Tiết 1 văn bản :
Con Rồng, cháu Tiên
( Truyền thuyết)
A. Phần chuẩn bị :
I .Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. Hiểu nội dung ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên. Hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tượng tưởng kì ảo.
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, kể.
- Giáo dục các em tự hào về nguồn gốc cao qíu của dân tộc.
II. Chuẩn bị :
1, Giáo viên : Nghiên cứu SGK, SGV + soạn giáo án, bảng phụ.
2, Học sinh : Đọc văn bản, nghiên cứu và trả lời các câu hỏi SGK.
B. Phần thực hiện trên lớp :
Ổn định tổ chức : (1)
I. Kiểm tra bài cũ: ( 5) Kiểm tra SGK, vở ghi, vở soạn văn của học sinh.
Nhận xét.
II. Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài : (1)Theo nét đẹp văn hoá cổ truyền các dân tộc trên thế giới thường sáng tác những truyện thần thoại, truyền thuyết nhằm giải thích cội nguồn, tổ tiên của dân tộc mình. Mi dân tộc lấy một con vật nào đó làm vật tổ, gọi là “Tô tem”; có tô tem là con rắn, con gấu, con gà trống. Riêng ở nước ta, tổ tiên dân tộc Việt chúng ta giải thích cội nguồn của mình bằng một “tô tem” độc đáo trong một truyền thống đậm đà chất thần thoại, đậm chất thơ; đó là truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên(ghi đầu bài )
Tuần 1 Ngữ văn bài 1 Kết quả cần đạt Bước dầu nắm được đình nghĩa truyền thuyết. Hiểu nội dung ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện Con Rồng cháu Tiên và Bánh chưng bánh giầy trong bài. Kể được hai truyện này. Nắm được định nghĩa về từ và ôn lại các kiểu cấu tạo từ tiếng việt đã học ở bậc tiểu học. Nắm được mục đích giao tiếp và các dạng thức của văn bản Ngày soạn :....... Ngày giảng :....... Tiết 1 văn bản : Con Rồng, cháu Tiên ( Truyền thuyết) Phần chuẩn bị : I .Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. Hiểu nội dung ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên. Hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tượng tưởng kì ảo. Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, kể. Giáo dục các em tự hào về nguồn gốc cao qíu của dân tộc. II. Chuẩn bị : 1, Giáo viên : Nghiên cứu SGK, SGV + soạn giáo án, bảng phụ. 2, Học sinh : Đọc văn bản, nghiên cứu và trả lời các câu hỏi SGK. B. Phần thực hiện trên lớp : ổn định tổ chức : (1’) I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) Kiểm tra SGK, vở ghi, vở soạn văn của học sinh. Nhận xét. II. Dạy bài mới : * Giới thiệu bài : (1’)Theo nét đẹp văn hoá cổ truyền các dân tộc trên thế giới thường sáng tác những truyện thần thoại, truyền thuyết nhằm giải thích cội nguồn, tổ tiên của dân tộc mình. Mi dân tộc lấy một con vật nào đó làm vật tổ, gọi là “Tô tem”; có tô tem là con rắn, con gấu, con gà trống... Riêng ở nước ta, tổ tiên dân tộc Việt chúng ta giải thích cội nguồn của mình bằng một “tô tem” độc đáo trong một truyền thống đậm đà chất thần thoại, đậm chất thơ; đó là truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên(ghi đầu bài ) Đọc chú thích * trang 7. Em hiểu thế nào về thể loại truyền thuyết ? Phát biếu. Trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam, truyện Con Rồng, cháu Tiên là trang đầu vàng son óng ánh để mở tiếp những trang sau lunh linh kì áo. Truyền thuyết có sơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử, các thể loại tác