Giáo án Ngữ văn 6 kì II - GV: Nguyễn Thị Đỗ Quyên

Giáo án Ngữ văn 6 kì II - GV: Nguyễn Thị Đỗ Quyên

Tuần 19 Tiết 73

Ngày soạn:.

Ngày giảng:.

 Văn bản

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

(Trích “ Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của “Bài học đường đời đầu tiên” đối với Dế Mèn trong bài văn.

- Những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả, kể chuyện và cách sử dụng từ ngữ.

- Kỹ năng đọc, hiểu, phân tích, bình giảng truyện hiện đại.

- Giáo dục tính cách khiêm tốn, tôn trọng người khác.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- Giáo viên: SGK,SGV Ngữ văn 6 tập 2 ,Tài liệu tham khảo

- học sinh: Vở ghi, SGK Ngữ văn 6 tập 2, Kiến thức có liên quan.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Đọc hiểu, phân tích, bình giảng.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

6A:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh.

 

doc 106 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 895Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 kì II - GV: Nguyễn Thị Đỗ Quyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Tiết 73 
Ngày soạn:................
Ngày giảng:.............. 
 Văn bản
Bài học đường đời đầu tiên
(Trích “ Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài)
A. Mục tiêu bàI học: 
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của “Bài học đường đời đầu tiên” đối với Dế Mèn trong bài văn.
- Những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả, kể chuyện và cách sử dụng từ ngữ.
- Kỹ năng đọc, hiểu, phân tích, bình giảng truyện hiện đại.
- Giáo dục tính cách khiêm tốn, tôn trọng người khác.
B. Phương tiện thực hiện: 
- Giáo viên: SGK,SGV Ngữ văn 6 tập 2 ,Tài liệu tham khảo
- học sinh: Vở ghi, SGK Ngữ văn 6 tập 2, Kiến thức có liên quan.
C. Cách thức tiến hành:
Đọc hiểu, phân tích, bình giảng.
D. Tiến trình giờ học:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
6A: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Văn bản này nên đọc như thễ nào?
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
1. Đọc văn bản.
Đọc rõ , truyền cảm, chú ý thể hiện được suy nghĩ,cảm xúc của nhân vật.
2. Chú thích.
a. Tác giả
Hãy nêu vài nét về tác giả?
Nhà văn Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen 1920 làng Nghĩa Đô - Phủ Hoài Đức - Tỉnh Hà Đông nay thuộc quận Cầu Giấy - Hà Nội.
b. Tác phẩm
Tô Hoài viết rất nhiều truyện thiếu nhi đặc sắc: Võ sĩ bọ ngựa, Đàn chim gáy, Chú bồ nông ở sa mạc an.
Em biết gì về truyện DMPLK?
- Tác phẩm: Dế Mèn phiêu lưu kí in lần đầu tiên 1941 là tác phẩm đặc sắc nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật.
Đoạn trích nằm ở chương I.
c. Giải thích từ khó: SGK
Xđ kiểu VB và PTBĐ?
II. Tìm hiểu văn bản
1. Kiểuvăn bản và phương thức biểu đạt
- Kiểu văn bản tự sự( truyện hiện đại).
- PTBĐ: tự sự , miêu tả.
Hãy nêu những ý chính của đoạn trích?
2. Tóm tắt - bố cục
* Tóm tắt:
- Mèn tự giới thiệu, miêu tả bức chân dung của mình.
- Tả hành động, tính cách của Mèn kiêu ngạo, coi thường mọi người xung quanh.
- Giới thiệu chú Dế Choắt.
- Mèn chê Choắt về cách sống và cách ăn ở
Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Mèn tự giới thiệu chân dung mình.
- Phần 2: Mèn rủ Choắt trêu chị Cốc
- Phần 3: Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.
- Choắt xin đào ngách thông qua sang nhà Mèn
- Mèn rủ Choắt trêu chị Cốc nhưng Choắt không đồng ý
- Choắt phải gánh chịu hậu quả do Mèn gây ra
- Trước khi chết Choắt khuyên nhủ Mèn
- Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên
3. Phân tích.
Đọc đoạn 1
a. Hình ảnh Dế Mèn
Hãy tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng của Dế Mèn?
* Ngoại hình
- Đôi càng: Mẫm bóng
- Vuốt: cứng, nhọn hoắt
- Đôi cánh: dài chấm đuôi
- Thân hình: màu nâu bóng mỡ
- Đầu to nổi từng tảng
- Răng đen nhánh - nhai ngoàm ngoạp
- Râu dài uốn cong
Qua cách miêu tả đó em rút ra nhận xét gì về ngoại hình Dế Mèn?
=> Mèn có vẻ đẹp khoẻ mạnh, cường tráng đầy sức sống.
Mèn có điệu bộ như thế nào?
*. Hành động
- Đi đứng oai vệ
- Nhún nhảy, rung râu; đạp
-> Điệu bộ hùng dũng oai phong
=> Bằng sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, từ ngữ giàu hình ảnh, màu sắc, nghệ thuật miêu tả độc đáo. Mèn hiện lên khoẻ mạnh, cường tráng, tràn trề sức sống, thích phô trương sức mạnh.
Đọc diễn cảm phân vai.
Luyện tập.
Học sinh đọc
4. Củng cố: Cảm nghĩ ban đầu của em về Dế Mèn?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học thuộc bài 
	 - Soạn tiếp phần 2.
Tuần 19 Tiết 74 
Ngày soạn:................
Ngày giảng:.............. 
 Văn bản
Bài học đường đời đầu tiên
(Trích “ Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài)
 ( Tiếp theo)
 A. Mục tiêu bàI học
B. Phương tiện thực hiện
C. Cách thức tiến hành
D. Tiến trình giờ học
 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
6A: 
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm, tóm tắt những ý chính của truyện, giới thiệu và nhận xét ngoại hình, điệu bộ của Dế Mèn?
3. Bài mới
*) Tính cách
Mèn có nét tính cách nào đẹp và chưa đẹp?
- Nét đẹp: sống độc lập, biết lo xa, biết tổ chức cuộc sống khoa học.
- Nét chưa đẹp:
+ Cà khịa với tất cả bà con hàng xóm.
+ Quát cào cào, đá gọng vó
-> Kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp, sức mạnh của mình. Xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi.
b. Bài học đường đời đầu tiên
Giới thiệu đôi nét về Dế Choắt?
* Dế Choắt:
- Chạc tuổi Mèn, gầy gò, dài lêu nghêu, cánh ngắn ngủn.
-> Xấu xí, yếu ớt, bệnh tật, tương phản với Dế Mèn.
* Mèn
Mèn đối với Choắt bằng thái độ như thế nào?
- Khinh thường, giễu cợt, nói năng bằng giọng trịnh thượng, ngạo mạn của kẻ bề trên.
- Không thông cảm mà con mắng nhiếc xỉ nhục
-> ích kỷ
* Mèn trêu chị Cốc
Hãy thuật lại quá trình Mèn trêu chị Cốc?
- Lúc đầu: rất huyênh hoang, coi thường
- Hát xong: chui tọt vào hang đắc chí với nơi ẩn nấp.
- Khi chị Cốc mổ Choắt
- Mèn còn đắc chí nữa không?
Mèn khiếp sợ nằm im thin thít
-> Hèn nhát
* Khi chị Cốc đi
Mon men bò lên hốt hoảng quỳ xuống
* Khi nghe Choắt nói
Thái độ của Mèn như thế nào?
- Mèn ân hận về việc làm dại dột, thấm thía bài học đường đời đầu tiên, thay đổi cách đối xử với Choắt và cách nhìn nhận bản thân mình.
Em có nhận xét gì về Dế Mèn qua bài học đường đời đầu tiên này?
- Quá trình tính cách của Dế Mèn đã có thay đổi, nhận ra lỗi lầm của mình.
-> Đáng quý
Khái quát về giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích?
4.Tổng kết
- Nghệ thuật: Biện pháp nhân hoá làm cho các con vật trong truyện trở nên sinh động, hấp dẫn.
+ Ngôi kể biến hoá, ngôn ngữ độc thoại những lời bình luận, nhận xét. Từ ngữ miêu tả đặc sắc, so sánh sinh động.
- Nội dung: Dế Mèn có vẻ đẹp về ngoại hình nhưng do xốc nổi của tuổi trẻ nên đã phải trả giấ cho bài học đường đời đầu tiên.
III. Luyện tập: 
Làm BT SGK
 4. Củng cố: Cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn?
 	5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài
 	 - Chuẩn bị bài: Phó từ
Tuần 19 Tiết 75
Ngày soạn:................
Ngày giảng:.............. 
 Phó từ
A. Mục tiêu bàI học: 
- Học sinh nắm được phó từ là gì? Phân loại phó từ.
- Phân biệt được phó từ trong cụm từ, trong câu?.
- Có ý thức vận dụng phó từ trong khi nói và viết.
- Giáo dục ý thức học Tiếng Việt.
B. Phương tiện thực hiện: 
- Giáo viên: SGK,SGV Ngữ văn 6 tập 2 ,Tài liệu tham khảo
- Học sinh: Vở ghi, SGK Ngữ văn 6 tập 2, Kiến thức có liên quan.
C. Cách thức tiến hành:
Thảo luận, vấn đáp, nêu vấn đề.
D. Tiến trình giờ học:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
6A: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở BT của học sinh.
3. Bài mới.
i. phó từ là gì?
Đọc VD a, b SGK
1. Bài tập:
a) đã, cũng, vẫn, chưa, thật
b) được, rất, ra, rất
2. Nhận xét
Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
- Đã -> đi; cũng -> ra; vẫn chưa -> thấy; thật -> lối lạc.
- Được -> soi gương; rất -> ưa nhìn, ra -> to; rất -> bướng
Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
- Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại động từ, tính từ.
- Các từ in đậm đứng ở những vị trí nào trong cụm từ?
- Các từ in đậm đứng ở vị trí trước và sau động từ, tính từ.
Vậy em hiểu phó từ là gì?
2. Kết luận.
 Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
II. Các loại phó từ
Ví dụ a, b SGK (13)
Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm.
1. Bài tập:
a) lớn <- lắm
b) trêu <- đứng
c) trông thấy <- không
 <- đã
loay hoay <- đang
Phó từ có những loại nào?
2.Kết luận 
Phó từ có các loại sau:
- Chỉ quan hệ thời gian: đã, đang, sẽ
- Chỉ mức độ: rất, quá, lắm, hỏi
- Chỉ sự tiếp diễn tương tự
- Chỉ sự phủ định
- Chỉ sự cầu khiến
- Chỉ kết quả và hướng
- Chỉ khả năng
Học sinh đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ: SGK (14)
III. Luyện tập
Học sinh làm BT ( SGK )
Thế nào là phó từ? Có mấy loại phó từ?
Bài tập 1:
Tìm phó từ
a) Đã: chỉ quan hệ thời gian
Không: chỉ quan hệ phủ định
Còn: chỉ quan hệ tiếp diễn
Đã: chỉ quan hệ thời gian
Đều: chỉ quan hệ tiếp diễn
Đương, sắp: chỉ quan hệ thời gian
Ra: chỉ quan hệ kết quả - hướng
Cùng: chỉ quan hệ tiếp diễn
Sắp, đã: chỉ quan hệ thời gian 
b) Đã: chỉ quan hệ thời gian 
Được: chỉ quan hệ kết quả 
Bài tập 2:
Viết 1 đoạn văn ngắn nói về học tập trong đó có sử dụng các loại phó từ.
4. Củng cố: Phó từ là gì? Phân loại phó từ?
5. Hướng dẫn học ở nhà : - Viết 1 đoạn văn ngắn nói về học tập trong đó có sử dụng các loại phó từ.
 - Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn miêu tả
Tuần 19 Tiết 76
Ngày soạn:................
Ngày giảng:.............. 
Tìm hiểu chung về văn miêu tả
A. Mục tiêu bàI học: 
- Giúp học sinh nắm vững những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả. Thế nào là văn miêu tả. Trong tình huống nào thì dùng văn miêu tả?
- Học sinh nhận diện được đoạn, bài văn miêu tả.
- Tư duy khoa học, mạch lạc.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
B. Phương tiện thực hiện: 
- Giáo viên: SGK,SGV Ngữ văn 6 tập 2 ,Tài liệu tham khảo
- Học sinh: Vở ghi, SGK Ngữ văn 6 tập 2, Kiến thức có liên quan.
C. Cách thức tiến hành:
Thảo luận, vấn đáp, nêu vấn đề.
D. Tiến trình giờ học:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
6A: 
2. Kiểm tra bài cũ: ở cấp tiểu học các em đã học về văn miêu tả. Vậy em hiểu thế nào là văn miêu tả?
3. Bài mới
i. thế nào là văn miêu tả
Đọc và suy nghĩ những tình huống sau:
1. Bài tập
* Tình huống 1:
- Tả con đường tới nhà để người khác nhận ra:
+ Số nhà (địa chỉ)
+ Màu sắc, kiểu dáng
+ Các sự vật sung quanh
* Tình huống 2:
Tả cái áo để người bán hàng không lấy nhầm lẫn, mất thời gian.
- Vị trí
- Màu sắc, kiểu dáng, đặc điểm chiếc áo
* Tình huống 3:
Tả chân dung người lực sĩ
Cả 3 tình huống trên đều có nét gì chung?
=> Cả 3 tình huống trên đều sử dụng văn miêu tả
*. Bài tập 2:
- Đoạn tả Dế Mèn: “Bởi tôi.”
2 động vật đó là động vật nào?
Hai động vật đó có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của 2 chú dế?
- Đoạn tả Dế Choắt: “Cái anh chàng”
- Hai động vật giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của 2 chú Dế.
* Dế Mèn: Một chàng dế thanh niên cường tráng
- Càng: Mẫm bóng, đầu to
- Vuốt: Cứng nhọn
- Cánh: dài
-> Đẹp 1 vẻ khoẻ khoắn
* Dế Choắt: Gầy gò, ốm yếu, bệnh tật, xấu xí
- Đôi càng, râu: cụt
- Cánh: Ngắn ngủn
- Mặt mũi: ngẩn ngẩn ngơ ngơ
2. Kết luận
Thế nào là văn miêu tả?
- Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của 1 sự vật, sự việc, con người, phong cảnh. Làm cho những sự vật đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
- Trong văn miêu tả năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất.
II - luyện tập
Bài tập 1.
Đọc bài tập 1. Đoạn 1, 2, 3
Gợi ý: Đoạn 1: Tả chân dung Dế Mèn: có 1 vẻ đẹp khoẻ mạnh
Đoạn 2: Tả hình ảnh chú bé Lượm: nhanh nhẹn, vui tính, hoạt bát, nhí nhảnh, yêu đời.
Đoạn 3: Tả cảnh hồ ao, bờ bãi sau trận mưa lớn. Thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn.
Học sinh làm BT theo nhóm.
Bài tập 2: Phần a
Gợi ý: Nếu phải viết 1 ĐV tả cảnh mùa đông thì em sẽ nêu lên những đặc điểm gì nổi bật?
Tả cảnh mùa đông: chú ý những đặc đ ... úp học sinh hình thành được những hiểu biết sơ lược về các thể truyện ký trong loại hình tự sự.
- Nhớ được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện ký hiện đại đã học.
B. nội dung các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
Trong quá trình luyện tập
3. Bài mới
I. nội dung ôn tập
Theo câu hỏi SGK
TT
Tên tác phẩm, đoạn trích
Tác giả
Thể loại
Tóm tắt nội dung, đại ý
1
Bài học đường đời đầu tiên trích “Dế mèn phưu lưu ký”
Tô Hoài
Truyện
- Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của một chàng dế thanh niên nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng. Trò đùa ngỗ ngịch của Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Choắt và Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.
2
Sông nước Cà Mau Trích “Đất rừng Phương Nam”
Đoàn Giỏi
Truyện ngắn
- Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít, rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập trù phú ngay trên mặt sông.
3
Bức tranh của em gái tôi
Tạ Duy ANh
Truyện Ngắn
- Tài năng hội hoạ, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậy ở cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên được lòng tự ái và sự tự ti của mình.
4
Vượt thác Trích “Quê nội”
Võ Quảng
Truyện
- Hành trình ngược sông Thu Bồn vượt thác của con thuyền.
5
Buổi học cuối cùng
AnPhông Xơ Đô Đê
Truyện ngắn
- Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng vùng An dát bị Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Ha men qua cái nhìn tâm trạng của chú bé Phrăng.
6
Cô Tô (trích)
Nguyễn Tuân
Kí
- Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và một nét sinh hoạt của người dân trên đảo.
7
Cây tre Việt Nam 
Thép Mới
Kí
- Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động và chiến đấu. Cây tre đã thành biểu tượng của đất nước và dân tộc Việt Nam.
8
Lòng yêu nước trích “bài báo thử lửa”
I Lia Ê Ren Bua
Tuỳ bút, chính luận
- Lòng yêu nước khởi nguồn từ lòng yêu những vật bình thường gần gũi, từ tình yêu gia đình, quan hệ. Lòng yêu nước được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
9
Lao xao trích “Tuổi thơ im lặng”
Duy Khánh
Hồi ký tự truyện
- Miêu tả các loài chim ở đồng quê qua đó bộc lộ vẻ đẹp, sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hoá dân gian.
Câu 2: Nhìn vào bảng thống kê những yếu tố thường có chung ở cả truyện và ký đều có người kể hay người trần thuật có thể xuất huện trực tiếp dưới dạng một nhân vật hoặc gián tiếp ở ngôi thứ 3 thể hiện qua lời kể.
Câu 3: Những tác phẩm truyện kí đã học để lại cho em cảm nhận được những cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở vùng miền, từ cảnh sông nước bao la chằng chịt trên vùng Cà Mau của Nam Tổ Quốc đến sông Thu Bồn miền Trung êm ả và nắm thác nghềnh rồi vẻ đẹp trong sáng rực rỡ của vùng biển Cô Tô, sự giàu đẹp của vịnh Bắc Bộ đến thiên nhiên làng quê miền Bắc qua hình ảnh các loài chim của vịnh Bắc Bộ.
Cho học sinh đọc phần ghi nhớ: SGK
BTVN: Bài tập 4 SGK (118)
Tuần 30
 Bài 28 Tiết 118
Câu trần thuật đơn không có từ là
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Nắm được kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
- Nắm được tác dụng của kiểu câu này.
B. nội dung các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là? Chữa bài tập.
3. Bài mới
i. đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là
1. Ví dụ
a. Phú ông/ mừng lắm
 C V
b. Chúng tôi/ tụ hội ở góc sân
 C V
Đọc ví dụ
2. Nhận xét
Xác định chủ - vị trong các câu?
Vị ngữ của các câu trên do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành?
Học sinh trả lời
- Vị ngữ của các câu trên do từ, cụm từ sau tạo thành.
+ Mừng lắm: Cụm tính từ
+ Hội tụ ở góc sân: cụm động từ
Em hãy chọn những từ hoặc từ phủ định thích hợp sau điền vào trước vị ngữ của các câu trên không, không phải, chưa, chưa phải.
Học sinh trả lời
Điền từ phủ định:
Chúng tôi không tụ hội ở góc sân
+ Từ phủ định kết hợp trực tiếp với cụm động từ, cụm tính từ.
Em có nhận xét gì về cấu trúc của câu phủ định?
- Từ phủ định kết hợp trực tiếp với cụm động từ, cụm tính từ.
- So sánh cấu trúc phủ định trong câu trần thuật đơn có từ là và không có từ là?
Học sinh trả lời
+ Cấu trúc phủ định trong câu trần thuật đơn có từ là:
Từ phủ định + ĐT trạng thái + vị ngữ
 Không phải là người
+ cấu trúc phủ định trong câu trần thuật đơn không có từ là
Không mừng lắm
Từ PĐ + VN
Em hiểu câu trần thuật đơn không có từ là như thế nào?
Học sinh trả lời
=> Ghi nhớ
- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định nó kết hợp với từ không chưa.
II. Câu miêu tả và câu tồn tại
1. Ví dụ
a. Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại.
b. Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con.
Hãy xác định chủ ngữ - vị ngữ trong các câu sau?
2. Nhận xét
Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của hai câu trên?
- Giống: Đều có trạng ngữ đều là câu trần thuật đơn không có từ là.
- Khác: Câu a: Cụm danh từ đứng trước động từ, cụm danh từ đứng sau động từ.
Vậy câu có chủ ngữ đứng trước vị ngữ là câu miêu tả.
- Chọn 1 trong hai câu điền vào đoạn văn.
Chọn câu b
Câu có vị ngữ trước chủ ngữ -> tồn tại
Vì hai cậu bé con lần đầu tiên xuất hiện
Em hiểu câu miêu tả là câu như thế nào?
=> Ghi nhớ:
- Câu miêu tả là những câu miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm. Của sự vật nêu ở chủ ngữ được gọi là câu miêu tả.
+ Chủ ngữ đứng được vị ngữ.
Khác câu tồn tại: Dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật.
+ 1 trong những cách cấu tạo là chủ ngữ xuống sau vị ngữ.
III. Luyện tập
Bài tập 1: 
Học sinh làm bài tập.
a. 1: Câu miêu tả
2. Câu tồn tại
3. Câu miêu tả
b. 1: Câu tồn tại
2. Câu miêu tả
c. 1: câu tồn tại
2. Câu miêu tả
Bài tập 2: Cho học sinh làm nếu còn thời gian.
Về nhà làm tiếp.
Tuần 30
 Bài 28 - 29 Tiết 119
ôn tập văn miêu tả
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp học sinh nắm vững đặc điểm và yêu cầu của một bài văn miêu tả.
- Nhận biết và phân biệt được đoạn văn miêu tả, đoạn văn tự sự.
- Thông qua các bài tập thực hành đã nêu trong ngữ văn 6 tập II tự rút ra những điểm cần ghi nhớ chung cho cả văn tả cảnh và văn tả người.
B. nội dung các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
Trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới
i. những nội dung cơ bản cần nhớ về văn miêu tả
Đói tượng miêu tả của văn miêu tả.
1. Văn miêu tả:
Tả cảnh
Tả người: tả chân dung người, tả người trong đ, tả người trong cảnh.
2. Kỹ năng khi làm bài
- Quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, lựa chọn, hồi tưởng, hệ thống hoá.
Bài văn miêu tả gồm mấy phần? Nội dung của từng phần?
Học sinh trả lời
3. Bố cục của bài văn miêu tả
a. Mở bài: Giới thiệu cảnh và người được tả.
b. Thân bài: Tả cảnh theo 1 trình tự
c. Kết bài: Nêu nhận xét, cảm nghĩ của bản thân về cảnh.
II. bài tập
Học sinh đọc bài tập SGK (120 - 121)
1. Một đoạn văn miêu tả hay cần thoả mãn những yêu cầu sau:
- Lựa chọn được những chi tiết, hình ảnh đặc sắc thể hiện được linh hồn của cảnh vật.
- Có những liên tưởng, so sánh, nhận xét độc đáo.
- Có ngôn ngữ phong phú biết diễn đạt 1 cách sống động.
- Thể hiện rõ tình cảm và thái độ của người tả đối với đối tượng được tả.
Bài tập 2
Nếu tả quang cảnh một đầm sen đang mùa nở hoa em sẽ lập dàn ý cho bài văn ấy như thế nào?
Học sinh trả lời
a. Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh đầm sen.
b. Thân bài: Chọn những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để miêu tả theo một trình tự.
- Tả từ xa - gần: Đầm sen hiện lên với những màu sắc thật đẹp: nền xanh hoa hồng.
- Tả gần: miêu tả kĩ bông hoa
c. Kết bài: Những nhận xét, cảm xúc của em khi đứng trước đầm sen.
Bài tập 4
Căn cứ vào đâu mà em nhận ra được đoạn văn tự sự, đoạn văn miêu tả?
Học sinh trả lời
- Căn cứ vào hành động chính mà tác giả dùng trong đoạn văn: hành động kể hay tả.
+ Hành động kể thường trả lời các câu hỏi. Kể về việc gì? Kể về ai? Việc đó diễn ra như thế nào? ở đâu? kết quả thế nào?
+ Hoạt động tả thường trả lời câu hỏi. Tả về cái gì? Tả về ai? Cảnh đó như thế nào? Có gì đặc sắc, nổi bật?
Học sinh đọc ghi nhớ
Ghi nhớ: SGK
BTVN: chuẩn bị một số đề trong SGK (122)
Soạn: Chữa lỗi.
Tuần 30
 Bài 28 - 29 Tiết 120
Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp học sinh hiểu được thể nào là câu sai về chủ ngữ - vị ngữ.
- Tự phát hiện ra các câu sai về chủ ngữ và vị ngữ.
- Có ý thức nói, viết câu đúng.
B. nội dung các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là? Chữa bài tập
3. Bài mới
i. câu thiếu chủ ngữ
1. Ví dụ
Đọc ví dụ
a. Qua truyện “Dế Mèn phưu lưu ký” cho ta thấy Dế Mèn biết phục thiện.
a. Qua truyện “Dế Mèn phưu lưu ký” em/ thấy 
 TN C
Dế Mèn biết phục thiện.
 V
Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong 2 câu trên.
2. Nhận xét
Câu a: không xác định được chủ ngữ -> câu thiếu chủ ngữ.
Câu b: Có đủ các thành phần
Hãy viết lại câu sai cho đúng
- Sửa: Thêm chủ ngữ
a. Qua truyện “Dế Mèn phưu lưu ký” tác giả Tô Hoài cho ta thấy Dế Mèn biết phục thiện.
+ Biến trạng ngữ thành chủ ngữ
Truyện “Dế Mèn phưu lưu ký” cho ta thấy Dế Mèn biết phục thiện.
VD: Qua tác phẩm “Lao xao” cho ta thấy phong cảnh làng quê rất đẹp và phong phú.
Hãy tìm chủ vị. 
Hãy viết lại câu sai cho đúng.
II. câu thiếu vị ngữ
Đọc ví dụ
1. Ví dụ
Tìm chủ - vị của mỗi câu trên.
Chữa lại câu viết sai cho đúng.
a. Thánh Gióng/ cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt 
 C V
xông thẳng vào quân thù.
b. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân thù.
c. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A
d. Bạn Lan/là người học giỏi nhất lớp 6A
 C V
2. Nhận xét
- Câu a: Thành câu
- Câu b: Chưa thành câu: câu thiếu vị ngữ
- Câu c: Chưa thành câu: câu thiếu vị ngữ
- Câu d: Có đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ.
Cách chữa:
- Thêm vị ngữ:
Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân thù đã để lại trong em niềm kính phục.
- Biến cụm danh từ đã cho thành một bộ phận của cụm chủ - vị.
Em rất thích hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân thù.
- Cách chữ:
+ Thêm 1 cụm từ làm vị ngữ:
Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A là bạn thân của tôi.
+ Biến câu đã cho (2 cụm danh từ) thành 1 cụm chủ - vị.
Bạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A.
+ Biến câu đã cho thành một bộ phận của câu
Tôi rất qúy bạn, người học giỏi nhất lớp 6A
III. Luyện tập
Bài tập 1: Gợi ý
a. Đặt câu hỏi để làm chủ ngữ - vị ngữ
Tìm chủ ngữ:
Ai không làm gì nữa
Vị ngữ: Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay như thế nào?
-> câu có đầy đủ các thành phần.
b. Lát sau, hổ/ đẻ được.
 C V
c. Hơn mười năm sau, bác tiều/đã già bị chết.
 C V 
Học sinh làm các bài tập 2, 3
BTVN: 4, 5

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 6 CHUAN BI CHO NAM HOC 20092010.doc