Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 - THCS ĐăkNang

Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 - THCS ĐăkNang

Tiết 73

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

 (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

-Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.

-Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.

2.Kĩ năng:

-Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.

-Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.

3. Thái độ: Thêm yêu thiên nhiên, đất nước

B. CHUẨN BỊ:

1. Thầy: Tranh - bảng phụ - phiếu học tập.

2. Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu sgk

C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 1. Kiểm tra bài cũ:

 -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 2.Bài mới:

 -Truyện đồng thoại đầu tay của Tô Hoài “Dề Mèn phiêu lưu ký” (1941) đã và đang được hàng triệu người đọc các lứa tuổi vô cùng yêu thích.

 -Vậy Dề Mèn là ai? Chân dung và tính nết nhân vật dộc đáo này như thế nào, bài học cuộc đời đầu tiên mà anh ta nếm trải ra sao? Đó chính là nội dung bài học đầu tiên của học kì II này.

 

doc 122 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 - THCS ĐăkNang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/1/2012	Tuần 20
Ngày dạy: 02/1/2012
Tiết 73 
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
-Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
-Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo. 
2.Kĩ năng: 
-Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
-Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
3. Thái độ: Thêm yêu thiên nhiên, đất nước
B. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: Tranh - bảng phụ - phiếu học tập.
2. Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu sgk
C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 2.Bài mới:
 -Truyện đồng thoại đầu tay của Tô Hoài “Dề Mèn phiêu lưu ký” (1941) đã và đang được hàng triệu người đọc các lứa tuổi vô cùng yêu thích.
 -Vậy Dề Mèn là ai? Chân dung và tính nết nhân vật dộc đáo này như thế nào, bài học cuộc đời đầu tiên mà anh ta nếm trải ra sao? Đó chính là nội dung bài học đầu tiên của học kì II này.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
Hoạt động 1
-Giáo viên - Hướng dẫn học sinh đọc VB
+ Kể tóm tắt
+ Tìm hiểu các chú thích
GV: Bút danh Tô Hoài là kỷ niệm ghi nhớ quê hương: sông Tô Lịch & huyện Hoài Đức. Ngoài Dề Mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài còn viết rất nhiều truyện đặc sắc khác: Võ sĩ Bọ Ngựa, Đàn chimn gáy, Chú Bồ Nông.
VB có thể được chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của mỗi đoạn? Phần nội dung kể về bài học đường đời đầu tiên của Dề Mèn có các sự việt chính nào? 
Hoạt động 2
Theo em, sự việc nào trong các sự việt trên là nghiêm trong nhất dẫn đến bài học đường đời đầu tiên của Dề Mèn? Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Tác dụng của ngôi kể ấy?
-Cho học sinh đọc lại phần I.
Dề Mèn tự giới thiệu và miêu tả mình như thế nào? Trong phần đầu chương này, tính nết dế mèn có điều gì hay, điều gì dở? Tác giả đã có những đặc sắc gì khi miêu tả Dề Mèn
