Bài soạn Tuần 26 - Lớp 5

Bài soạn Tuần 26 - Lớp 5

Tập đọc : NGHĨA THẦY TRÒ

I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- Thái độ: GDHS truyền thống tôn sư trọng đạo.

II.Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III.Các hoạt động dạy, học:

A.Kiểm tra bài cũ: (4) - GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông, trả lời câu hỏi của bài.

- GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 32 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tuần 26 - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 
Tập đọc : NGHĨA THẦY TRÒ
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK. 
- Thái độ: GDHS truyền thống tôn sư trọng đạo.
II.Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III.Các hoạt động dạy, học: 
A.Kiểm tra bài cũ: (4’)	- GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông, trả lời câu hỏi của bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.	
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: (1’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc (12’)
Mục tiêu: Biết đọc lưu loát, diễn cảm cả bài; giọng nhẹ nhàng, trang trọng.
Tiến hành:
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài.
- GV chia bài thành ba đoạn ( SGV )
- Cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn.
- Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ : môn sinh, sập, tạ, . . ..
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng nhẹ nhàng, trang trọng. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. (10’)
Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi SGK/80.
- GV chốt ý, rút ra ý nghĩa của bài - Gọi 2 HS nhắc lại. 
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm (10’)
Mục tiêu: Đọc diễn cảm thể hiện đúng yêu cầu của bài.
Tiến hành:
- Ba HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn, GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn. 
- Cho cả lớp đọc diễn cảm đoạn văn sau: “Từ sáng sớm . . . mang ơn rất nặng”.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- GV và HS nhận xét.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS nhắc lại ý nghĩa của bài thơ.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tìm các truyện kể nói về tình thầy trò, truyền thống tôn sư trong đạo của dân tộc Việt Nam.
- Chuẩn bị bài sau: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- HS nhắc lại đề.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS luyện đọc.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- Lắng nghe.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa.
- HS theo dõi.
- Cả lớp luyện đọc.
- HS thi đọc.
- 1 HS.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ hai ngày 
Toán : NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
- Thái độ: GDHS tính cẩn thận.
* BT cần làm : BT1.	*HS khá, giỏi làm thêm BT còn lại
- Học sinh cẩn thận, kiên nhẫn khi tính toán.
II.Đồ dùng dạy học: 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) - Kiểm tra 2 HS.	- HS1: Làm bài tập 1a/53 VBT.
- HS2: Làm bài tập 1b/53 VBT.
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học (1’)
Hoạt động 1: Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. (12’)
Mục tiêu: Giúp HS: Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
Tiến hành: 
- GV cho HS đọc đề ví dụ 1.
- Hướng dẫn GV nêu phép tính tương ứng.
- GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
 1 giờ 10 phút
 X 3
 3 giờ 30 phút
- GV tiến hành tương tự với ví dụ 2.
- GV rút ra nhận xét: Khi nhân số đo thời gian với một số, ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. Nếu phần số đo với đơn vị phút giây lớn hơn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
- GV gọi HS nhắc lại.
* Hoạt động 2: Luyện tập. (19’)
Mục tiêu: Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
Tiến hành: 
Bài 1/135:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
- GV và HS nhận xét.
Bài 2/135:khuyến khích HS khá, giỏi làm thêm BT2 sau khi làm xong BT1.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng.
- GV sửa bài, chấm một số vở, nhận xét.
* Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò (4’)
- Nêu cách nhân số đo thời gian với một số.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau:Chia số đo thời gian cho một số.
- HS nhắc lại đề.
- 1 HS.
- HS thực hiện vào nháp.
- HS lắng nghe.
- HS.
- 1 HS.
- Làm bài vào bảng con.
- Làm bài vào vở.
- 1 HS làm bài trên bảng.
-1 HS.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày 
Toán : CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
- Thái độ: GDHS tính cẩn thận.
* BT cần làm : BT1.	*HS khá, giỏi làm thêm BT còn lại
- Học sinh cẩn thận, kiên nhẫn khi tính toán.
II.Đồ dùng dạy học: 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) -Kiểm tra 2 HS.	- HS1: Nêu cách nhân số đo thời gian với một số.
- HS2: Làm bài tập 1/55 VBT.
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Thực hiện chia số đo thời gian cho một số. (12’)
Mục tiêu: Giúp HS: Biết thực hiện phép chia số đo thời gian với một số.
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ 1 và nêu phép chia tương ứng.
- GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính: 
 42 phút 30 giây 3
30 giây 14 phút 10 giây
00
- GV tiến hành tương tự cho ví dụ 2.
- GV rút ra kết luận: Khi chia số đo thời gian cho một số, ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác không thì ta chuyển đổi sang đơn vị nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp.
- Gọi 2 HS nhắc lại.
* Hoạt động 2: Luyện tập. (18’)
Mục tiêu: Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
Tiến hành: 
Bài 1/136:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
- GV và HS nhận xét.
Bài 2/136: khuyến khích HS khá, giỏi làm thêm BT2 sau khi làm xong BT1.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- GV sửa bài, chấm một số vở, nhận xét. 
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (3’)
- Nêu cách chia số đo thời gian cho một số.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bai sau:
- HS nhắc lại đề.
- HS thực hiện.
- Làm việc vào nháp.
- Lắng nghe.
- 2 HS.
- 1 HS.
- Làm bài vào bảng con.
- Làm bài vào vở.
- 1 HS.
- Kết quả SGV/218.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày 
Luyện từ và câu : MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc. 
- Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt : Truyền thống gồm từ truyền ( trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống ( nối tiếp nhau không dứt); làm được các BT1, 2, 3.
- Thái độ: GDHS yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy học: 
Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt tiểu học (hoặc một vài trang phô tô).
Bút dạ hoặc một vài tờ phiếu khổ to kẻ bảng ở bài tập 2, bài tập 3.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’)	- HS1: Thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ?
- HS2: Làm miệng bài tập 2/77.
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: HS làm bài tập 1, 2. (20’)
Mục tiêu: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc.
Tiến hành: 
Bài 1/81: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV nhắc nhở HS đọc kỹ từng dòng để phát hiện dòng thể hiện đúng nghĩa của từ Truyền thống.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- GV và HS nhận xét, chốt lại kết luận đúng.
Bài 2/82: - Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 2.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi.
- GV phát bút dạ và phiếu cho một vài nhóm.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gọi 1,2 HS đọc lại kết quả.
* Hoạt động 2: Luyện tập (10’)
Mục tiêu: Ôn lại truyền thống của dân tộc.
Tiến hành:
Bài 3/82: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- GV nhắc nhở HS đọc kỹ đoạn văn, phát hiện nhanh các từ ngữ chỉ đúng người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.
- GV dán lên bảng tớ phiếu kẻ bảng phân loại.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm4. GV phát bút dạ và phiếu riênh cho 2-3 nhóm.
- Gọi HS trình bày kết qủa làm việc.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
* Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ để sử dụng đúng những từ ngữ gắn với truyền thống dân tộc các em mới được cung cấp qua bài học.
- Chuẩn bị bài sau:Luyện tập thay thế để liên kết câu.
-HS nhắc lại đề.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS lắng nghe.
- Làm việc nhóm đôi.
- HS làm bài trên phiếu.
- Trình bày kết quả làm việc.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy
Thứ tư ngày dạy
Kể chuyện : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; hiểu nội dung chính của câu chuyện, 
- Thái độ: GDHS truyền thống đoàn kết của dân tộc ta.
II.Đồ dùng dạy học:
- Sách, báo, truyện nói về truyền thống hiếu học, đoàn kết của dân tộc Việt Nam; sách truyện đọc lớp 5
- Bảng lớp viết đề bài của tiết học.
III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’)
- HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Vì muôn dân, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
-  ... Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.
+ Nêu những điều em biết về máy bay B52?
- Gọi HS nêu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
* Hoạt động 2: Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến. (12’)
Mục tiêu: HS biết: Quân dân ta đã chiến đấu anh dũng , làm nên một “Điện Biên Phủ trên không”
Tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để trình bày diễn biến 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV và HS nhận xét.
KL: GV rút ra ghi nhớ SGK/53 - Gọi 2 HS nhắc lại .
* Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm. (9’)
Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của chiến thắng “ĐBP trên không”
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV và HS nhận xét, GV chốt ý, rút ra kết luận.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau: Tuần 27.
- HS nhắc lại đề.
- HS đọc SGK, làm việc cá nhân.
- HS trả lời các câu hỏi.
- HS làm việc theo nhóm bốn.
- Đại diện nhóm trình bày.
- 2 HS nhắc lại ghi nhớ.
- HS làm việc theo nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần 26 - Thứ sáu ngày /3/2011
Tập làm văn : Tiết 52 TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.
- Thái độ: GDHS yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy học: 
	Bảng phụ ghi 5 đề bài của tiết kiểm tra viết (tả đồ vật) tuần 25; một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’)
- HS đọc lại màn kịch Giữ nghiêm phép nước đã được viết lại.
- GV chấm điểm, nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Nhận xét kết quả bài viết của HS. (14’)
Mục tiêu: HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả đồ vật theo đề bài đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
Tiến hành: 
- GV mở bảng phụ có 5 đề kiểm tra, một số lỗi điển hình.
- GV nhận xét chung về một số lỗi điển hình.
- GV thông báo điểm số cụ thể cho HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài. (16’)
Mục tiêu: Nhận thức được ưu, khuyết điểm của bạn và của mình khi được thầy, cô chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu; biết viết lại một đoạn cho hay hơn.
Tiến hành: 
- GV trả bài cho từng HS.
- Gọi một số HS lần lượt lên chữa lỗi, cả lớp tự chữa trên bảng nháp. Cả lớp trao đổi lại bài chữa trên bảng, GV chữa lại cho đúng.
- GV hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
- GV đọc các bài văn hay, cả lớp trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay cái đẹp trong bài văn.
- GV yêu cầu HS chọn viết một đoạn cho hay hơn. GV chấm điểm lại một số đoạn văn của các em.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học. Biểu dương những HS làm bài tốt, những HS chữa bài tốt trên lớp.
- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn để nhận điểm cao hơn.
- Chuẩn bị bài sau: Tuần 27.
- HS nhắc lại đề.
- 1 HS đọc lại các đề.
- HS lắng nghe.
- HS chữa lỗi chung.
- Lắng nghe đoạn văn, bài văn hay.
- Học tập những điểm hay.
- Viết lại một đoạn văn.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ sáu ngày 
Toán : 	VẬN TỐC
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
- Thái độ: GDHS tính cẩn thận.
* BT cần làm : BT1, 2.	*HS khá, giỏi làm thêm BT còn lại
- Tạo hứng thú, thích tìm tòi cái mới.
II.Đồ dùng dạy học: 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) 	- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm vận tốc. (14’)
Mục tiêu: Giúp HS: Bước đầu có khái niệm về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
Tiến hành: 
- GV nêu bài toán SGK/138.
- GV đặt câu hỏi: Ô tô và xe máy, xe nào đi nhanh hơn?
- GV nêu bài toán 1, GV hướng dẫn để HS tìm được quãng đường trung bình mỗi giờ ô tô đi.
- GV hướng dẫn HS gọi đó là vận tốc của ô tô:
 170 : 4 = 42,5 (km/giờ).
- Đơn vị đo của vận tốc là km/giờ.
- GV nêu ý nghĩa của khái niệm vận tốc để chỉ ra sự nhanh hay chậm của một chuyển động.
- GV tiến hành ví vụ 2, yêu cầu HS suy nghĩ và tự giải.
- Giới thiệu thêm về các đơn vị đo vận tốc: m/giây.
* Hoạt động 2: Thực hành. (18’)
Mục tiêu: Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
Tiến hành: 
Bài 1/139:
- Gọi HS nêu cách tính vận tốc.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng.
- GV chấm một số vở, nhận xét.
Bài 2/139: - GV có thể tiến hành tương tự bài tập 1.
Bài 3/139:khuyến khích HS khá, giỏi làm thêm sau khi làm xong BT2.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV sửa bài- nhận xét.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (4’)
- Thế nào là vận tốc và đơn vị đo vận tốc?
- Nêu các đơn vị đo vân tốc.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- HS nhắc lại đề.
- Ô tô đi nhanh hơn.
- Trung bình mỗi giờ ô tô đi được: 170 : 4 = 42, 5.
- HS nhắc lại.
- HS làm bài vào nháp.
- 1 HS.
- Làm bài vào vở.
- 1 HS.
- Kết quả SGV/221.
-Kết quả SGV/221.
- HS làm bài vào vở.
- Kết quả SGV/221.
- 1 HS.
- 1 HS.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày 
Địa lý : Tiết 26 	CHÂU PHI (tiếp theo)
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi
+ Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen .
+ Trồng cây công ngiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại , nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ .
- Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước , tên thủ đô của Ai Cập.-
 - Thái độ :Hs thấy được tầm quan trọng của việc giảm tỷ lệ sinh ,
Tích hợp giáo dục SDNL TK và HQ: Khai thác khoáng sản ở châu Phi trong đó có dầu khí.
II.Đồ dùng dạy học: 	- Bản đồ Kinh tế châu Phi.
- Một số tranh ảnh về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân Châu Phi.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (3’) -Kiểm tra 2 HS.	- HS1: -Nêu vị trí địa lý và giới hạn của Châu Phi.
-HS2: -Nêu đặc điểm tự nhiên ở Châu Phi.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên..
Hoạt động của học sinh..
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Dân cư châu Phi. (8’)
Mục tiêu: HS biết: Đa số dân cư châu Phi là người da đen.
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và xem hình trong SGK/118. 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- Gọi HS nêu kết quả làm việc - GV và HS nhận xét, bổ sung.
*KL: GV chốt ý, kết luận.
* Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế. (10’)
Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm chính về kinh tế châu Phi, nêu một số nét tiêu biểu về Ai Cập.
Tiến hành: 
- GVnêu câu hỏi: Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học?
+ Đ.sống của người dân ch.Phi có những khó khăn gì/ Vì sao?
+ Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở châu Phi.
- Gọi HS trình bày - GV và HS nhận xét, bổ sung.
*KL: GV rút ra kết luận như SGK/119.
Tích hợp giáo dục SDNL TK và HQ: Khai thác khoáng sản ở châu Phi trong đó có dầu khí.
* Hoạt động 3: Ai Cập. (11’)
Mục tiêu: Xác định được trên bản đồ vị trí địa lý của Ai Cập.
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình và đọc các thông tin của SGK để trả lời câu hỏi trang 119,120 SGK.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*KL: GV rút ra kết luận như SGV/138.
- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK /120.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. (4’)
- Dân cư châu Phi chủ yếu thuộc chủng tộc nào?
- Kinh tế châu Phi có điểm gì khác với của ch. Âu và châu Á?
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau: Tuần 27.
- HS nhắc lại đề.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày kết quả làm việc.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- HS nêu kết quả làm việc.
- HS làm việc theo nhóm 4 đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- HS trình bày kết quả làm việc.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- HS trả lời.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
SINH HOẠT LỚP
	Ngày dạy: 	
Mục tiêu: 
Kiểm tra tình hình thực hiện nề nếp, ý thức học tập của hs.
Đánh giá chung về việc thực hiện kế hoạch ở tuần 26
Phổ biến kế hoạch tuần 27
Các hoạt động lên lớp:
A) Kiểm tra: Nêu lại những việc đã làm được chưa làm được ở tuần 26
B) Bài mới::
Kiểm điểm lại tình hình thực hiện nề nếp, học tập của hs trong tuần 26
Truy bài đầu giờ: tốt.
Xếp hàng ra vào lớp: tốt.
Thể dục đầu giờ: tập đúng, xếp hàng nhanh.
Vệ sinh lớp: sạch sẽ.
Chuyên cần: không vắng.
Đánh giá công tác tuần 26
Nhìn chung các em có chuẩn bị bài tốt, không khí lớp học khá sôi nổi. 
Các em có ý thức giữ vệ sinh trường, lớp tốt.
Phổ biến kế hoạch 27
Tiếp tục duy trì các nề nếp có sẵn.
Hình thành đôi bạn học tập.
Nhắc HS ý thức giữ vệ sinh trường, lớp.
Trồng hoa các bồn hoa được giao.
Nhắc HS rèn chữ viết.
Có kế hoạch rèn văn toán và tiếng việt cho HS.
Tăng cường kiểm tra sách vở của HS .
Phụ đạo cho học sinh yếu.
Ôn tập nghi thức Đội.
Kỉ niệm 26/3.
Oân tập KTĐGKII..
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại kế hoạch định kì tuần 27.
Nhận xét tiết sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26.doc