Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 - Trường THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 - Trường THCS Tô Hiệu

 Tiết 49 - 50. Tập làm văn.

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

A. Phần chuẩn bị.

 I. Mục tiêu bài dạy: Qua bài viết, học sinh:

 - Biết kể một câu chuyện đời thường có ý nghĩa.

 - Thực hiện một bài viết có bố cục, đúng đặc điểm thể loại; lời văn hợp lí.

 - Rèn luyện kĩ năng kể chuyện và ý thức tự giác học tập.

 II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung, ra đề - đáp án biểu điểm.

 - Học sinh: Ôn lại những kiến thức cơ bản về văn tự sự - kể chuyện đời thường, nghiên cứu kĩ 7đề , bài luyện tập (SGK,T.119).

B. Phần thể hiện trên lớp.

 I. Ổn định tổ chức: (1phút)

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

 + Lớp 6 A:./19

 + Lớp 6 B:./19

 II. Kiểm tra : (90 phút)

 * Giới thiệu bài: (1phút)

 Các em đã nắm được các bước xây dựng bài văn tự sự - kể chuyện đời thường, cách lựa chọn ngôi kể và lời làm sao cho phù hợp với nội dung và mục đích kể. Sau đây, chúng ta cùng vận dụng những kiến thức cơ bản đó vào việc viết bài hoàn chỉnh – Bài viết số 3.

 1. Đề bài: (Giáo viên chép đề lên bảng).

 Kể về những đổi mới ở quê em.

 2. Yêu cầu:

 - Thể loại: Tự sự - Kể chuyện đời thường.

 - Nội dung: Những đổi mới ở quê em.

 - Phạm vi, giới hạn: Bằng nhận thức của bản thân về sự đổi mới của quê em.

