Giáo án Ngữ văn 11 nâng cao

Giáo án Ngữ văn 11 nâng cao

GIÁO ÁN VIẾT BẢNG

NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH

I. Hoàn cảnh ra đời và những điểm cần lưu ý về tập thơ

1. Hoàn cảnh ra đời

a. Bối cảnh lịch sử

b. Thời gian sáng tác

c. Mục đích sáng tác

2. Những điểm cần lưu ý:

a. Thể loại

b. Quá trình sáng tác:

c. Cấu trúc tập thơ (SGK) d. Đề tài: (SGK)

II. Giá trị của tập thơ

1. Giá trị nội dung

a. Bức tranh nhà tù và một phần xã hội Trung Hoa (giá trị hiện thực)

* Hiện thực phản ánh

- Bộ mặt đen tối của chế độ nhà tù Quốc dân đảng Trung Quốc

+ nhiều tệ nạn

+ đày đoạ con người một cách vô nhân đạo

- Một phần xã hội Trung Quốc những năm 1942 – 1943

+ đời sống của nhân dân (ấm no/ khó khăn)

+ những bất công, ngang trái trong xã hội

 

doc 123 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1171Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN VIẾT BẢNG
NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH
I. Hoàn cảnh ra đời và những điểm cần lưu ý về tập thơ
1. Hoàn cảnh ra đời
a. Bối cảnh lịch sử
b. Thời gian sáng tác
c. Mục đích sáng tác
2. Những điểm cần lưu ý:
a. Thể loại 
b. Quá trình sáng tác:
c. Cấu trúc tập thơ (SGK)
d. Đề tài: (SGK)
II. Giá trị của tập thơ
Giá trị nội dung
Bức tranh nhà tù và một phần xã hội Trung Hoa (giá trị hiện thực)
* Hiện thực phản ánh
- Bộ mặt đen tối của chế độ nhà tù Quốc dân đảng Trung Quốc
+ nhiều tệ nạn 
+ đày đoạ con người một cách vô nhân đạo
- Một phần xã hội Trung Quốc những năm 1942 – 1943
+ đời sống của nhân dân (ấm no/ khó khăn)
+ những bất công, ngang trái trong xã hội
* Bút pháp phản ánh
- Tả thực ( VD: , Cơm tù)
- Châm biếm với nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau
b. Bức chân dung tự họa Hồ Chí Minh 
* Một tấm gương chiến sĩ Cách mạng với nghị lực phi thường và lòng yêu nước thiết tha
=> Bậc đại dũng
 Chất thép trong thơ Bác
* Một trí tuệ tuyệt vời, một tâm hồn nghệ sĩ và một trái tim đầy tình nhân đạo
- Trí tuệ tuyệt vời: 
+ nắm vững quy luật đấu tranh cách mạng => bậc đại trí
+ khái quát quy luật từ những bài học cuộc sống đời thường
- Tâm hồn nghệ sĩ: tình yêu thiên nhiên 
- Trái tim nhân đạo
+ quan tâm chu đáo đến đời sống cụ thể của mọi người Bậc đại nhân 
+ xúc động trước những cảnh ngộ thương tâm => 
+ coi những số phận khốn cùng là bè bạn Chất tình trong thơ B
+ tình thương dành cho cả những vật vô tri
=> chân dung bậc đại trí, đại nhân, đại dũng
 sự hoà quyện chất thép và chất tình
2. Giá trị nghệ thuật
- Tập thơ là sự kết hợp của những yếu tố tưởng như trái ngược nhưng lại rất thống nhất:
+ Chất thép và chất tình
+ Màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại
- Bút pháp đa dạng linh hoạt: 
III. Tổng kết
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
ĐỌC VĂN: TIẾT 93
Người soạn: Nguyễn Ngọc Anh
Ngày soạn: 5/3/2010
NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH 
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Về kiến thức
- Hiểu được hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của “Nhật ký trong tù”, từ đó rút ra những kết luận về quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.
- Hiểu được những giá trị nội dung cơ bản, đặc biệt là bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh.
- Nắm được giá trị nghệ thuật đặc sắc, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh thể hiện trong tập thơ
2. Về kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích chứng minh và tổng hợp vấn đề.
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm .
3. Về thái độ
Bồi đắp lòng kính yêu lãnh tụ cách mạng của dân tộc.
B. Phương tiện, phương pháp dạy học
1. Phương pháp dạy học
Kết hợp các phương pháp thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề 
2. Phương tiện dạy học
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên 
- Tài liệu tham khảo:
+ Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, tập 2, Nguyễn Văn Đường (CB), NXB Hà Nội, 2009
+“Nhật ký trong tù”, Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa thông tin.
+ “Nhật ký trong tù và những lời bình”, nhiều tác giả, NXB Văn hóa thông tin, 1997.
C. Yêu cầu học sinh chuẩn bị
- Đọc trước bài ở nhà và trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK.
- Hoàn thành phiếu học tập được giao theo từng nhóm
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp học
2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong quá trình dạy bài mới kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS
3. Giới thiệu bài mới
Nhắc tới Hồ Chí Minh là nhắc tới một con người vĩ đại, vị lãnh tụ thiên tài, nhà cách mạng lỗi lạc, Người đã “tìm đường đi cho dân tộc theo đi”. Nhưng không chỉ có vậy, Người còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Thực ra sinh thời Người không nhận mình là nhà văn nhưng quả thực Người đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương phong phú và giàu giá trị. Trong số đó ta không thể không nhắc tới “Nhật ký trong tù” - tập thơ bằng chữ Hán viết trong cảnh lao tù, được đánh giá là “viên ngọc quý mà Bác vô tình đánh rơi trong kho tàng văn học Việt Nam”. 
4. Dạy bài mới
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và những điểm cần lưu ý về tập thơ 
- GV yêu cầu HS đọc mục I – SGK tr 66
- GV hỏi: Em hãy cho biết trong mục trong mục này, SGK đã cung cấp cho chúng ta những nét chính nào về hoàn cảnh ra đời tập thơ “Nhật ký trong tù” (NKTT)
- HS trả lời
- GV lưu ý những điểm trọng tâm cần nhớ:
+ Về chuyến công tác bí mật sang Trung Quốc của Nguyễn Ái Quốc 
+Về khoảng thời gian bị tù đày – cũng là khoảng thời gian sáng tác tập thơ; 
+ Về mục đích sáng tác tập thơ
- GV giảng thêm: Từ mục đích sáng tác tập thơ giúp HS thấy được quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh (nhấn mạnh mục đích bày tỏ ý chí và trang trải nỗi lòng)
- GV tổng kết, khẳng định: Tất cả những điểm trên đã cho thấy, hoàn cảnh ra đời tập thơ “NKTT” là một hoàn cảnh hết sức đặc biệt
- GV hỏi: Em hãy lý giải vì sao tác phẩm lại được gọi là “Ngục trung nhật ký”, đồng thời lại được coi là tập thơ tứ tuyệt
- HS trả lời
- GV nhận xét, chốt ý
- GV hỏi: Bốn tháng cực khổ nhất là bốn tháng sáng tác nhiều nhất. Chín tháng sau, sinh hoạt đỡ khổ hơn lại là thời gian sáng tác rất ít. Vì sao vậy?
- GV hướng dẫn ngắn gọn.
Bốn tháng đầu, hoàn toàn không có điều kiện hoạt động Cách mạng nên buồn bực quá , Người dồn hết vào thơ cho khuây khoả. Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn Người phải chịu đoà đày nhiều nhất cả thể xác lẫn tinh thần, vì vậy nhu cầu bộc bạch càng lớn hơn bao giờ hết. Nhưng đến chín tháng sau, khi nhà cầm quyền Trung Quốc biết người bị giam giữ là lãnh tụ cách mạng VN, Hồ Chí Minh được chuyển sang một chế độ nhà lao khác. Lúc này đã có điều kiện chuẩn bị cho Cách mạng, Người dồn sức cho điều đó hơn là làm thơ ngâm ngợi
- GV lưu ý HS tự đọc phần nói về cấu trúc tập thơ và đề tài của tập thơ, trong đó đáng chú ý là 2 đề tài:
+ Phê phán những hiện tượng ngang trái trong xã hội và nhà tù Trung Quốc
+ Những nỗi niềm tâm trạng của nhà thơ
I. Hoàn cảnh ra đời và những điểm cần lưu ý về tập thơ
1. Hoàn cảnh ra đời
a. Bối cảnh lịch sử
- Ngày 13-8-1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, với danh nghĩa là người đại diện của Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) và Phân bộ quốc tế chống xâm lược của Việt Nam, Bác Hồ sang Trung Hoa để gặp nhà đương cục Quốc dân đảng, nhưng thật ra là đi gặp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Ngày 27 – 8 – 1942, trên đường đi công tác, vừa tới xã Túc Vinh, thuộc huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây thì Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch Trung Quốc bắt giữ vì bị tình nghi là “Hán gian”. Chúng giam cầm và đày đọa Người rất dã man trong 13 tháng, giải qua giải lại gần 18 nhà giam của 13 huyện
b. Thời gian sáng tác:
29 -8 – 1942 đến 10 – 9 – 1943. 
c. Mục đích sáng tác
Trong thời gian bị cầm tù, đặc biệt là 4 tháng đầu, hoàn toàn không có điều kiện hoạt động Cách mạng, Hồ Chí Minh đành làm thơ để giải trí đồng thời để tỏ ý chí và trang trải nỗi lòng:
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
 Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
Nói như Đặng Thai Mai: sự ra đời của “NTTT” như một câu chuyện vạn bất đắc dĩ
→ Quan điểm sáng tác Hồ Chí Minh:
Suy đến cùng, hành vi sáng tác văn chương cũng chính là một phương tiện phục vụ cho sự nghiệp Cách mạng (trong trường hợp này, thơ là liều thuốc di dưỡng, củng cố tinh thần Cách mạng của Hồ Chí Minh).
Hoàn cảnh ra đời tập thơ hết sức đặc biệt
2. Những điểm cần lưu ý:
a. Thể loại 
- Tên: Ngục trung nhật ký
→ Đây thực chất là một cuốn nhật ký bởi nó được viết hàng ngày, trong thời gian bị tù đày, ghi lại những sự việc và tâm tình của người viết một cách chân thực để cho chính tác giả đọc
- Nhưng đặc biệt là ở chỗ tập nhật ký này lại được viết dưới hình thức thơ bằng chữ Hán 
+ 126 bài tứ tuyệt
+ 8 bài thể thơ khác
→ Có thể coi đây là tập thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh
b. Quá trình sáng tác:
- Số lượng bài: 134 bài (sau này, năm 1960 trong lần dịch in đầu tiên có đưa thêm vào bài “Tân xuất ngục học đăng sơn” (Mới ra tù tập leo núi) )
+ 4 tháng đầu: 103 bài
+ 9 tháng sau: 31 bài
Như vậy, bốn tháng cực khổ nhất lại là bốn tháng sáng tác nhiều nhất.
c. Cấu trúc tập thơ (SGK)
d. Đề tài: (SGK)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tập thơ (phần trọng tâm)
- GV chuyển ý: Như vừa phân tích, “NKTT” là một tập nhật ký bằng thơ với những ghi chép hàng ngày về những điều mắt thấy tai nghe trong nhà tù và trên đường chuyển lao của người tù Cách mạng Hồ Chí Minh. Bởi vậy nó đã cung cấp cho độc giả một bức tranh hiện thực toàn diện, sâu sắc về chế độ nhà tù và một phần xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ
- GV hỏi: Lấy một số dẫn chứng và cho biết bộ mặt đen tối của chế độ nhà tù Quốc dân đảng Trung Quốc biểu hiện trong tập thơ như thế nào? (Qua việc phân tích khái quát các dẫn chứng rút ra các nhận xét)
- GV hỏi: Mặc dù sống trong tù ngục, Hồ Chí Minh vẫn phản ánh trung thực một phần đời sống của xã hội Trung Hoa. Em hãy tìm một số bài thơ làm dẫn chứng?
- GV giảng giải, thuyết trình về bút pháp phản ánh hiện thực của Hồ Chí Minh trong tập thơ
- GV chốt ý
- GV chuyển ý: Bên cạnh việc phản ánh hiện thực, một nội dung được coi là quan trọng nhất của tập thơ “NKTT” đó chính là còn cho ta hiểu về tác giả - một nhân cách hội tụ được cả phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ và tâm hồn lãng mạn của một nghệ sĩ tài hoa và bao trùm tất cả là một trái tim nhân ái bao la, trải tình yêu thương cho nhân loại
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Nhắc lại nhiệm vụ đã giao cho từng nhóm từ buổi trước:
Nhóm 1,2 ( Phiếu học tập số 1)
Nhiệm vụ: NKTT thể hiện bức chân dung tự họa của HCM - một người chiến sĩ cộng sản vĩ đại. Em hãy tìm và phân tích một số bài thơ (1 đến 2 bài tiêu biểu trong số các dẫn chứng tìm được) trong tập NKTT để chứng minh.
Nhóm 3,4 ( Phiếu học tập số 2)
Nhiệm vụ: NKTT thể hiện bức chân dung tự họa của HCM – một trí tuệ tuyệt vời, một tâm hồn nghệ sĩ và một trái tim đầy tình nhân đạo. Em hãy tìm và phân tích một số bài thơ trong tập NKTT để chứng minh.
( Trong mỗi phiếu học tập đều có câu hỏi hướng dẫn HS cụ thể)
- GV yêu cầu 2 trong 4 nhóm tìm hiểu 2 vấn đề khác nhau cử đại diện lần lượt trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến, đặt thêm câu hỏi cho bạn nếu cần thiết.
- GV nhận xét, bổ sung những ý còn thiếu hoặc phân tích chưa kỹ. Trong quá trình HS trình bày, GV có thể linh hoạt hỏi một số câu hỏi phụ để làm rõ vấn đề
( Kể tên một số bài thơ khác, phân tích cụ thể một bài thơ để thấy rõ luận điểm vừa trình bày) 
- GV nhắc lại mục đích sáng tác của Hồ Chí Minh, từ đó khẳng định giá trị của tập thơ: 
- GV hỏi: Em hãy cho biết những mặt đối lập trong phong cách thơ HCM? Những mặt đó độc lập, tách biệt hay nằm trong một chỉnh thể, thống nhất
- HS trả lời
- GV hỏi: Em hiểu thế nào là màu sắc cổ điển, thế nào là tinh thần hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh. Hãy lấy dẫn chứng chứng minh thơ Bác có sự kết hợp hài hoà giữa 2 yếu  ... căn cứ vào SGK và hiểu biết của mình để trả lời
- GV giảng: Về kiểu loại, căn cứ vào những tiêu chí khác nhau sẽ có những cách phân loại văn nghị luận khác nhau, tuy nhiên có 2 cách phân loại cơ bản. (ghi bảng 2 cách phân loại phổ biến)
- GV kết hợp hỏi HS nêu một số ví dụ cho một số loại văn nghị luận
- GV sử dụng ngữ liệu là chính các bài văn nghị luận của HS (ở bài viết số 5), từ đó hướng dẫn HS tìm ra đặc điểm của văn nghị luận
- GV gọi HS đọc 3 bài viết khác nhau về cùng một vấn đề: Phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESSCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống học để tự khẳng định mình”
+ Vấn đề nêu ra trong đoạn trích này là gì? Vấn đề đó có hấp dẫn không? Tại sao? Từ đó em rút ra nhận xét gì về vấn đề được nêu ra ở văn nghị luận
+ HS trả lời
+ GV nhận xét, rút ra kết luận thứ nhất về đặc điểm văn nghị luận
+ Cảm nhận chung của em sau khi nghe 3 bài viết vừa rồi (thích hay không thích? Điều gì thể hiện trong bài viết tác động nhiều nhất đến suy nghĩ của em (lý trí / tình cảm/ cả hai)
+HS phát biểu cảm nghĩ tự do.
+ GV nhận xét, hướng HS nhận ra giá trị của bài văn nghị luận chính là bởi lí trí sắc bén và sự sâu sắc của tình cảm thể hiện trong bài viết.
+GV hỏi: Để chứng tỏ sự “thấu lý đạt tình” trong bài viết của mình, các bạn đã triển khai như thế nào? 
+ Dự kiến câu trả lời HS: Đưa ra một hệ thống lập luận chặt chẽ với sự phối hợp linh hoạt giữa các luận điểm, luận cứ, luận chứng
+ Có đoạn văn nào em thấy đặc biệt hấp dẫn, tại sao? (sử dụng biện pháp tu từ nào, cách viết hình ảnh, gợi cảm?...) 
+ GV dẫn chứng thêm một số đoạn nghị luận tiêu biểu:
Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vônga, con sông Vônga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách. Người ta giờ đây đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào, yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô Viết. Điều đó ta đã hiểu, khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến Tổ quốc chúng ta. Ai là kẻ chẳng cảm thấy, mùa thu qua, điểu giản dị này: "Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa?" (“Lòng yêu nước” – I.Êrenbua)
Từ đó em có kết luận gì nữa về đặc điểm của văn nghị luận?
I. Khái quát về văn nghị luận
Ví dụ: 
+ Các văn bản nghị luận: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Tựa “Trích diễm thi tập” (Hoàng Đức Lương), “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi), “Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh), “Một thời đại trong thi ca” (Hoài Thanh), “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm), “Xin lập khoa luật” (Nguyễn Trường Tộ)
+ Các nhà nghị luận tiêu biểu: Ngô Đức Kế, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai
Văn nghị luận là gì?
Văn nghị luận là văn thuyết lý, trực tiếp trình bày các luận điểm, thể hiện những tư tưởng, quan điểm, đạo lý ở đờitrong các lĩnh vực chính trị, triết học, xã hội, văn học nghệ thuật
Phân loại văn nghị luận
2 cách phân loại cơ bản:
- Căn cứ đối tượng nghị luận: nghị luận xã hội, nghị luận văn học
- Căn cứ giai đoạn lịch sử: nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, biểu, hịch, cáo, điều trần), nghị luận hiện đại (tuyên ngôn, lời kêu gọi, xã luận, bình luận, bút chiến, phê bình)
 3. Đặc điểm của văn nghị luận
a, Về nội dung tư tưởng
- Nêu các vấn đề mới mẻ, độc đáo, thể hiện những tư tưởng, đạo lý cao đẹp của con người
VD: tư tưởng chính nghĩa (“việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”), quan điểm nhân văn (“sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”), lập trường cách mạng (chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”)
- Thể hiện sự sắc bén của lý trí, của tư duy và sự sâu sắc của tình cảm
=> văn nghị luận là sự kết hợp hài hoà của lí trí và tình cảm, trong đó lí trí thể hiện cách suy nghĩ, cách đánh giá nhìn nhận vấn đề của người viết, còn tình cảm là yếu tố tạo sự thu hút, thuyết phục người tiếp đồng cảm với quan điểm của người mình (Thấu lý đạt tình)
b, Về nghệ thuật
- Sức hấp dẫn của văn bản nghị luận là ở 
+ Lập luận chặt chẽ
+ Luận cứ xác đáng
+ Lời văn chính xác
+ Sự linh hoạt trong việc sử dụng so sánh, ẩn dụ, liên tưởng, trữ tình
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách đọc văn nghị luận
- GV hỏi: Xuất phát từ đặc điểm của văn nghị luận chúng ta vừa tìm hiểu, theo em, khi đọc hiểu văn nghị luận, trước hết ta cần phát hiện và đánh giá điều gì?
- Em hãy tiến hành công đoạn đó đối với việc đọc các bài văn nghị luận vừa rồi của các bạn
+GV gợi ý: ta có thể tìm thấy luận đề của bài viết ở đâu? Luận đề đó được triển khai thành các luận điểm nào?
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS so sánh cách triển khai, luận giải vấn đề ở hai bài văn: bài của bạn Lê Hương Giang và bài của bạn Phạm Bích Ngọc 
- HS làm việc
+ GV chốt ý: Như vậy, khi đọc văn nghị luận điều quan trọng là phải nhận ra sự khác biệt trong cách hành văn của người viết, điều khiến cho bài văn này không thể lẫn với bài văn khác
- GV giảng: Bên cạnh những yêu cầu trên, còn một điều nữa cần chú ý khi đến với một văn bản nghị luận, đó chính là sự cảm nhận tinh tế tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài. 
- GV gọi HS đọc một số đoạn trong bài viết của các bạn về đề số 2: Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ “Xuất dương lưu biệt” – Phan Bội Châu
- HS trả lời
- GV chốt ý, ghi bảng
II. Cách đọc văn nghị luận
- Phát hiện đầu tiên của người đọc văn bản nghị luận là luận đề và hệ thống luận điểm, đồng thời phải đánh giá hệ thống ấy mới mẻ, đúng đắn, sâu sắc đến đâu
+ Thông thường phần mở bài sẽ nêu luận đề và khái quát quan điểm của người viết
VD: Luận đề: mục đích học tập theo quan điểm UNESSCO
+ Các luận điểm sẽ lần lượt được trình bày trong phần thân bài:
VD: 
Học để biết
Học để làm
Học để chung sống
Học để khẳng định mình
Quan điểm nhận thức sai lầm về mục đích học tập (mở rộng)
- Đọc văn nghị luận cần phát hiện cách nêu và luận giải, phân tích vấn đề của tác giả
+ Trực tiếp hay gián tiếp
+ Diễn dịch hay quy nạp
+ Khẳng định hay phủ định
+ Thuận chiều hay phản đề
.
+ Bài của Phạm Bích Ngọc
Nêu vấn đề → Giải thích tất cả các khía cạnh trong câu nhận định → khẳng định sự đúng đắn của quan điểm đó → chứng minh bằng một ví dụ tiêu biểu: chân dung vị lãnh tụ Hồ Chí Minh (chứng minh cho tất cả các khía cạnh trên ) → phê phán nhận thúc tiêu cực, sai lệch về vấn đề
+ Bài của Lê Hương Giang: Nêu vấn đề → Giải thích lần lượt từng khía cạnh trong vấn đề (luận điểm) → Đưa luận cứ chứng minh cho từng luận điểm, bên cạnh đó có liệt kê một số dẫn chứng tương ứng → Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề
- Đọc văn nghị luận cần cảm nhận tình cảm chính nghĩa thấm đượm trong tư tưởng của bài văn.
 VD: Qua bài văn đề số 2, nhìn chung các bài viết đều thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca, khâm phục, cảm khái trước vẻ đẹp của nhân vật trữ tình hiện lên qua bài thơ “Xuất dương lưu biệt”
5. Củng cố, dặn dò
GV yêu cầu HS:
- Nắm được những đặc điểm cơ bản của văn nghị luận và cách đọc văn bản nghị luận.
- Tiết sau học bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận”
PHỤ LỤC
ĐỀ NGHỊ LUẬN: Viết một bài văn nghị luận khoảng 400 chữ phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESSCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”
CÁC CÁCH MỞ BÀI
Từ xưa đến nay, chữ “học” luôn gắn liền với cuộc sống của con người. Quan niệm về việc học qua bao đời có khác nhưng mục đích của việc học tập thì vẫn không đổi thay. Và mục đích ấy được tổ chức UNESSCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”
Trong bức thu gửi học sinh nhân ngày khai trường, chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “Non song Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không? Dân tộc Việt Nam có thể bươc tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không? Chính là nhờ công học tập của các em”. Cùng chung mối quan tâm về việc học tập, UNESSCO đã đề ra mục đích học tập “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”.
Trong thời đại công nghệ tiên tiến hiện giờ, rất nhiều thanh thiếu niên vẫn chưa định hướng được mục đích học tập cho bản thân. Chính vì vậy, UNESSCO đã đề xướng: “”. Câu nói này đã đánh thức rất nhiều người không chỉ học sinh, sinh viên mà còn đối với cả những bậc làm cha, làm mẹ.
MỘT SỐ ĐOẠN VIẾT
- Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về việc học của mỗi người. Theo tôi, học là sự tiếp thu, tích luỹ những tri thức qua sách vở, thông tin đại chúng, từ những thứ xung quanh ta trong cuộc sống. Vậy học để làm gì? 
- Con người muốn hưởng thụ thì trước tiên phải biết làm việc, chỉ khi làm việc mới có thể tạo ra của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.
- Chúng ta cần phải phê phán, lên án những mục đích học tập không đúng đắn: học là để có địa vị cao trong xã hội, có thể chà đạp lên nhân cách phẩm giá của người khác. Bản than tôi là thế hệ mới của xã hội hiện đại sẽ luôn luôn rèn luyện, học tập vì mục đích góp sức vào sự nghiệp xây dựng đất nước, tạo cho mình mục đích học tập tích cực, có ích.
CÂU HỎI
Những câu văn trên tác động đến em nhiều nhất về mặt nào? (lí trí hay tình cảm)
- Mỗi cá nhân trên trái đất này sẽ chỉ là những hạt cát mờ nhạt nếu họ không nỗ lực học tập để bằng các tri thức tích luỹ được khẳng định giá trị bản thân. Bác Hồ - Người cha già kính yêu của dân tộc ta - Người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển tìm đường cứu nước. Tiếng tăm của Bác không chỉ bó hẹp trong phạm vi dải đất hình chữ S mà còn bay xa khắp thế giới. Bác học rộng, hiểu nhiều, nhờ có sự học tập và phấn đấu hết mình mà Bác đã làm nên những điều vĩ đại cho nhân loại. Một lần nữa ta càng thấm thía mục đích học tập “để tự khẳng định mình”
- Ngay từ khi mới sinh ra, kể cả con người hay loài vật đều biết học hỏi những sự vật, sự việc xung quanh. Em bé nằm trong nôi tập nhận biết màu sắc từ những chum bóng mẹ mua, con hươu, con hổ được mẹ dạy cách đứng vững trên đôi chân của mìnhLớn hơn chút nữa, sự hiểu biết cũng tăng dần với kĩ năng phát âm, tự bảo vệ bằng cách tránh xa nguy hiểmNgay như em tôi mới được năm tuổi nhưng sau khi được mẹ dạy cách nhặt rau cũng lanh chanh giúp mẹ. Đó chính là “học để làm”
CÂU HỎI: Những câu văn trên tác động đến em nhiều nhất về mặt nào? (lí trí hay tình cảm)
SO SÁNH HAI CÁCH TRIỂN KHAI, LUẬN GIẢI VẤN ĐỀ
Bài của Lê Hương Giang
Bài của Phạm Bích Ngọc
Gợi ý: 
- Trình tự sắp xếp các luận điểm như thế nào? 
- Quan điểm của người viết được bộc lộ khi nào? (ngay từ đầu hay sau khi kết thúc vấn đề?)
- Luận cứ đưa ra theo trình tự thế nào? (Giải thích, phân tích lần lượt từng luận điểm hay giải thích, phân tích tất cả luận điểm cùng một lúc)
- Cách đưa dẫn chứng như thế nào? (tương ứng theo từng luận cứ hay đưa một dẫn chứng tiêu biểu cho tất cả luận cứ?)

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 11 NC hay.doc