Giáo án môn Vật lý Lớp 9 - Tiết 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn

Giáo án môn Vật lý Lớp 9 - Tiết 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn

A) Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Bố trí và tiến hành thí nghiệm kiểm tra chứng tỏ rằng điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài, tiết diện và được làm từ các vật liệu khác nhau thì khác nhau.

- So sánh được mức độ dẫn điện của các chất hay các vật liệu căn cứ vào bảng giá trị của điện trở suất của chúng.

- Vận dụng công thức để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.

2. Kỹ năng:

- Mắc mạch điện và sử dụng dụng cụ đo để đo điện trở của dây dẫn.

- Sử dụng bảng điện trở suất của một số chất.

3. Thái độ:

- Trụng thực, cẩn thận, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.

B) Chuẩn bị:

 

doc 5 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 311Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 9 - Tiết 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/9/2009
 Ngày giảng: 17/9/2009
 Tiết số 09
Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở 
 vào vật liệu làm dây dẫn
A) Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Bố trí và tiến hành thí nghiệm kiểm tra chứng tỏ rằng điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài, tiết diện và được làm từ các vật liệu khác nhau thì khác nhau.
- So sánh được mức độ dẫn điện của các chất hay các vật liệu căn cứ vào bảng giá trị của điện trở suất của chúng.
- Vận dụng công thức để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.
2. Kỹ năng:
- Mắc mạch điện và sử dụng dụng cụ đo để đo điện trở của dây dẫn.
- Sử dụng bảng điện trở suất của một số chất.
3. Thái độ:
- Trụng thực, cẩn thận, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.
B) Chuẩn bị:
* HS: 
- 1 dây nêkênlin; 1 dây nicrom; 1 dây constantan có cùng chiều dài, cùng tiết diện.
- 1 Vonkế và 1 Ampekế.
- 1 Nguồn điện 6V.
- 1 Công tắc, 7 đoạn dây nối.
*GV:
- Phóng to bảng điện trở suất.
- Kẻ sẵn bảng 2.
C: Phương pháp
Phương pháp trực quan, dạy học thí nghiệm
D) Tổ chức các hoạt động dạy- học:
*HĐ1: (7 phút)
I. ổn định tổ chức:
II.Khởi động:
- Mục tiêu.
Học sinh lệt kê được sự phụ thuộc của điện trở của dây dẫn vào các yếu tố đã học.
- Đồ dùng
- Cách tiến hành
*GV: - Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vằo những yếu tố nào? 
- Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài, làm từ cùng một loại vật liệu phụ thuộc vào tiết diện dây dẫn như thế nào?
*HS: 
- Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vằo những yếu tố: 
+ Chiều dài của dây dẫn, 
+ Tiết diện của dây dẫn. 
- Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài, làm từ cùng một loại vật liệu thì tỷ
 lệ nghịch với tiết diện của dây.
*GV nhận xét đánh giá cho điểm HS.
*GVĐVĐ: như sách giáo khoa.
III. Các hoạt động chủ yếu:
*HĐ1: Tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn: 
(15 phút)
- Mục tiêu. Bố trí và tiến hành thí nghiệm kiểm tra chứng tỏ rằng điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài, tiết diện và được làm từ các vật liệu khác nhau thì khác nhau.
- Đồ dùng- 1 dây nêkênlin; 1 dây nicrom; 1 dây constantan có cùng chiều dài, cùng tiết diện.
- 1 Vonkế và 1 Ampekế.
- 1 Nguồn điện 6V.
- 1 Công tắc, 7 đoạn dây nối.
- Cách tiến hành
- GV cho HS quan sát các đoạn dây trả lời câu C1.
- Y/c HS thảo luận vẽ sơ đồ mạch điện.
- Y/c HS lập bảng kết quả TN.
- y/c HS nêu cách tiến hành TN kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn.
- Gọi đại diện các nhóm rút ra nhận xét từ kết quả thí nghiệm.
rút ra Kết luận.
I) Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
- HS quan sát các đoạn dây hoàn thành câu C1.
C1:
- Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành thí nghiệm với các dây dẫn: 
+ có cùng chiều dài l
+ có cùng tiết diện s
+ Vật liệu làm dây dẫn khác nhau.
1. Thí nghiệm:
a) Sơ đồ mạch điện
 - + K
 +
 A 
 - 
 - V + 
b) Lập bảng kết quả TN:
 Kết quả
Lần TN
HĐT
( V)
CĐDĐ
(A)
ĐT dây
dẫn
(W)
1
U1=...
I1=...
R1=...
2
U2=...
I2=...
R2=...
3
U3=...
I3=...
R3=...
c) Tiến hành TN:
- HS nêu cách tiến hành thí nghiệm, làm thí nghiệm theo các bước trong SGK
d) Nhận xét:
- HS rút ra nhận xét.
 rút ra kết luận ghi vở.
2. Kết luận:
 Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.
*HĐ2: Tìm hiểu về điện trở suất- Xây dựng công thức điện trở: (13 phút).
- Mục tiêu. - So sánh được mức độ dẫn điện của các chất hay các vật liệu căn cứ vào bảng giá trị của điện trở suất của chúng.
- Vận dụng công thức để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng- Đồ dùng- Phóng to bảng điện trở suất.
- Kẻ sẵn bảng 2.
- Cách tiến hành
- Y/c HS đọc thông tin mục 1 điện trở suất, trả lời câu hỏi:
+ Điện trở suất của một dây dẫn là gì?
+ Ký hiệu điện trở suất?
+ Đơn vị điện trở suất?
- Y/c HS tìm hiểu bảng điện trở suất. Xác định điện suất 1 số chất và giải thích ý nghĩa con số đó.
- Y/c HS hoàn thành câu hỏi C2.
- GV gợi ý:
+ Điện trở suất Constantan bằng bao nhiêu? ý nghĩa con số đó?
+ Dựa vào mối quan hệ giữa R và tiết diện dây dẫn tính điện trở constantan trong câu C2.
- GV hướng dẫn HS trả lời câu C2
- Từ kết quả bảng 2 y/c HS rút ra công thức tính R.
- Y/c HS nêu đơn vị của từng đại lượng trong công thức.
* G: Thông báo nội dung giáo dục bảo vệ Môi trường
Điện trở của dây dẫn là nguyên nhân làm toả nhiệt trên dây. nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn là vô ích, làm hao phí điện năng.
G? Để tiết kiệm điện năng ta cần sử dụng dây dẫn có điện trở suất như thế nào?
II) Điện trở suất - Công thức điện trở:
1. Điện trở suất: SGK- Tr26.
- HS tìm hiểu điện trở suất (SGK- Tr26)
Và trả lơi câu hỏi của GV.
- HS tìm hiểu bảng điện trở suất và nêu ý nghĩa điện trở suất của 1 chất.
- Cá nhân HS hoàn thành câu C2.
C2:
- có nghĩa là dây dẫn hình trụ làm bằng constantan có chiều dài 1m, tiết diện 1m2 thì điện trở của nó là 0,5.10-6W.
- Vậy đoạn dây constantan có chiều dài 1m, tiết diện 1mm2 = 10-6m2 có điện trở là 0,5W
2. Công thức điện trở:
- HS hoàn thành câu hỏi C3.
C3: Bảng 2
Các bước tính
Dây dẫn
( Được làm từ vật liệu có điện trở suất )
Điện trở của dây dẫn
1
Chiêu dài 1m
Tiết diện 1m2
R1= 
2
Chiêu dài l (m)
Tiết diện 1m2
R2= l
3
Chiêu dài l (m)
Tiết diện S (m2)
R=
3. Kết luận:
 Điện trở R của dây dẫn được tính bằng công thức:
 R = 
 : điện trở suất (Wm)
 l: chiều dài dây dẫn (m)
 s: tiết diện dây dẫn (m2)
H: Trả lời
Để tiết kiệm điện năng ta cần sử dụng dây dẫn có điện trở suất nhỏ
*HĐ3: Vận dụng: (10 phút)
- Mục tiêu.
Học sinh sử dung được công thức R = để làm bài tập
- Đồ dùng: Phấn mầu
- Cách tiến hành
GV hướng dẫn HS hoàn thành câu C4:
- Tính điện trở của dây dẫn ta vận dụng công thức nào ?
- Đại lượng nào đã biết, đại lượng nào chưa biết?
- Tiết diện S được tính như thế nào?
( S =p.r2 = p)
- Y/c cá nhân HS hoàn thành câu C4
*GV thông báo: Điện trở của dây đồng rất nhỏ, vì vậy người ta thường bỏ qua điện trở của dây nối trong mạch điện.
III) Vận dụng:
C4:
Tóm tắt
 l = 4m
d = 1mm = 10-3m
 = 1,7.10-8 Wm
R = ?
Giải
Diện tích tiết diện của dây đồng là:
áp dụng công thức R = ta có:
Vậy điện trở của dây đồng là 0,078W 
IV: . *Củng cố:
- Nêu công thức tính điện trở của dây dẫn?
- Nêu nội dung phần ghi nhớ.
*. Hướng dẫn:
- Hoàn thành câu C5 và C6, làm bài tập 1 4 SBT.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- Chuẩn bị bài 10

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_9_tiet_9_su_phu_thuoc_cua_dien_tro_va.doc