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 - Trường THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
NGỮ VĂN - BÀI 12
Kết quả cần đạt.
 - Nắm được yêu cầu kể chuyện đời thường có ý nghĩa. Biết vận dụng viết bài theo bố cục: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Bước đâud nắm được định nghĩa truyện cười. Hiểu được nội dung, ý nghĩa của những truyện trong bài học. Hiểu được nghệ thuật gây cười và kể được những truyện này.
- Nắm được ý và công dụng của số từ và lượng từ.
Ngày soạn:30/11/2007 Ngày giảng:03/12/2007
 Tiết 49 - 50. Tập làm văn.
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Qua bài viết, học sinh:
	- Biết kể một câu chuyện đời thường có ý nghĩa.
	- Thực hiện một bài viết có bố cục, đúng đặc điểm thể loại; lời văn hợp lí.
	- Rèn luyện kĩ năng kể chuyện và ý thức tự giác học tập.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung, ra đề - đáp án biểu điểm. 
 - Học sinh: Ôn lại những kiến thức cơ bản về văn tự sự - kể chuyện đời thường, nghiên cứu kĩ 7đề , bài luyện tập (SGK,T.119).
B. Phần thể hiện trên lớp.
 I. Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:......./19
 + Lớp 6 B:......../19 
 II. Kiểm tra : (90 phút)
 * Giới thiệu bài: (1phút)
 Các em đã nắm được các bước xây dựng bài văn tự sự - kể chuyện đời thường, cách lựa chọn ngôi kể và lời làm sao cho phù hợp với nội dung và mục đích kể. Sau đây, chúng ta cùng vận dụng những kiến thức cơ bản đó vào việc viết bài hoàn chỉnh – Bài viết số 3.
	1. Đề bài: (Giáo viên chép đề lên bảng).
	Kể về những đổi mới ở quê em.
	2. Yêu cầu:
	 - Thể loại: Tự sự - Kể chuyện đời thường.
	 - Nội dung: Những đổi mới ở quê em.
	 - Phạm vi, giới hạn: Bằng nhận thức của bản thân về sự đổi mới của quê em.
3. Đáp án - Biểu điểm:
	* Đáp án:
 a) Mở bài:
 	Giới thiệu chung về sự đổi mới của quê hương em.
 	b) Thân bài:
 	- Quê hương em cách đây khoảng hơn chục năm về trước như thế nào? (nghèo, buồn, vắng vẻ,...).
 - Quê hương em hôm nay đổi mới toàn diện nhanh chóng:
 + Những con đường được mở rộng, nâng cấp dải ápfan bóng loáng, đường vào ngõ xóm được đổ bê tông, những ngôi nhà ngói mới, nhà cao tầng mọc lên san sát thay cho những ngôi nhà tre lợp tranh, dạ trước đây,...
 + Trường học được xây dựng khang trang, có khuôn viên đẹp mắt, có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò trong nhà trường.
 + Trạm xá, uỷ ban xã (phường), nhà văn hoá, câu lạc bộ, sân vận động, khu vui chơi giải trí,...được xây dựng quy củ hơn sẵn sàng phục vụ những nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của mọi người dân.
 + Điện về đến các thôn quê, làm đổi mới cuộc sống tinh thần cũng như vật chất của dân làng; nhiều nhà có ti vi, xe máy,...
 + Nề nếp, sinh hoạt quy củ thể hiện được nếp sóng văn hoá hiện đại...
 c) Kết bài:
 - Tình cảm của em đối với quê hương 
 - Quê em trong tương lai.
* Biểu điểm:
	a) Mở bài:	
(0,25 điểm)- Hình thức: Trình bày sạch, khoa học, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
(0,75 điểm)- Nội dung: Đảm bảo như đáp án (Giới thiệu chung về sự đổi mới ở quê em)
b) Thân bài: 	
(1,5 điểm) - Hình thức: Trình bày sạch, khoa học, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; lời văn chân thành; diễn đạt lưu loát rõ ràng; kết hợp được với miêu tả, biểu cảm. 
	 - Nội dung: Đảm bảo như đáp án (Giới thiệu chung về sự đổi mới ở quê em):
(2 điểm) + Quê hương em trước đây.
(4,5 điểm) + Quê hương em hôm nay có nhiều đổi thay (Những con đường mới; trường học; trạm xã; những khu vui chơi giải trí; đời sống vật chất, tinh thần của người dân,...)
	c) Kết bài: 
(0,25 điểm)- Hình thức: Trình bày sạch, khoa học, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
	 - Nội dung: Đảm bảo như đáp án
(0,25 điểm) Tình cảm của em đối với quê hương:
	+ Yêu quý, tự hào về quê hương.
(0,5 điểm) + Quê em trong tương lai.
 III. Thu bài - Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút).
	 - Về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức đã học về văn tự sự; nắm chắc các bước làm bài, cách chọn ngôi kể và lời kể...
	- Đọc, tham khảo thêm những bài văn mẫu về văn tự sự =- kể chuyện đời thường.
 - Đọc và chuẩn bị kĩ văn bản “Treo biển” và “Lợn cưới áo mới” Theo SGK.
Ngày soạn:02/12/2007 Ngày giảng:05/12/2007 
 Tiết 50. Văn bản.
 - TREO BIỂN
 - LỢN CƯỚI ÁO MỚI (Hướng dẫn đọc thêm)
(Truyện cười)
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
	- Hiểu thế nào là truyện cười.
	- Hiểu nội dung ý nghĩa nghệ thuật gây cười trong hai truyện “Treo biển” và “Lợn cưới áo mới”.
	- Kể lại được truyện
	- Đối với truyện “Treo biển”: Giáo dục tính thận trọng, tỉ mỉ khi làm việc; thái độ tiếp thu, phê bình ý kiến một cách chọn lọc, có chủ kiến của mình.
	- Với truyện “Lợn cưới áo mới” : Học sinh biết cách phân biệt danh giới niềm tự hào chính đáng với thói phô trương kệch cỡm.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV - soạn giáo án. 
 - Học sinh: Đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên, trả lời câu hỏi tìm hiểu trong sách giáo khoa.
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:......./19
 + Lớp 6 B:......../19 
 I. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
	* Câu hỏi: 
	- Kể tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và nêu bài học rút ra từ truyện đó? 
	* Đáp án - biểu điểm:
(5 điểm) 1. HS kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng:
	Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng sống với nhau rất hoà thuận. Một hôm cô Mắt cho rằng: cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay phải làm việc để nuôi lão Miệng. Họ cùng nhau nghỉ việc để trừng trị lão. Cuối cùng cả bọn rã rời, gần như tê liệt và tất cả hiểu ra rằng mỗi người mỗi việc, ai cũng phải làm mới tồn tại được. Họ sửa chữa lỗi lầm của mình và sống với nhau hoà thuận như xưa. 
(5 điểm) 2. Ý nghĩa bài học rút ra từ truyện:
	Trong tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt, phải nương tựa gắn bó với nhau, phải hợp tác và tôn trọng công sức của nhau. 
 II. Dạy bài mới: 
 * Giới thiệu bài: (1 phút) 
	Các em đã được tìm hiểu một số truyện dan gian thuộc các thể loại: Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng làm quen với một thể loại nữa,đó là Truyện cười qua hai văn bản “Treo biển” và “Lợn cưới áo mới”.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 HS
? KH
 HS
 GV
 GV
 GV
 HS
? TB
 HS
 GV
? KH
? KH
 HS
 GV
? TB
? KH
 HS
? KH
 HS
 GV
? TB
 HS
 GV
? TB
 HS
 GV
? TB
 HS
? TB
? KH
 HS
? TB
 HS
 GV
? KH
 HS
 HS
? TB 
 HS
GV
 GV
? TB
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
 GV
 GV
? TB
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
 GV
? TB
 HS
? KH
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
 HS
 HS
 GV
- Đọc chú thích * (SGK, T.100).
* Em hiểu thế nào là truyện cười? 
- Trình bày theo ý hiểu.
- Nhận xét, bổ sung:
- Hiện tượng đáng cười trong truyện cười là những hiện tượng có tính ngược đời, lố bịch, trái với lẽ thường, thể hiện ở hành vi cử chỉ, lời nói của người nào đó.
- Tiếng cười (cái cười) là do hiện tượng đáng cười gây ra và do ta phát hiện thấy hiện tượng ấy. Như vậy, để có tiếng cười cần có đầy đủ 2 điều kiện đó là: Điều kiện khách quan là hiện tượng đáng cười và điều kiện chủ quan là người đọc, người nghe phải phát hiện ra hiện tượng đáng cười ấy để cười.
- Truyện cười thường rất ngắn nhưng vẫn có truyện, kết cấu nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện đều phục vụ mục đích gây cười. Mấu chốt của của nghệ thuật gây cười là phải làm sao cho cái đáng cười tự nó bộc lộ một cách cụ thể, sinh động để người đọc, người nghe tự mình phát hiện ra mà bật cười.
- Truyện cười vừa có ý nghĩa mua vui, vừa có ý nghĩa phê phán. Khi tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán, truyện cười đồng thời cũng gián tiếp hướng người nghe, người đọc tới những điều tốt đẹp, đối lập với những hiện tượng đáng cười.
- Những truyện cười thiên về ý nghĩa mua vui gọi là truyện hài hước. Những truyện thiên về ý nghĩa phê phán được gọi là truyện châm biếm.
- Hướng dẫn đọc: Đối với văn bản này, các em cần đọc thong thả, rõ ràng biểu thị sự hài hước nhưng kín đáo thể hiện qua từ “bỏ ngay” được lặp lại bốn lần. 
- Đọc mẫu một lần.
- Đọc (có nhận xét uốn nắn).
* Hãy giải nghĩa từ: Cá ươn, bắt bẻ.
- Giải nghĩa (theo SGK, T.124).
- Nhận xét, bổ sung.
* Kể tóm tắt nội dung câu chuyện?
 Một cửa hàng bán cá treo tấm biển “Ở đây có bán cá tươi”. Biển treo lên có nhiều kẻ bàn tán, mỗi người một ý khác nhau và chủ quán nghe theo sự góp ý đó, lần lượt bỏ đi từng chữ trên tấm biển. Cuối cùng, biển treo không còn chữ nào phải cất biển đi.
* Căn cứ vào nội dung câu chuyện, văn bản có thể chia thành mấy phần? Cho biết giới hạn và nội dung chính của từng phần?
- Văn bản chia thành hai phần:
 1. Từ đầu đến “Ở đây có bán cá tươi” => Giới thiệu việc treo biển của nhà hàng.
 2. Tiếp từ “Biển vừa treo lên” đến hết => Những ý kiến góp ý và sự tiếp thu ý kiến của nhà hàng.
Š Để giúp các em nắm được đặc sắc của tiếng cười trong câu chuyện, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung văn bản theo bố cục trên trong phần thứ hai.
* Việc treo biển của nhà hàng được giới thiệu qua những chi tiết cụ thể nào?
- Một cửa hàng bán cá có làm cái biển đề mấy chữ to tướng: “Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI”
* Em có nhận xét gì về cách mở truyện? cách mở truyện đó có tác dụng gì?
- Cách mở truyện đơn giản, ngắn gọn có tính chất thông báo sự việc với bốn yếu tố cụ thể, đó là:
 + Yếu tố thứ nhất “Ở ĐÂY” là một trạng ngữ có ý nghĩa thông báo địa điểm bán hàng.
 + Yếu tố thứ hai “CÓ BÁN” là vị ngữ thông báo hoạt động của nhà hàng.
 + Yếu tố thứ ba “CÁ” là một danh từ, thông báo loại mặt hàng được bán.
 + Yếu tố thứ tư “TƯƠI” là một tính từ, thông báo về chất lượng mặt hàng.
* Mục đích treo biển của nhà hàng là gì? với những yếu tố trên, tấm biển đã đạt yêu cầu chưa? Vì sao? 
- Nhà hàng treo biển là để bán hàng (nhằm thông báo, giới thiệu với khách hàng thứ hàng mà cửa hàng định bán). Đó cũng là việc làm thông thường của các nhà hàng.
- Với những yếu tố trên, tấm biển của nhà hàng đã có đầy đủ nội dung thông báo và đạt yêu cầu cần thiết cho một biển quảng cáo bằng ngôn ngữ.
- Nếu sự việc chỉ có vậy, thì chưa thể thành truyện cười vì chưa xuất hiện các yếu tố không bình thường để gây cười. 
* Vậy tình huống ban đầu của truyện phát triển thành tình huống có vấn đề (kịch tính) bởi sự việc gì?
- Có người góp ý về cái biển.
- Đây cúng chính là yếu tố nảy sinh kịch tính của truyện. Vậy kịch tính ấy được thể hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp trong phần còn lại của câu chuyện.
* Từ khi tấm biển được treo lên cho tới khi bị hạ xuống, cất đi thì nội dung của nó được góp ý bao nhiêu lần? Tìm những chi tiết nói về sự việc đó?
- Phát hiện chi tiết.
- Khái quát Š bảng phụ:
 Có bốn người góp ý cho tấm biển của nhà hàng:
 - [...] Người qua đường xem, cười bảo: Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá “tươi”?
 - [...] Người khách đến mua cá [...] cười bảo: “Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao, mà  ...  tưởng vớ được đối tượng, hoá ra lại vớ phải đối thủ. Đang lăm le định khoe, lại bị người ta khoe trước, lại bị ở thế phải trả lời. Tình thế dường như tuyệt vọng, còn khoe vào đâu được nữa.
* Ở vào tình huống đó, anh có áo mới đã sử lý như thế nào?
 - Anh liền giơ ngay vạt áo ra bảo:
 “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”
* Có gì đáng chú ý trong câu trả lời của anh có áo mới?
- Rõ ràng ở phần đầu câu trả lời không liên quan gì đến câu hỏi. Đó là phần thông tin thừa, bởi người ta hỏi về con lợn mà mình lại trả lời lại là cái áo mới. Phần đầu câu trả lời tưởng lạc lõng nhưng nhờ vào cụm từ Từ lúc tôi mặc rất khéo và rất hóm hỉnh, anh ta đã lật lại được tình thế, vẫn trả lời cho người hỏi mình một cách nghiêm chỉnh theo đúng phép tắc, vẫn tranh thủ được cơ hội hiếm để khoe bằng được cái áo mới của mình. Tới đây tiếng cười thực sự bộc lộ bởi tính khoe của của hai người đã khiến cho họ trở thành lố bịch trong nói năng và hành động.
* Em có nhận xét gì về nghệ thuật gây cười của truyện?
- Truyện xây dựng thành công về tình huống gây cười. Tác giả dân gian đã tạo ra một cuộc tranh đua về khoe của giữa anh có áo mới và anh có lợn cưới.
- Cách kể chuyện hóm hỉnh, hấp dẫn người đọc.
* Truyện có ý nghĩa gì?
- Phê phán tính hay khoe của - một tính xấu khá phố biến trong xã hội. Tính xấu ấy đã biến nhân vật trong câu chuyện thành trò cười cho mọi người.
- Đọc ghi nhớ (SGK, T.128).
- Kể lại truyện (có nhận xét).
- Nhận xét, đánh giá.
A. Văn bản “Treo biển”.
 I. Đọc và tìm hiểu chung. (5 phút) 
 1. Truyện cười:
 Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
 2. Đọc văn bản:
II. Phân tích văn bản.
 (10 phút)
 1. Tình huống truyện:
 Nhà hàng treo biển để bán hàng với đầy đủ thông tin cần thiết cho một biển quảng cáo.
 2. Kịch tính của truyện:
 - Sự góp ý vô lí, thiếu chính xác do không hiểu chức năng của ngôn ngữ.
 - Nhà hàng tiếp thu ý kiến một cách thụ động, thiếu suy xét kĩ càng dẫn đến việc treo biển thành cất biển.
III. Tổng kết - ghi nhớ.
 (3 phút)
- Cách dẫn chuyện ngắn gọn, với những tình tiết bất ngờ lí thú, gây cười.
- Truyện có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc không suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác.
 * Ghi nhớ: 
 (SGK, T.125).
* Luyện tập: (2 phút)
B. Văn bản “Lợn cưới, áo mới"
 (Tự học có hướng dẫn).
I. Đọc và tìm hiểu chung. (5 phút)
II. Phân tích văn bản.
(6 phút)
 1. Tình huống truyện:
 Hành động, suy nghĩ của anh có áo mới khác với lẽ thường.
2. Kịch tính của truyện:
 Tính hay khoe của đã khiến các nhân vật trở thành lố bịch trong nói năng và hành động.
III. Tổng kết ghi nhớ.
(3 phút)
 Truyện “Lợn cưới, áo mới” chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phố biến trong xã hội. 
* Ghi nhớ:
 (SGK, T.128).
IV. Luyện tập.
 (3 phút)
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1 phút).
	- Đọc hai văn bản; học thuộc định nghĩa truyện cười; học thuộc hai nội dung ghi nhớ.
	- Sưu tầm, đọc thêm một số truyện cười khác.
	- Đọc kĩ và chuẩn bị bài tiếng việt “Số từ và lượng từ” tiết sau học.
==============================
Ngày soạn:05/12/2007 Ngày giảng:08/12/2007
 Tiết 52. Tiếng Việt.
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
	- Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ.
	- Biết dùng số từ và lượng từ trong khi nói và khi viết.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV - soạn giáo án. 
 - Học sinh: Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa).
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:......./19
 + Lớp 6 B:......../19 
 I. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
	* Câu hỏi: 
	? Cụm danh từ là gì? Cấu tạo của cụm danh từ? Đặc điểm của các phụ ngữ ở phần trước và phần sau?
	* Đáp án - biểu điểm:
	- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. (2 điểm)
	- Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ. (2 điểm)
 - Cụm danh từ thường có ba phần: Phần trước - Phần trung tâm - phần sau.(1 điểm)
 - Phụ ngữ đứng trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số lượng. (2 điểm)
 - Phụ ngữ đứng sau nêu lên đặc điểm của sự vậy mà danh từ biểu thị, hoặc xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian. (3 điểm) 
 II. Dạy bài mới: 
 * Giới thiệu bài: (1 phút).
	Các em đã biết, danh từ thường kết hợp với một số từ ngữ khác tạo thành cụm danh từ. Những từ ngữ ở phần trước thường là những từ ngữ chỉ số lượng. Đó chính là số từ và lượng từ. Vậy số từ và lượng từ có những đặc điểm gì, tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 GV
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
? KH 
 GV
? KH
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
 GV
 HS
? TB
 HS
 GV
 HS
? KH
 HS
? TB 
 HS
? KH
 HS
 GV
? TB
 HS
 GV
 HS 
 GV
 HS
? TB
 HS
? KH
?BT3
?BT4
 GV
- Treo bảng phụ có ghi ví dụ trong sách giáo khoa (T.128):
Ví dụ: 
a) Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.
 (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
b) Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.
 (Thành Gióng)
- Đọc ví dụ: 
* Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào trong câu?
a) Hai chàng ...Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng... chín ngà,... chín cựa,... chín hồng mao, ...một đôi”.
b) Hùng Vương thứ sáu
* Những từ được bổ nghĩa thuộc về từ loại nào?
- Những từ được bổ nghĩa đều là danh từ.
* Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ? Vị trí của chúng do với danh từ mà chúng bổ nghĩa?
- Trong ví dụ (a) bổ sung ý nghĩa về số lượng. Đứng trước danh từ.
- Ví dụ (b) bổ sung ý nghĩa về thứ tự. Đứng sau danh từ.
Š Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho danh từ trong hai ví dụ trên được gọi là số từ.
* Theo em, từ đôi trong ví dụ (a) có phải là số từ không? Vì sao?
- từ đôi không phải là số từ mà là danh từ chỉ đơn vị (gắn với ý nghĩa số lượng). Vì nó kết hợp được với số từ ở trước như danh từ (Một đôi) và danh từ chỉ sự vật ở sau nó (ví dụ: một đôi gà).
* Em hãy tìm thêm những từ tương tự như từ đôi?
- Cặp, tá, chục, nghìn, vạn, triệu,...
Ví dụ: Một chục trứng, hai cặp bánh chưng,...
* Như vậy, qua các ví dụ vừa phân tích, em hiểu thế nào là số từ? Số từ có những đặc điểm gì?
- Trình bày (có nhận xét, bổ sung).
- Khái quát và chốt nội dung bài học Š 
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.128)
* Hãy đặt một câu có sử dụng số từ? Chỉ rõ số từ trong câu?
 Ví dụ:
 Một đàn gà con đang quấn quýt bên gà mẹ.
Chuyển: Như vậy, các em đã nắm được số từ và đặc điểm của số từ. Lượng từ có đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong phần thứ hai Š 
- Dùng bảng phụ Có ghi ví dụ (SGK,T129):
 [...] Các tướng giặc phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.
 (Thạch Sanh)
- Đọc ví dụ, lưu ý những từ in đậm trong ví dụ.
* Nghĩa của những từ in đậm trong ví dụ có gì giống và khác số từ?
- Giống: Các, những, Cả mấy cùng đứng trước danh từ.
- Khác: + Số từ dùng chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
+ Những từ in đậm trong ví dụ này có ý nghĩa chỉ lượng ít hay nhiều nói chung của sự vật.
* Xếp các từ in đậm nói trên vào mô hình cụm danh từ? Tìm thêm những từ có ý nghĩa tương tự?
- Lên bảng điền vào mô hình (có nhận xét, bổ sung): 
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t1
t2
T1
T2
s1
s2
các 
tướng
giặc
những
kẻ
Thua trận
cả
mấy vạn
quân sĩ 
từng
dãy
núi đồi
* So sánh nghĩa những từ in đậm trong cụm danh từ có gì khác nhau? 
- Cả: Chỉ ý nghĩa toàn thể.
- Các, những, mấy, vạn: Chỉ ý nghĩa tập hợp; từng: chỉ ý nghĩa phân phối.
Š Những từ in đậm trong các ví dụ vừa tìm hiểu chính là lượng từ.
* Vậy em hiểu thế nào là lượng từ? Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, lượng từ có thể chia thành mấy nhóm?
- Trình bày (có nhận xét, bổ sung). 
- Khái quát và chốt nội dung bài học.
- Đọc Ghi nhớ: (SGK, T.129) 
- Chuyển: Để giúp các em nắm chắc nội dung bài học, chúng ta cùng luyện tập trong phần tiếp theo Š 
- Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK,T.129).
* Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy?
Không ngủ được
Một canh... hai canh... lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành; 
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
 (Hồ Chí Minh)
- Đọc yêu cầu bài tập 2 (SGK,T.129).
* Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào?
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
 (Tố Hữu)
* Nghĩa của các từ từng và mỗi trong các ví dụ sau có gì khác nhau?
a) Thần bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi [...].
 (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
b) Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả.
 (Sự tích Hồ Gươm)
* Chính tả (nghe - viết): Lợn cưới, áo mới (cả bài).
- Đọc chính tả cho HS chép (Yêu cầu, chép đúng chính tả, lưu ý các phụ âm: l/n/đ, gi/d... (có thể thu một số bài, nhận xét, chữa lỗi)
I. Số từ. (12 phút) 
 1. Ví dụ:
 2. Bài học:
 - Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thi thứ tự,số từ đứng sau danh từ. 
 - Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
 *Ghi nhớ:
 (SGK,T.128)
II. Lượng từ.
 1. Ví dụ:
 2. Bài học:
 - Lượng từ là những từ chỉ số lượng ít hay nhiều của sự vật.
 - Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm:
+ Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, tất thảy, ,...
+ Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: Các, những, mọi, mỗi, từng,... 
 * Ghi nhớ:
 (SGK,T.129)
III. Luyện tập.
 1. Bài tập 1: 
 (SGK,T.129)
 Số từ trong bài thơ:
- Một canh... hai canh... ba canh Š biểu thị số lượng của canh.
- Canh bốn, canh năm Š biểu thị thứ tự của canh. 
 2. Bài tập 2: 
 (SGK,T.129)
 - Từ trăm và từ ngàn vốn là số từ nhưng ở đây nó là lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp (Con đi nhiều núi nhiều khe).
 - Từ muôn là lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể.
 3. Bài tập 3:
 (SGK,T.129, 130)
 a) Từng là lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp.
 b) Mỗi là lượng từ chỉ ý nghĩa phân phối.
 4. Bài tập 4:
 (SGK,T.130)
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1 phút).
	- Học thuộc nội dung ghi nhớ (SGK, T.129,130).
	- Làm lại bài tập 3.
	- Đọc và chuẩn bị bài tập làm văn Kể chuyện tưởng tượng tiết sau học.
==============================

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 13.doc