Giáo án Mỹ thuật 7 tuần 13: Vẽ trang trí Chữ trang trí

Giáo án Mỹ thuật 7 tuần 13: Vẽ trang trí Chữ trang trí

Tiết 13– Bài 13: Vẽ Trang Trí

CHỮ TRANG TRÍ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

- HS hiểu thêm và các kiểu chữ ngoài 2 kiểu chữ đã học (kiểu chữ nét đều, kiểu chữ nét thanh nét đậm).

- Biết tạo ra các kiểu chữ đẹp để trình bày đầu báo tường, trang trí sổ tay, trang trí các văn bản.

II. CHUẨN BỊ.

- Tài liệu tham khảo: Những mẫu chữ đẹp.

- Đồ dùng dạy học:

* Giáo viên:

- Một số mẫu chữ trang trí.

- Một số từ, câu văn được trình bày bằng các kiểu chữ trang trí khác nhau.

- Học sinh: Giấy vẽ, bút chì, thước kẻ, tẩy.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. Ổn định tổ chức lớp

B. Bài mới

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1124Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mỹ thuật 7 tuần 13: Vẽ trang trí Chữ trang trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Ngày soạn:
Tiết 13– Bài 13: Vẽ Trang Trí
Chữ trang trí
I. Mục tiêu bài học.
- HS hiểu thêm và các kiểu chữ ngoài 2 kiểu chữ đã học (kiểu chữ nét đều, kiểu chữ nét thanh nét đậm).
- Biết tạo ra các kiểu chữ đẹp để trình bày đầu báo tường, trang trí sổ tay, trang trí các văn bản.
II. Chuẩn bị.
- Tài liệu tham khảo: Những mẫu chữ đẹp.
- Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên:
- Một số mẫu chữ trang trí.
- Một số từ, câu văn được trình bày bằng các kiểu chữ trang trí khác nhau.
- Học sinh: Giấy vẽ, bút chì, thước kẻ, tẩy.
III. tiến trình dạy học:
A. ổn định tổ chức lớp
B. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu ý nghĩa của việc trang trí chữ trên các sản phẩm.
	? Chữ có vai trò gì?
	- Có rất nhiều kiểu chữ trang trí khác nhau. GV cho HS xem:
	? Chữ trong quảng cáo thường được trang trí như thế nào?
	? Để làm gì?
? Chữ trang trí thường được dựa trên các kiểu chữ cơ bản nào?
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách sử dụng và tào dáng chữ.
	? Nên sử dụng chữ trang trí như thế nào?
	GV treo đồ dùng dạy học lên bảng.
	- Tuỳ theo nội dung mà chọn kiểu dáng chữ cho phù hợp.
	- Tuỳ theo các đồ vật mà quyết định kích thước của dòng chữ.
	- Dòng chữ có thể nằm ngang, thẳng đứng, cong, xiên.
	? Có thể kết hợp các hình vẽ với chữ cho sinh động và hấp dẫn hơn không?
	Cho ví dụ?
	GV đưa hình minh hoạ các bước tạo dáng chữ cái.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài.
	- Tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo ra một số kiểu chữ.
	- GV yêu cầu HS trang trí một chữ cái đầu một từ, hoặc cả câu.
	- Theo dõi, hướng dẫn, khuyến khích HS làm bài.
I. Quan sát và nhận xét:
	- Có vai trò thông tin về nội dung, đem lại cảm xúc thẩm mĩ.
	- Thường được cách điệu mạnh.
	- Để gây ấn tượng mạnh.
	- Chữ nét đều; nét thanh, nét đậm.
II- Cách sử dụng và tạo dáng chữ trang trí.
1. Cách sử dụng.
	- Chữ có thể cao, thấp, rộng, hẹp khác nhau.
	- Nhất quán theo một phong cách nhất định nhưng người xem vẫn dễ dàng nhận ra
2. Cách tạo dáng chữ trang trí.
	- Đầu tiên vẽ dáng chữ chuẩn.
	- Trên cơ sở dáng chữ đó, vẽ phác các kiểu dáng khác nhau bằng cách thêm bớt nét, chi tiết hoặc lồng ghép các hình ảnh theo ý định riêng.
	- Có thể kết hợp thêm hình vẽ.
Ví dụ: hoa, lá, chim, thú...
3. Thực hành..
	- Tạo dáng và trang trí chữ “Hội vui học tập”.
4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. 
- Chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp cho HS xem và tự nhận xét, rút kinh nghiệm về:	+ Cách sử dụng.
+ Cách trang trí.
+ Cách tạo dáng và trang trí.
+ Mầu sắc.
* Nhận xét, đánh giá, xếp loại:
- Chỉ rõ những ưu điểm và nhược điểm của bài vẽ.
- Tuyên dương, động viên, khích lệ HS. 
C. Hướng dẫn HS về nhà.
	- Tập trang trí 1 đầu báo tường chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
- Chuẩn bị bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm
 Ngày .. tháng  năm 20
 ký Duyệt 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 13.doc