Giáo án Ngữ văn 6 kì 1 - Trường THCS Thanh Khê

Giáo án Ngữ văn 6 kì 1 - Trường THCS Thanh Khê

CON RỒNG CHÁU TIÊN

 Truyền thuyết

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

- Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết " Con Rồng cháu Tiên "và "Bánh chưng ,bánh giầy ".

Bồi dưỡng lòng tự hào về nguồn gốc và truyền thống đoàn kết của dân tộc

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của hai truyện.

- Kể được 2 truyện

B.Chuẩn bị của giáo viên- học sinh

- Giáo viên: Soạn bài, đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài soạn, tranh minh hoạ được cấp

- Học sinh: Đọc bài và soạn bài, trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi bài

C. Tổ chức dạy học bài mới

* Giới thiệu bài: Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên là một truyện tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung. Nội dung, ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên là gì ? Để thể hiện nội dung, ý nghĩa ấy truyện đã dùng những hình thức nghệ thuật độc đáo nào? Vì sao nhân dân ta, qua bao đời, rất tự hào và yêu thích câu truyện này? tiết học hôm nay sẽ giúp trả lời những câu hỏi ấy.

 

doc 132 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 kì 1 - Trường THCS Thanh Khê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ ngày tháng năm 2009 
Dạy thay thõ̀y Nguyờn Lớp 6A,
Con rồng cháu tiên
 Truyền thuyết
 A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh :
- Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết " Con Rồng cháu Tiên "và "Bánh chưng ,bánh giầy ".
Bồi dưỡng lòng tự hào về nguồn gốc và truyền thống đoàn kết của dân tộc
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của hai truyện.
- Kể được 2 truyện
B.Chuẩn bị của giáo viên- học sinh
- Giáo viên: Soạn bài, đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài soạn, tranh minh hoạ được cấp
- Học sinh: Đọc bài và soạn bài, trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi bài
C. Tổ chức dạy học bài mới
* Giới thiệu bài: Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên là một truyện tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung. Nội dung, ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên là gì ? Để thể hiện nội dung, ý nghĩa ấy truyện đã dùng những hình thức nghệ thuật độc đáo nào? Vì sao nhân dân ta, qua bao đời, rất tự hào và yêu thích câu truyện này? tiết học hôm nay sẽ giúp trả lời những câu hỏi ấy.
* Các hoạt động dạy học:
10’
25’
10’
10’
5’
5’
5p
2’
Hoạt động của học sinh:
(dưới sự hướng dẫn của giáo viên)
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
Học sinh đọc chú thích trong SGK và cho biết:
-? Truyện truyền thuyết là gì ?
GV : Giới thiệu qua các truyện truyền
 thuyết sẽ học ở lớp 6
GV: đọc mẫu 1 đoạn, 2 h/s đọc tiếp
GV: nhận xét, sửa lỗi( nếu có)
GV: cho h/s tìm hiểu kỹ các chú thích 1,2,3,4- đây là các từ có nguồn gốc từ Hán Việt. Vậy cách hiểu từ HánViệt ntn? Tại sao nó lại có trong TiếngViệt, các tiết TV sẽ giúp ta hiểu rõ hơn.
? Em hãy cho biết truyện này có thể chia thành mấy đoạn? nội dung mỗi đoạn?
Hoạt động II: Hướng dẫn Đọc-Hiểu văn bản
? Kể tóm tắt đoạn 1
? Em biết gì về lai lịch,ngoại hình, tài năng của Lạc long Quân và Âu Cơ?
?Em có nhận xét gì về những chi tiết miêu tả nguồn gốc và hình dạng của Long Quân và Âu Cơ?
? Cảm nhận của em về sự kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của Long Quân và Âu Cơ? học sinh phát biểu-. Giáo viên kết luận->
GV chuyển ý: đôi trai tài gái sắc gặp nhau, yêu nhau, kết duyên với nhau. Vậy việc kết duyên và chuyện sinh nở của Âu Cơ có gì lạ-> phần 2
s? Em có nhận xét gì về các chi tiết này?
? Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện truyền thuyết? Vai trò của nó trong truyện?
GV:Vậy theo em chuyện sinh nở của Âu Cơ có ý nghĩa gì.
? Vệc chia con của LLQ va Âu Cơ gợi cho em suy nghĩ gì?( HS thảo luận ) 
Hoạt động III : Hướng dẫn tổng kết - Luyện tập
?Truyện nói đến sự kiện lsử nào?
? Em hãy nêu ý nghĩa của chuyện ?
Em có nhận xét gì về cách xây dựng truyện ?
 HS thảo luận theo 2 nhóm các câu hỏi sau:
? Hãy chỉ ra các yếu tố hoang đường kì ảo trong truyện ?
Hoạt động IV - Hướng dẫn học ở nhà
- Làm bài tập 1, 2, 3 sách ngữ văn (BT) ở nhà
- Kể lại chuyện
Nội dung bài học:
( kết quả hoạt động của học sinh)
I . Tìm hiểu chung
1.Truyện truyền thuyết:
- Là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
-Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử
2. Truyện " Con Rồng cháu Tiên " : 
* Đọc :
-Phát âm đúng, giọng đọc đúng
- Chú ý: giọng, lời nói của LLQuân khẳng khái, rõ ràng, lời của Âu Cơ: dịu dàng, thắc mắc
* Chú thích:1,2,3,5,7
*. Bố cục
-Đoạn 1: từ đầuLong Trang
Giới thiệuLong Quân và Âu Cơ.
- Đoạn 2: tiếp theo đến lên đường.
Việc kết duyên của Âu Cơ và Long Quân
-Đoạn 3. Còn lại
II. Đọc- Hiểu văn bản:
1:Cội nguồn dân tộc:
a.Nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ
*Nguồn gốc : đều là thần
- Long Quân :nòi rồng, con thần Long Nữ
- Âu Cơ: nòi tiên, thuộc họ thần Nông
*Hình dạng:
- Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ
- Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần
-> Chi tiết tưởng tượng kì lạ, đẹp đẽ, lớn lao
*LQ mang vẻ đẹp kì vĩ, dũng mãnh, nhân hậu
*Âu Cơ mang vẻ đẹp dịu dàng, trong sáng, thơ mộng
-> Đó chính là vẻ đẹp anh hùng và tình nghĩa của dân tộc VN.
b) Việc kết duyên và sinh con 
* Rồng ở biển cả, Tiên ở núi cao gặp nhau à yêu nhau à kết duyên.
* Âu Cơ có mang sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành 100 con trai. Đàn con không cần bú mớm tự lớn như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.
à Hoang đường, kỳ ảo 
à làm cho chuyện trở nên huyền diệu, lung linh, ly kỳ, hấp dẫn, nhưng lại hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.
=> Giải thích cội nguồn của dân tộc .Để từ đó mọi người Việt Nam đều tự hào về dòng giống, về tổ tiên mình là con Rồng cháu Tiên.
2:Sự nghiệp mở nước
* Chia con:
Các con chia nhau cai quản 4 phương, gặp khó khăn thì giúp đỡ nhau.
à Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam ta dù ở miền xuôi hay miền ngượcđều cùng chung một cội nguồn, đều là con của Long Quân và Âu Cơ. (Đồng bào: cùng 1 bọc trứng sinh ra)
III- Tổng kết - Luyện tập
1. ý nghĩa của truyện 
* Cơ sở lịch sử:
_Người Việt Nam ta từ xưa đã biết trông trọt chăn nuôi,đân cư phân bố ở các miền.
_Truyện liên quan đến sự nghiêp mở nước và giữ nước của các vua Hùng.
3. Ghi nhớ: SGK
4. Luyện tập
IV- Hướng dẫn học ở nhà
 ...................................................................... 
 Ngày tháng năm 2009
Dạy thay thõ̀y Nguyờn Lớp 6D
Tiết 2 : Văn bản: 
Bánh chưng, bánh Giầy
(Hướng dẫn học thêm)
A. Mục tiêu cần đạt:
-HS nắm được nội dung ý nghĩa của truyện
_Tập phân tích nhân vật theo ngoại hình, hành động, tính cách.
_Củng cố khái niệm truyền thuyết :kể về đời sống văn hoá của dân tộc ta. 
B.Chuẩn bị của thầy và trò:
C. Hoạt động dạy và học
* Bài cũ : 1) Thế nào là truyện truyền thuyết ?
 2) Kể các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện “Con Rồng cháu Tiên” Và cho biết em thích chi tiết nào nhất, vì sao ?
* Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết tự học có hướng dẫn:thảo luận và trả lời các câu hỏi lớn từ đó hiểu nôi dung ý nghĩa VB.
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài học
5’
5’
25’
10’
10
5’
5’
’
5’
* Bài cũ : 1) Thế nào là truyện truyền thuyết ?
 2) Kể các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện “Con Rồng cháu Tiên” Và cho biết em thích chi tiết nào nhất, vì sao ?
* Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết tự học có hướng dẫn:thảo luận và trả lời các câu hỏi lớn từ đó hiểu nôi dung ý nghĩa VB.
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS Đọc - tìm hiểu chung văn bản
- Cho học sinh đọc theo đoạn 
- Giáo viên nhận xét góp ý cách đọc
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS Đọc- hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.
GV cho HS thảo luận hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu văn bản:
?Hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi ?
?Em có nhận xét gì về cách thức chọn người nối ngôi của vua Hùng
? Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ 
? Em có nhận xét gì về chi tiết “thần” được sử dụng ở đoạn này?
_Thần báo mộng có dạy Lang Liêu cách làm bánh không?Chàng đã làm bánh ntn?
? Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời đất, Tiên vương, Lang Liêu được nối ngôi vua?
?Vậy theo em Lang Liêu được truyền ngôi như vậy có xứng đáng không.?
?Theo em Lang Liêu có được những phẩm chất nào mà đáng để cho em học tập?.
? ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh trưng, bánh giầy” ?
Hoạt động III:
Hướng dẫn Tổng kết - Ghi nhớ - luyện tập
HS đọc to ghi nhớ
HS làm bài tập 1,2
“ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy” (đề cao nghề nông)
Hoạt động IV : Hướng dẫn học bài ở nhà:
Tìm hiểu các dị bản của truyện Bánh chưng, bánh giầy.
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Chú thích 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 12, 13
II. Đọc - hiểu nội dung, ý nghĩa truyện
1. Hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi.
a) Hoàn cảnh:
- Đất nước: giặc ngoài đã yếu, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm.
- Sức khỏe: vua đã già yếu, muốn truyền ngôi
b) ý định:phải nối được chí vua ,không nhất thiết phải là con trưởng.
c) Cách thức: mang tính một câu đố đặc biệt để thử tài:
“Nhân lễ tiên vương” truyền ngôi à Đó là một ý định đúng đắn, vì nó coi trọng cái chí à không bị ràng buộc vào luật lệ triều đình à Cuộc thi trí
2. Lang Liêu được thần dạy “Lấy gạo làm bánh” lễ Tiên vương
- Chàng là người thiệt thòi nhất
- Sống giản dị, gần gũi với nhân dân
à Chi tiết thần báo mộng à hoang đường à nghệ thuật tiêu biểu của truyện dân gian 
 3. Lang Liêu được nối ngôi vua
_Thần chỉ mách lấy gạo lam bánh,Lang Liêu tự sang tao ra 2 thứ bánh.
- Vì đó là thứ do con ngươi lao động làm ra, có ý tưởng sâu xa (Tượng trưng cho trời, đất, muôn loài).
- Hai thứ bánh làm vừa ý vua, hợp ý vua 
à Lang Liêu là con người có tài năng, đức độ thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình à xứng đáng được nối ngôi vua.
4. ý nghĩa của truyện:
- Giải thích nguồn gốc của Bánh chưng, bánh giầy
- Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông.
- Thể hiện sự thờ kính trời đất, tổ tiên của nhân dân ta.
III. Tổng kết-Ghi nhớ - luyện tập 
1. Ghi nhớ: Sách giáo khoa
2. Luyện tập:
Câu 1:
. Ngày tết gói bánh có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại chuyện bánh chưng, bánh giầy
Câu 2:
Chi tiết Lang Liêu nằm mộng thấy thần khuyên bảo: “Trong trời đất.. à thần kỳ à tăng sức hấp dẫn cho truyện IV Hướng dẫn học ở nhà
- Chuẩn bị bài: Từ và cấu tạo của từ tiếng việt
Ngày tháng năm 2009
 Tiết 3 : Tiếng Việt
 Từ và cấu tạo của từ tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh hiểu thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt cụ thể là:
- Khái niệm về từ
- Đơn vị cấu tạo từ (tiếng)
- Các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy)
B. Chuẩn bị của thầy và trò
- Giáo viên : chuẩn bị bảng phụ có ghi ví dụ à hình thành khái niệm
- Học sinh : đọc, chuẩn bị bài ở nhà
C. Hoạt động, dạy và học trên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
5’
10
10’
15’
5’
Bài cũ :nhắc lại khái niệm về từ đã học ở c 1
Bài mới :
Hoạt động 1 :
Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm về từ ?
? Câu trên có bao nhiêu tiếng và bao nhiêu từ ?
? Tiếng là gì ?
? Tiếng được dùng để làm gì ?
? Từ là gì ?
? Từ được dùng để làm gì ?
? Khi nào 1 tiếng được coi là 1 từ?
Giáo viên cho HS rút ra ghi nhớ thứ nhất về từ
 Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS tìm hiểu các kiểu cấu tạo từ
Giáo viên treo bảng phụ ghi bảng phân loại từ .HS thảo luận nhóm :
? Hãy điền các từ trong câu trên vào bảng phân loại?
? Dựa vào bảng phân loại, em hãy cho biết :
+? Từ đơn khác từ phức như thế nào ?
+? Cấu tạo của từ láy và từ ghép có gì giống và khác nhau ?
VD : nhà cửa, quần áo
VD : nhễ nhại, lênh khênh, vất va vất vưởng.
? Đơn vị cấu tạo nên từ là gì ?
Giáo viên kết luậ ...  nào ?
Hoạt động 4 : Hướng dẫn tổng kết và luyện tập.
- Học sinh nhắc lại nội dung mục ghi nhớ.
Hoạt động5
Hướng dẫn học ở nhà :
Nắm lại nội dung bài học 
Chuẩn bị bài ôn tập và kiểm tra Tiếng Việt
Chuẩn bị bài Chương trình địa phương - tiết 69 - 70
I. Đọc hiểu tác giả- tác phẩm
1. Tác giả : Học sinh đọc chú thích trang 163.
2. Từ khó 
3. Đọc, kể tóm tắt.
4. Bố cục :
- Truyện kể theo trình tự thời gian. Gồm 3 phần.
a. Mở truyện : Giới thiệu về lương y Phạm Bân.
b. Thân truyện : Diễn biến câu chuyện qua một tình huống gay cấn, thử thách.
c. Kết chuyện : Hạnh phúc chân chính lâu dài của gia đình vị lương y.
II. Tìm hiểu chi tiết truyện.
a. Phần mở truyện
* Lương y họ Phạm được giới thiệu một cách trang trọng, thành kính, ca ngợi.
* Ông được người đương thời trọng vọng vì :
- Không tiếc tiền của, tích trữ thuốc tốt, thóc gạo để chữa bệnh giúp dân nghèo.
- Không kể phiền hà, thường cho bệnh nhân nghèo chữa bệnh tại nhà.
- Coi tính mệnh người bệnh quan trọng hơn tính mệnh của chính bản thân người thầy thuốc...
à Đó là một vị lương y có tấm lòng bồ tát quảng đại hiếm có.
b. Phần thân truyện
- Khi phải lựa chọn giữa việc đi cứu người đàn bà mắc bệnh nặng với việc đi khám bệnh cho quí nhân, Thái y lệnh đã chọn cứu người bệnh nặng, bất chấp cả mệnh lệnh của triều đình.
à Xuất phát từ tấm lòng thương người hơn cả thương thân à Quyền uy không thắng nổi y đức : Tính mệnh của người bệnh còn quan trọng hơn tính mạng của chính bản thân thầy thuốc. Mặt khác còn thể hiện sức mạnh của trí tuệ trong cách cư xử.
c. Cảnh thái y lệnh đến gặp Trần Anh Vương.
- Trước thái độ khiêm nhường, tạ tội, tấm lòng thành của Thái y lệnh, Vương hết lời ca ngợi Lương y chân chính nghề giỏi, đức cao.
- Điều đó chứng tỏ Trần Anh Vương đã là một vị minh quân đời Trần, sáng suốt và nhân đức.
- Thái y chỉ lấy sự chân thành để giãi bày à để từ đó thuyết phục được nhà vua. Đó là thắng lợi của y đức, của bản lĩnh, của lòng nhân ái và trí tuệ.
* Truyện hấp dẫn người đọc ở sự chân thật, giản dị ; Truyện kể chậm rãi, cụ thể, chọn lọc, tóm tắt khái quát à nhấn mạnh tô đậm một tình huống có ý nghĩa sâu sắc. Đối thoại tự nhiên nêu bật được tính cách, phẩm chất của nhân vật.
III. Tổng kết – Luyện tập
1. Ghi nhớ : SGK
2. Bài tập 3
- Người làm nghề y hôm nay trước hết cần trau dồi, giữ gìn và vun trồng lương tâm nghề nghiệp trong sáng như từ mẫu, cùng với việc tu luyện chuyên môn cho tinh, giỏi,vì nghề y là nghề trị bệnh cứu người.
 ....................................................................
 Ngày 23 tháng12 năm 2008
Tiết 66 : tiếng việt
	ôn tập và kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt.
	1. Củng cố những kiến thức đã học trong học kì 1, lớp 6.
	2. Củng cố kĩ năng vận dụng tích hợp với phần văn và tập làm văn
B. Chuẩn bị : Bảng phụ
B. Thiết kế bài dạy học.
I. Ôn tập và luyện tập (20-25)
	1. Học sinh suy nghĩ và trình bày lại 5 sơ đồ hệ thống hóa về cấu tạo từ, nghĩa của từ, phân loại từ, lỗi dùng từ, từ hoặc cụm từ.. theo SGK trang 169 – 171
	2. Giáo viên tổng kết lại theo 5 sơ đồ trên một cách ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng.
	3. Luyện tập
	a. Cho 3 từ sau : nhân dân, lấp lánh, vài.
Phân loại các từ trên theo các sơ đồ phân loại 1, 3, 5.
	b. Có bạn học sinh phân loại các cụm danh từ , danh từ, cụm tính từ như sau. Bạn ấy sai hay đúng ? Sửa sai giúp bạn.
Cụm danh từ
Cụm động từ
Cụm tính từ
Những bàn chân
Cười như nắc nẻ.
Đồng không mông quạnh
Đổi tiền nhanh
Xanh biếc màu xanh
Tay làm hàm nhai
Buồn nẫu ruột
Trận mưa rào
Xanh vỏ đỏ lòng.
	c. Phát biểu cụm danh từ, cụm tính từ, cụm danh từ sau thành câu :
- Đánh nhanh, diệt gọn
- Xanh biếc màu xanh.
- Những dòng sông ngày ấy.
III. Kiểm tra viết (20-25)
Đề bài :
	Câu 1. Thế nào là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ? Cho mỗi cụm từ một ví dụ tiêu biểu.?
	Câu2. Từ chích chòe thuộc loại từ nào.
	a. Từ đơn	c. Từ láy
	b. Từ ghép	d. Cụm danh từ.
	Câu3. Từ biển thuộc loại từ gì ?
	a. Từ thuần Việt	c. Từ gốc Hán.
	b. Từ Hán Việt	d. Từ mượn của tiếng Anh.
	Câu4. Từ đôi thuộc loại từ nào ?
	a. Danh từ chỉ số lượng.	c. Lượng từ
	b. Số từ.	d. Số từ chỉ ước phỏng .	
	e. Số từ chỉ thứ tự.
	Câu5. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 câu có sử dụng các loại từ, cụm từ đã học, đề tài : quê hương.
Ngày 29 tháng12 năm 2008
Tiết 67 - 68 : 
	Bài kiểm tra tổng hợp ngữ văn cuối học kỳ I.
(Viết 2 tiết)
bài kiểm tra học kỳ I ngữ văn 6:
1. Ma trận bài kiểm tra học kỳ I ngữ văn 6:
Chủ đề
Các cấp độ tư duy
Điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn học
5 
1,25đ
3 0,75đ
1
2đ
9 
5đ
Tiếng Việt
3 0,75đ
1
1đ
4 1,75đ
Tập làm văn
1 0,25đ
1 
4đ
2 4,25đ
Tổng
9 
2,25đ
4
 2,75đ
2 
5đ
15
10đ
./II. Đề bài kiểm tra học kỳ I ngữ văn 6A.
A. Trắc nghiệm khách quan: (3đ)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước nhận định đúng trong các câu sau:
Câu 1: Văn bản: “Thánh Gióng” thuộc thể loại.
Truyền thuyết.
Truyện cổ tichs.
Truyện ngụ ngôn.
Truyện cười.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản; “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
Câu 3:Chỉ ra chi tiết thần kì trong văn bản: “Thach Sanh”
A. Thạch Sanh biết mọi phép thần kì. 
B. Niêu cơm. 
C. Tiếng đàn. 
D. Cả A, B, C.
Câu 4: Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích.
Nhân vật bất hạnh.
Nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tà năng kì lạ.
Nhân vật thông minh, nhân vật ngu ngốc.
D. Nhân vật là động vật.
Câu 5: Nối cột A với cột B cho phù hợp.
A
Nối
B
1
Con rồng cháu tiên
a
Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm.
2
Bánh chưng bánh dày
b
Giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi
3
Sự tích hồ Gươm
c
Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm
4
Sơn Tinh Thủy Tinh
d
Giải thích nguồn gốc bánh chưng bánhdày
Câu 6: Các sự việc trong truyện: “Thầy bói xem voi” được kể theo thứ tự nào.
A. Theo thứ tự thời gian (Trước sau).
B. Theo thứ tự nguyên nhân kết quả.
C.Theo vị trí xa gần.
D. Không theo thứ tự nào.
Câu 7: Truyện: “Treo biển” phê phán điều gì.
A. Phê phán người có tính tham lam.
B. Phê phán những kẻ hay khoe khoang.
C. Phê phán người thiếu chủ kiến khi làm việc.
D. Cả A, B, C.
Câu 8: Có người nói rằng: “Con hổ có nghĩa” là loại truyện hư cấu, mượn chuyện loauf vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
Đúng.	
Sai.
Câu 9: Bà mẹ thầy Mạnh Tử dạy con bằng cách. 
Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp.
Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành.
Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.
Cả A, B, C.
Câu 10. Trong các từ sau đây từ nào là từ mượn.
Dâng trào.
Tiễn biệt.
Cuồn cuộn.
Biển.
Câu 11. Nghĩa của từ “Lènh bềnh” được giải thích dưới đây theo cách nào.
	(Lềnh bềnh: ở trạng thái nổi hẳn lên trên bề mặt và trôi nhệ nhàng theo làn sóng, làn gió)
Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
Cả A ,B ,C.
Câu 12. Câu văn: “Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước daangleen lưng đồi, sườn núi” Có mấy cụm động từ.
	A. Một cụm.
	B. Hai cụm.
	C. Ba cụm.
	D. Bốn cụm.
B. Tự luận: 
Câu 1: Đặt một câu văn trong đó có sử dụng tính từ “trẻ”?
Câu 2: Kể tóm tắt các sự việc diến ra trong truyện “Mẹ hiền dạy con”?
Câu 3. Kể một chuyện khiến cha mẹ phiền lòng?
 III. đáp án bài kiểm tra học kỳ I ngữ văn 6:
TNKQ: (3đ) Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 đ.
Câu
1
2
3
4
6
7
8
9
10
11
12
Đ.A
A
A
D
B
B
C
A
D
B
A
C
Câu 5. 1-b; 2-d; 3-a; 4-c.
B.Tự luận: (6Đ)
Câu 1: Đặt câu: Ví dụ: Cô ấy còn rất trẻ.
Câu 2: Các sự việc:
Dời nhà từ khu vực nghĩa địa.
Dời nhà từ nơi gần chợ.
Dời nhà đến gần nơi trường học.
Mua thịt lợn cho con ăn.
Cắt đứt tấm vải đang dệt.
Câu 3. Viết được bài văn đủ bố cục ba phần.
Mở bài: Giới thiệu tình huống truyện (sự việc)
Thân bài: Trình bày diễn biến sự việc theo một trình tự hợp lí.
Kết bài: Suy nghĩ, lì tự hứa.
.
 Ngày 05 tháng 1 năm 2008
Tiết 69 : tập làm văn
Hoạt động ngữ văn cuối học kỳ i
(Thi kể chuyện)
A. Mục tiêu cần đạt.
	1. Động viên toàn lớp, nhiệt tình tham gia.
	2. Chuẩn bị kĩ để buổi thi tiến hành có kết quả, vui tươi, thiết thực và bổ ích.
* Dự kiến phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức.
- Kết hợp với kể chuyện là chính, xen với hình thức đọc, ngâm thơ, hát...
- Có hình thức động viên, khen thưởng, thích đáng kịp thời.
B. Thiết kế nội dung và tiến trình thực hiện
	1. Chuẩn bị học sinh tổ chức, dẫn chương trình.
	2. Chuẩn bị đề thi, đáp án, giám khảo.
	3. Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
	4. Nêu yêu cầu thể lệ cuộc thi.
	5. Bốc thăm câu hỏi.
	6. Theo dõi học sinh thi, đánh giá, nhận xét về : Nội dung truyện, giọng kể , tư thế kể , lời mở , lời kết, minh hoạ ,nếu có.
7. Giáo viên tổng kết.
 ....................................................................
 Ngày 09 tháng 1 năm 2009
Tiết 70 -71: Chương trình địa phương
	( Phần Văn- Tập làm văn )
A. Mục tiêu cần đạt.
	1. Kết hợp với phần văn để tìm hiểu một phần nhỏ kho tàng văn hóa địa phương. Từ đó thêm hiểu, thêm yêu, thêm tự hào về quê hương. 
	2. Rèn kĩ năng kể chuyện dân gian khi được nghe kể hoặc giới thiệu một trò chơi dân gian mà em yêu thích.
* Dự kiến về phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức thực hiện.
- Kết hợp với thi hoặc ngoại khóa văn học.
- Sưu tầm, thống kê, phân loại.
- Trình bày miệng trên lớp.
B. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tìm hiểu ở nhà.
1. Phân công các nhóm, chuẩn bị theo 5 vấn đề bằng câu hỏi trong SGK.
2. Chú ý câu 4, 5.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh trình bày ở trên lớp.
* Gợi ý : 
	- Bổ sung, sửa chữa, hiệu chỉnh văn bản sưu tầm.
	- Đọc các văn bản sưu tầm, nói rõ nguồn gốc.
	- Kể lại một truyện dân gian địa phương, sau đó giới thiệu tính chất địa phương của truyện.
	- Giới thiệu trò chơi, tiết mục Việt Nam của địa phương
	- Tổng kết (giáo viên và học sinh)
	- Thu nộp tài liệu sưu tầm.
 .................................................................
Tiết 72 : 
	Trả bài kiểm tra ngữ văn học kì i
A. Mục tiêu cần đạt.
	1. Học sinh nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài làm của bản thân.
	2. Biết cách chữa các loại lỗi trong bài làm để rút kinh nghiệm cho học kì II.
B. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 : 
	- Giáo viên trả bài trước 3 ngày.
	- Đọc kĩ, tự sửa lỗi.
Hoạt động 2 :
	- Giáo viên nhận xét tổng hợp các loại ưu, nhược trong bài làm của học sinh.
	- Giáo viên cùng học sinh thống nhất yêu cầu trả lời cho từng câu tuỳ ý.
	- Giáo viên nhận xét phần bài viết tự luận.
	- Học sinh đọc một bài tự luận khá nhất.
Hoạt động 3 :
- Giáo viên rút kinh nghiệm chung về các phương pháp, biện pháp học tập môn Ngữ văn theo hướng tích hợp, chuẩn bị cho học kì 2.
- Học sinh yêu cầu, đề nghị.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6 chuan ktkn 2011.doc