GV: Đây là một đoạn văn rất đặc sắc, có thể coi là mẫu mực của miêu tả loài vật. Tác giả đã miêu tả khá kỹ hầu hết các bộ phận chính của ngoại hình Dề Mèn & những hành động của Dề Mèn để tập trung làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng của 1 chàng dế thanh niên. Cái tài của tác giả là qua việc miêu tả ngoại hình còn bộc lộ được tính nết, thái độ của nhân vật. Đằng sau các từ ngữ, hình ảnh, ta thấy hiện ra những nét tính cách nổi bật có cả nét đẹp lẫn nét chưa tốt trong nhận thức & hành động của 1 chàng dế thanh niên trước ngưỡng cửa của tuổi trưởng thành.
- Dề Mèn tự kể. Ngôi thứ I
-Tạo nên sự thân mật, gần gũi, đáng tin cậy giữa người kể và người đọc
+Dễ biểu hiện tâm trạng, ý nghĩ, thái độ của nhận vật, đối với những gì xảy ra xung quanh & đối với chính mình.
-Nét hay: tính độc lập, chăm chỉ, lo xa, có khát vọng phiêu lưu.
-Dở: hung hăng, kiêu căng.àquan sát tỉ mỉ, tinh tế, sử dụng 1 hệ thống tính từ đặc sắc góp phần quan trọng vào việc bộc lộ vẻ đẹp sống đông & cường tráng của Dề Mèn 
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Tên thật là Nguyễn Sen (1920) – Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức (Hà Đông).
2.Xuất xứ: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” trích chương I của “Dề Mèn phiêu lưu ki”.
 3. Đọc, tóm tắt văn bản
4.Bố cục: gồm 2 đoạn:
 a.“Bởi tôi thiên hạ rồi”: miêu tả hình dáng, tính cách của Dế Mèn.
 b. Kể về bài học đường đời đầu tiên của Dề Mèn (gồm 3 sự việc chính: Dề Mèn coi thường Dế Choắt, Dề Mèn trêu Chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt, sự ân hận của Dề Mèn).
II. Tìm hiểu văn bản:
 1.Hình dáng, tính cách Dề Mèn:
 Dề Mèn tự giới thiệu & miêu tả về mình.
 -Sở thích: ưa sống độc lập từ thuở bé.
 -Vẻ bề ngoài: đẹp, ưa nhìn, là một chàng dế thanh niên cường tráng (càng mẫm bóng, vuốt cứng nhọn hoắt, thân bóng mỡ, cánh dài, râu dài & uốn cong).
 -Dữ tợn, hùng dũng: đầu to & nổi từng tảng trông rất bướng; hai cái răng to khỏe nhai ngoàm ngoạp.
 -Điệu bộ, cử chỉ: ra dáng con nhà võ (đi đứng oai vệ, co cẳng đạp phành phạch, làm điệu dún dẩy, rung râu.
 -Tính nết: hunbg hăng, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu, dám cà khịa với mọi người trong xóm, quát mắng chị Cào Cào, ngứa chân đá anh Gọng Vó.
 àBằng nghệ thuật nhân hóa, dùng một hệ thống tính từ đặc sắc, động từ, từ so sánh rất chọn lọc và chính xác, Tô Hoài đã để cho Dế Mèn tự họa bức chân dung của mình vô cùng sống động.
D.Củng cố-Dặn dò:
 - Tóm tắt truyện.
 -Chuẩn bị: học tiết 74 của bài.
Ngày soạn: 01/1/2012	Tuần 20
Ngày dạy: 02/1/2012
Tiết 74 
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
-Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
-Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích. 
2.Kĩ năng: 
-Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
-Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.
3. Thái độ
 - Thêm yêu trẻ thơ, yêu thên nhiên
B. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: Tranh - bảng phụ - phiếu học tập.
2. Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu sgk
C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Bài cũ:
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 2.Bài mới: Tìm hiểu tiếp bài học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
Hoạt động 2(tt)
- GV gọi học sinh đọc lại đoạn 2 & hỏi: Cảnh Dề Mèn sang chơi nhà Dế Choắt, thái độ, lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu của Dề Mèn đối với Dế Choắt kẻ cả, hách dịch, coi thường. Hãy chứng tỏ điều đó qua nghệ thuật kể sinh động của tác giả?
 -Như vậy, dưới mắt Dế Mèn, Dế Choắt hiện ra như thế nào? Điều đó đã tô đậm thêm tính cách gì của Dế Mèn?
Em hãy nêu tóm tắt các sự việc diễn biến câu chuyện Dế Mèn trêu Chị Cốc?
Hết coi thường Dế Choắt, Dế Mèn lại gây sự với Cốc to lớn hơn mình. Vì sao Dế Mèn dám gây sự với chị Cốc to lớn hơn mình?
Em hãy nhận xét cách Dế Mèn gây sự với Cốc bằng câu hát: “Vặt lông”?
 -Việc Dế Mèn dám gây sự với Cốc lớn khỏe hơn mình gấp bội có phải là hành động dũng cảm không? Vì sao?
Kẻ phải chịu hậu quả trực tiếp của trò đùa này là ai? Lúc này thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt như thế nào? Tại sao Mèn lại bị bất ngờ khi Choắt nói những lời trăng trối?
Hoạt động 3
 -Thái độ của Dế Mèn thay đổi như thế nào khi Dế Choắt chết? Theo em, sự ăn năng hối lỗi của Dế Mèn có cần thiết không? Có thể tha thứ không? Qua sự việc ấy Dế Mèn đã rút ra được bải học đường đời đầu tiên cho mình, bài học ấy là gì? 
Theo em, có đặc điểm nào của con người được gán cho các con vật ở truyện này?
 Em biết tác phẩm nào cũng có cách viết tương tự?
 Em học tập được gì từ nghệ thuật miêu tả & kể chuyện tô hoài trong văn bản này?
Hoạt động 4Luyện tập:
 1.Ở đoạn cuối truyện: sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hối lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Em hãy hình dung tâm trạng của Dế Mèn & viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời Dế Mèn.
 2. Chia mỗi nhóm 4 học sinh theo vai Dế Mèn, Dế Choắt, Cốc – đọc phân vai đoạn Dế Mèn trêu Cốc gây ra cái chết thảm thương của Dế Choắt.
-Muốn ra oai với Dế Choắt + muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ rồi.
-Xấc xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến hậu quả.
-Không phải dũng cảm mà là ngông cuồng.
 àGây hậu quả nghiêm trọng cho Dế Choắt.
Hối hận & xót thương, nâng Dế Choắt lên mà than, đắp mộ to, đứng lặng giờ lâu.
- Dế Mèn kiêu căng nhưng biết hối lỗi. Dế Choắt yếu đuối, biết tha thứ. Cốc tự ái, nóng nảy.
-Đeo nhạc cho mèo, hưu & rùa.
-Cách miêu tả loài vật sinh động, ngôn ngữ miêu tả chính xác, kể chuyện theo ngôi thứ nhất àvăn Tô Hoài chân thực, hấp dẫn.
II. Tìm hiểu văn bản:
2.Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn:
 a.Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt:
 -Cùng ngang tuổi nhau nhưng Dế Mèn lại đặt tên cho bạn là Choắt àkhinh rẻ bạn.
 -Tả Dế Choắt rất xấu: “Người dài lêu nghêu, cánh ngắn ngủn, càng bè nè, mặt mũi ngẩn ngẩn, ngơ ngơ.
 -Giọng trịch thượng, kể cả: “Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”, mắng nhiếc: “hôi như cú”.
b.Câu chuyện trêu Chị Cốc:
 -Khi rủ Dế Choắt trêu Chị Cốc, giọng điệu Mèn ra vẻ ta đây chẳng coi ai ra gì?
 -Khi Chị Cốc: “Đứa nào thế?” àMèn sợ hãi: “Chui tọt vào hang”.
 -Khi Dế Choắt bị mổ đau quá, kêu váng lên à Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít
 -Đợi Chị Cốc bay đi rồi Dế Mèn mới mon men bò lên.
 -Đến khi Dế Choắt chết, Dế Mèn “Vừa thương, vừa ăn năn tội mình”, chôn cất Dế Choắt tử tế.
 -Ân hận, sám hối, chân thành, đứng lặng giờ lâu trước nấm mộ Dế Choắt nghĩ về bài học đường đời đầu tiên àBài học Dế Mèn nhận được là: “Hung hăng bậy bạ” – gây vạ cho mình.
III.Tổng kết:
 -Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc Chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.
 -Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ I rất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
IV.Luyện tập :
 1.Viết đoạn văn khoảng 4-6 câu nói về tâm trạng của Dế Mèn khi đứng trước nấm mồ của Dế Choắt :
 Có thể viết theo sự hình dung và cảm nhận của em theo các gợi ý sau :
 -Ân hận vì thói dại dột, ngông cuồng của mình đã dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt.
 -Tự hứa thay đổi tinhy1 nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo.
 -Xin Dế Choắt tha thứ và khắc ghi câu chuyện đau lòng vdo mình gây ra lả một bài học đường đời (đầu tiên).
D.Củng cố-Dặn dò:
 -Học thuộc lòng ghi nhớ.
 -Chuẩn bị “Sông nước Cà Mau”.
Ngày soạn : 04/01/2012	Tuần 20
Ngày dạy :05/01/2012
Tiết :75	PHÓ TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
 1. Kiến thức: 
-Khái niệm phó từ:
 +Ý nghĩa khái quát của phó từ .
 +Đặc điểm ngữ pháp của phó từ
 -Các loại phó từ.
 2.Kĩ năng: 
-Nhận biết phó từ trong văn bản.,Phân biệt các loại phó từ.Sử dụng phó từ để đặt câu.
 3. Thái độ: 
 Sử dụng từ khi nói và viết
B.CHUẨN BỊ:
 1. Thầy: Bảng phụ - phiếu học tập.
 2. Học sinh: soạn bài
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT DẠY:
 1. Kiểm tra chuẩn bị của học sinh
 2. Baøi môùi: Hoâm nay chuùng ta seõ tìm hieåu veà loaïi töø ñoù coù teân goïi laø “phoù töø” 
Hoạt động của Thầy
Hđ của Trò
Nội dung
Hoạt động 1
-Hướng dẫn học sinh quan sát & tìm hiểu ngữ liệu (Sgk - P12).
Các từ: đã, cũng vẫn, chưa, thật, được rất, ra bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ?
Hoạt đọng 2
Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc tử loại nào ?
Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ?
GV: Những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
àPhó từ: vậy thế nào là phó từ?
-Học sinh tìm hiểu ngữ liệu mục II (Sgk – P13).
Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho các động từ, tính từ in đậm?
Các em hãy thống kê các phó từ đã tìm được ở mục I & II.
Điền các phó từ đã tìm được ở mục I, II vào bảng phân loại (vẽ theo Sgk).
àYêu cầu học sinh thực hiện trên bảng phụ.
Hãy kệ thêm những phó từ mà em biết thuộc mỗi loại nói trên?
Dựa vào vị trí kết hợp, phó từ có thể chia làm mấy loại lớn?
Nh ...  cảm
- Sử dụng các số liệu cụ thể, khoa học
- Miêu tả sinh động từ xa đến gần theo trình tự thời gian, không gian.
b/ Ý nghĩa
Cần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như thiên nhiên môi trường để phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ cuộc sống của con người.
Ghi nhớ: SGK/ 148
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Chuẩn bị nội dung để giới thiệu về “ Đệ nhất kì quan” Phong Nha với khách du lịch.
* Bài mới: soạn bài “ Tổng kết phần Văn và TLV”
Tiết 130	 
Ngày dạy: 
	 Tiếng Việt: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
 ( DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN)
 I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Củng cố kiến thức và cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
 II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1.Kiến thức: Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
 2. Kĩ năng:
 - Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than.
 - Phát hiện và sửa lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
 3. Thái độ: Có ý thức nâng cao kĩ năng trong việc dùng dấu kết thúc câu.
 III. PHƯƠNG PHÁP: 
 Phát vấn, thuyết giảng, thảo luận nhóm.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Các dấu câu được phân thành 2 loại: dấu đặt cuối câu và dấu đặt trong câu. Các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than là các dấu đặt cuối câu.
 * Bài mới:
H®éng cña ThÇy
Ho¹t ®éng cña Trß
Néi dung
Hệ thống hóa kiến thức
Gv:Đặt các dấu chấm, dấu hỏi, chấm than vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn?
- Gv:Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy?
- Gv:Cách dùng dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong những câu ở ví dụ 2 có gì đặt biệt?
Chữa một số lỗi thường gặp
Gv:So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu?
Luyện tập:
-Giáo viên nhận xét, sửa chữa và cho điểm.
Bài 1:Đặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp ( Hs tự đặt)
Bài 2 : Dấu hỏi đặt vào các câu “chưa” ? ;  “như vậy ?” là không đúng vì đó là những câu trần thuật.
Hướng dẫn tự học
- Chọn một văn bản đã học, tìm các dấu câu vừa học
- Chuẩn bị bài ““Ôn về dấu câu (Dấu phẩy)”: Đọc sgk tìm hiểu ví dụ để biết công dụng và cách sử dụng dấu phẩy.
Hs đọc ví dụ
-Hs Làm
-Hs: Trả lời
Hs đọc ghi nhớ.
-Hs trả lời
-Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
-Học sinh tự làm bài tập 1, 2, 3.
I. Hệ thống hóa kiến thức
1.Công dụng : 
* Ví dụ: (Sgk)
* Nhận xét:
- a, c: Dấu chấm than đặt cuối câu cảm thán và câu cầu khiến.
- d: Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật.
- b: Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn.
- Cách dùng đặt biệt. (Câu 2 và 4 là câu cầu khiến nhưng cuối các câu ấy dùng dấu chấm. Dâu (!), (?) đặt trong ngoặc đơn để thể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hoặc nội dung của từ ngữ đó).
* Ghi nhớ: (Sgk)
2.Chữa một số lỗi thường gặp
- 1a: Dùng dấu chấm: đúng, dùng dấu chấm: đúng, dùng dấu (,) làm cho câu này trở thành câu ghép có 2 vế nhưng 2 vế câu không liên quan chặt chẽ với nhau.
- 1b: Dùng dấu (;) là đúng, câu có 2 vị ngữ được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ: vừa... vừa ...
- 2 a, b: Dấu chấm hỏi, dấu chấm than đặt cuối câu trần thuật: sai.
II.Luyện tập:
Bài 1
  sông Lương.
  đen xám.
  đã đến.
  tỏa khói.
  trắng xóa.
Bài 2: Câu (2), (5) là sai. Câu trần thuật đặt dấu (.).
Bài 3: Đặt dấu chấm than câu a.
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: Tìm các ví dụ về việc sử dụng nhiều dấu câu trong một văn bản tự chọn.
* Bài mới: Soạn bài “Ôn về dấu câu (Dấu phẩy)”
Tiết 131	 
Ngày dạy: 
	 Tiếng Việt: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẤY)
 I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	Củng cố kiến thức và cách sử dụng dấu phẩy đã được học.
 II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1.Kiến thức: Công dụng của dấu phẩy.
 2.Kĩ năng:
 - Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu phẩy.
 - Lựa chọn và sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết để đạt được mục đích giao tiếp.
 3.Thái độ: có ý thức học tập, nâng cao kĩ năng sử dụng dấu phẩy.
 III.PHƯƠNG PHÁP: 
 Phát vấn, thuyết giảng phân tích, thảo luận nhóm.
 IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1.Ổn định lớp: 
 2.Kiểm tra bài cũ: Cho biết công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than? Cho ví dụ có sử dụng các dấu câu đó?
 3.Bài mới: 
 * Lời vào bài:Nếu như dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than dùng để kết thúc câu. Thì dấu phẩy dùng để làm gì? Tiết học này cô và các em cùng ôn tập lại.
 *Bài mới:
Hđộng của Thầy
Hđộng của Trò
Nội dung
I.Hệ thống hóa kiến thức
Công dụng
- GV treo bảng phụ các ví dụ mẫu.
- Em hãy đặt dấu phẩy vào những chỗ trống thích hợp?
a/ Vừa lúc đó, sứ giảgựa sắt, roi sắt chú bé vùng dậy, vươn vai 
b/ Suốt 1 đời người, từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay, tre với mình sống chết có nhau, chung thuỷ.
c/ Nước bịtứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống.
Gv:Vì sao em lại đặt dấu phẩy ở các vị trí trên?
Gv nhận xét, rút ra kết luận.
Chữa một số lỗi thường gặp
Gv:Đặt các dấu phẩy đúng chỗ vào đoạn văn?
Luyện tập:
- Bài1: Điền một chủ ngữ thích hợp để tạo câu hoàn chỉnh?
 Bài 2: Điền thêm chủ ngữ thích hợp
- GV gọi Hs lên bảng điển.
Bài 3: Điền thêm vị ngữ thích hợp
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa và cho điểm.
Hướng dẫn tự học
- Tìm ví dụ sử dụng dấu phẩy có hiệu quả trong sgk
- Tìm lỗi về dấu phẩy trong vở của các em và tự sửa.
- Chuẩn bị tiết trả bài: Nhớ lại các kiến thức có trong bài viết và bài kiểm tra Tiếng Việt để tự đánh giá, củng cố kiến thức cho bản thân.
- HSTL trả lời 
-Hs: Trả lời
HS: Thực hành theo yêu cầu
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- HSTL theo đôi, trả lời.
- Học sinh tự làm.
I. Hệ thống hóa kiến thức
1.Công dụng : 
a, Ví dụ Sgk 1
b, Ví dụ 2: Nhận xét
- Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu.
+ Giữa các thành phần phụ của câu với CN, VN(a)
+ Giữa các từ có cùng chức vụ trong câu(a).
+ Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích với nó (b).
+ Giữa các vế của một câu ghép.(c)
* Ghi nhớ Sgk)/158
 2.Chữa một số lỗi thường gặp
a, Chào mào, sáo sâu, sáo đenĐàn đàn lũ lũ bay đi, bay về lượn lên lượn xuống. Chúng nótrò chuyện, trêu ghẹo được.
b, Trêncổ thụ, nhữngmùa đông, chúngvắt vẻo, mềm mại như cái đuôi én.
II. Luyện tập:
Bài 1: Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp:
a)- Từ xưa đến nay,-> Trạng ngữ với thành phần chính.
 - Thánh Gióng yêu nước. -> Có cùng chức vụ.
b) - Buổi sáng,-> Trạng ngữ với thành phần chính
 - Sương muốiCành cây,-> Cùng chức vụ.
 - Núi đồi, thung lũng, 
 - Mặt đất, tràn vào nhà, 
-> Cùng chức vụ.
Bài 2 : Điền thêm chủ ngữ thích hợp :
a) Xe máy, xe đạp
b) Hoa lay ơn, hoa cúc
c) Vườn nhãn, vườn mít
Bài 3 : Điền thêm vị ngữ thích hợp :
a) Thu mình trên cành cây
b) Thăm ngôi trường cũ
c) Thẳng, xoè cánh quạt
d) Xanh biếc, hiền hoà
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ
- Tìm một số ví dụ sử dụng dấu phẩy hiệu quả, đạt mục đích giao tiếp.
- Tìm một số ví dụ sử dụng dấu phẩy sai chức năng và sử lại cho đúng.
* Bài mới: Trả bài văn miêu tả sáng tạo, bài kiểm tra Tiếng Việt.
Tiết 132 
Ngày dạy: 
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO.
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT.
 I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Xác định đúng yêu cầu của đề.
 - Viết được bài văn miêu tả sáng tạo và làm được bài kiểm tra Tiếng Việt.
 II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1.Kiến thức: Nắm được cách viết bài văn miêu tả sáng tạo. Hiểu các biện pháp tu từ đã học.
 2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng tiếp thụ, rút kinh nghiệm, sửa chữa.
 3.Thái độ: Ý thức tự rèn luyện, tự sửa chữa, chỉnh lý và ý thức vươn lên, yêu thích môn học 
 III.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Chấm và trả bài khách quan, sửa lỗi cụ thể cho học sinh.
 2.Học sinh: Ôn lại các kiến thức có trong hai bài kiểm tra để tự đánh giá bài viết của mình.
 IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện.
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Tiết học này sẽ giúp các em nhằm mục đích để các em để phát huy, sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài sau đạt kết quả cao hơn thấy được những ưu khuyết trong bài làm văn miêu tả sáng tạo và bài kiểm tra Tiếng Việt và không bị vướng những lỗi đã gặp.
 * Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
Bài tập làm văn miêu tả sáng tạo
Đề bài
- GV: gọi HS nhắc lại đề.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
Dàn ý- thang điểm
- Gv ghi lên bảng dàn bài sơ lược và thang điểm.
Nhận xét chung
- Gv nhận xét chung:
* Ưu điểm : 
* Hạn chế: 
Sửa lỗi cụ thể
- Gv: Treo bảng phụ với những lỗi sai, yêu cầu Hs sửa lỗi.
.
Đọc bài
- GV: đọc bài chưa đạt để rút kinh nghiệm 
Trả bài- ghi điểm
Hai HS phát bài cho lớp, đọc bài góp ý cho nhau cách sửa.
Bài kiểm tra văn
Gv trả bài, phát vấn để hs tìm ra đáp án.
- Gv ghi ngắn gọn đáp án và thang điểm.
- GV nhận xét ưu điểm hạn chế của Hs.
- Hs nghe
- GV chỉ ra một số lỗi trong bài của HS
- Hs lên bảng đọc lại dàn ý
- Hs: Ghi vở để củng cố
- Hs : sửa lỗi
- Hs xem bài để biết cụ thể.
I.Bài tập làm văn miêu tả sáng tạo
1. Đề bài: Em hãy viết bài văn miêu tả cơn mưa ở quê em?
2.Dàn ý- Thang điểm
* Dàn ý chi tiết ( xem tiết viết bài)
* Thang điểm:
- Mở bài: (1.0 điểm): Giới thiệu chung về cơn mưa( Mưa gì? Vào mùa nào? Ơ đâu?)
- Thân bài: ( 7.0 điểm) Miêu tả chi tiết cơn mưa theo trình tự thời gian.
+ Trước cơn mưa:
+ Trong cơn mưa:
+ Sau con mưa:
- Kết bài: (1.0 điểm): Cảm nghĩ của em về cơn mưa quê em ( Cơn mưa dữ dội, cơn mưa đáng nhớ, một cơn mưa rất riêng của quê hương,...)
3.Nhận xét chung:
a. Ưu điểm:
- Xác định đúng yêu cầu của đề bài.
- Miêu tả được một số đặc điểm của cơn mưa.
b.Hạn chế:
- Sai lỗi chính tả nhiều (Nam, Thái, Nếu)
- Chưa sáng tạo, còn chép bài thơ mưa của Trần Đăng Khoa.
- Trình bày không đúng thể thức bài văn.
4. Sửa lỗi cụ thể
* Lỗi kiến thức:
- Chép văn bản không hề nói về mưa.
- Miêu tả không đúng đặc điểm vốn có của cơn mưa.
* Lỗi diễn đạt
- Dùng từ: 
- Lời văn: 
+ Những đám mây dồn về cùng cơn gió như cha mẹ -> những đám mây dồn về như tấm thảm màu đen bồng bềnh trên bầu trời.
+ Quê em có nhiều cơn mưa to nhưng em thích nhất là cơn mưa ở vùng núi quê em-> Quê em có nhiều cơn mưa nhưng em thích nhất là cơn mưa rào. ( Nguyệt)
+ Mắt bà như hòn bi long lanh-> Mắt bà không còn long lanh như ngày trước.
- Chính tả: dận-> giận(Sao); chên chời-> trên trời, sin-> xin(Nam); suống-> xuống( Hảo), dồng xông(Nếu)->dòng sông, caay soài-> cây xoài.
5. Đọc bài khá
6. Trả bài- ghi điểm
II.Bài kiểm tra Tiếng Việt
1. Đáp án và thang điểm (xem tiết kiểm tra)
2.Nhận xét chung
a, Ưu điểm: Nhớ được một số phép tu từ.
b, Hạn chế: 
- Không cho được ví dụ có sử dụng các phép tu từ đã học.
- Chưa viết được đoạn văn có sử dụng phép so sánh và nhân hóa.
3. Chữa lỗi cụ thể
- Ngoang-> ngoan(Chiến), gà chống(Trống)
- Cây đa vừ cao vừ to-> cây đa cao bằng mái nhà.
4. Trả bài-ghi điểm
4. Hướng dẫn tự học
- Viết lại bài tập làm văn vào vở.
- Chuẩn bị bài “ Tổng kết phần văn”: Đọc sgk, trả lời các câu hỏi trong sgk trước khi đến lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao ngu van 6 kII.doc