phẩm đều có đặc điểm này. Song so với các thể loại văn học dân gian khác truyền thuyết có mối liên hệ với lịch sử đậm đà hơn, rõ hơn. Tuy vậy truyền thuyết không phải là lịch sử, bỏi đây là truyện, là tác phẩm nghệ thuật dân gian, nó thường có yếu tố “ Lí tưởng hoá: và yếu tố tưởng tượng kì ảo. Chuyển ý : Để giúp các em hiểu và rung động về biết bao đièu thú vị về câu chuyện... Nêu cách đọc : đọc với giọng kể rõ ràng, nhấn mạnh các chi tiết li kì, tưởng tượng. Giọng Au cơ : lo lănngs; giọng Lạc Long Quân : tình cảm chậm tãi. Đọc mầu 2 em đoch. Nhận xét- uốn nắn. Em hiểu ngư tinh, thuỷ cung, thần nông, tập quán là gì ? SGK... Hướng dẫn HS cách kể chuyện: chú ya đến ngôn ngữ kể cho phù hợp với từng nhân vật. Kể chuyện :2 em mi em kể một phần. Văn bản trên có thể chia làm mấy phần ? nội dung từng phần ? 3 đoạn. Đoạn 1 : Từ đầu -> cung điện Long Trang => Giới thiệu hình ánh Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đoạn 2 : Tiếp -> Lên đường => Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên. Đoạn 3 : Còn lại => giải thích nguồn gốc dân tộc Việt. Truyện giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ. Tìm những chi tiết giới thiệu về Lạc Long Quân ? - Lạc Long Quân : nòi rồng, con trai thần Long Nữ thần mình rồng, sống ở dưới nước, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, {...}giúp dân diệt trừ ngư tinh, mộc tinh,dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Âu Cơ được giới thiệu như thế nào ? - Âu Cơ : thuộc dòng họ thân nông, xinh đẹp tuyệt trần, ở trên núi, có thú vui tao nhã. Em thấy hình dáng của họ có điểm gì giống nhau và khác nhau ? Cả hai đều là nòi giống tiên rồng nhưng có môi trường sống khác nhau Lạc Long Quân ở dưới nước, Âu Cơ sống ở trên cạn. Qua những chi tiết trên giúp em hiểu gì về 2 nhân vật này ? - Cả hai đều kì lạ, lớn lao và đẹp đẽ. Để tô đậm cái cao quí phi thường của 2 vị ttổ tiên, ông cha ta đã sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng kì áo không có trong đời thực. Họ không phải là người thường mà là những vị thần, mang nét phi thường xuất chúng: 1 người nòi rồng sức khoae vô địch, có nhiều phép lạ giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân nghề nông. Còn Âu Cơ thì thuộc dòng tiên xinh đẹp tuyệt trần, tính tình phóng khoáng tâm hồn thơ mộng, thích đi du ngoại đến vùng đất có nhiều hao thơm cỏ lạ. Họ là những con người cao đẹp. Chuyển ý : Đôi trai tài gái sắc đó đã tìm đến với nhau như thế nào Sự việc gì xảy ra khi 2 người gặp nhua ? - Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên vợ chồng. Âu Cơ và Lạc Long Quân cùng nhau lập lên cung điện Long Trang xây dựng gia đình hạnh phúc, ít lâu sau Âu Cơ có mang . Việc sinh con của Âu Cơ có điều gì kì lạ ? - Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở trăm con hồng hào khoẻ mạnh, lớn nhanh như thổi, khôi ngô tuấn tú. Em có nhận xét gì về các chi tiết này ? Các chi tiết này kì lạ, hoang đường, đó là sự tưởng tượng của nhân dân ta . Chi tiết đó có ý nghĩa gì ?