Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng

III. Hoạt động dạy học:

 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập.

1. Kiểm tra bài cũ:

– GV: a. Nhiệt lượng là gì ? Ký hiệu và đơn vị là gì?

b. Có mấy hình thức truyền nhiệt?

HS : a, Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất đi

 trong quá trình truyền nhiệt. Kí hiệu là : Q. Đơn vị : Jun ( J ).

 b. Có 3 hình thức truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.

2. Đặt vấn đề:

– GV: Chiếu bảng sau:

 

doc 7 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 24 : CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
– Nêu được các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng 1 vật cần thu vào để nóng lên.
2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát thí nghiệm.
 - Vận dụng công thức tính nhiệt lượng để giải bài tập.
3. Thái độ:
 - Trung thực, nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập.
1. Kiểm tra bài cũ:
– GV: a. Nhiệt lượng là gì ? Ký hiệu và đơn vị là gì?
b. Có mấy hình thức truyền nhiệt?
HS : a, Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất đi 
 trong quá trình truyền nhiệt. Kí hiệu là : Q. Đơn vị : Jun ( J ).
 b. Có 3 hình thức truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.
2. Đặt vấn đề:
– GV: Chiếu bảng sau:
Đại lượng
Đo trực tiếp (dụng cụ)
Đo gián tiếp (công thức).
Khối lượng
Nhiệt độ
Công
Nhiệt lượng
àYêu cầu HS hoàn thành công thức và dụng cụ đo một số đại lượng như : khối lượng, nhiệt độ, công. Còn nhiệt lượng được tính bằng công thức nào? Chúng ta vào bài 24 : “ Công thức tính nhiệt lượng”.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào( 20 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Theo em nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
- Để kiểm tra xem nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên có phụ thuộc vào 3 yếu tố trên không thì ta phải làm thế nào?
- Chúng ta cùng tìm hiểu sụ phụ thuộc đó qua các thí nghiệm cụ thể.
- Nghiên cứu sgk và cho biết dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm?
- Tại sao người ta phải dùng khối lượng nước khác nhau ?
-Chiếu cho HS quan sát sự phụ thuộc của khối lượng nước vào thời gian đun.
- Yêu cầu HS trả lời câu C1.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 24.1.
- Nhận xét.
- Yêu cầu HS trả lời câu C2.
- Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ như thế nào chúng ta nghiên cứu trong phần 2.
- Yêu cầu HS quan sát và nêu cách tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu sự phụ thuộc đó?
- Yêu cầu HS trả lời câu C3.
- Yêu cầu HS trả lời C4.
- Chiếu biểu đồ sự phụ thuộc của thời gian vào nhiệt độ, từ đó hoàn thành bảng 24.2.
- Kết luận gì về mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ.
- Đó là câu trả lời C5. 
- Vậy chất làm vật có mối quan hệ như thế nào với nhiệt lượng vạt cần thu vào để nóng lên? Ta nghiên cứu trong phần 3.
- Cách tiến hành thí nghiệm như thế nào?
- Yêu cầu HS trả lời câu C6.
- Chiếu biểu đồ mối quan hệ giữa thời gian đun và chất làm vật, từ đó hoàn thành bảng 24.3.
- Rút ra kết luận bằng việc trả lời C7.
- Nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc ba yếu tố: Khối lượng của vật; độ tăng nhiệt độ của vật; chất cấu tạo nên vật.
- HS đề xuất phương án kiểm tra.
-Dùng đèn cồn lần lượt đun hai khối lượng nước khác nhau: 50g và 100g đựng trong hai cốc thủy tinh giống nhau, để nước ở trong các cốc đều nóng lên thêm 200C 
-Vì nếu dùng khối lượng giống nhau thì chúng ta không khảo sát được sự phụ thuộc của nhiệt lượng cần thu vào để nóng lên vào khối lượng của vật.
- Quan sát.
-C1: Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật được giữ giống nhau; khối lượng khác nhau. Để tìm hiểu quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.
- Hoàn thành.
- Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn. 
- Nêu cách tiến hành.
- C3: Phải giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau.Muốn vậy 2 cốc phải đựng cùng một lượng nước. 
- C4: Phải cho độ tăng nhiệt độ khác nhau. Muốn vậy phải để cho nhiệt độ cuối của 2 cốc khác nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau.
- Quan sát và hoàn thành bảng 24.2.
- Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
- Dùng đèn cồn đun nóng 50g nước và 50g bột băng phiến cùng nóng lên thêm 200C.
- C6: Khối lượng không đổi, độ tăng nhiệt độ giống nhau, chất làm vật khác nhau. 
- Quan sát và hoàn thành bảng 24.3.
- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào chất làm vật
I. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
1. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật.
- C1.
- C2: 
2. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ.
- C3:
- C4:
- C5:
3. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật.
- C6: 
- C7:
Hoạt động 3 : Tìm hiểu công thức tính nhiệt lượng ( 15 phút ).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Thông báo công thức tính nhiệt lượng.
- Đơn vị của các đại lượng trong công thức như thế nào?
- Chiếu bảng nhiệt dung riêng của một số chât.
- Nhiệt dung riêng là gì?
- Yêu cầu HS trả lời C8.
- Yêu cầu HS làm câu C9.
- Hướng dẫn về nhà làm câu C10.
- Q: nhiệt lượng vật thu vào, tính ra J
m: khối lượng của vật, tính ra kg
∆t = t2 – t1 là độ tăng nhiệt độ, tính ra 0C hoặc K .
c: đại lượng đặc trưng cho chất làm vật gọi là nhiệt dung riêng, tính ra J/kg.K 
- Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 10C ( 1 K ).
- Tra bảng để biết nhiệt dung riêng; cân vật để biết khối lượng, đo nhiệt độ để xác định độ tăng nhiệt độ.
- Trả lời C9.
II. Công thức tính nhiệt lượng:
Q = m.c.∆t
Q ( J )
m (kg)
∆t = t2 – t1 (0 C hoặc K)
c (J/kg.K ). 
- C8 :
- C9:
Hoạt động 4 : Tổng kết, ra bài tập về nhà ( 5 phút ).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Nêu lại kiến thức cần nhớ.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- Chiếu thêm thông tin cho HS về : nhiệt lượng và môi trường.
- Về nhà học bài; hoàn thành câu C10 và làm bài tập 24.1 đến 24.6; chuẩn bị bài mới.
- Đọc phần ghi nhớ.
- Theo dõi.
- Học bài; hoàn thành câu C10 và làm bài tập 24.1 đến 24.6; chuẩn bị bài mới.
NHẬN XÉT CỦA GV HƯỚNG DẪN: 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 24 cong thuc tinh nhiet luong.doc