Một vài giải pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống ''Bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng'' có hiệu quả trong Vật lí Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Hữu Hanh

Một vài giải pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống ''Bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng'' có hiệu quả trong Vật lí Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Hữu Hanh

 Thông thường hoạt động dạy học tích hợp được tiến hành qua 3 bước: lý thuyết – ví dụ thực tế - tích hợp.

 6.1: Lý thuyết:

 Giáo viên phải chọn lựa, thiết kế và tổ chức các hoạt động khác nhau nhằm giới thiệu chủ đề, huy động kiến thức cũ và kiến thức mới cụ thể là giáo viên phải dạy các phần sau:

 Ôn nhanh lại kiến thức cũ.

 Triển khai nội dung kiến thức mới cần cung cấp cho học sinh.

 6.2: Ví dụ vận dụng:

 Các hoạt động tiếp theo giáo viên nên hướng dẫn, giúp đỡ học sinh vận dụng kiến thức để lấy một vài ví dụ cụ thể gần gủi với thực tế.

 Cụ thể là giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm thảo luận và lấy một vài ví dụ sau đó đại diện nhóm trưởng đứng dậy phát biểu.

 6.3: Vận dụng tích hợp:

 Cuối cùng là các hoạt động giúp học sinh vận dụng các ví dụ đó vào trong thực tế cuộc sống hàng ngày để bảo vệ môi trường và ý thức sử dụng tiết kiệm điện năng có hiệu quả.

Dựa trên cơ sở lý thuyết trên để thiết kế hoạt động theo hướng tích hợp với vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu quả thì tôi nhận thấy một số về vấn đề thực trạng của việc dạy học vè rèn luyện kỹ năng tích hợp của học sinh và giáo viên tại trường THCS DTNT như sau:

 

doc 18 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một vài giải pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống ''Bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng'' có hiệu quả trong Vật lí Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Hữu Hanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Năm học 2010 – 2011 là năm học thực hiện thực hiện chủ đề :“ Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
Do vậy để vận dụng được phương pháp mới thì nội dung cũng như phương pháp giảng dạy cũng phải đổi mới. 
Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, mở ra trong các em một thế giới khoa học công nghệ mới; hơn nữa toàn bộ chương trình Vật lý THCS nghiên cứu vào ngành cơ học, nhiệt học, quang học, âm học và điện học: nó rất phong phú và đa dạng gần gũi với cuộc sống thực tế của chúng ta, nên phương pháp dạy học môn Vật lý THCS được xây dựng theo quan điểm chủ điểm và đề cao các phương pháp dạy học tích cực của học sinh. Trong quá trình dạy học môn Vật lý học sinh luôn được chú trọng vào việc tích hợp kỹ năng sống bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu quả. Kỹ năng này thường được dạy học kết hợp trong các bài học Vật lý cũng như kết hợp với các môn học như: Sinh học, địa lý. 
	Qua gần 2 năm trực tiếp giảng dạy học sinh tại trường DTNT và quá trình dự giờ rút kinh nghiệm các đồng nghiệp tôi cảm thấy môn Vật lý là một môn khoa học có thể dạy học tích hợp cho các em các kỹ năng bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trong nhà trường, gia đình và xã hội có hiệu quả là một yếu tố rất quan trọng trong chương trình dạy học.
Hơn nữa với học sinh trường DTNT huyện Đam Rông nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy môn Vật lý thì tôi thấy ý thức học sinh của tôi còn hạn chế về việc vận dụng kiến thức khoa học vào việc bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả.
	 Chính vì những lý do trên và đối với đặc thù học sinh trường DTNT mà tôi đã mạnh dạn chọn giải pháp dạy học kiến thức Vật lý kết hợp với kỹ năng sống “bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng” cho học sinh trường DTNT là một yếu tố rất cần thiết.
	Để thực hiện được giải pháp dạy học kiến thức kết hợp với kỹ năng sống bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu quả thì yêu cầu đặt ra là mỗi giáo viên và mỗi em học sinh cần phải nắm kỹ các cơ sở về mặt lý thuyết sau:
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
1. Phần cơ học.
 Biết cách đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng của một vật.	
 	 Biết các loại máy cơ đơn giản và cách sử dụng các máy cơ đơn giản một cách có hiệu quả.
 	 Mô tả được chuyển động cơ học và tính tương đối của chuyển động.
 	 Nắm được khái niệm vận tốc cả về định tính và định lượng.
 	 Nêu được ví dụ về tác dụng lực làm biến đổi vận tốc của vật. Nhận biết quán tính, giải thích hiện tượng có liên quan đến quán tính.
 	 Nắm được khi nào xuất hiện lực ma sát. Cách làm tăng hay giảm lực ma sát.
 	 Sự cân bằng lực. Nhận biết tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật.
 	 Áp suất là gì? Cách làm tăng, giảm áp suất. Tính toán áp suất.
 	 Mô tả hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển. Tính toán áp suất chất lỏng theo độ sâu, giải thích nguyên lý bình thông nhau.
 Nhận biết lực đẩy Acsimét. Tính toán độ lớn của lực đẩy Acsimét. Giải thích khi nào vật nổi, vật chìm và vật lơ lửng trong lòng chất lỏng.
 Khái niệm công cơ học, tính công cơ học.
 	 Công suất và tính công suất của vật hay máy.
 	 Mô tả sự chuyển hoá năng lượng giữa thế năng và động năng.
Một số công thức của chương trình cơ học Vật lý 8.
 	 Độ lớn vận tốc trong chuyển động thẳng đều.
	 V = S/t	
+ S: Quãng đường đi được (m).
	+ t: Thời gian vật đi hết quãng đường đó (s).
	+ V: Vận tốc (m/s).
 	 Độ lớn vận tốc trong chuyển động không đều.
	 Vtb = S/t	
+ S: Quãng đường đi được (m).
	+ t: Thời gian vật đi hết quãng đường đó (s).
	+ V: Vận tốc (m/s).
 Áp suất:	
	 P = F/S	
+ F: Độ lớn áp lực (N) .
	+ S: Diện tích mặt tiếp xúc (m2).
	+ P: Áp suất (Pa, N.m2).
 	 Áp suất chất lỏng theo độ sâu.
	 P = d.h	
	+ d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3).
	+ h: Độ sâu mực chất lỏng so với mặt thoáng (m).
	+ P: Áp suất (Pa, N.m2).
 	 Lực đẩy Acsimét:
 ­ Phương thẳng đứng.
 ­ Chiều từ dưới lên trên.
 ­ Điểm đặt tại vật.
 ­ Độ lớn 	
 FA = P = d.V	
	+ P: Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. (N)
	+ d: Trọng lượng riêng của chất lỏng. (N/m3)
	+ V: Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. (m3)
 + FA: Lực đẩy Acsimét.
 	 Công cơ học ( Công thức này chỉ dùng cho trường hợp phương của lực cùng phương với phương của chuyển động ).
 A = F.S	
	+ F: Độ lớn của lực tác dụng (N).
	+ S: Quãng đường di chuyển của vật (m).
	+ A: Công cơ học (J).
 	 Công suất
	 P = A/t = F.V	
+ A: Công cơ học (J).
	+ t: Thời gian vật thực hiện công (s).
	+ F: Độ lớn của lực tác dụng (N).
	+ V: Vận tốc của vật (m/s).
 	 Hiệu suất của máy cơ đơn giản.
	 H = A1/A2	
	+ A1: Công có ích (J).
	+ A2: Công toàn phần (J).
Thường ta tính hiệu suất theo % vì H =1 (A1=A2).
2. Phần nhiệt học.
	 Biết được chất rắn, chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
 	 Biết được như thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc và sự nóng chảy. 	
 Nhận biết cấu tạo chất ( Sơ lược về thuyết cấu tạo nguyên tử của các chất ).
	 Nhận biết nhiệt năng là gì? cách làm biến đổi nhiệt năng. Giải thích cách truyền nhiệt.
 	 Xác định nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra. Dùng công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt.
 	 Nhận biết sự chuyển hoá năng lượng trong quá trình cơ - nhiệt. Sự bảo toàn năng lượng.
 	 Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt 4 kì. Tính năng suất tỏa nhiệt khi đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu.
Một số công thức của chương trình nhiệt học Vật lý 8.
 Nhiệt lượng:
	Q = m.c. t 	+ m: Khối lượng của vật (kg).
	+ c: Nhiệt dung riêng (J/kg.K).
	+ t: Độ biến thiên nhiệt độ (0c).
 	 Phương trình cân bằng nhiệt.
	Qtoả ra = Qthu vào.
 	 Nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
	 Q = m.q
	+ m: Khối lượng nhiên liệu (kg).
	+ q: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg).
	+ Q: Nhiệt lượng tỏa ra (J).
 	 Hiệu suất của động cơ nhiệt.
	 H = A/Q	
	+ A: Công có ích (J).
	+ Q: Công toàn phần (J).
	+ H: Hiệu suất của động cơ nhiệt.
 Thường ta tính hiệu suất theo % vì H<=1 (A <= Q).
Và có thể vận dụng vào trong việc dạy học môn vật lý 9 ở chương điện học. 
5. Phần điện học:
 Biết được một vật nhiễm điện khi nào? Và cách làm nhiễm điện một vật. Nhận biết một vật bị nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện thì nó có những tính chất gì?
	 Có mấy loại điện tích, dòng điện, nguồn điện là gì? Chất dẫn điện, chất cách điện là gì?
	 Tìm hiểu các tác dụng của dòng điện, cường độ dòng điện và hiệu điện thế.
	+ Đoạn mạch mắc song song: U = U1 = U2 
 I = I1 + I2 và 
	+ Đoạn mạch mắc nối tiếp: I = I1 = I2 
 U = U1 + U2 và Rtđ = R1+R2
	 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
	 Điện trở của dây dẫn, định luật ôm cho đoạn mạch.
	+ Định luật ôm: I = => R = 
	 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài của dây dẫn, vật liệu làm dây dẫn và vào tiết diện của dây dẫn. 
	+ Điện trở của dây dẫn: R = p
	 Công suất điện và điện năng: p = I2R = 
 Công của dòng điện: A = pt = UI.t
 Định luật Jun-Len-Xơ: Q = I2R.t
 Cách sử dụng an toàn điện.
	 Năng lượng, chuyển hóa và bảo toàn năng lượng.
	 Sản xuất điện năng, nhiệt năng và thủy điện, điện gió, Điện mặt trời, điện hạt nhân...
	6. Các bước tiến hành một giờ dạy tích hợp:
	 Thông thường hoạt động dạy học tích hợp được tiến hành qua 3 bước: lý thuyết – ví dụ thực tế - tích hợp.
	6.1: Lý thuyết:
	Giáo viên phải chọn lựa, thiết kế và tổ chức các hoạt động khác nhau nhằm giới thiệu chủ đề, huy động kiến thức cũ và kiến thức mới cụ thể là giáo viên phải dạy các phần sau:
	 Ôn nhanh lại kiến thức cũ.
	 Triển khai nội dung kiến thức mới cần cung cấp cho học sinh.
	6.2: Ví dụ vận dụng:
	 Các hoạt động tiếp theo giáo viên nên hướng dẫn, giúp đỡ học sinh vận dụng kiến thức để lấy một vài ví dụ cụ thể gần gủi với thực tế.
	 Cụ thể là giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm thảo luận và lấy một vài ví dụ sau đó đại diện nhóm trưởng đứng dậy phát biểu.
	6.3: Vận dụng tích hợp:
	Cuối cùng là các hoạt động giúp học sinh vận dụng các ví dụ đó vào trong thực tế cuộc sống hàng ngày để bảo vệ môi trường và ý thức sử dụng tiết kiệm điện năng có hiệu quả.
Dựa trên cơ sở lý thuyết trên để thiết kế hoạt động theo hướng tích hợp với vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu quả thì tôi nhận thấy một số về vấn đề thực trạng của việc dạy học vè rèn luyện kỹ năng tích hợp của học sinh và giáo viên tại trường THCS DTNT như sau:
III. THỰC TRẠNG HIỆN NAY:
1. Đối với học sinh:
Nhìn chung, đa số học sinh rất ham học môn Vật lý, tuy nhiên việc vận dụng kiến thức Vật lý vào trong cuộc sống thực tế để tích hợp với các môn khoa học khác để bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu quả đối với học sinh trường DTNT còn rất khó khăn. Trong quá trình lên lớp thiết kế hoạt động phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức tích hợp của học sinh của trường DTNT, tôi nhận định hầu hết các em học sinh còn gặp nhiều khó khăn khi rèn luyện kỹ năng này. Cụ thể:
Trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu và khả năng vận dụng kiến thức không đều, một số học sinh còn chây lười chưa tập trung chú ý, chưa tích cực trong giờ học.
Vấn đề khó khăn về kiến thức cộng thêm ý tưởng nghèo nàn dẫn đến các em luôn rụt rè thiếu tự tin khi lấy ví dụ.
Học sinh chưa thực sự bị lôi cuốn và hào hứng với phương pháp thiết kế bài dạy tích hợp của giáo viên cũng như các đồ dùng dạy học mà giáo viên sử dụng trong tiết đó.
Đặc biệt hơn nữa, có hai khó khăn lớn nhất ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả rèn luyện kỹ năng tích hợp của học sinh DTNT đó là:
Thí nghiệm kiểm chứng: Đối với học sinh trường DTNT thì khả năng làm thí nghiệm còn hạn chế, việc sử dụng các dụng cụ, các thiết bị để làm thí nghiệm kiểm chứng là rất khó khăn.
 Ý tưởng chuẩn bị cho hoạt động dạy học tích hợp của học sinh còn nghèo nàn, Đam Rông là huyện rất khó khăn của tỉnh Lâm Đồng, các phương tiện thông tin đại chúng còn hạn chế, học sinh cập nhật rất ít thông tin, các em ít được tiếp cận với khoa học thực nghiệm như các máy móc, các động cơ, đặc trưng của môn Vật lý. Vì vậy, ý tưởng và các thông tin cần thiết chuẩn bị cho kỹ năng tích hợp đáp ứng yêu cầu của việc rèn luyện kỹ năng tích hợp về vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm điện năng có hiệu quả. 
Với những nguyên nhân trên đã dẫn đến việc dạy học theo kiểu tích hợp về vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu quả chưa đạt được kết quả như mong muốn. Thực tế là tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh lớp 8A trường DTNT qua việc kiểm tra vấn đáp hiểu biết của em về việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng có hiệu quả năm học 2010 – 2011 và thu được kết quả như sau: 
 7 học sinh có ý thức cao về việc “bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng”
18 học sinh chưa có ý thức về việc “bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng  ...  ra nhận xét và rút kinh nghiệm sống cho bản thân khi tham gia vào các hoạt động của cuộc sống lao động trong xã hội của con người mới.
Sau khi học sinh đã có kỹ năng làm thí nghiệm thì giáo viên phải cung cấp cho học sinh các kiến thức tư duy cơ bản để tiến hành có hiệu quả.
Như đã đề cập ở trên, thì học sinh trường DTNT Đam Rông có ít cơ hội để tiếp cận thông tin, các công việc cuộc sống, vì vậy những ý tưởng chuẩn bị cho việc rèn luyên kỹ năng tích hợp kiến thức Vật lý vào việc bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng có hiệu quả của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy để học sinh có được ý tưởng, thông tin có thực trong cuộc sống để áp dụng vào việc tích hợp là một thử thách đặt ra đối với giáo viên.
Giải pháp 2: Giải pháp giúp học sinh làm giàu ý tưởng, nắm bắt được những thông tin cần thiết vận dụng vào cuộc sống của mình gắn liền với cộng đồng và xã hội trong việc bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu quả.
Chương trình Vật lý THCS mới được biên soạn theo 4 chủ điểm lớn, 4 chủ điểm này xoáy quanh các vấn đề có liên quan đến các sự kiện, các tình huống, các vấn đề có thực trong cuộc sống của các em. Để đáp ứng yêu cầu của việc rèn luyện kỹ năng tích hợp trong quá trình học Vật lý của học sinh theo 4 chủ điểm này thì yêu cầu đặt ra cho các em là phải thường xuyên nắm bắt các tin tức, thông tin cần thiết để đưa vào ý tưởng của mình. Trong khi đó, trường THCS DTNT huyện Đam Rông là một trong những trường nằm ở vùng đặc biệt khó khăn, điều kiện thông tin còn hạn chế, học sinh tiếp cận với cuộc sống mới cũng rất hạn chế. Vậy chính giáo viên là người cung cấp tin tức, thông tin và các vấn đề trông cuộc sống cần thiết cho các em. 
 Trong quá trình dạy học môn Vật lý giáo viên luôn lấy ra các ví dụ cụ thể liên quan gần gủi với cuộc sống hằng ngày của các em cụ thể như: các động cơ như xe máy, xe đạp, máy tuốt lúa, máy phát cỏ,giáo dục các em bên cạnh sử dụng phải bảo dưỡng để các động cơ hoạt động nhẹ nhàng nhằm tiết kiệm năng lượng khi sử dụng.
Giáo viên giới thiệu cho học sinh các đồ dung điện có hiệu suất cao, như nồi cơm điện, máy bơm nước, bóng đèn, quạt điện, để từ đó các em biết cách sử dụng các đồ dùng điện có hiệu quả và tiết kiệm được điện năng. 
 Bản thân là một giáo viên thì tôi luôn coi trọng về môi trường sống như là: nguồn nước, đất đai, vấn đề rác thải sinh hoạt
 Để phục vụ cho công tác giảng dạy học sinh nội trú có hiệu quả thì bản thân tôi phải luôn tìm tòi học hỏi về kiến thức chuyên môn và các kiến thức về môi trường và năng lượng để vận dụng xen kẽ vào các bài dạy nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nội trú nói riêng và cho mọi người nói chung.
Sau khi học sinh đã được trang bị một khối lượng kiến thức về cả lý thuyết lẫn thực nghiệm, kiến thức lý thuyết và cả kiến thức cuộc sống thì tôi chắc chắn các em không còn rụt rè, thiếu tự tin khi lấy các ví dụ tích hợp cụ thể. Và để các em sử dụng tích hợp thường xuyên như một nhu cầu thiết yếu thì giáo viên phải thiết kế hoạt động liên hệ thực tế và giáo viên cần dành nhiều thời gian cho các em luyện tập, hoạt động nhóm.
Bên cạnh đó, để phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học theo phương pháp tích hợp thì còn phụ thuộc vào các tổ chức hoạt động của giáo viên.
Giải pháp 3: Giải pháp giúp giáo viên tổ chức hoạt động dạy học tích hợp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, liên hệ với các môn học khoa học khác của học sinh để nguồn kiến thức của các em ngày càng phong phú hơn:
Trong quá trình thiết kế các hoạt động tích hợp, giáo viên cần có sự hình dung về cách tổ chức hoạt động tích hợp đó như thế nào? Thông thường được tổ chức theo cá nhân và theo nhóm. Tùy thuộc vào nội dung trọng tâm rèn luyện mà giáo viên tổ chức các hoạt động đó cho phù hợp.
1.Hoạt động cá nhân:
Kiểu thực hành cá nhân tạo cơ hội cho bản thân mỗi cá nhân học sinh luyện tập và áp dụng khả năng hiểu biết của mình vào trong cuộc sống thực tế. Đồng thời vừa luyện tập cá nhân, giáo viên có thể đánh giá sự tiến bộ của học sinh ngay trong quá trình dạy học.
Luyện tập cá nhân thường được áp dụng cho các dạng hoạt động như tường thuật, nhận xét kết quả một thí nghiệm nào đó, một khái niệm nào đó, phân tích một định luật, định lýliên hệ vào trong cuộc sống.
Tự bản thân các em có thể lấy một số ví về cuộc sống gia đình mà thể hiện được vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu quả như trồng cây xanh, tắt bóng đèn điện, tắt tivi khi không sử dụng,
2. Hoạt động nhóm: 
Hoạt động nhóm là hình thức tổ chức lớp học phổ biến nhất trong các giờ học rèn luyện kỹ năng tích hợp vì đây là dạng hoạt động có thể áp dụng cho một số lượng học sinh động. Kiểu tổ chức này tạo cơ hội cho học sinh trao đổi thông tin lẫn nhau. Học sinh mạnh dạn, tự tin hơn khi tiến hành các hoạt động tích hợp của mình. Đây cũng là cơ hội cho các học sinh học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt là đối với các học sinh yếu. Hình thức tổ chức này thường được áp dụng cho các dạng bài như: luyện tập, thí nghiệm kiểm chứng, diễn kịch, đóng một đoạn phim nào đó nói về vấn đề môi trường và nói đến năng lượng trong cuộc sống hằng ngày như nạn cháy rừng, phá rừng.
Bài thực hành đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với một đoạn mạch, tính công suất tiêu thụ của các động cơ, công suất của các dụng cụ điện,
Thí nghiệm kiểm tra năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu như xăng, dầu, củi, ga, khí đốt,...
Tuy nhiên hoạt động tiến hành nhóm đòi hỏi giáo viên phải có sự tổ chức và bao quát tốt. Nếu giáo viên chỉ tập trung vào hoạt động của một nhóm thì các nhóm khác có thể không tập trung hoặc tranh thủ nói chuyện riêng ảnh hưởng đến hiệu quả của giờ thực hành.
Hoạt động phù hợp và tổ chức hoạt động nhịp nhàng góp phần phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh. Hơn nữa tạo cho không khí lớp học sôi nổi, hào hứng, thân thiện cũng góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học tích hợp của học sinh.
 Để đảm bảo cho hiệu quả tiến hành các hoạt động tích hợp và khâu tổ chức lớp giáo viên cần lưu ý:
Công tác chuẩn bị về giáo án, tranh ảnh, các đồ dung dạy học
Lời chỉ dẫn cho các hoạt động cần phải rõ rang.
Minh họa cho mỗi hoạt động là rất cần thiết.
Tạo không khí học tập sôi nổi, thân thiện.
Lựa chọn kỹ các hoạt động, không nên tiến hành quá nhiều sẽ gây mất tập trung.
Sửa lỗi là bước không thể thiếu sau mỗi hoạt động.
Để tiến hành hoạt động tích hợp kiến thức góp phần bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu quả trong quá trình dạy học môn Vật lý tại trường THCS DTNT huyện Đam Rông thì tôi đưa ra một vài địa chỉ tích hợp để cho các em nắm như sau:
Tên bài
 Địa chỉ (tích hợp vào nội dung nào của bài)
Nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ (những kiến thức, kĩ năng có thể tích hợp)
Mức độ tích hợp
Ghi chú
 Bài 2: Vận tốc trong chuyển động đều và chuyển động không đều
 Tính vận tốc trung bình của xe
 Sử dụng NL tiết kiệm khi sử dụng xe máy, ôtô trong giao thông.
 Liên hệ: bản thân, mọi người trong gia đình, bạn bè,
 Lực ma sát
 Vai trò của ma sát lăn
 Việc thay những chuyển động trượt bằng những chuyển động lăn nhằm làm tăng hiệu suất của quá trình chuyển hoá các dạng năng lượng khác thành cơ năng
 Liên hệ
 Đặt câu hỏi thảo luận: Việc thay đổi...thì hiệu quả chuyển hoá năng lượng thay đổi thế nào?
 Sự bay hơi và sự ngưng tụ
 sự sôi
 Sử dụng năng lượng tiết kiệm trong đun nấu
 Liên hệ
 Khi nước đã sôi nếu nhiệt lượng cung cấp cho nước tăng thêm nhiệt độ cuả nước có tăng thêm không?
 Điện năng và công xuất điện. Định luật jun-len xơ
 Công suất dụng cụ tiêu thụ điện
 Giảm hao phí điện do toả nhiệt trênđiện trở
 Liên hệ
 Có nguyên nhân nào khác sinh ra điện trở trong mạng điện gia đình không? Cách khắc phục?
 Sự phản xạ ánh sáng
 Gương phẳng
 Sử dụng ánh sáng mặt trời
 Liên hệ
 Nêu phương án đưa ánh sáng tự nhiên vào trong một phòng (không thể mở cửa) 
V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
 Qua việc thực hiện giải pháp trên thì cuối học kì 1 vừa rồi tôi có kiểm tra ý thức hiểu biết về việc “bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng” của 25 học sinh lớp 8A đạt kết quả như sau:
 15 em học sinh trong số 25 em học sinh của lớp 8A có ý thức tốt về việc “bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng” trong nhà trường, gia đình và xã hội.
 Cụ thể như sau:
 Ở tại nhà trường các em luôn có ý thức dọn dẹp, vệ sinh khuôn viên nhà ăn, nhà ở, phòng học, khuôn viên nhà trường, các em thường xuyên lao động nhặt rác thải và đốt rác thải,
 Ý thức này của các em cũng lan tỏa sang tất cả các học sinh khác và lan tỏa đến gia đình các em và đến với các địa phương nơi các em đang sinh sống mà từ đó bạn bè các em, bố mẹ các em cũng có ý thức vệ sinh nhà cửa cũng như đường làng ngõ xóm, không phá rừng,không thải rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến môi trường.
 Ở nhà trường các em luôn có ý thức tiết kiệm điện. Cụ thể là các em ý thức tắt các đồ dùng điện như: bóng đèn, quạt, tivi, bơm nước, khi không cần thiết. 
 Về nhà các em có ý thức nhắc nhở anh chị em cũng như bố mẹ, bạn bè các em sử dụng tiết kiệm điện, sử dụng các đồ dùng điện có năng suất cao,	
 Ý thức “bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng” của các em học sinh trường DTNT Đam Rông cũng lan tỏa đến các thầy cô giáo khác trong trường DTNT nói riêng và có thể lan tỏa đến các học sinh và các thầy cô giáo của các trường bạn trong địa bàn huyện Đam Rông nói chung.
VI. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ:
	Phương pháp dạy học tích hợp được nhiều môn khoa học tự nhiên vận dụng. Nhưng tùy thuộc vào mục đích và đối tượng mà mỗi bộ môn đều có cách tiếp cận khác nhau, riêng đối với bộ môn Vật lý và đặc biệt với đối tượng học sinh THCS mới bước đầu tiếp cận với chương trình học đi đôi với vận dụng thực hành. Thì phương pháp này theo tôi là rất quan trọng và có nhiều thuận lợi. Như vậy để giáo viên vận dụng phương pháp này có kết qủa và học sinh bước đầu nắm phương pháp vận dụng vào cuộc sống thực tế thì:
Giáo viên cần kiên trì sử dụng phương pháp này.
Sử dụng thường xuyên, từ mức độ thấp đến mức độ cao hơn.
Học sinh từng bước tiến hành vận dụng, phân tích, so sánh và tích hợp có hiệu quả dần theo hướng dẫn của Giáo viên.
Thực hành vận dụng nhiều lần để nắm vững phương pháp.
Rèn luyện từng bước từ mức thấp đến mức cao hơn.
Tuy rằng kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi còn hạn chế, nhưng tôi hy vọng rằng với phương pháp này thì giáo viên có thể vận dụng cho nhiều đối tượng học sinh và đặc biệt là học sinh ở các trường vùng sâu, nhận thức của học sinh còn yếu như trường THCS DTNT huyện Đam Rông chúng ta. 	
	Qua đây tôi xin kiến nghị đưa giải pháp dạy học này vào áp dụng được cho nhiều trường khác trong địa bàn huyện Đam Rông.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!!!
--------------------------------˜&™-----------------------------
 Rô Men, Ngày 12 tháng 01 năm 2011
 Người viết: 
 Nguyễn Hữu Hanh

Tài liệu đính kèm:

  • docGPHI THI GV GIOI.doc