( chi tiết cái bọc trăm trứng nở ra trăm con) Thảo luận nhóm nhỏ(bàn) Thời gian (3’) Các nhóm trưởng đại diên báo cáo kết quả. - Điều kì lạ khác thường là đến kì sinh nở “ Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng” rồi “ trăm trứng nở ra trăm con”. Điều thú vị thứ nhất của câu chuyện là bằng những chi tiết tưởng tượng kì áo, thần tiên hoá nguồn gốc nòi giống dân tộc, chỉ một lần sinh nở mà Âu Cơ cho ra đời những một trăm con, những người con ấy không ra đời từ bụng mẹ mà nở ra “ từ những quả trứng, vừa nở ra thì một trăm người con đều hồng hào đẹp dẽ lạ thường, điều kì lạ và kì diệu hơn nữa là những người con ấy đều không cần bú mớn...khẻ mạnh như thần” cùng sinh ra từ một bọc trứng nên họ giống nhau cả về hình dáng sức sống và bản lĩnh làm người. Chi tiết kì lạ ấy dẫn đến chi tiết mang đậm tính hoang đường của thần thoại nhưng có ý nghĩa sâu sắc, toàn thể nhan dân việt nam đều sinh ra trong một bọc,cùng chung một nòi giống tổ tiên. Từ đó mà có hai tiếng “đồng bào”thiêng liêng, ruột thịt và 2 tiếng đó đã được Bác Hồ đọc to trong ngày 2/9 /1945 khai sinh ra nước Việt nam dân chủ cộng hoà. Dân tộc ta không chỉ đẹp về nòi giống mà còn đẹp vì có chung một cội nguồn thống nhất để người Việt nam chúng ta đều tự hào và đoàn kết sát cánh cùng nhau tiến bước. Như vậy trong trí tưởng tượng mộc mạc của người việt cổ, nguồn gốc dân tộc ta thật cao đẹp, là con cháu thần tiên, là kết quả của 1 tình yêu, một mối lương duyên Tiên – Rồng. Khi trăm người con ấy trưởng thành, Lạc Long Quân và Âu Cơ đã chia nhau nuôi con. Vậy việc chia con diễn ra như thế nào ? Chia con để làm gì ? 50 con xuống biển,50 con lên non cai quản các phương{...} người con trưởng làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước lad Văn Lang. Cha mẹ phân chia gia đình để sinh sống vầci quản đất đai, cuộc chia tay ấy thật giản dị và hợp nghĩa tình, 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi. Biển là biểu tượng của nước, núi là biểu tượng của đất, chính nhờ sự khai phá mở mang của một trăm người con Lạc Long Quân và Âu Cơ mà đất đai nước Văn Lang xưa, tổ quốc Việt Nam ngày nay của chúng ta hình thành, tồn tại và phát triển. Điều cần ghi nhớ là lời dặn của cha Rồng trước khi chia tay “ Kẻ miền núi người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau” Rõ ràng là cùng với ý nghĩa tôn vinh, ca ngợi nguồn gốc dân tộ; truyền thuyết còn thể hiện 1 ước mơ : con người phải biết yêu thương nhau như anh em ruột thịt, luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Qua phân tích em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo ? - Là chi tiết không có thật, được nhân dân sáng tạo nhằm mục đích nhất định. thường gắn với quan niệm tín ngưỡng của người xua. Tìm chi tiết tưỏng tượng kì ảo trong truyện vàcho biết các chi tiết đó có vai trò như thế nào ? Thảo luận nhóm.: Dựa vào truyện để chỉ ra các chi tiết tưởng tượng kì ảo ? - Các chi tiết đó nhằm tô đậm tính chất lớn lao đẹp đẽ của các nhân vạt và sự kiện thần kì hoá, thiêng liêng hoá nguồn gốc giống nòi khiến ta thêm tự hào về tổ tiên dân tộc mình, tằng tính hấp dẫn cho tác phẩm. Truyện “ Con Rồng, cháu Tiên” có ý nghĩa gì ? Hãy nêu những nét tiêu biểu về nghệ thuật nội dung của truyện ? Phát biểu. Truyện với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo là 1 truyền thuyết mở đầu cho truyền thuyết việt nam về thời đại vua Hùng. Đọc ghi nhớ sgk trang 8. trong truyện em thích nhất chi tiết kì lạ nào nhất ? vì sao ? - Dựa vào việc phân tích trả lời ctheo sự hiểu biết của mình. Thi kể diễn cảm giữa cá tổ. Nhận xét – khen ngợi I. Đọc và tìm hiểu chung(10’) 1, Truyền thuyết : - Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịc sử thời quá khứ. - Truyện có yếu tố tưởng tượng kì ảo. - Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân về các nhân vật và sự kiện được nói đến. 2. Sự tích “ cái bọc trăm trứng”(19’) - Khẳng định dân tộc Việt Nam ta đều có chung cha mẹ, khoẻ mạnh, cường tráng, có sức sống kì diệu. 3, ý nghĩa truyện(3’) - Truyện giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quí thiêng liêng của cộng đồng người Việt. III. Tổng kết – ghi nhớ(5’) - Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi ve thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt. IV. Luyện tập : III. Hướng dần học bài ở nhà(2’) Đọc bài – Kể lại câu chuyện. Học thuộc ghi nhớ – Bài học. Soạn bài : Bánh chưng, bánh giầy. ( trả lời các câu hỏi SGK) Ngày soạn :....... Ngày giảng :....... Tiết 1 văn bản : Bánh chưng, bánh giầy. ( Truyền thuyết) Tự học có hướng dẫn Phần chuẩn bị : I .Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : Hiếu được nội dung ý nghĩa của truyện Bánh chưng, bánh giầy, đề cao nghề nông, đề cao lao động. Hiểu được phong tục giản dị nhưng có giá trị văn hoá. - Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, kể, trình bày cảm nhận suy nghĩ. Giáo dục các em tự hào về phong tuch tập quán làm bánh chưng bánh giầu. dịp tết. II. Chuẩn bị : 1, Giáo viên : Nghiên cứu SGK, SGV + soạn giáo án, bảng phụ. 2, Học sinh : Đọc văn bản, nghiên cứu và trả lời các câu hỏi SGK. B. Phần thực hiện trên lớp : ổn định tổ chức : (1’) Kiểm tra bài cũ: ( 5’) Nêu ý nghĩa của truyện” Công Rồng, cháu Tiên. Kiểm tra vở soạn văn. Đáp án – Biểu điểm Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quí thiêng liêng của cộng đồng người Việt. - Kiểm tra vở soạn Nhận xét - ghi điểm II. Dạy bài mới : * Giới thiệu bài : (1’)Hằng năm, cúa mi độ xuân về, nhân dân Việt Nam chúng ta lại nô nức vui vẻ chuẩn bị lá dong, xay đ, giã gạo gói bánh chưng, bánh giầy để cúng tổ tiên, tế lế trơùi đất, vừa đón xuân vừa cầu mong sang năm mới nhà nhà được ấm no, ngươpì người được mạnh khoẻ, điều đó lại khiến mọi người nhớ đến câu chuyện “ Bánh chưng, bánh giầy” một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá dân tộ, đồng thời nhắc nhở con cháu tôn quí ttổ tiên, coi trọng tài năng, phẩm chất người nông dân trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn minh nông nghiệp Việt Nam(ghi đầu bài ) Hưóng dẫn đọc : đọc to rõ r ... chuyện nhân vật ông lão hiện lên là một người nghèo khổ tốt bụng, hai lần kéo lưới ông chỉ thấy bùn và rong biển, đến lần thứ ba ông bắt được một con cá vàng ( ở đây ta bắt gặp con số 3 lần thứ 3 cũng giống như truyện “ sự tích Hồ Gươm” Lê Thận kéo lưới 3 lần mới bắt được 1 lưỡi gươm, con số 3 theo quan niệm dân gian là tượng trưng cho số nhiều có ý nghĩa khẳng định bvà ý nghĩa tạo tình huống tăng sức hẫp dẫn cho câu chuyện vànếu là người khác hẳn sẽ vui thích bắt ngay cá cho vào giỏ. Nhưng điều kì lạ bỗng xảy ra là con cá tội nghiệo kêu van “ ông lão ơi... được” Nghe cá nói vậy ông động lòng thương và thả cá xuống biển kèm theo những lời chúc tốt đẹp và vô tư, thanh thản không cần sự đền ơn nào cả. Rõ ràng cuộc sống tuy nghèo nhưng ông lãocó tấm lòng nhân hậu, độ lượng. Trong truyện ôngb lão mấy lần ra biển gọi cá vàng ? Kể tên cụ thể từng lần ? 5 lần ra biển. Lần 1 : Thế là ông lão lại đi ra biển. Lần 2 : Thế là ông lão lại đi ra biển. Lần 3 : Ông lão lại lóc cóc ra biển. Lần 4 : Ông lão đành lủi thủi ra biển. Lần 5 : Ông lão lại đi ra biển. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả các lần ông lão ra biển ? - Sử dụng phép lặp Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này ? Tạo tình huống gây hồi hộp cho người nghe. Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của câu chuyện cổ tích. Sự lặp lại ở đây không phải là lặp lại nguyên xi mà có những chi tiết thay đổi, tăng tiến qua những lần lặp lại tính cách nhân vật( ông lão, mụ vợ, cá vàng) được tô đậm. Trước những mệnh lệnh kèm theo sự mắng nhiếc của mụ vợ, ônmg lão đã hành động như thế nào ? Ông phục tùng 1 cách vô điều kiện, ông chỉ biết vâng lời, mụ vợ đòi hỏi gì ông cũng thực hiện ngay. Duy chỉ có 1 lần ông địng can ngăn nhưng kết quả ông bị mụ vợ tát chi 1 cái. Hìng ảnh ông lão “ lóc cóc, lủi thủi” ra biển tìm gặp cá vàng gọi cho em suy nghĩ gì ? Một ông lão hiền lành quá mức. Khi ông lão một mực làm theo lệnh của mụ vợ bắt cá vàng phải đền ơn thì ông có còn là người tốt không ? Có là người tốt vì người tốt thường thật thà, không mưu mô thủ đoạn. Không, vì nhân ra thói tham lam của mụ vợ màg ông vẫn làm theo. Qua đó em hiểu thêm điều gì về ông lão ? - Hiền lành nhưng nhu nhược. Tính nhu nhược của ông thể hiện trong mỗi lần ông tuân theo mệnh lệnh của mụ vợ. Tính nhu nhược của ông đã vô tình tiếp tay cho kẻ tham lam, ông trở thành nạn nhân của chính vợ ông. Tiết 2 Chuyển ý: Như vậy trong truyện ông lão không phải là nhân vật chính mà là nhân vật phụ mang tính chức năng. Ông là công cụ đề mụ vợ bộc lộ hết thói tham lam bội bạc. Qua hình tượng ông lão Pu- Skin muuốn phê phán những loại người như thế nào, thức tỉnh họ ra sao chúng ta cùng đi tìm hiểu nhân vật mụ vợ. Khi ông lão về đến nhà đem chuyện bắt được cá vàng kể cho mụ vợ nghe,mụ vợ đã phản ứng như thế nào ? Mụ vợ mắng : đồ ngốc sao không bắt con cá đền cái gì ? Mấy lần mụ vợ đòi cá vàng đền ơn ? Là những lần nào ? 5 lần. Lần 1 : Đồ ngốc...đòi một cái máng cho lơn ăn không được à ? Lần 2 : Đồ ngu ...đòi một cái nhà rộng...mắng như tát nước vào mặt. Lần thứ 3 : đồ ngu, ngốc sao ngốc thế... tao muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia. Lần thứ 4 : đòi làm nừ hoàng... nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão. Mày cãi à ? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à ? Lần thứ 5 : ... mụ nổi cơn thịch nộ... muốn làm long vương ngự trên mặt biển...bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý muốn. Thái độ của mụ vợ đối với chồng được thể hiện qua những chi tiết nào ? Phát hiện. Gạch chân. Trong mỗi lần đòi hỏi, theo em lần nào đáng được cảm thông ? Lần nào đáng ghét nhất ? vì sao ? Lần 1 bình thường : đòi 1 cái máng lợn, 1 ao ước vừa phải “ biển gợi sóng êm ả” ý chừng chấp nhận yêu cầu của mụ vợ( là yêu cầu của người dân nghèo khổ) Các lần còn lại : Tham lam giàu sang, đanmgs ghét, nhưng đáng ghét nhất là lần mụ bắt cá vàng hầu hạ vì tham quyền lực. Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này ? - Nghệ thuật tăng tiến làm nổi bật sự tham lam của mụ vợ. Mức độ đòi hỏi tăng dần từ đòi hỏi vật chất sang đòi hỏi quyền lực. Lần thứ nhất sự đòi hỏi của mụ vợ có thể cảm thông được, đó là sự đòi hỏi bình thường và đáng thương nhưng đến lần thứ 2 ta thấy đáng ghét vì mụ vợ tham giàu rồi đòi làm nhất phẩm phu nhân, một đòi hỏi đổi đời quá đột ngột, mặt biển như cau lại, nhưng con sóng như muốn quát lên để trách cứ ngăn lònh tham lam của mụ vợ. Tính tham lam được tác giả dân gia xây dựng đến mức điển hình thành 1 ấn tượng khó quên đến thế, lòng tham của mụ vợ I. Đọc và tìm hiểu chung(12’). 1, Giới thiệu tác giả - tác phẩm : - A. Pu- S kin( 1799- 1837) là đại thi hào Nga. - Tuyện kể bằng 205 câu thơ trên cơ sở truyện dân gian Nga, đức được nhà thơ Vũ Đình Liên và Lê Thí Viễn dịch ra tiếng việt. * Đọc và kể. * Bố cục : II. Phân tích văn bản : 1 III. Hướng dần học bài ở nhà(2’) Đọc bài – Kể lại câu chuyện- chép chính tả. Học thuộc ghi nhớ – Bài học. Soạn bài : Ông lão đánh cá và con cá vàng. Chuẩn bị bài tiết sau : Danh từ. Ngày soạn :....... Ngày giảng :....... Tiết 32 Tiếng việt. Danh từ. A . Phần chuẩn bị : I .Mục tiêu cần đạt : - Trên cơ sở kiến thức về danh từ đã học ở tiểu học. Giúp học sinh nắm được đặc điểm của danh từ. - Các nhóm danh từ chỉ đặc điểm và chỉ sự vật. II. Chuẩn bị : 1, Giáo viên : Nghiên cứu SGK, SGV + soạn giáo án, bảng phụ. 2, Học sinh : Đọc và nghiên cứu bài mới. B. Phần thực hiện trên lớp : ổn định tổ chức : (1’) I . Kiểm tra bài cũ: ( 5’) Câu hỏi : Nêu nguyên nhân và cách sửa li dùng từ không dúng nghĩa ? Làm bài tập 3 phần c. Đáp án – Biểu điểm - Nguyên nhân : Không hiểu nghĩa của từ ; hiểu không chính xác nghĩa của từ ; hiểu nghĩa của từ chưa đầy đủ.(4điểm) - Cách sửa : Thay thế từ dùng sai bằng những từ ngữ khác.(3điểm) - Bài tập 3 phần c : +Thay tính tú bằng tinh tuý.(3điểm) Nhận xét - Ghi điểm.. II. Dạy bài mới : * Giới thiệu bài : (1’)ở tiểu học các em đã được lamd quen với từ loại danh từ, để củng cố những kiến thức về danh từ, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu sâu hơn. (ghi đầu bài ) Đọc ví dụ trên bảng phụ. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy để thành chín con. Hãy xác định danh từ trong cụm danh từ trên ? DT : Con trâu. có 2 DT : con, trâu: DT con chỉ loại, DT trâu chỉ vật. Tìm thêm các DT khác trong VD đã dẫn ? Vua, làmg, thúng, gạo, nếp, con trâu, con . Qua những từ vừa tìm được em hiểu thế nào là danh từ ? Chỉ người : cha mẹ, thầy giáo, công nhân. Chỉ vật : bàn ghế, sách bút, họa mi. hoa cúc Chỉ hiện tượng : mưa, gió, sấm, chớp... Thuật ngữ khái niệm dùng để chỉ những khái niệm trừu tượng như : hòa bình, tự do, độc lập, vòng tròn, đường thẳng... ý nghĩa đơn vị thuộc phạm trù khái niệm. Xung quanh DT trong cụm DT nói trên có những từ nào ( trước và sau DT con trâu có những từ nào) Ba : chỉ số lượng Âý : chỉ từ. Qua đó em rút ra nhận xét gì về khả năng kết hợp của DT ? - Kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước: Những , ba, bốn, vài, mấy... - Kết hợp : này nọ, kia, ở phía sau. VD : Ba thúng gạo ấy, hai quyển vở kia.. Xác định kết cấu chủ vị trong ví dụ trên ? ( VD a) Vua /sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp... CN VN Đặt câu với 1 số DT mà em đã tìm được ? VD : Làng em phong cảnh hữu tình. Qua các câu vừa đặt em thấy DT thường giữ chức vụ gì trong câu ? - Làm CN. VD : Mẹ tôi / là bác sĩ CN VN Ngoài ra DT còn có thể đảm nhận chức vụ gì khác trong câu ? VD : Ba con trâu Một viên quan Ba thúng gạo Sáu tạ thóc Nghĩa của các DT in dậm( có gì khác các danh từ đứn sau ? - Các DT in đậm chỉ đơn vị để tính đếm người vật. - Các DT đứng sau : chỉ sự vật. DT chia làm mấy loại ? Đó là những loại nào ? - chia làm 2 loại. Thế nào là DT chỉ đơn vị , sự vật ? Thử thay thế các DT được in đậm nói trên bằng những từ khác ? - Con = chú => không thay được. - Viên = ông. - Thúng = rá => thay đổi được - Tạ = tấn. Trường hợp nào đơn vị tính đếm đo lường thay đổi Trường hợp nào đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi Lí giải vì sao ? Vì : con , viên là đơn vị tự nhiên Thúng , tạ là DT chỉ đơn vị qui ước. DT chỉ đơn vị tự nhiên đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi. Vì sao có thể nói “ nhà có ba thúng gạo rất đầy” mà không thể nói “ Có 6 tạ thóc rất nặng” Vì : Thúng là Dt chỉ đơn vị ước chừng nên nói thúng đầy là hợp lí. Tạ : là DT chỉ đơn vị chính xác nên đã tạ rồi dĩ nhiên là nặng, thêm từ nặng nhẹ đều thừa. Từ đó em thấy DT chỉ đơn vị qui ước được chia thành những loại nhỏ nào ? Khi sự vật đã được tính đếm, đo lường bằng đơn vị qui ước chính xác thì nó không được miêu tả về lượng còn khi sự vật chỉ đơn vị tính đếm, đo lường 1 cách ước chừng thì nó có thể được miêu tả bổ xung về lượng Liệt kê 1 số DT chỉ sự vật mà em biết ? Đặt câu với 1 trong các DT từ ấy ? DT chỉ sự vật : bàn , nhà, núi, sông... VD : Chiếc bàn này còn mới. Ba quả núi này rất cao. Đọc yêu cầu bài tập 2 trang.. Liệt kê các loại từ a, Chuyên đứng trước DT chỉ người : ngài, viên, cô gì, chú... b, Chuyên đứng trước DT chỉ đồ vật : quyển, quả, tờ, sợi,bức, phiến, pho, viên, chiếc... Nêu yêu cầu bài tập 3 trang ... Liệt kê các DT ? a, Chỉ đơn vị qui ước chính xác : yến tạ, tấn, ki lô gam, mét, hải lí, dặm, tá, cân, lạng... b, Đơn vị qui ước ước chừng : nắm dúm, bầy, quãng, que, bó, mớ,đàn. cây, đoạn.... Bài tâp 4 trang Viết chính tả Chú ý viết đúng s, d. Vần : uông, ương. Lập danh sách các DT chỉ đơn vị và DT chỉ sự vật trong bài chính tả trên. DT chỉ đơn vị : em . que, con. DT chỉ sự vật : củi, chim, cha mẹ, cỏ , Mã Lương. I. Đặc điểm của danh từ(10’) 1, Ví dụ : 2, Bài học: - Danh từ là những từ chỉ người, chí vật, hiện tượng, khái niệm. - Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy...ở phía sau và 1 số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. - Chức vụ điểm hình của DT trong câu là CN. - Khi làm VN danh từ cần có từ(là) đứng trước. * Ghi nhớ: SGK trang... II. Danh từ chỉ đơn vị và Dt chỉ sự vật(13’) 1, Ví dụ : 2, Bài học : - DT được chia làm 2 loại lớn: + DT chỉ đơn vị. + DT chí sự vật. - DT chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm đo lường sự vật. - DT chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm. - DT chỉ đơn vị được chia làm 2 nhóm nhỏ: + DT chỉ đơn vị tự nhiên( loại từ) + DT chỉ đơn vị ước chừng. * Ghi nhớ SGK trang .. III. Luyện tập : (12’) 1, Bài tập 1 trang 2, Bài tập 2 trang 3, Bài tập 3 trang 4, Bài tập 4 trang 5, Bài tập 5 trang. III. Hướng dẫn học bài ở nhà : (2’) Học thuộc ghi nhớ – nắm vững nội dung các kiến thức trong bài. Làm tiếp các bài tập . Chuẩn bị bài tiết sau : Ngôi kể trong văn tự sự.
Tài liệu đính kèm: