháp hoán dụ được dựa trên mối quan hệ nào giữa các sự vật hiện tượng? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu điều này.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 GV
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
 GV
 GV
? KH
 HS
? TB
 HS
 GV
 HS
? TB
 HS
 GV
 GV
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
 GV
 HS
GV
 GV
 HS
?BT1
 HS
 GV
?BT2
 HS
 GV
?BT3
 HS
 GV
- Ghi ví dụ lên bảng:
Ví dụ 1: 
a) Áo nâu liền với áo xanh.
 Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
 (Tố Hữu)
- Đọc ví dụ, chú ý các từ ngữ được gạch chân (in đậm trong SGK).
* Trong câu thơ của Tố Hữu, những từ in đậm chỉ ai? 
- Áo nâu chỉ người nông dân; áo xanh chỉ người công nhân.
- Nông thôn chỉ những người dân sống ở nông thôn; thị thành chỉ những người dân sống ở thành thị.
* Theo em, giữa các từ in đậm (áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành) với sự vật mà nó biểu thị có mối quan hệ như thế nào? 
- Trong ví dụ trên, ở dòng thơ thứ nhất, dùng áo nâu để chỉ nông dân, dùng áo xanh để chỉ công nhân, cách nói này dựa trên mối quan hệ gần gũi về đặc điểm tính chất giữa dấu hiệu với sự vật có dấu hiệu (người nông dân thường mặc áo nhuộm màu nâu; công nhân di làm thường mặc áo bảo hộ lao động màu xanh). Trong câu thơ thứ hai, dùng từ nông thôn để chỉ những người sống ở nông thôn, từ thị thành chỉ những người dân sống ở thành thị, cách nói này dựa trên mối quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng (nông thôn, thị thành là vật chứa đựng - nơi ở của nông dân và người dân thành thị).
=> Như vậy, ta thấy trong ví dụ trên, các từ in đậm với sự vật mà nó biểu thị có mối quan hệ đi đôi, gần gũi với nhau. cụ thể nói đến sự vật này là nghĩ đến sự vật kia. Mối quan hệ đi đôi này là mối quan hệ khách quan (tất yếu). Đây là điểm biệt cơ bản với mối qua hệ trong phép ẩn dụ. Ở ẩn dụ là mối qua hệ chủ quan dựa trên sự tương đồng (không tất yếu).
- Với ví dụ trên, cô giáo có cách diễn đạt khác:
b) Tất cả nông dân sống ở nông thôn và công nhân, người dân sống ở thành thị đều đứng lên.
* Em hãy so sánh cách diễn đạt này với câu thơ của Tố Hữu và cho biết nhận xét của em?
- Hai ví dụ này cùng diễn đạt một nội dung, song cách diễn đạt thứ nhất (câu thơ của Tố Hữu) ngắn gọn và hàm súc, có sức gợi hình, gợi cảm cao, nêu bật được đặc điểm của những đối tượng được nói đến. Còn cách diễn đạt thớ hai chỉ mang tính chất thông báo sự kiện, không có giá trị biểu cảm.
* Cách diễn đạt trong câu thơ của Tố Hữu chính là hoán dụ. Vậy em hiểu hoán dụ là gì?
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học.
- Đọc ghi nhớ: (SGK,T.82).
* Căn cứ vào nội dung bài học, em hãy lấy một ví dụ có sử dụng phép hoán dụ?
- Ví dụ: 
 Cả lớp đều im lặng, lắng nghe cô giáo giảng bài.
Š Cả lớp là hoán dụ chỉ những học sinh có mặt trong lớp học. 
- Chuyển: Các em đã nắm được thế nào là ẩn dụ, tác dụng của ẩn dụ. Vậy có những kiểu ẩn dụ nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần II.Š 
- Nhắc lại mối quan hệ đã tìm hiểu trong ví dụ 1. 
- Dùng bảng phụ có ghi các ví dụ (SGK,T.83):
Ví dụ 2:
a) Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
b) Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Ca dao)
c) Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
(Tố Hữu)
- Đọc Ví dụ, chú ý từ gạch chân (im đậm trong sách giáo khoa).
* Em hiểu những từ gạch chân trong các ví dụ trên như thế nào? Vì sao?
- Từ Bàn tay ta : Chỉ người lao động Š Vì bàn tay là một bộ phận của cơ thể con người, là công cụ đặc biệt để lao động, cho nên nói bàn tay ta làm nên tất cả, ta hiểu là người lao động làm nên tất cả.
- Từ Một: Chỉ số ít; Ba : Chỉ số nhiều Š một, ba là số lượng cụ thể dùng thay cho số ít và số nhiều là cái trừu tượng. Và như vậy câu ca dao này ta có thể hiểu: Một người không thể làm được việc lớn; nhiều người đoàn kết lại làm được việc lớn là điều hiển nhiên.
- Từ đổ máu: Chỉ chiến tranh, chiến sự Š Vì từ đổ máu là dấu hiệu thường được dùng để chỉ sự hy sinh, mất mát trong chiến tranh nói chung. Trong khổ thơ của Tố Hữu có thể hiểu ngày Huế đổ máu tức là ngày Huế xảy ra chiến sự.
* Vậy, qua phân tích ví dụ, ta thấy những từ được gạch chân với những sự vật, khái niệm, hiện tượng mà nó biểu thị có mối quan hệ như thế nào với nhau?
 a) Quan hệ giữa bộ phận với toàn thể (lấy bộ phận để gọi toàn thể)
 b) Quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng (lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng).
 c) Quan hệ giữa dấu hiệu với vật có dấu hiệu (lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật).
* Căn cứ vào mối quan hệ được sử dụng trong hoán dụ, em hãy cho biết có mấy kiểu hoán dụ thường gặp?
- Trình bày:
 Những kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy bộ phận để gọi toàn thể; 
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng;
+ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;
+ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
- Nhận xét , bổ sung và chốt nội dung bài học Š
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.83).
Chuyển: Để các em nắm chắc hơn nội dụng bài học, chúng ta cùng luyện tập trong phần III.
- Dùng bảng phụ.
- Đọc yêu cầu bài tập 1(SGK,T.84)
* Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì?
a) Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.
(Hồ Chí Minh)
b) Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,
 Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.
 (Hồ Chí Minh)
c) Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
 (Tố Hữu)
d) Vì sao? trái đất nặng ân tình
 Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh.
(Tố Hữu)
- Suy nghĩ và trình bày.
- Cùng học sinh nhận xét, chữa bổ sung và ghi tóm tắt kết quả lên bảng.
* Hoán dụ có gì giống và có gì khác ẩn dụ? cho ví dụ minh hoạ.
- Suy nghĩ cá nhân - trình bày.
Š Cùng học sinh nhận xét, chữa bổ sung:
- Giống nhau: Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.
- Khác nhau: 
+ Ẩn dụ : Dựa vào mối quan hệ tương đồng (giồng nhau).
+ Hoán dụ: Dựa vào mối quan hệ tương cận (gần gũi).
- Ví dụ:
Ẩn dụ:
 Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm.
 (Minh Huệ)
- Người cha: Bác Hồ.
Hoán dụ:
 Đầu xanh có tội tình gì?
 Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
(Ca dao)
- Đầu xanh: tuổi trẻ.
- Má hồng: người con gái.
- Chính tả (nhớ - viết).
- Yêu cầu học sinh nhớ lại 7 khổ thơ cuối của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” và viết lại (Lưu ý học sinh viết đúng chính tả tr/ch; l/đ; b/v, t/th, khoảng cách giữa các khổ thơ).
- Viết bài 5 phút
- Thu một số bài - nhận xét, chữa lỗi.
I. Hoán dụ là gì? 
(9 phút)
 1. Ví dụ:
 (SGK.T.68).
 (SGK,T.41)
 (SGK,T.41)
 2. Bài học:
 Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
 * Ghi nhớ:
 (SGK,T.82)
II. Các kiểu hoán dụ.
(8 phút)
 1. Ví dụ:
 (SGK,T.83)
 2. Bài học: 
 Có bốn kiểu Hoán dụ thường gặp là:
 - Lấy bộ phận để gọi toàn thể; 
 - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng;
 - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;
 - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
* Ghi nhớ: 
 (SGK,T.83)
III. Luyện tập.
(15 phút)
 1. Bài tập 1: 
 (SGK,T.84)
a) Làng xóm - người nông dân => (quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng)
b) Mười năm - thời gian trước mắt.
 Trăm năm - thời gian lâu dài
=> Quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng. 
c) Áo chàm - chỉ người Việt Bắc => Quan hệ giữa dấu hiệu với vật có dấu hiệu
d) Trái đất - chỉ nhân loại (người sống trên trái đất) => Quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
2. Bài tập 2: 
 (SGK,T. 84)
 So sánh ẩn dụ và hoán dụ:
- Giống nhau: Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.
- Khác nhau: 
+ Ẩn dụ : Dựa vào mối quan hệ tương đồng (giồng nhau).
+ Hoán dụ: Dựa vào mối quan hệ tương cận (gần gũi).
 3. Bài tập 3:
(SGK,T.84)
III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
	- Học bài, nắm chắc 2 ghi nhớ (SGK,T.82, 83)
	- Làm bài tập 3, 4 (Sách bài tập).
	- Đọc kĩ và chuẩn bị nội dung bài tập làm văn Làm thơ bốn chữ theo yêu cầu trong SGK, T.84, 85, 86). Tiết sau tập tàm thơ bốn chữ.
====================================
Ngày soạn: 09/ 3/2008 Ngày giảng: 12/3/2008
 Tiết 102. Tập làm văn:
TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
	- Bước đầu nắm được đặc điểm thơ bốn chữ.
	- Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV - soạn giáo án. 
 - Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (trả lời các câu hỏi - 5 bài tập trong sách giáo khoa).
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:......./19
 + Lớp 6 B:......../18 
 I. Kiểm tra bài cũ : 
	(Kết hợp trong quá trình thể hiện trên lớp)
 II. Dạy bài mới: 
 * Giới thiệu bài: (1 phút).
	Các em đã được làm quen với thể thơ bốn chữ, đây là thể thơ xuất hiện nhiều trong tục ngữc ca dao, đặc biệt là vè. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một số đặc điểm của thể thơ này trong tiết Tập làm thơ bốn chữ ... bão?
- Vẻ đẹp Cô Tô sau trận bão thật độc đáo. Đó là vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi của bầu trời, của cây cối trên núi đảo, của nước biển, của cát ở mức độ ngày càng tăng, những sắc màu thật gợi cảm, có tác dụng khắc hoạ một bức tranh biển đảo có một vẻ đẹp tinh khôi, phóng khoáng như một bức tranh sơn mài. 
- Nhận xét, bổ sung và khái quát nội dung Š 
- Nguyễn Tuân thường nhìn người và cảnh dưới con mắt thẩm mĩ. Ông thường có cảm hứng dào dạt trước cảnh sắc, đặc biệt hùng vĩ, dữ dội hoặc tuyệt mĩ. Ông say mê phát hiện ra vẻ đẹp và sự giàu có của thiên nhiên, quê hương đất nước mình. Đó là biểu hiện cụ thể của tình cảm yêu nước, tinh thần dân tộc của Nguyễn Tuân. Bước tranh Cô Tô đẹp còn vì có tình người luôn biểu hiện trong đó.
- Đọc diễn cảm lại toàn bộ văn bản.
- Cùng học sinh nhận xét, uốn nắn cách đọc.
I. Đọc và tìm hiểu chung. (10 phút)
 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
 - Nguyễn Tuân (1910 - 1987) quê ở Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể loại tuỳ bút và kí.
- Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí (thiên kí) Cô Tô. 
 2. Đọc văn bản:
II. Phân tích văn bản.
(22 phút)
 1. Cảnh đảo Cô Tô sau trận bão:
 Cô Tô đẹp một vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi, phóng khoáng.
* Luyện tập tiết 1:
(5 phút)
III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
	- Về nhà đọc, tóm tắt toàn bộ nội dung của văn bản; tập phân tích lại nội dung đã phân tích trên lớp.
	- Đọc và chuẩn bị tiếp phần còn lại, tiết sau học tiếp.
==================================
Ngày soạn:12/03/2008 Ngày giảng: 15/3/2008
 Tiết 104. Văn bản:
 CÔ TÔ (tiếp theo)
 Nguyễn Tuân 
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Tiếp tục giúp học sinh:
	- Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
	- Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của Nguyễn Tuân.
	- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích, cảm nhận một văn bản có nhiều hình ảnh gợi hình, gợi cảm.
 II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên đọc kĩ SGK, SGV; soạn giáo án.
 - Học sinh: Học bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. 
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1 phút).
 - Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A:...../19.
	 Lớp 6B:...../18
 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Miệng	
	* Câu hỏi:
	Cảnh Đảo Cô Tô sau trận bão được tác giả Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào? Em học tập được gì về cách miêu tả qua phần đầu của văn bản?
	* Đáp án - Biểu điểm:
( 5 điểm) - Cảnh đảo Cô Tô sau trận bão đó là một bức tranh biển - đảo đẹp một vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi, phóng khoáng.
(5 điểm) - Qua phần đầu văn bản ta học được cách miêu tả đó là: Cách lựa chọn vị trí quan sát cần thuận lợi có thể bao quát được toàn cảnh; cách sử dụng từ ngữ giàu sức gợi tả,...
 II. Dạy bài mới:
	* Giới thiệu:(1 phút)
	Trong phần đầu của văn bản, tác giả đã cho ta thấy vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão, qua tài năng quan sát, miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân, cảnh đẹp của đảo Cô Tô còn được phát hiện ở những thời điểm và khía cạnh khác như cảnh mặt trời mọc, cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô. Để giúp các em thấy rõ điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 GV
 HS1
 HS2
? TB
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
 GV
? KH
 HS
 GV
 GV 
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
 GV
? TB
 HS
? TB
 HS
 GV
 HS
 GV
- Ghi các đề mục đã tìm hiểu lên bảng.
(1 phút)
Đọc lại toàn bộ văn bản. (3 phút).
- Đọc lại đoạn 2 từ “Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu” Š “là là nhịp cánh”.
* Nhắc lại nội dung đoạn văn bản vừa đọc? Š
- Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.
* Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết hình ảnh nào?
- Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. 
- Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn chĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thăm thẳm và đường bệ đặt trên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh [...].
- Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại... một con hải âu là là nhịp cánh.
* Em có nhận xét gì về trình tự cũng như nghệ thuật miêu tả của tác giả trong các chi tiết trên?
- Tác giả miêu tả cảnh mặt trời mọc theo trình tự thời gian: Trước khi mặt trời mọc Š lúc mặt trời mọc Š sau khi mặt trời mọc.
- Đặc biệt trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng rất nhiều động từ, tính từ miêu tả cúng những hình ảnh so sánh bất ngờ, độc đáo và mới lạ thể hiện được tài quan sát và khả năng tưởng tượng của tác giả: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi; Mặt trời... tròn chĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
Š Hình ảnh so sánh Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi giúp ta hình dung được khoảng không gian rộng lớn hết sức trong trẻo, tinh khôi. Trên nền không gian ấy là hình ảnh tròn trĩnh đầy đặn của mặt trời dần dần nhú lên.
- Quả thật, với cách miêu tả của tác chúng thấy hiện lên một không gian trong trẻo, thoáng đãng với hình ảnh mặt trời mọc rất đẹp thông qua cách cảm nhận độc đáo mới lạ. Đặc biệt là hình ảnh so sánh Mặt trời... tròn chĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Người ta có thể nói “mặt trời đỏ bầm như mặt người say rượu “Chiều, mặt trời xa trông như giọt phẩm”. “Mặt trời như khuôn mặt tròn chĩnh phúc hậu” đã là một so sánh. Nguyễn Tuân lại dùng cái hình tượng gợi cảm ấy để so sánh tiếp với “lòng đỏ một quả trứng” thật nhỏ bé gần gũi trong thực đơn một bữa ăn sáng giàu chất dinh dưỡng. Người đọc bất ngờ bởi đây là một quả trứng khổng lồ “quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. Mặt trời vừa giống người, vừa là một sản phẩm của thiên kỳ diệu. Mặt trời tròn chĩnh phúc hậu thật hợp với lẽ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Khi nhìn ngoại giới với “cái nhìn ẩm thực” như vậy thì lẽ tất nhiên lòng đỏ quả trứng ấy phải đặt trên mâm bạc.
 Và so sánh tiếp theo “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên biển Đông” Thiên nhiên đã ban tặng cho ngời lao động bình dị món ăn tinh thần, món ăn cổ tích.
* Tóm lại, qua việc phân tích, em cảm nhận được gì về cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô?
- Đó là một bức tranh bình minh trên biển thật đẹp, thật rực rỡ thật tráng lệ và dào dạt chất thơ.
- Bổ sung và khái quát nội dung Š
- Chuyển: Bên cạnh việc miêu tả cảnh trên đảo Cô Tô, nhà văn còn chú ý đến hình ảnh con người sống trên đảo. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần còn lại để thấy được cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô như thế nào.
- Đọc lại phần cuối văn bản.
* Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô, tác giả đã chọn điểm không gian nào?
- Cái giếng nước ngọt giữa đảo.
* Tại sao tác giả chọn duy nhất cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô tô?
- Vì sự sống sau một ngày lao động ở đảo quần tụ quanh giếng nước; là nơi sự sống diễn ra mang tính chất độc đáo: đông vui, tấp nập, bình dị,...
* Trong con mắt Nguyễn Tuân, sự sống nơi đảo diễn ra qua những chi tiết hình ảnh cụ thể nào?
- Cái giếng nước ngọt [...] cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đạm đà mát nhẹ hơn mọi cái chơ trong đất liền.
- Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc.
- Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp nhau đi đi về về.
- Chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cho lũ con lành.
* Cách miêu tả của tác giả trong đoạn văn có gì đáng chú ý? Hãy phân tích để thấy được giá trị của cách miêu tả đó?
- Tác giả đã sử dụng một loạt những tính từ và động từ miêu tả, những hình ảnh so sánh ngang bằng và không ngang bằng “cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đạm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền” làm cho cảnh lao động và sinh hoạt hiện lên vừa khẩn trương, đông vui, tấp nập với hình ảnh “không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc”, “thùng và cong và gánh nối tiếp nhau đi đi về về”, lại vừa ấm ấp thanh bình. Vẻ thanh bình của cuộc sống càng được thể hiện rõ qua hình ảnh chị Châu Hoà Mãn địu con mà tác giả “thấy nó yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cho lũ con lành”, đây là một so sánh rất tinh tế, vừa gợi được vẻ đẹp của tình người vừa gợi được sự gắn bó tình nghĩa giữa biển cả với con người.
- Có thể thấy, sau cơn bão, cảnh vật Cô Tô trong trẻo, sáng sủa, cuộc sống của những người dân trên đảo không hề bị xáo trộn, những con người lao động vẫn sinh hoạt, vẫn làm việc bình thường với tư thế của người làm chủ hòn đảo thân yêu, làm chủ biển trời của chính mình. Bức tranh tả cảnh sinh hoạt của Nguyễn Tuân rất hài hoà, có cảnh sinh hoạt tập thể, có hình ảnh nhân vật cụ thể, gợi lên cái không khí rộn ràng tấp nập, một vẻ đẹp đơn sơ, giản dị. Điều đó thể hiện cái tình và cảm xúc sâu nặng của Nguyễn Tuân với cảnh vật và con người nơi đây.
* Qua phân tích, em có cảm nhận gì về cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô tô?
- Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô tô cho thấy cuộc sống sinh hoạt thật đông vui, đầm ấm, giản dị và thanh bình. 
* Nêu khái quát những thành công lớn về nghệ thuật và nội dung của văn bản Cô Tô?
Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm; các so sánh táo bạo, bất ngờ, giàu trí tưởng tượng.
- Lời văn giàu cảm xúc.
Nội dung:
- Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của cuộc sống thiên nhiên và con người trên đảo Cô Tô.
- Tình cảm sâu sắc của tác giả với thiên nhiên và sự sống con người.
- Nhận xét, bổ sung và khái quát, chốt nội dung tổng kết - ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ (SGK,T. 91).
- Hướng dẫn học sinh làm tập 1 (SGK,T.91)Š về nhà viết hoàn chỉnh.
I. Đọc và tìm hiểu chung. 
II. Phân tích văn bản.
 1. Cảnh đảo Cô Tô sau trận bão.
2. Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô:
 Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô là một bức tranh bình minh rực rỡ, tráng lệ và dào dạt chất thơ.
 3. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô: 
 Cuộc sống sinh hoạt đông vui, đầm ấm, giản dị và thanh bình. 
III. Tổng kết - ghi nhớ.
(3 phút)
- Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân.
- Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
 * Ghi nhớ:
(SGK,T. 91)
IV. Luyện tập.
(3 phút)
III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
	- Về nhà đọc lại toàn bộ văn bản, học thuộc lòng đoạn từ “Mặt trời nhú lên” Š “là là nhịp cánh”, lam hoàn chỉnh bài tập 1; nắm chắc nội dung ghi nhớ.
	- Đọc và tham khảo các đề tập làm văn (SGK,T.94), chuẩn bị viết bài văn tả người 2 tiết trên lớp.
==================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc