Tiết 89, 90. Văn bản:
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
An-phông-xơ Đô-đê
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
- Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện. Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước, một biểu hiện cụ thể là tiếng tình yêu tiếng nói của dân tộc.
- Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động,
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, phân tích nhân vật qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV; soạn giáo án.
- Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên.
TUẦN 23 NGỮ VĂN - BÀI 22 Kết quả cần đạt. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: Phải bết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước. - Nắm được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhân vật qua miêu tả ngoại hình, hành động ngôn ngữ. - Củng cố và nâng cao kiến thức về pháp phép nhân hoá đã học ở tiểu học. - Biết cách viết một bài văn. Ngày soạn:19/02/2008 Ngày giảng: 22/02/2008 Tiết 89, 90. Văn bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG An-phông-xơ Đô-đê A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: - Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện. Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước, một biểu hiện cụ thể là tiếng tình yêu tiếng nói của dân tộc. - Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, phân tích nhân vật qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV; soạn giáo án. - Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên. B. Phần thể hiện trên lớp. * Ổn định tổ chức: (1 phút). - Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A:...../19. Lớp 6B:...../18 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Miệng * Câu hỏi: Trình bày những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của văn bản Vượt thác của Võ Quảng. * Đáp án - Biểu điểm: ( 5 điểm) - Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ. (5 điểm) - Nghệ thuật tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động. II. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: (1 phút). Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng, thường trực trong mỗi con người. Nó có trăm ngàn cách biểu hiện khác nhau. Trong tác phẩm Buổi học cuối cùng, lòng yêu nước được biểu hiện trong tình yêu tiếng mẹ đẻ. Vậy tình yêu đó được thể hiện cụ thể như thế nào? Mời các em cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG HS ? TB HS GV GV GV GV HS1 HS2 ? KH HS GV ? TB HS ? TB HS ?Giỏi GV GV ? TB HS ? KH HS GV GV ? TB HS ? TB HS ? TB HS ? KH HS GV ? TB HS GV ? KH HS ?Giỏi HS GV ? TB HS GV ? KH HS ? TB HS GV - Đọc chú thích * (SGK,T.54). * Trình bày tóm tắt những nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm? - Trình bày theo yêu cầu. Bổ sung: - An-phông-xơ Đô-đê (1840 - 1897), quê ở Ni-mơ miền Pô-văng-xơ (Nam nước Pháp). Ông có nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng (Thư viết từ cối xay gió; Đàn gia xúc trở về).Văn ông nhẹ nhàng, bay bổng, tươi mát, hóm hỉnh, đầy chất thơ, lối văn có cánh. Ông là nhà văn giàu lòng nhân đạo, đậm đà tình cảm; là cây bút độc đáo trong văn chương Pháp. - Truyện Buổi học cuối cùng, lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử. sau chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870 - 1871, nước pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Phổ là tên của một nước chuyên chế trong lãnh thổ Đức trước đây. Cho nên, các trường học ở hai vùng này bị buộc phải học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát. - Lưu ý: Các truyện hiện đại đã học ở bốn bài trước đều là truyện ngắn hoặc trích đoạn truyện dài của các nhà văn hiện đại Việt Nam. Truyện Buổi học cuối cùng là một tác phẩm của một nhà văn Pháp được viết từ thế kỷ XIX, nhưng truyện vẫn rất gần gũi với chúng ta cũng như mọi dân tộc khác. - Hướng dẫn đọc: Đọc to, rõ ràng, chú ý nhịp điệu biến, đổi giọng đọc theo cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng; đoạn cuối, nhịp điệu dồn dập, căng thẳng, giọng xúc động, chú ý từ phiên âm. - Đọc mẫu một đoạn, từ đầu đến “lớp sắp bắt đầu mà vắng mặt con”. - Đọc tiếp từ “Tôi bước qua ghế dài...” “... muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi”. - Đọc từ “xong bài...” hết. * Trong truyện có một số từ khó, em hãy giải nghĩa từ: cáo thị, trưng thu, cố tri? - Giải nghĩa theo nội dung chú thích trong SGK,T.54. - Nhận xét, bổ sung. * Truyện được kể theo ngôi kể nào? Cách chọn ngôi kể đó có tác dụng gì? - Kể theo ngôi thứ nhất, qua lời kể của nhân vật Phrăng - một học sinh trong lớp của thầy Ha-men, đã dự buổi học cuối cùng rất xúc động. - Cách chọn ngôi kể có tác dụng tạo ấn tượng về một câu chuyện có thực, lần lượt hiện ra qua sự tái hiện của một người chứng kiến và tham gia vào sự kiện ấy; thể hiện tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật. * Hãy xác định bố cục của văn bản? Bố cục ba phần: 1. Từ đầu đến “Vắng mặt con”: Trước buổi học, quang cảnh trên đường tới trường và quang cảnh ở trường qua sự quan sát của Phrăng. 2. Tiếp từ “Tôi bước qua ghế dài...” “Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này”: Diễn biến của buổi học cuối cùng. 3. Đoạn còn lại: Buổi học cuối cùng kết thúc. * Căn cứ vào bố cục trên, hãy kể tóm tắt lại nội dung câu chuyện? - Học sinh kể theo bố cục sau: a) Phrăng trên đường tới trường. b)Diễn biến buổi học cuối cùng: - Cảnh lớp học và thầy Ha-men. - Tâm trạng của Phrăng. - Phrăng lại không thuộc bài. - Thái độ và cư xử của thầy Ha-men. - Thầy Ha-men tiếp tục giảng bài, hướng dẫn viết tiếp. c) Giờ học kết thúc với hành động đột ngột của thầy Ha-men. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. * Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính? Vì sao? - Truyện gồm các nhân vật: Phrăng, thầy Ha-men, cụ Hô-de, bác phát thư cũ, bác phó rèn Oát-stơ và nhiều người khác. - Nhân vật chính là Phrăng và thầy Ha-men. Vì truyện tập trung miêu tả, kể về hai nhân vật này. Hai nhân vật này gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc. * Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng? - Truyện diễn ra trong hoàn cảnh: Vùng An-dát của Pháp rơi vào tay nước Phổ. Từ đây sẽ không còn được học tiếng Pháp trên đất Pháp nữa. - Tên truyện Buổi học cuối cùng: Là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người Pháp trên đất Pháp - một buổi học bằng tiếng dân tộc cuối cùng. - Chuyển: Câu chuyện về buổi học cuối cùng diễn ra như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung văn bản qua hai nhân vật chính này trong phần II. - Chúng ta sẽ tìm hiểu nhân vật thông qua diễn biến của câu chuyện. * Hôm diễn ra buổi học cuối cùng Phrăng có ý định gì? Tại sao? Chú có thực hiện được không? - Tháng nghĩ: trốn học vì trễ giờ, không thuộc bài, muốn rong chơi ngoài đường. Nơi đó có sáo hót ven rừng, lính Phổ tập tành. - Phrăng không thực hiện được ý định trốn học. Vì chú đã cưỡng lại được thói ham chơi. * Trên đường tới trường và ở trường Phrăng đã nhìn thấy những gì? - Tên đường: Sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Nhiều người đang đứng trước bảng cáo thị...của ban chỉ huy Đức. - Quang cảnh ở trường: + Mọi sự bình lặng như sáng chủ nhật. + Thầy Ha-men đi đi lại lại,...dịu dàng. + Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. + Phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ...Ai nấy đều có vẻ buồn rầu. * Em nhận xét gì về những cảnh được miêu tả trên? - Cảnh được miêu tả rất rất cụ thể với những chi tiết hình ảnh cho thấy cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường có sự khác lạ; yên tĩnh, trang nghiêm khác thường. * Thái độ của Phrăng trước những cảnh ấy như thế nào? Tại sao? - Phrăng ngạc nhiên. Bởi cảnh đó dường như báo hiệu về một cái gì đó nghiêm trọng, khác thường. - Khái quát: Như vậy trước buổi học cuối cùng diễn ra, cậu bé Phrăng đã có ý định trốn học vì ham chơi, lười và ngại học tiếng Pháp rồi ngạc nhiên trước những thay đổi bất thường... * Tìm những chi tiết tiêu biểu miêu tả diễn biến tâm trạng của Phrăng Khi được thầy Ha-men cho biết đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp và trong buổi học cuối cùng? - Xác định. - Nhận xét và khái quát lại bằng bảng phụ: - Mấy lời đó làm tôi choáng váng [...] Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi! Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đó ư!... Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán [...] giờ đây dường như những ngời bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ [...] Cứ nghĩ ... không còn được gặp thầy nữa là tôi quên cả những lúc thầy phạt [...] - Đến lượt tôi đọc bài. Giá mà tôi đọc được chót lọt được cái quy tắc về phân từ hay ho ấy, đọc thật to, thật dõng dạc, không pham một lỗi nào thì dù có đánh đổi gì cũng cam [...] - Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu bài đến thế [...] Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế [...] - Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này! * Cách miêu tả tâm trạng nhân vật của tác giả qua những chi tiết trên có gì đáng chú ý? - Tác giả đã sử dụng rất thành công nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật bằng cách để nhân vật thuật với những từ ngữ thể hiện tâm trạng, những câu cảm thán, câu hỏi tu từ, hình ảnh so sánh, đối lập để thể hiện tâm trạng nối tiếc, hối hận của Phrăng. * Tâm trạng của Phrăng lúc này là nối tiếc và ân hận. Vậy theo em vì sao Phrăng lại có tâm trạng đó? - Bởi diễn biến buổi học và hình ảnh thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức và tình cảm của Phrăng. Cậu tiếc nối thời gian lười nhác, ham chơi của mình lâu nay đã bỏ phí cơ hội để học và hiểu đợc cái hay, cái đẹp của việc học tiếng Pháp cũng như việc học tập của mình. Càng ân hận và tự giận mình hơn khi đợc thầy gọi đọc bài. Thể hiện diễn biến tâm trạng của Phrăng chứng tỏ tác giả có sự am hiểu tâm lý nhân vật, diễn đạt bằng từ ngữ cụ thể, tinh tế, diễn tả cảm xúc thực của con người. Đó là: Bình thường người ta thấy sự việc nhàm chán, buồn tẻ, nhưng đến khi nó sắp mất đi người ta mới nhận ra sự quý giá của nó, người ta mới hối tiếc, ân hận, ấm ức về suy nghĩ và hành động của mình. * Qua phân tích diễn biến tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng, em có nhận xét gì về nhân vật này? - Trình bày nhận xét. - Bổ sung và chốt nội dung: Phrăng đã có những biến đổi sâu sắc trong suy nghĩ và tâm trạng. Cậu hiểu ra được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và thiết tha muốn được học tập nhưng không còn cơ hội. Điều đó khiến cho Phrăng hối tiếc và ân hận về những suy nghĩ và hành động trước đây của mình. * Qua nhân vật Phrăng, tác giả muốn thể hiện chủ đề, tư tưởng gì? - Qua nhân vật Phrăng, tác giả muốn thể hiện chủ đề tư tưởng: Nỗi đau mất nước, mất tự do, không được nói tiếng nói dân tộc là nỗi đau buồn, uất ức, tủi nhục khó có gì sánh nổi. * Qua nhân vật Phrăng, em có suy nghĩ gì về việc học tiếng dân tộc và việc học tập của mình. - Phát biểu suy nghĩ của mình. - Giáo viên nhận xét và ... p nập xuôi ngược [...] để kiếm mồi [...] họ cãi cọ om [...] tranh một mồi tép [...] bì bõm lội bùn. c) Dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước [...] thuyền vùng vằng, cứ chực trụt xuống, quay đầu về. d) Cây [...] bị thương [...] bị chặt đứt nửa thân mình ở chỗ vết thương [...] thành từng cục máu lớn. => Những từ ngữ ở (b), (c), (d) đều là những từ vốn để chỉ hoạt động, tính chất của con người lại được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của vật (cua cá, chim chóc, cây cổ thụ, cây xà nu). I. Nhân hoá là gì? 1. Ví dụ: (SGK.T.56,57). (SGK,T.41) (SGK,T.41) 2. Bài học: Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loại vật, cây ối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. * Ghi nhớ: (SGK,T.42) II. Các kiểu nhân hoá. 1. Ví dụ: (SGK,T.57) 2. Bài học: Có ba kiểu nhân hoá thường gặp là: 1. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. 2. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. 3. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. * Ghi nhớ: (SGK,T.58) III. Luyện tập. (15 phút) 1. Bài tập 1: (SGK,T.58) 2. Bài tập 2: (SGK,T. 58) 3. Bài tập 3: (SGK,T. 58) 3. Bài tập 4: (SGK,T.59) III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút) - Học bài, nắm chắc 2 ghi nhớ (SGK,T.57,58) - Làm lại bài tập 5 (SGK,T.49). - Đọc và chuẩn bị bài Phương pháp tả người theo câu hỏi trong sách giáo khoa Ngày soạn: 16/ 02/2008 Ngày giảng: 20/02/2008 Tiết 92. Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: - Nắm được cách tả người người và bố cục, hình thức của một đoạn văn, bài văn tả người. - Rèn luyện kĩ năng quan sát và lựa chọn; kĩ năng trình bày quan sát lựa chọn được theo thưa tự hợp lí. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV - soạn giáo án. - Học sinh: Ôn lại lý thuyết văn miêu tả, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa). B. Phần thể hiện trên lớp. * Ổn định tổ chức: (1phút) - Kiểm tra sĩ số học sinh: + Lớp 6 A:......./19 + Lớp 6 B:......../18 I. Kiểm tra bài cũ : (5 phút) (Miệng). *Câu hỏi: ? Nêu phương pháp tả cảnh trong bài văn miêu tả? Bố cục bài văn của bài văn tả cảnh gồm có những phần nào? Nhiệm vụ của từng phần? * Đáp án - Biểu điểm: - Phương pháp tả cảnh: + Xác định được đối tượng miêu tả. (5 điểm) + Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu. + Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. - Bố cục của bài tả cảnh thường có ba phần: + Mở bài: Giới thiệu khái quát đối tượng miêu tả. + Thân bài: Miêu tả chi tiết theo trình tự. (5 điểm) + Kết bài: Bày tỏ cảm xúc. II. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: (1 phút). Trong văn miêu tả có hai kiểu bài, đó là tả cảnh thiên nhiên và tả người. Vậy tả cảnh và tả người có gì khác nhau? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Phương pháp tả người. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV HS GV ? TB HS ? TB HS ? KH HS ? KH HS GV ? TB HS ? TB HS ? TB HS ? KH HS ? KH HS ? TB HS GV ? TB HS GV ? KH HS GV HS GV HS ? BT HS GV ?TB2 HS GV HS GV - Bài văn tả người có đặc điểm gì khác bài tả cảnh? Chúng ta hãy tìm hiểu phương pháp viết bài văn tả cảnh trong phần I - Đọc ba đoạn văn (SGK, T.59, 60, 61). - Yêu cầu học sinh chú ý đến đối tượng miêu tả trong từng đoạn văn; những từ ngữ, hình ảnh cụ thể. * Đoạn văn 1 tả ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật? Thể hiện ở từ ngữ hình ảnh nào? - Suy nghĩ, trao đổi theo bàn sau đó trình bày theo nội dung câu hỏi. - Cùng học sinh nhận xét, bổ sung và tóm tắt nội dung bài tập: Đoạn 1: Tả người chống thuyền vượt thác (Dượng Hương Thư). - Đặc điểm nổi bật của người chống thuyền vượt thác: Rắn giỏi, gân guốc, khoẻ mạnh, dũng mãnh. - Từ ngữ, hình ảnh thể hiện đặc điểm trên: Pho tượng đồng đúc, bắp thịt, quai hàm, như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. * Như vậy để miêu tả người chống thuyền vượt thác dữ, tác giả đã chú ý miêu tả những đặc điểm gì để thấy được sự rắn giỏi, gân guốc, khoẻ mạnh và dũng mãnh? - Tác giả chú ý miêu tả những đặc điểm về ngoại hình và động tác của nhân vật. * Em có nhận xét gì về cách quan sát, cách sử dụng từ ngữ để miêu tả nhân vật của tác giả ở đoạn văn này? - Tác giả đã quan sát rất kĩ lưỡng và lựa chọn những từ ngữ, chi tiết tiêu biểu để khắc hoạ hình ảnh nhân vật đang trong tư thế chinh phục thác dữ. cùng với đó, tác giả đã sử dụng một loạt các từ ngữ giàu sức gợi tả (các động từ diễn tả hành động, các tính từ miêu tả dáng vẻ ngoại hình); sử dụng một loạt hình ảnh so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng để làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình và nét đẹp trong tính cách của nhân vật. * Tác giả đã tả đã tả nhân vật trong đoạn văn này theo trình tự như thế nào? Từ đó, em có nhận xét gì về kết cấu của mộ đoạn văn? - Nhân vật được miêu tả từ khái quát đến cụ thể, cuối cùng là nhận xét chung về nhân vật. - Đoạn văn có ý mở đoạn và các ý phát triển đoạn, sau cùng là ý kết đoạn. Qua tìm hiểu đoạn văn 1, ta có thể thấy rằng: Để tả người ta cũng phải thực hiện như phương pháp của một bài tả cảnh: Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng so sánh và nhận xét, sử dụng các từ ngữ gợi tả để miêu tả. * Đối tượng miêu tả trong đoạn văn 2 là ai? Đặc điểm nổi bật của người đó là gì? Những từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu? Đoạn 2: Tả chân dung Cai Tứ. - Đặc điểm: Thấp bé, xấu, giam giảo. - Từ ngữ, hình ảnh: + Thấp gầy, mặt vuông, má hóp. + Lông mày lởm chởm, đôi mắt gian hùng. + Mũi gồ sống mương. + Râu mép: Cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét, tối om như cửa hang, đỏm đang mấy chiếc răng vàng. * Người được miêu tả trong đoạn văn 3 là ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật? Tìm những từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu miêu tả nhân vật trong đoạn văn này? Đoạn 3: Tả hai người trong keo vật. - Đặc điểm: Các động tác của hai người ở các thời điểm khác nhau khiến keo vật bất ngờ, hấp dẫn. - Từ ngữ, hình ảnh: + Quắm Đen: Lúc đầu nhanh nhẹn, dũng mãnh, sau đuối sức: Ngay nhịp trống đầu, đã lăn xả, đánh ráo riết, thế đánh lắt léo, bí hiểm, vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá, như một con cắt luồn qua, ôm lấy, bốc lên,... + Cản Ngữ: Lúc đầu chậm chạp, sau mạnh mẽ, nhanh nhẹn: Hai tay dang rộng, xoay xoay chống đỡ, bước hụt, mất đà chúi xuống, đứng như cây trồng giữa sới, cái chân tựa bằng cây cột sắt, đứng nghiêng mình nhìn, nắm lấy, nhấc bổng như ta giơ một con ếch,... * Trong các đoạn văn trên, đoạn văn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc? - Đoạn 2: tả chân dung với hình ảnh tĩnh. - Đoạn 1, 3: Tả người gắn với sự việc, hành động. * Theo em yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không? - Yêu cầu lựa chọn chi tiết, hình ảnh khác nhau: + Đoạn tả chân dung thường gắn với hình ảnh tĩnh: Dùng nhiều tính từ và danh từ (mặt, lông mày, má, mũi, râu, răng, và những tính từ chỉ mức độ, tính chất: thấp, gầy, vuông, gồ, tối om, vàng). + Đoạn văn tả người gắn với hành động: Dùng nhiều động từ, tính từ miêu tả. * Đoạn văn thứ 3 gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần? - Phần mở bài: Từ đầu đến “nổi lên ầm ầm”: Giới thiệu chung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật. - Phần thân bài: Tiếp đến “sợi dây ngang bụng”: Miêu tả chi tiết keo vật. - Phần kết bài: còn lại: Nêu cảm nghĩ và nhận xét về keo vật. * Nếu được đặt nhan đề cho bài văn này, em sẽ đặt tên là gì? - Có thể đặt là: Keo vật. - Như vậy, việc tìm hiểu các đoạn văn trên cũng chính là tìm hiểu phương pháp viết bài văn tả người. * Căn cứ vào việc phân tích, tìm hiểu các đoạn văn trên, em có nhận xét gì về phương pháp tả người? - Trình bày. - Nhận xét và khái quát, chốt nội dung bài học. * Căn cứ vào bố cục của đoạn văn 3, Cho biết bố cục của bài văn tả người? Nhiệm vụ của từng phần? - Trình bày. - Nhận xét và khái quát nội dung bài học. - Đọc lại ghi nhớ (SGK,T.61). Chuyển: Để giúp các em nắm chắc hơn kiến thức của bài học, chúng ta cùng luyện tập trong phần II. - Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK,T.47). * Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau: - Một em bé chừng 4 - 5 tuổi. - Một cụ già cao tuổi. - Cô giáo của em đang say sư giảng bài trên lớp. - Thảo luận theo 3 nhóm (3 phút) - mỗi nhóm tìm chi tiết tiêu biểu để tả một đối tượng, sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả bài tập. - Cùng học sinh nhận xét, bổ sung: * Cụ già: - Ngoại hình: lưng, khuôn mặt, nước da, mái tóc, đôi tay,... - Tính tình: + Đối với công việc. + Đối xử với mọi người. * Em bé: - Ngoại hình: Dáng người, khuôn mặt, mắt, má, răng, môi, nước da, mái tóc, đôi bàn tay,... - Hành động, cử chỉ: Nói năng, trò chơi,... * Cô giáo giảng bài: - Ngoại hình: Dáng người, mái tóc, khuôn mặt,... - Điệu bộ, cử chỉ, động tác, tiếng nói,... * Hãy lập dàn ý (cơ bản) cho bài văn miêu tả một trong ba đối tượng trên (Em bé). - Suy nghĩ, trao đổi theo bàn (5 phút). - Cùng học sinh xây dựng dàn ý cơ bản theo yêu cầu: 1. Mở bài: Giới thiệu em bé. 2. Thân bài: - Ngoại hình: + Bao quát: Tuổi, dáng người. + Cụ thể: khuôn mặt, ánh mắt, cái miệng, nước da, hai bàn tay, mái tóc,... - Hành động cử chỉ: Giọng nói, chơi trờ chơi, bắt trước, hay cười,... 3. Kết bài: Bày tỏ cảm xúc đối với em bé. - Đọc yêu cầu bài tập 3 (SGK,T.62). Gợi ý: - Có thể thêm: đỏ như con tôm; Không khác gì thần hộ vệ ở trong đền. - Ta có thể đoán ông Cản Ngũ đang chuẩn bị xuống xới vật để đọ sức với Quắm Đen. I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người. (22 phút) 1. Bài tập: (SGK, T.59, 60, 61). 2. Bài học: - Muốn tả người cần: + Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc). + Quan sát lựa chọn các chi tiết tiêu biểu. + Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự. - Bố cục bài văn tả người thường có 3 phần: + Mở bài: Giới thiệu người được tả. + Thân bài: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói,...). + Kết bài: Thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả. * Ghi nhớ: (SGK,T.61). II. Luyện tập. (15 phút). 1. Bài tập 1: (SGK,T.61). 2. Bài tập 2. (SGK,T.62). 3. Bài tập 3. (SGK,T.62). III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút). - Về nhà học thuộc ghi nhớ (SGK,T.61). - Đọc thêm một số bài văn mẫu tả người, hoàn chỉnh bài viết tả cảnh ở nhà, nộp đúng thời gian đã quy định. - Đọc kĩ và chuẩn bị văn bản: Đêm nay Bác không ngủ (Trả lời câu hỏi đọc - hiểu trong sách giáo khoa). ======================================
Tài liệu đính kèm: