Giáo án Ngữ văn 6 học kì I - 4 cột

Giáo án Ngữ văn 6 học kì I - 4 cột

NS : Tuần : 01

ND : Tiết : 1

GV :

 Văn bản : CON RỒNG, CHÁU TIÊN.

 (Truyền thuyết)

A. MỤC TIÊU :

1.- Kiến thức :- Giúp cho học sinh nắm vững mục "Ghi nhớ" (SGK) và "Kết quả cần đạt"

2.- Kỹ năng :- Bước đầu rèn luyện kỹ năng: Đọc văn bản nghệ thuật, nghe, kể chuyện.

3.- Thái độ : - Hiểu tác dụng của truyện truyền thuyết từ đó có thái độ học tập tích cực.

B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 Chuẩn bị : Bảng phụ, tài liệu, tranh ảnh, học sinh đọc bài trước trả lời câu hỏi.

 1.- Ổn định :-Điểm danh, có thể hát tập thể bài hát có chủ đề liên quan kiến thức sắp học hoặc chủ điểm các ngày lễ.

 2.- Kiểm tra:- Kiểm tra vở chuẩn bị bài của hs ( nêu lên những nhận xét cần thiết )

 3.- Bài mới : - GV: nói chậm truyền cảm: Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc reieng của mình gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc Kinh (Việt) chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ S bên bờ biển Đông, bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm, huyền ảo "Con Rồng cháu Tiên".

 

doc 139 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 học kì I - 4 cột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : Tuần : 01
ND : Tiết : 1 
GV : 
 Văn bản : CON RỒNG, CHÁU TIÊN.
 	 	(Truyền thuyết)
MỤC TIÊU : 
1.- Kiến thức :- Giúp cho học sinh nắm vững mục "Ghi nhớ" (SGK) và "Kết quả cần đạt" 
2.- Kỹ năng :- Bước đầu rèn luyện kỹ năng: Đọc văn bản nghệ thuật, nghe, kể chuyện.
3.- Thái độ : - Hiểu tác dụng của truyện truyền thuyết từ đó có thái độ học tập tích cực.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 Chuẩn bị : Bảng phụ, tài liệu, tranh ảnh, học sinh đọc bài trước trả lời câu hỏi.
 1.- Ổn định :-Điểm danh, có thể hát tập thể bài hát có chủ đề liên quan kiến thức sắp học hoặc chủ điểm các ngày lễ...
 2.- Kiểm tra:- Kiểm tra vở chuẩn bị bài của hs ( nêu lên những nhận xét cần thiết )
 3.- Bài mới : - GV: nói chậm truyền cảm: Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc reieng của mình gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc Kinh (Việt) chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ S bên bờ biển Đông, bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm, huyền ảo "Con Rồng cháu Tiên".
TG
 Hoạt động GV
Hoạt động HS
 Nội dung
- GV: Đọc một lần, kể tóm tắt 1 lần.
- HS: đọc kể một lần
* Yêu cầu đọc kể:
Rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kỳ, thuần tưởng tượng. Cố gắng thể hiện hai lời đối thoại của Lạc Long Quân và Âu Cơ: Lo lắng, than thở, giọng Long Quân tình cảm, ân cần, chậm rãi.
* Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
- GV: Lạc Long Quân, Âu Cơ là ai? Hình dáng của mỗi người thế nào? Nhận xét tài năng của Long Quân?
- Học sinh phát hiện, nhận xét. Chàng thì khôi ngô, nàng thì xinh đẹp. Lạc Long Quân tài năng vô địch, diệt trừ yêu quái, dạy dân làm ăn. Â.C duyên dáng, dạy dân phong tục, lễ nghi.
Đó là tưởng tượng của người Việt cổ về sự kì lạ, tài năng phi thường của hai vị tổ đầu tiên của mình.
 Lạc Long Quân là con trai thần Biển, vốn nòi Rồng, quen và thích sống ở dưới nước. Âu cơ là con gái thần Nông, thuộc dòng Tiên, ưa sống trên mặt đất, trên núi cao.
- GV: Tổ chức cho HS thảo luận về ý nghĩa chi tiết "Cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con trai" 
Như vậy, trong tưởng tượng mộc mạc của người Việt cổ, nguồn gốc dân tộc chúng ta thật cao đẹp, là con cháu thần thiên, là kết quả của một tình yêu, một lối lương duyên Tiên-Rồng.
Chi tiết lạ, mang tính chất hoang đường, nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa: - Nó bắt nguồn từ thực tế rồng, rắn (bò sát) đều đẻ trứng. Tiên (chim) cũng đẻ trứng. Từ "đồng bào" nghĩa là cùng một bọc. Tất cả mọi người Việt Nam chúng ta đều sinh ra từ trong cùng một bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Dân tộc Việt Nam chúng ta vốn khỏe mạnh cường tráng, đẹp đẽ, phát triển nhanh (trăm người con trai).
- HS thảo luận ý nghĩa chi tiết LLQ và Â.C chia con và chia tay nhau.
Cái lõi của lịch sử là sự phát triển của cộng đồng dân tộc, đến thời điểm mở mang đất nước về hai hướng: Biển và rừng. Sự phong phú, đa dạng của các dân tộc người sinh sống trên trái đất VN, nhưng đều chung một dòng máu, chung một gia đình, cha mẹ. Lời dặn của LLQ lúc chia tay phản ánh ý nguyện đkết, gđỡ lẫn nhau, gắn bó lâu bền của dân tộc VN.
Nguyên nhân từ thực tế: Rồng quen sống nơi non cao, cũng không thể theo chồng vùng vẫy chốn bể khơi. Vì vậy, xa nhau là không thể tránh khỏi. Vợ chồng vốn thương yêu nhau, vì hoàn cảnh bắt buộc phải xa nhau, càng thương nhớ nhau, mong được sum họp. Đàn con đông đúc tất nhiên cũng phải chia đôi, nửa theo cha về dưới biển, nửa ở lại cùng mẹ lên rừng. 
- Học sinh đọc đoạn: "Người con trưởng không hề thay đổi"
- GV: Nửa cuối của truyện cho ta biết thêm điều gì về xã hội, phong tục tập quán của người việt cổ xưa?
Học sinh bàn luận, phát hiện. 
HS nói lại nội dung mục "Ghi nhớ" (SGK).
Ta được biết thêm nhiều điều lý thú, chẳng hạn: Tên nước đầu tiên của chúng ta là Văn Lang. Nghĩa là đất nước tươi đẹp, sáng ngời, có văn hóa (Văn), đất nước của người đàn ông, các chàng trai khỏe mạnh, giàu có (Lang). Thủ đô đầu tiên của VL đặt ở vùng Phong Châu, Bạch Hạc. Người con trai trưởng của LQ và Â.C lên làm vua gọi là Hùng Vương (Pò khun). Từ đó, có phong tục đời đời cha truyền con nói, tục truyền ngôi cho con trai trưởng Xã hội VL thời đại HV là một xã hội văn hóa dù còn sơ khai.
- GV : Chi tiết hoang đường, kì ảo là gì? Vai trò của nó trong các truyền thuyết, mối liên quan xa xôi của nó với sự thật lịch sử?
HS tập khái quát, trả lời. Trong truyền thuyết "CR,CT" chi tiết kì lạ có ý nghĩa nhất là cái bọc trăm trứng, cái bào thai vĩ đại của mẹ Â.C. Chúng ta vô cùng tự hào có một truyền thuyết rất lâu đời, rất đẹp về nguồn gốc dân tộc.
Trong các truyền thuyết, thần thoại, các chi tiết hoang đường, tưởng tượng kì ảo nhất thiết phải có, không những thế, chúng còn đóng vai trò rất quan trọng. Nó tạo nên bản sắc đặc trưng của thể loại, tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của truyền thuyết, giải thích tự nhiên và mơ ước chinh phục, khám phá tự nhiên của con người thuở ban sơ.
4.- Củng cố :
5.- Hướng dẫn tự học :
- Đọc lại bài, nghiên cứu tiếp những vấn đề liên quan, tích hợp với các phân môn khác, liên hệ kiến thức vừa học với thực tiễn.
- Tìm đọc ở nhà từ một đến ba truyền thuyết về nguồn gốc các dân tộc khác trong tập "Truyện cổ các dân tộc ít người ở Việt Nam" (Truyện cổ Tày, Nùng, Mèo)
- Học sinh tập kể lại truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên" trong vai kể Lạc Long Quân (hoặc Âu Cơ).
- Giải những bài tập còn lại .
- Đọc bài mới, trả lời các câu hỏi SGK. 
NS : Tuần : 01
ND : Tiết : 3 
GV: 
 Tiếng việt : 	TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT. 	
A. MỤC TIÊU :
1.- Kiến thức :
- Giúp cho học sinh củng cố và nâng cao một bước kiến thức về tiếng và từ đã học ở bậc Tiểu học. 
2.- Kỹ năng :- Bước đầu luyện kỹ năng nhận diện (xác định) từ và sử dụng từ.
3.- Thái độ : - Hiểu tác dụng của...từ đó có thái độ học tập tích cực.
B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 Chuẩn bị : Bảng phụ, tài liệu, tranh ảnh, học sinh đọc bài trước trả lời câu hỏi.
 1.- Ổn định :-Điểm danh, có thể hát tập thể bài hát có chủ đề liên quan kiến thức sắp học hoặc chủ điểm các ngày lễ...
 2.- Kiểm tra:- Kiểm tra vở chuẩn bị bài của hs ( nêu lên những nhận xét cần thiết )
 3.- Bài mới :
TG
 Hoạt động GV
 Hoạt động HS
 Nội dung
Trong câu: 
Thần/dạy/dân/cách/trồng trọt/chăn nuôi/và/cách/ăn ở/ có mấy từ? Dựa vào dấu hiệu nào mà em biết được điều đó?
HS: Có chín từ. 
Dựa vào các dấu gạch chéo (/)
- Chín từ ấy kết hợp với nhau để tạo nên một đơn vị trong văn bản Con Rồng, cháu Tiên.
- Đơn vị trong văn bản ấy gọi là gì?
- Đơn vị trong văn bản ấy gọi là câu.
- Như vậy, từ là đơn vị tạo nên câu.
- Đặt một câu với các từ sau: Nhà, làng, phố, phường, em, nằm, sông, Hồng, Đà, Lam, phong cảnh, rất, vô cùng, tươi đẹp, cảnh vật.
Chọn các từ thích hợp để đặt thành câu: VD: Làng em nằm cạnh sông Hồng, phong cảnh rất tươi đẹp.
 Trong câu trên, các từ có gì khác nhau về cấu tạo?
 - Vậy tiếng là gì ?
 khác nhau về số tiếng. Có từ chỉ có một tiếng, có từ gồm hai tiếng.
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
- Khi nào một tiếng được coi là một từ? 
- Tiếng là đơn vị tạo nên từ.
- Khi một tiếng có thể trực tiếp dùng để tạo nên câu.
- Khi một tiếng có thể trực tiếp dùng để tạo nên câu.
* Hãy xác định số lượng tiếng của mỗi từ và số lượng từ trong câu sau: Em đi xem vô tuyến truyền hình tại câu lạc bộ nhà máy giấy. 
Gợi ý: Xác định số lượng từ trước, sau đó mới xác định số lượng tiếng của mỗi từ.
- Câu trên gồm 8 từ, trong đó: 
+ Từ chỉ có 1 tiếng: Em, đi, xem, tại, giấy.
+ Từ gồm 2 tiếng: Nhà máy.
+ Từ gồm 3 tiếng: Câu lạc bộ.
+ Từ gồm 4 tiếng: Vô tuyến truyền hình
GV: Hãy tìm các từ một tiếng và từ hai tiếng trong câu: 
Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.
+ Từ 1 tiếng:
Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm.
+ Từ 2 tiếng: 
Trồng trọt, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy.
- Ở bậc tiểu học, các em đã học từ đơn và từ phức. Hãy nhắc lại thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Tìm ví dụ ở câu trên?
- Từ chỉ có một tiếng gọi là từ đơn. VD: 
- Từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng gọi là từ phức: VD: Trồng trọt, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy.
- Từ chỉ có một tiếng gọi là từ đơn. VD: Nước, ta, chăm
- Từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng gọi là từ phức: VD: Trồng trọt, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy.
- Hai từ phức: trồng trọt và chăn nuôi có gì giống nhau và khác nhau? Giống nhau: Đều gồm 2 tiếng, khác nhau: 
+ Trồng trọt gồm 2 tiếng có quan hệ láy âm (tr-tr).
+ Chăn nuôi gồm 2 tiếng có quan hệ về nghĩa.
- Hãy điền các từ trong câu trên vào bảng phân loại SGK
- Từ đơn: Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm.
- Từ phức: 
 . Từ ghép: Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy.
 . Từ láy: trồng trọt.
1. Đơn vị cấu tạo từ của Tiếng Việt là gì?
2. Thế nào là từ đơn, từ phức?
3. Phân biệt từ ghép và từ láy
- Đọc lại nội dung mục "Ghi nhớ" (SGK)
"Ghi nhớ" (SGK)
- Chia lớp học thành 4 tổ, cho thời gian suy nghĩ khoảng 2P, sau đó từng tổ cử đại diện trả lời và chấm điểm lẫn nhau. Tổ nào trả lời đúng nhất và sớm nhất sẽ được biểu dương hoặc tính điểm thi đua.
1- Tìm năm từ chỉ có một tiếng? 
2. Tìm năm từ gồm hai tiếng trở lên? 
3. Trong năm từ hai tiếng đã tìm được, từ nào là từ ghép? Từ nào là từ láy? 
Núi, sông, sách, vở, thuyền, biển
Nhà máy, xe đạp, chuồn chuồn, vô kỉ luật, sạch sành sanh.
TL: Chuồn ch ... cứu tiếp những vấn đề liên quan, tích hợp với các phân môn khác, liên hệ kiến thức vừa học với thực tiễn.
	- Giải những bài tập còn lại . Đọc bài mới trả lời các câu hỏi SGK. 
Tuần : 16. Thứ ngày tháng năm 200....
Bài : 16. ------------------
Tiết : 63, 64, Văn học.
Văn bản : 	 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
 	 THI KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU :
	1.- Kiến thức : Giúp cho hs chuẩn bị kỹ để buổi thi tiến hành có kết quả vui tươi, thiết thực và bổ ích
	2.- Kỹ năng :
	3.- Thái độ : Hiểu tác dụng của thể loại ký, tích hợp với tiếng việt (TV) về cấu tạo, tác dụng các kiểu câu; tích hợp tập làm văn ( TLV ) về ngôi kể thứ nhất về văn miêu tả. Từ đó có thái độ học tập tích cực.
II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 Xem tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ, tranh ảnh. Hs đọc bài trước trả lời câu hỏi, vẽ tranh.
	1.- Ổn định :	-Điểm danh, có thể hát tập thể bài hát có chủ đề liên quan kiến thức sắp học hoặc chủ điểm các ngày lễ...
	2.- Kiểm tra:- Kiểm tra vở chuẩn bị bài của hs ( nêu lên những nhận xét cần thiết ) 
	3.- Bài mới :
TG
 Hoạt động GV
 Hoạt động HS
 Nội dung
GV:kết hợp tổ chức trong toàn khối, kết hợp kể chuyện là chính, xen với đọc, ngâm thơ, hát, múa 
Có hình thức động viên, khen thưởng thích đáng, kịp thời 
Hệ thống hoạt động:
- Chuẩn bị HS dẫn chương trình
- Chuẩn bị ban giám khảo, các đề thi, đáp án
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ xen kẽ
- Nêu yêu cầu thể lệ cuộc thi
- Tiến hành bốc thăm câu hỏi.
- theo dõi thí sinh dự thi, thống nhất đánh giá, nhận xét
GV tổng kết chung, phát phần thưởng, nếu có
	4.- Củng cố :
	5.- Hướng dẫn tự học :
	- Đọc lại bài, nghiên cứu tiếp những vấn đề liên quan, tích hợp với các phân môn khác, liên hệ kiến thức vừa học với thực tiễn.
	- Giải những bài tập còn lại .
	- Đọc bài mới trả lời các câu hỏi SGK. 
Tuần : 17. Thứ ngày tháng năm 200....
Bài : 17. ------------------
Tiết : 65, Tiếng việt.
Văn bản : 	ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I.MỤC TIÊU :
	1.- Kiến thức :- Giúp cho hs cũng cố những kiến thức đã học trong học kì 1
	2.- Kỹ năng :- Cũng cố kỹ năng vận dụng tích hợp với phần văn và tập làm văn
	3.- Thái độ : - Hiểu tác dụng của thể loại ký, tích hợp với tiếng việt (TV) về cấu tạo, tác dụng các kiểu câu; tích hợp tập làm văn ( TLV ) về ngôi kể thứ nhất về văn miêu tả. Từ đó có thái độ học tập tích cực.
II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 Xem tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ tranh ảnh. Hs đọc bài trước trả lời câu hỏi, vẽ tranh.
	1.- Ổn định :	-Điểm danh, có thể hát tập thể bài hát có chủ đề liên quan kiến thức sắp học hoặc chủ điểm các ngày lễ...
	 2.- Kiểm tra:- Kiểm tra vở chuẩn bị bài của hs ( nêu lên những nhận xét cần thiết ) 
	3.- Bài mới :
TG
 Hoạt động GV
 Hoạt động HS
 Nội dung
GV
HS suy nghĩ trình bày lại 5 sơ đồ thống hoá về cấu tạo từ, nghĩa của từ, phân loại từ, lỗi dùng từ, từ loại và cum từ - theo SGK
GV tổng kết lại theo 5 sơ đồ trên một cách ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng
* Luện tập:
- Cho 3 từ sau: nhân dân, lấp lánh, vài
Phân loại các từ trên theo các sơ đồ phân loại
- Phát triển cụm động từ, cụm tính từ, cụm danh từ sau thành câu?
- Đánh nhanh, diệt gọn.
- Xanh biếc màu xanh.
- Những dòng sông ngày ấy.
- Viết chính tả một đoạn văn sau (chú ý phụ âm thường mắc lỗi)?
Ngày mùa quê em thật rộn ràng, nô nức và khẩn trương. Từ sáng tinh mơ, bà con nông dân, nhà nào nhà nấy, vọ chồng con cái tấp nập ra đồng. Trên cánh đồng lúa chính vàng suộm, tiếng liềm, hái đưa xoè xoẹt. Hàng hàng nón trắng lấp lánh. Bên bờ mương, rơm bay phùn phụt. Tay bón lúa vào miệng máy. Mùi thơm của rơm, của lúa nồng nàn. Vụ này làm em lại được mùa to
Kiểm tra
- GV tự chọn, tự ra đề hoặc thống nhất trong nhóm chuyên môn ra đề chung cho toàn khối lớp 6
Một số đề tham khảo
Câu 1: (3 đ)
- Thế nào là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ? Cho mỗi cụm một ví dụn tiêu biểu?
- Cụm danh từ có thể làm vị ngữ được không? Ví dụ?
- Cụm động từ, cụm tính từ có thể làm chủ ngữ được không? Ví dụ?
 Câu 2 (1đ)
Từ Chích choè thuộc loại từ nào?
- Từ đơn
- Từ nghép
- Từ láy
- Cụm danh từ
Câu 3 (1đ)
 - Từ biển thuộc loại từ nào?
- Từ Hán Việt (mượn của tiếng Hán)
- Từ thuần Việt
- Từ mượn của Tiếng Anh
Câu 4 (1đ)
Từ đôi thuộc loại từ nào?
- Danh từ chỉ số lượng
- Số từ
- Lượng từ
- Số từ chỉ ước phỏng
- Số từ chỉ thứ tự
Câu 5 (2 đ)
Ghép các cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ, số từ, chỉ từ sau để thành một đoạn văn hợp lí, hợp nghĩa.
này, ấy, kia, vài, thứ nhất, thứ hai, thứ ba, nhân dân Việt Nam rất anh hùng, chiến thắng giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước mạnh giàu, rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu, đời sống còn nhiều khó khăn
	4.- Củng cố :
	5.- Hướng dẫn tự học :
	- Đọc lại bài, nghiên cứu tiếp những vấn đề liên quan, tích hợp với các phân môn khác, liên hệ kiến thức vừa học với thực tiễn.
	- Tự viết một đoạn văn khoảng 4-5 câu sử dụng các loại từ, cụm từ đã học
	- Giải những bài tập còn lại .
	- Đọc bài mới trả lời các câu hỏi SGK. 
Tuần : 17. Thứ ngày tháng năm 200....
Bài : 17. ------------------
Tiết : 66, Tiếng việt.
Văn bản : TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU :
	1.- Kiến thức : Giúp cho hs nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài làm của bản thân.
	2.- Kỹ năng :- Biết cách và có hướùng sửa chữa các loại lỗi đã mắc.
	3.- Thái độ : - Hiểu tác dụng của thể loại ký, tích hợp với tiếng việt (TV) về cấu tạo, tác dụng các kiểu câu; tích hợp tập làm văn ( TLV ) về ngôi kể thứ nhất về văn miêu tả. Từ đó có thái độ học tập tích cực.
II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 Soạn giáo án, bảng phu. Hs đọc bài trước.
	1.- Ổn định :	-Điểm danh, có thể hát tập thể bài hát có chủ đề liên quan kiến thức sắp học hoặc chủ điểm các ngày lễ...
	2.- Kiểm tra:- Kiểm tra vở chuẩn bị bài của hs ( nêu lên những nhận xét cần thiết ) 
	3.- Bài mới :
TG
 Hoạt động GV
 Hoạt động HS
 Nội dung
GV: trả bài trước 3 ngày. 
GV cùng HS thống nhất yêu cầu trả lời cho từng câu: 
GV cần githích rõ lí do viết hoa cho từng từ. Một số từ cần lưu ý:
HS đọc kĩ bài làm của mình, tự sửa chữa các loại lỗi trong bài
- Mác: Họ, các , Tên
- Lê nin: Bút danh của V.I.Ulianốp
- Ăng ghen: Họ
Câu 2: Phân loại các danh từ:
- Danh từ chỉ sự vật (do con người làm ra)
- Nhà, nhà đá, nhà ăn, nhà cửa, nhà vệ sinh
- Danh từ chỉ sự vật trong thiên nhiên:
 Đá, sông, sông biển, sông núi, sông nước, sồng hồ.
Tất cả đều thuộc loại danh từ chung.
 Câu 3: Thêm phần phụ (trước , sau) để tạo thành cụm danh từ.
- Bầu trời này, mặt đất ấy, trận lụt năm ngoái, cơn bão bất ngờ.
- Nền hoà bình bền vững, cuộc cách mạng tháng Mười, một xã hôi tốt đẹp.
Câu 4:
 Thêm Phần phụ và mô hình hoá cụm danh từ:
Câu 5: Từ các danh từ:
Đồng bằng, cao nguyên, thuỷ triều,
- Phát triển , mở rộng thành cụm danh từ đầy đủ (t-T-s)
Dải đồng bằng Bắc Bộ
Miền cao nguyên đất đỏ Tây Nguyên
Con sóng thuỷ triều đều đặn
- Đặt thành câu:
- Dải đồng bằng Bắc Bộ mở rộng theo các triền sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã
- Miền cao nguyên đất đỏ Tây Nguyên đang vẫy gọi chúng ta
- Con sóng Thủy Triều biển Đông cứ đều đặn lên xuống ngày đêm
- Mở rộng, phát triển thành môt đoạn văn với chủ đề đất nước hoặc bảo vệ môi trường, bằng cách ghép 3 câu trên lại với nhau, có thêm từ, ngữ hoặc câu dẫn dắt.
	4.- Củng cố :
	5.- Hướng dẫn tự học :
	- Đọc lại bài, nghiên cứu tiếp những vấn đề liên quan, tích hợp với các phân môn khác, liên hệ kiến thức vừa học với thực tiễn.
	 GV hướng dẫn HS tự chữa, hoàn chỉnh bài làm
	- Giải những bài tập còn lại .
	- Đọc bài mới trả lời các câu hỏi SGK. 
Tuần : 17. Thứ ngày tháng năm 200....
Bài : 17. ------------------
Tiết : 67, 68 Văn học và Tập làm văn.
Văn bản : 	CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU :
	1.- Kiến thức :- Giúp cho hs tìm hiểu một phần nhỏ của kho tàng văn hoá địa phương. Từ đó thêm hiểu, thêm yêu, thêm tự hào về quê hương.
	2.- Kỹ năng :- kể lại truyện dân gian được nghe kể hoặc giới thiệu một trò chơi dân gian mà em yêu thích
	3.- Thái độ :- Hiểu tác dụng của thể loại ký, tích hợp với tiếng việt (TV) về cấu tạo, tác dụng các kiểu câu; tích hợp tập làm văn ( TLV ) về ngôi kể thứ nhất về văn miêu tả. Từ đó có thái độ học tập tích cực.
II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 Chuẩn bị : Gv soạn giáo án, bảng phụ, tranh ảnh. Hs: đọc bài, trả lời câu hỏi.
	1.- Ổn định :	-Điểm danh, có thể hát tập thể bài hát có chủ đề liên quan kiến thức sắp học hoặc chủ điểm các ngày lễ...
	2.- Kiểm tra: Kiểm tra vở chuẩn bị bài của hs ( nêu lên những nhận xét cần thiết )
 3.- Bài mới :
TG
 Hoạt động GV
 Hoạt động HS
 Nội dung
GV: Lớp phân công tổ chức, nhóm chuẩn bị theo 5 vấn đề- câu hỏi trong SGK
Theo 4 gợi ý trong SGK 
Nhưng cần cụ thể hoá hơn nữa, tỉ mỉ hơn nữa trong tổ chức thực hiện chẳng hạn:
- Bổ sung, sửa chữa, hiệu chỉnh vưn bản sưu tầm
- Đọc các văn bản sưu tầm và nói rõ nguồn gốc 
- Kể một truyện dân gian địa phương, sau đó giới thiệu tính chất địa phương của truyện
- Giới thiệu trò chơi hoặc tiêt mục văn nghệ địa phương
 Cách chơi, cách hát, ngâm
Sau đó có thể tổ chức chơ hoặc biểu diễn luôn
- Tổng kết (GV và HS )
- Thu nộp tài liệu sưu tầm.
	4.- Củng cố :
	5.- Hướng dẫn tự học :
	- Đọc lại bài, nghiên cứu tiếp những vấn đề liên quan, tích hợp với các phân môn khác, liên hệ kiến thức vừa học với thực tiễn.
	- Giải những bài tập còn lại .
	- Đọc bài mới trả lời các câu hỏi SGK. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 6 HKI.doc