Tiết 7 – Bài 7: Vẽ Theo mẫu
LỌ HOA VÀ QUẢ ( VẼ MẦU )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- HS biết nhận xét về màu của lọ hoa và quả.
- Vẽ được lọ hoa và quả bằng màu có độ đậm nhạt theo cảm thụ riêng.
- Nhận ra được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật màu.
II. CHUẨN BỊ.
1.Đồ dùng dạy học.
* Giáo viên:
- Mẫu vẽ: Một số lọ hoa và quả có hình dáng khác nhau.
- Một số tranh tĩnh vật mầu của các hoạ sĩ và của HS.
- Giấy, mầu vẽ.
*Học sinh:
- Giấy, mầu, bút chì, tẩy.
2. Những phương pháp dạy học chủ yếu.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp luyện tập.
Tuần 7 Ngày soạn: Tiết 7 – Bài 7: Vẽ Theo mẫu lọ hoa và quả ( vẽ mầu ) I. Mục tiêu bài học. - HS biết nhận xét về màu của lọ hoa và quả. - Vẽ được lọ hoa và quả bằng màu có độ đậm nhạt theo cảm thụ riêng. - Nhận ra được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật màu. II. Chuẩn bị. 1.Đồ dùng dạy học. * Giáo viên: - Mẫu vẽ: Một số lọ hoa và quả có hình dáng khác nhau. - Một số tranh tĩnh vật mầu của các hoạ sĩ và của HS. - Giấy, mầu vẽ. *Học sinh: - Giấy, mầu, bút chì, tẩy. 2. Những phương pháp dạy học chủ yếu. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp luyện tập. III. tiến trình dạy học: A. ổn định tổ chức lớp B. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Hoạt động. 1:Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật mầu, phân tích để HS hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của mầu sắc trong tranh. ( Tập tranh của hoạ sĩ Vangoc, tập tranh thiếu nhi) (?) Các em cảm nhận được mầu sắc trong tranh của hoạ sĩ và HS có gì khác nhau. - Bố cục, cách sắp xếp mẫu vẽ? - Mầu sắc, độ đậm nhạt của lọ hoa và quả? - Khung hình chung của mẫu, khung hình riêng của từng vật mẫu? 2. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS cách vẽ. * Vẽ hình: - Tìm và chọn bố cục hợp lí để vẽ. Dựng hình theo từng bước: - Phác nhẹ bằng chì hoặc dùng những mầu nhạt để phác hình. - Phác các mảng đậm, nhạt của mẫu. * Vẽ mầu: - Trước tiên phải nhìn mẫu để tìm độ đậm nhạt của mầu. - Vẽ mầu như thế nào? Có cần phải gầnvới mẫu không? - Vẽ mầu như thế nào để tạo cho bức tranh có không gian. - Chú ý tương quan hoà sắc giữa các mầu. - Mầu sắc có sự ảnh hưởng qua lại khi đặt cạnh nhau không? - Vậy trước khi tô màu ta phải làm gì? - Cần nhấn mạnh một số mảng đậm. GV đưa ra giới thiệu cho HS xem một số bài tĩnh vật mầu để HS tham khảo. 3. Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS làm bài. - Nhắc nhở, giúp đỡ từng HS . Chú ý bao quát lớp. - Giúp những HS kém hoàn thiện cơ bản về hình. - Giúp các em khá thêm về: + Độ đậm nhạt của mầu. + Màu của nền. GV bày mẫu như tiết trước. 1. Quan sát và nhận xét. - Sự khác nhau của tranh hoạ sĩ và tranh của HS. + Tranh của hoạ sĩ thường chuẩn mực về bố cục, đậm nhạt và mầu sắc. + Tranh của HS thường ngộ nghĩnh, trong sáng về mầu sắc. 2. Hướng dẫn HS cách vẽ. * Vẽ hình: * Vẽ mầu: - Cần vẽ mầu gần với mẫu. - Ta phải tạo nền cho bài vẽ. - Ta phải tìm mầu và pha mầu cho hợp lí. 3. Thực hành. Vẽ theo mẫu: Vẽ lọ hoa và quả ( vẽ mầu ) Bước 5: Đánh giá kết quả học tập. Treo một số bài đã hoàn thành của HS lên bảng. Cho HS tự nhận xét về: Mầu sắc, bố cục, độ đậm nhạt của bài vẽ. Bài tập về nhà. 4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. - Cho HS tìm ra những chỗ đạt và chưa đạt của HS. - GV gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ về: - Nhắc lại cách phác hình, mảng. - Cách tìm mầu. - GV củng cố, bổ xung và đánh giá k/quả. C. Hướng dẫn HS về nhà. - Quan sát các mảng đậm nhạt các vật mẫu tương tự. - Chuẩn bị bài sau. IV. Rút kinh nghiệm Ngày ... tháng. năm 20 Ký Duyệt
Tài liệu đính kèm: