Giáo án Nghề Tin học Lớp 8 - Bài 1: Nhập môn máy tính - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Xuân Thiện

Giáo án Nghề Tin học Lớp 8 - Bài 1: Nhập môn máy tính - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Xuân Thiện

I. Mục đích, yêu cầu

Kiến thức:

- Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy tính;

- Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính;

- Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit;

- Biết các hệ đếm cơ số 2, cơ số 16 trong biểu diễn thông tin.

Kỹ năng:

- Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit

II. Chuẩn bị

Giáo viên: Chuẩn bị một số trang báo, tranh ảnh và dĩa ca nhạc hoặc phim ảnh

Học sinh: Ôn lại kiến thức bài 1

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Nghề Tin học Lớp 8 - Bài 1: Nhập môn máy tính - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Xuân Thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	13/08/2010
Ngày giảng:	8A: ./08;	8B: ./08;	8C: ./08;
Tiết 1, 2, 3
BÀI 1. NHẬP MÔN MÁY TÍNH
I. Mục đích, yêu cầu
Kiến thức:
- Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy tính;
- Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính;
- Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit;
- Biết các hệ đếm cơ số 2, cơ số 16 trong biểu diễn thông tin.
Kỹ năng:
- Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit
II. Chuẩn bị
Giáo viên: Chuẩn bị một số trang báo, tranh ảnh và dĩa ca nhạc hoặc phim ảnh
Học sinh: Ôn lại kiến thức bài 1
III. Tiến trình Dạy - Học
Phần viết bảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
1- Khái niệm thông tin và dữ liệu:
* Thông tin
Thông tin của một thực thể là những hiểu biết có thể có được về thực thể đó
Hay:
Thông tin là phản ảnh các hiện tượng, sự vật của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội.
Ví dụ:
+ Anh học giỏi các môn tự nhiên
đó là một thông tin 
Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính điện tử. 
Giáo viên: (Đặt vấn đề)
Trong đời sống xã hội sự hiểu biết về thực thể nào đó càng nhiều thì những suy đoán về thực thể đó càng chính xác.
Ví dụ: Những đám mây đen hay những con chuồn chuồn bay thấp báo hiện sắp có mưa.
- Hương vị chè cho biết chất lượng của chè.
Giáo viên: Lấy một số ví dụ khác nữa.
Học sinh: Trả lời
Giáo viên: Những thông tin đó có được là nhờ con người quan sát, nhưng với máy tính và thông tin chúng có được là nhờ đâu?
Học sinh: 
- Đó là thông tin con người đã đưa vào máy tính.
2- Đơn vị đo thông tin:
Bít (viết tắt Binary digital)
Là đơn vị nhỏ nhất để đo lượng thông tin.
Ví dụ 1: Giới tính của con người chỉ có thể (Nam hoặc nữ) nếu quy ước Nam là 1 và nữ là 0.
Ví dụ 2: Nếu trạng thái các bóng đèn sáng 1 tối 0 thì dãy 8 bóng được biểu diễn 01011000
Ngoài ra còn dùng các đơn vị cơ bản khác để đo thông tin
1 Byte (1B) = 8 Bit
1 KB (Kilo byte) = 104B
1MB (Mega Byte) 1024KB 
1GB (Giga byte) = 1024MB
1TB (Têra Byte) = 1024GB
1PB (pêta byte) = 1024TB
Giáo viên: Muốn máy tính nhận biết được một sự kiện nào đó ta còn cung cấp cho nó đầy đủ thông tin về đối tượng này có những thông tin luôn luôn ở trong 2 trạng thái hoặc đúng hoặc sai (đóng cắt). Do vậy con người đã nghĩ ra đơn vị Bit để biểu diễn thông tin trong máy tính.
Giáo viên: Bit là lượng thông tin vừa đủ để xác định một sự kiện có 2 trạng thái và khả năng xuất hiện 2 trạng thái đó là như nhau:
Người ta đã dùng 2 con số 0 và 1 trong hệ nhị phân với khả năng sử dụng con số đó là như nhau để quy ước.
Giáo viên: Nếu có 8 bóng đèn với các bóng 2, 4, sáng còn lại tối, em dùng dãy 0,1 để biểu diễn dẫy bóng đèn đó.
Học sinh: Đứng tại chỗ trả lời
Học sinh: Lấy một số ví dụ khác.
3 - Các dạng thông tin
- Dạng văn bản: Báo chí, sách, vở ...
- Dạng hình ảnh: Tranh bản đồ, bằng hình ...
- Dạng âm thanh: Tiếng nói, tiếng chim hot, tiếng đàn.
Giáo viên: Thông tin cũng được chia thành nhiều loại sau:
4-Mã hóa thông tin trong máy tính:
- Thông tin muốn máy tính điện tư xử lý được cần phải biến đổi thành 1 dãy Bit cách làm như vậy gọi là mã hóa thông tin.
Víi dụ: Dãy 8 bóng đèn trên
Dãy 01011000 là dãy thông tin được mã hóa.
- Để mã hóa văn bản dùng mã ASCII gồm 256 kí tự được đánh số từ 0 - 255 số hiện nay được gọi là mã ASCII thập phân của kí tự.
Nếu dùng dãy 8 bit để biểu diễn thì gọi là mã ASCII nhị phân của kí tự
Ví dụ: Kí tự A
- Mã thập phân 65
- Mã nhị phân là 01000001
Giáo viên: Thông tin là một khái niệm trìu tượng máy tính không thể xử lý trực tiếp nó phải được chuyển đổi thành các kí hiệu mà máy tính có thể hiểu và xử lý được, việc chuyển đổi đó gọi là mã hóa thông tin.
Giáo viên: Mỗi văn bản bao gồm các kí tự thường và hoa a, b, c, A B C ... các chữ số 1, 2 ... các dấu phép toán, các dấu khác ... để mã hóa thông tin dạng văn bản như trên người ta dùng mã ASCII gồm 250 kí tự đánh số từ 0 - 255.
Giáo viên: Giới thiệu cách chuyển đổi từ mã thập phân = mã nhị phân.
5- Biểu diễn dữ liệu trong máy tính:
a- Thông tin loại số:
- Hệ đếm và các hệ đếm dùng trong tin học.
* Hệ đếm là tập các kí hiệu và quy tắc sử dụng tập kí hiệu đó để xác định biểu diễn và xác định giá trị các số.
- Có hệ đếm không phụ thuộc vào vị trí và hệ đếm phụ thuộc vào vị trí
+Hệ đếm La Mã không phụ thuộc vị trí.
Ví dụ: X ở IX hay XI đều có nghĩa là 10
+ Hệ đếm thập phân (hệ đếm cơ số 10), hệ đếm nhị phân (hệ đếm cơ số 2), hệ hê xa (hệ đếm cơ số 16) là hệ đếm phụ thuộc vị trí.
Ví dụ: Số 1 trong 10 khác số 1 trong 01
- Nếu một số N trong hệ số đếm cơ số B có biểu diễn là
N=dn dn-1 dn - 2 ... d1d0, d-1d-2, ... d-m
thì giá trị của nó là: 
N = dnbn+dn - 1bn - 1 + d0b0 + d-1b-1
Ví dụ: 
43,3 =4 x 101 + 3x100 + 3x10-1
* Các hệ đếm dùng trong tin học:
- Hệ nhị phân (hệ cơ số 2) dùng 2 số đếm 0,1 
Ví dụ: 01000001
Giá trị: = 0x27+1x26 + 0x25 +...+ 1x20 = 65
- Hệ cơ số 10 (hệ thập phân) hệ dùng các số 1, 2, 3 , ...9 để biểu diễn.
- Hệ Hê xa (hệ cơ số 16) dùng các số BD
0 = 9, A, B, C, D, E, F 
Ví dụ: 
1A3 =1x162+10x161+3x160 = 419
- Các biểu diễn số nguyên
+ Biểu diễn số nguyên có dấu
b7
b6
b5
b4
b3
b2
b1
b0
b7 dùng để chứa dấu
- Nếu theo cách biểu diễn này thì 1Byte có thể biểu diễn được các số trong phạm vi - 127 ¸ 127.
+ Biểu diễn số N không dấu 
1Byte biểu diễn trong phạm vi 0¸ 255
- Cách biểu diễn số thực
b- Thông tin loại phi số:
- Văn bản
- Các văn bản khác (hình ảnh, âm thanh ...)
Giáo viên: Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử quy hàm 2 loại số và phi số.
Giáo viên: Hệ đếm không phụ thuộc vào vị trí có nghĩa là nó nằm ở vị trí nào đi chăng nữa đều mang 1 giá trị.
Giáo viên: Có nhiều hệ đếm khác nhau nên muốn phân biệt số được biểu diễn có hệ đếm nào N ta viết cơ số làm chỉ số dưới của số đó.
Ví dụ: Biểu diễn số 7 ta biết 1112 hệ 2 hoặc 710 hệ 10; 716 (hệ 16)
Giáo viên: Giới thiệu học sinh cách biểu diễn từ hệ nhị phân sang thập phân hoặc ngược lại.
- Từ hệ thập phân sang hệ 16 ngược lại.
Giáo viên: Tùy vào độ lớn của số nguyên người ta có thể lấy 1 Byte, 2 Byet ... để biểu diễn trong phạm vi bài này ta chỉ xét biểu diễn số nguyên với 1 Byte.
Giáo viên: Chứng minh vì sao lại biểu diễn được trong khoảng - 127 ¸ 127
Giáo viên: Chứng minh
Giáo viên: Phần này tự đọc SGK
2. Củng cố - dặn dò:
- Đặc tính của tin học
- Thông tin và dữ liệu
- Các biểu diễn 
E. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docNghe Tin hoc ung dung lop 8 Tiet 13 Nhap monmaytinh.doc