Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 22 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 22 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Tuần 22

Tiết 79, 80 QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH

VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :

- Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, nhận xét và so sánh trong văn miêu tả .

- Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả .

2. Kĩ năng :

 - Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả .

 - Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả .

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.

2. Học sinh:

- Soạn bài.

III. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm.

- Thuyết trình, nêu vấn đề.

IV. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định:(1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ:(2 phút) Thế nào là văn miêu tả?

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 22 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Tiết 79, 80
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
NS: 29/01/2012
ND: 31/01/2012
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, nhận xét và so sánh trong văn miêu tả .
- Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả .
2. Kĩ năng :
 - Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả .
 - Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Thuyết trình, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:(2 phút) Thế nào là văn miêu tả? 
3. Bài mới. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Tìm hiểu yếu tố quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
Mục tiêu: Hs nắm được yếu tố quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả văn miêu tả.
Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 40 phút.
- Cho HS đọc 3 đoạn văn trong SGK.
- Các đoạn văn trên giúp em hình dung được những đặc điểm gì nổi bật của sự vật và phong cảnh được miêu tả?
- Đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào?
- Để viết được các đoạn văn trên, người viết cần có năng lực gì?
- Hãy tìm những câu văn có sự liên tưởng và so sánh trong mỗi đoạn. Sự tưởng tượng và so sánh ấy có gì độc đáo?
- Vậy theo em, muốn viết đoạn văn miêu tả tốt, ta cần những thao tác nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian: 40 phút.
- Hd HS làm bài tập 1.
+ Tác giả quan sát và lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc nào về Hồ Gươm?
- Hd HS làm bài tập 2.
+ Những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc miêu tả Dế Mèn về hình dáng và tính tình.
- Hd HS làm bài tập 3.
+ Em hãy quan sát và ghi chép lại những đặc điểm ngôi nhà hoặc căn phòng em ở? Trong những đặc điểm đó, đặc điểm nào là nổi bật nhất?
- Hd HS làm bài tập 4.
+ Nếu tả lại quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em, thì em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh, sự vật sau đây với những gì?
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Tái hiện.
Thời gian: 3 phút.
- Thế nào là quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả văn miêu tả?
Hoạt động 5: Dặn dò.
Thời gian: 2 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Đọc.
- Hình dung được những đặc điểm nổi bật của sự vật và phong cảnh được miêu tả.
 + Đoạn 1: Hình ảnh ốm yếu, tội nghiệp của Dế Choắt .
 + Đoạn 2: Cảnh vừa đẹp thơ mộng, vừa mênh mông, hùng vĩ của sông nước Cà Mau.
 + Đoạn 3: Hình ảnh đầy sức sống của cây gạo.
- Chia 3 nhóm thảo luận.
+ Đoạn 1: gầy gò, dài thuốc phiện, cánh chỉ ngắn củn, hở sườn ghi-lê, càng bè bè, nặng nề, râu cụt có một mẩu, mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
 + Đoạn 2: bủa giăng ..mạng nhện, trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, toàn sắc xanh cây lá, tiếng rừng, tiếng về, mênh thác, cá bơi ếch, rừng vô tận.
 + Đoạn 3: gọi đến, ríu rít, sừngkhổng lồ, hàng xanh, long lanh, lung linh, đàn bay về, lượn lên lượn xuống, trò chuyện, trêu ghẹo, tranh cãi ồn ào, ngày hội xuân.
- Các tác giả phải có năng lực quan sát tốt, có óc nhận xét, liên tưởng và so sánh, biết sử dụng những từ chân xác và tinh tế.
- Tìm.
- Đọc to phần ghi nhớ SGK trang 28
- Tác giả chọn lựa những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc về: mặt hồ, chiếc cầu Thuê Húc, đền Ngọc Sơn, tháp Rùa, mái đền.
- Điền theo thứ tự:
1. Gương bầu dục 2. Cong cong 3. Lấp ló 4. Cổ kính 5. Xanh um
- HS tự phát hiện ghi ra giấy:
+ Cả người tôi một màu nâu bóng mỗ ưa nhìn.
+ Đầu tôi, nổi lên từng tảng rất bướng.
 + Hai cái răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy.
 + Râu dai, uốn cong rất đỗi hùng dũng, hãnh diện với bà con về cặp râu ấy.
 + Trịnh trọng khoan thai, đưa chân vuốt râu.
 - Quan sát ngôi nhà:
+ Nhà xây, tường vôi, mái ngói. Những ô cửa xanh lơ. Ngang bốn mét, dài mười tám mét.
+ Trong nhà là ba gian phòng nhỏ: phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn.
- Ta có thể liên tưởng và so sánh:
+ Mặt trời như chiếc mâm lửa.
+ Bầu trời trong trẻo, mát mẻ như mới lau sạch.
+ Núi đầy sương như còn ngái ngủ.
+ Những ngôi nhà như bừng tỉnh dậy sau một đêm ngủ say.
I. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả:
II. Luyện tập:
4. Rút kinh nghiệm:
Tuần 22- 23
Tiết 81- 82
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
NS: 31/01/2012
ND: 2/02/2012
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức :
- Tình cảm của người em gái có tài năng đối với người anh .
- Những nét đặc sắc nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và nghệ thuật kể chuyện.
- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính .
2. Kĩ năng :
- Đọc diễn cảm, giọng phù hợp với tâm lý nhân vật .
- Đọc - hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lý nhân vật .
- Kể tóm tắt câu chuyện trong một đoạn văn ngắn .	
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Thuyết trình, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:(2 phút) Bài “Sông nước Cà Mau” miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? 
3. Bài mới. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình, so sánh đối chiếu.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
Mục tiêu: Hs đọc, nắm được chú thích vb.
Phương pháp: Vấn đáp.
Thời gian: 20 phút.
- GV cho HS đọc.
- Cho hs tìm hiểu chú thích.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
Mục tiêu: Hs nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của vb.
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 55 phút.
- Khi phát hiện em gái chế thuốc vẽ từ nhọ nồi, người anh nghĩ gì?
- Vì sao khi mọi người phát hiện ra tài vẽ của Kiều Phương như “một thiên tài, một hội hoạ” người anh đã không thể thân với người em gái như trước kia được nữa?
-Vì sao khi đứng trước bức tranh “anh trai tôi”, tâm trạng người anh thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
- Cuối truyện người anh muốn nói với mẹ “Không phải con đâu. Đây là tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của em con đấy”. 
Hết tiết 81 chuyển sang tiết 82.
- Tìm chi tiết miêu tả ngoại hình và những hành động của cô em gái?
- Khi anh tỏ thái độ không thân thiện, em đã cư xử như thế nào?
- Tại sao tác giả lại để cho em vẽ bức tranh người anh “hoàn thiện” đến thế?
- Theo em, tài năng hay tấm lòng của cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên sự mặc cảm của bất tài và thói đố kỵ?
- Điều gì ở nhân vật này khiến em cảm mến nhất?
Hoạt động 4: Tổng kết.
Mục tiêu: Hs khái quát kiến thức.
Phương pháp: Khái quát hóa.
Thời gian: 5 phút.
- Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của vb?
Hoạt động 5: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 3 phút.
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện và miêu tả
Hoạt động 6: Dặn dò.
 Thời gian: 2 phút.
- Học bài.
 - Chuẩn bị Vượt thác.
- Đọc.
- Tìm hiểu.
- Trời ạ! Thì ra nó chế thuốc vẽ ¦ Ngạc nhiên, xem thường 
 - Cảm thấy mình bất tài, lén xem tranh của em gái, thở dài, hay gắt gỏng với em ¦ thấy em có tài thật, còn mình thì kém cỏi, không chịu được sự thành đạt của em, tức tối, ghen tỵ ...
 - Ngạc nhiên: không ngờ mình làm hoàn hảo thế, em tài thế.
- Hãnh diện: vì cả hai anh em đều hoàn hảo.
- Xấu hổ: vì mình đã xa lánh, ghen tỵ với em gái, tầm thường hơn em gái ...
- Người anh nhận ra thói xấu của mình, nhận ra tình cảm trong sáng, nhân hậu của em gái; biết xấu hổ ¦ người anh có thể thành người tốt như bức tranh của cô em gái ...
- Mặt luôn tự bôi bẩn, hay lục lọi, tự chế thuốc vẽ, vẽ ngoài vườn, vừa làm vừa hát...
- Mặt xịu xuống một lúc nhưng rồi vui vẻ lại ngay ¦ không giận anh, vẫn thương anh, dành tình cảm tốt đẹp nhất cho anh 
- TL
- Cả tài năng và tấm lòng nhưng nhiều hơn là tấm lòng trong sáng, hồn nhiên, độ lượng dành cho anh trai.
- TL
- HS đọc ghi nhớ: SGK trang 35
I. Đọc và tìm hiểu chung.
1. Đọc: 
2. Chú thích: 
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Nhân vật người anh:
- Mặc cảm, ghen tỵ với em.
- Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.
- Nhận ra thói xấu của mình, nhận ra tình cảm trong sáng, nhân hậu của em gái.
2. Nhân vật người em:
- Hồn nhiên, trong sáng, độ lượng và nhân hậu.
- Tài năng hội họa tuyệt vời.
- Giúp người anh vượt lên sự mặc cảm và thói đố kỵ 
III. Tổng kết:
4. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc