Giáo án môn Vật lý Lớp 9 - Tiết 28 đến 29

Giáo án môn Vật lý Lớp 9 - Tiết 28 đến 29

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Nhận biết được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong rơ le điện từ, chuông báo động.

 - Kể tên một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kĩ thuật.

 2. Kĩ năng:

 - Phân tích tổng hợp kiến thức.

 - Giải thích được hoạt động của nam châm điện

 3. Thái độ:

 - Thấy được vai trò to lớn của vật lí học, từ đó có ý thức học tập, yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị của GV và HS :

G: Tranh phóng to hình 26.3,26.4

* Đối với mỗi nhóm HS:

 - 1 ống dây điện khoảng 100 vòng, đường kính của nguồn dây

 - 1 giá thí nghiệm, 1 biến trở.

 - 1 ampe kế.

 - 1 nam châm hình chữ U.

 - 5 đoạn dây nối.

 - 1 loa điện có thể gỡ bỏ để nhìn rõ.

III: Phương pháp

 

doc 7 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 9 - Tiết 28 đến 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/11/2009
Ngày giảng: 26/11/200
Tiết số 28
ứng dụng của nam châm
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức:
	- Nhận biết được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong rơ le điện từ, chuông báo động. 
	- Kể tên một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kĩ thuật.
	2. Kĩ năng: 
	- Phân tích tổng hợp kiến thức.
	- Giải thích được hoạt động của nam châm điện
	3. Thái độ:
	- Thấy được vai trò to lớn của vật lí học, từ đó có ý thức học tập, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị của GV và HS : 
G: Tranh phóng to hình 26.3,26.4
* Đối với mỗi nhóm HS:
	- 1 ống dây điện khoảng 100 vòng, đường kính của nguồn dây
	- 1 giá thí nghiệm, 1 biến trở.
	- 1 ampe kế.
	- 1 nam châm hình chữ U.
	- 5 đoạn dây nối. 
	- 1 loa điện có thể gỡ bỏ để nhìn rõ. 
III: Phương pháp
Thí nghiệm
IV. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức
2. Khởi động (Kiểm tra bài cũ): 
-Mục tiêu: Học sinh được tái hiện lại các cách làm tăng lực từ của nam châm điện
- Đồ dùng:
- Cách tiến hành
? Nêu các cách làm tăng lực từ của nam châm điện ?
3.Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động loa điện
-Mục tiêu: - Nhận biết được nguyên tắc hoạt động của loa điện. 
- Đồ dùng: ống dây điện khoảng 100 vòng, đường kính của nguồn dây
	giá thí nghiệm, 1 biến trở. ampe kế. nam châm hình chữ U. dây nối. loa điện có thể gỡ bỏ để nhìn rõ. 
- Cách tiến hành
- GV thông báo: Một trong những ứng dụng của nam châm phải kể đến đó là loa điện. Loa điện dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua. 
- Làm thí nghiệm để nghiên cứu.
GV: Khi treo ống dây phải lồng vào 1 cực nam châm chữ U. Giá treo ống dây phải di chuyển linh hoạt khi có tác dụng lực, khi di chuyển con chạy của biến trở phải nhanh và dứt khoát. 
- GV giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành thí nghiệm ( Hoặc y/c HS quan sát thí nghiệm).
- GV có hiện tượng gì xảy ra đối với ống dây trong 2 trường hợp ?
- Hướng dẫn HS thảo luận chung. 
HS thấy được: 
+ Khi có dòng điện chạy qua, ống dây chuyển động ?
- Đó chính là nguyên tắc hoạt động của loa điện. Loa điện phải có cấu tạo như thế nào?
- Yêu cầu HS tự tìm hiểu cấu tạo loa điện trong SGK kết hợp với loa điện trong bộ TN tháo gỡ để lộ phần bên trong.
- GV: Chúng ta biết vật dao động, phát ra âm thanh. Vậy quá trình biến đổi, dao động điện thành âm thanh trong loa điện diễn ra như thế nào ?
I. Loa điện:
1. Nguyên tắc hoạt động của loa điện:
- HS lắng nghe GV thông báo về mục đích thí nghiệm. 
- Các nhóm làm thí nghiệm.
- Tất cả HS quan sát kĩ để nêu nhận xét.
+ Khi có dòng điện không đổi chạy qua ống dây.
+ Khi dòng điện trong ống dây biến thiên.
+ Khi cường độ dòng điện chạy qua ống dây, ống dây chuyển động.
+ Khi cường độ dòng điện thay đổi ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực của nam châm.
2. Cấu tạo của loa điện. 
+Tìm hiểu cấu tạo của loa điện ở hình 26.2
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của rơ le điện từ
-Mục tiêu: Nhận biết được tác dụng của nam châm trong rơ le điện từ, chuông báo động. 
- Kể tên một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kĩ thuật.
- Đồ dùng:Tranh phóng to hình 26.3,26.4
- Cách tiến hành
- Hãy đọc phần I SGK 
Cấu tạo và hoạt động của rơ le điện từ :
- Rơ le điện từ là gì?
- Chỉ ra bộ phận chủ yếu của rơ le điện từ ? Nêu tác dụng của mỗi bộ phận ?
- Đọc và cho biết yêu cầu C1.
+ GV: Rơ re điện từ được ứng dụng nhiều trong thực tế và kĩ thuật không, như chuông báo động tìm hiểu chuông báo động ?
- Y/c HS quan sát H26.4 trả lời câu C2
II. Rơ le điện từ 
1. Cấu tạo và hoạt động của rơ le điện từ
C1: Khi đóng K có dòng điện chạy qua mạch 1, nam châm điện hút sắt và đóng mạch điện 2.
2. Ví dụ của ứng dụng của rơ le điện từ:Chuông báo động.
C2: Khi đóng cửa, chuông không kêu vì mạch hở.
Khi cửa hé, mạch 1 hở đ nam châm hết từ tính, sắt rơi xuống và tự đóng điện.
Hoạt động 4: Vận dụng 
-Mục tiêu:Sử dụng được các kiến thức vừa học vào trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng
- Đồ dùng:Tranh phóng to hình 26..5
- Cách tiến hành
- Cá nhân HS hoàn thành C3 và C4
- GV hướng dẫn thảo luận chung và đi đến thống nhất câu trả lời.
C3: Trong bệnh viện, bác sĩ có thể lấy mạt sắt ra khỏi mắt bệnh nhân bằng nam châm.
C4: Rơ le được mắc nối tiếp với thiết bị cần bảo vệ để khi dòng điện chạy qua động cơ vượt quá mức cho phép, tác dụng từ của nam châm điện mạnh lên thắng cực đàn hồi của lò xo và hút chặt lấy thanh sắt S làm cho mạch điện tự động ngắt đ động cơ ngừng hoạt động.
4. Củng cố- Hướng dẫn
Củng cố
- Nam châm điện có ứng dụng gì trong thực tế ?
- Loa điện cấu tạo gồm những bộ phận nào?
- Đọc phần có thể em chưa biết.
 Hướng dẫn: Làm bài tập 26 SBT.
Ngày soạn:24/11/2009
Ngày giảng:27/11/2009
Tiết số 29
Lực điện từ
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: 
	- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ được tác dụng của lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
	- Vận dụng được quy tắc bàn tay trái biểu diện lực từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện.
	2. Kĩ năng: 
	- Mắc mạch điện theo sơ đồ, sử dụng các biến trở và các dụng cụ điện.
	- Vẽ và xác định chiều đường sức từ của nam châm.
	3. Bồi dưỡng: Thế giới quan duy vật biện chứng vào môn vật lý, rèn thái độ yêu thích môn học, tính cẩn thận, trung thực. 
II. Chuẩn bị: 
	- 1 nam châm chữ U.
	- 1 nguồn điện 6V
	- 1 đoạn dây dẫn bằng đồng ặ 2,5mm, dài 10cm.
	- 1 biến trở loại 20 W - 2A
	- 1 công tắc, 1 giá thí nghiệm.
	- 1 ampe kế GHĐ 1,5A, ĐCNN 0,1A
III.Phương pháp
Thực nghiệm
IV. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức:
2. Khởi động (kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập)
-Mục tiêu: Mô tả lai thí nghiệm Ơxtét
- Đồ dùng:
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
- Nêu thí nghiệm Ơ-xtét chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ. 
- Mô tả thí nghiệm Ơxtét?
- Nhận xét bài làm của bạn: 
GV nêu VĐ: Dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm, vậy nam châm có tác dụng lực lên dòng điện hay không?
Em dự đoán thế nào? 
Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
- Một kim nam châm được đặt tự do trên một trục thẳng đứng đang chỉ hướng Nam- Bắc 
- Đưa đến vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh nam châm.
(kim nam châm bị lệch) 
Hoạt động 1: 
Thí nghiệm về tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện
-Mục tiêu: Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ được tác dụng của lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường
- Đồ dùng: nam châm chữ U. nguồn điện 6Vđoạn dây dẫn bằng đồng ặ 2,5mm, dài 10cm biến trở loại 20 W - 2A , công tắc, 1 giá thí nghiệm ampe kế GHĐ 1,5A, ĐCNN 0,1A
- Cách tiến hành 
- Đọc nội dung thông tin phần TN 
- Quan sát hình 27.1/SGK và nghiên cứu hình vẽ.
- Mô tả thí nghiệm: yêu cầu chúng ta làm các công đoạn nào?
- GV cho HS quan sát hình vẽ 27.1.
- GV: Lưu ý đoạn dây dẫn thẳng AB nằm trong từ trường 1 n/c
- Đóng công tắc K. Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra với đoạn dây dẫn AB.
- Lưu ý đặt sâu vào lòng n/c 
- Gọi HS trả lời C1 so sánh dự đoán ban đầu. 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
GV: HS đọc KL SGK Tr73
I. Tác dụng của từ trường lên dâydẫn có dòng điện:
1. Thí nghiệm:
- Mắc mạch điện như hình vẽ 27.1
C1: Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?
+ Khi đóng công tắc K đoạn dây dẫn AB bị hút vào trong lòng nam châm chữ U (hoặc bị đẩy).
 Chứng tỏ đoạn dây dẫn AB chịu tác dụng của một lực nào đó.
2. Kết luận: 
 Từ trường tác dụng tác dụng lực lên đoạn dây dẫn AB có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Lực đó gọi là lực điện từ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chiều của lực điện từ
-Mục tiêu: Vận dụng được quy tắc bàn tay trái biểu diện lực từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng đi
- Đồ dùng:
- Cách tiến hành
* Từ kết quả TN ta thấy dây dẫn AB bị hút hoặc bị đẩy ra ngoài 2 cực của nam châm, tức là chiều của lực điện từ trong TN khác nhau 
- Chiều của lực điện từ khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố nào?
- Đọc thông tin trong phần TN1 và dự đoán xem dây dẫn như thế nào ? 
- Quan sát chuyển động của AB?
- Kiểm tra bằng thí nghiệm ?
- Trao đổi và rút ra kết luận.?
- Tiến hành TN1: Kiểm tra sự phụ thuộc của chiều lực điện từ vào chiều dòng điện chạy qua dây dẫn AB?
* Vậy làm thế nào để xác định chiều lực điện từ khi biết chiều dòng điện chạy qua dây dẫn và chiều đường sức từ.
* Quy tắc:
* áp dụng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều dòng điện chạy qua dây dẫn AB.
II. Chiều của lực điện từ, quy tắc bàn tay trái.
1. Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Đổi chiều dòng điện chạy qua dây dẫn AB, đóng công tắc K, quan sát hiện tượng rút ra được kết luận: 
- Khi đổi chiều dòng điện chạy qua dây dẫn AB thì chiều lực điện từ thay đổi. 
KL: Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ. 
2. Quy tác bàn tay trái:
* Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ. 
Hoạt động 4: Vận dụng - củng cố - hướng dẫn
-Mục tiêu: Vận dụng được quy tắc bàn tay trái để tìm chiều của dòng điện khi biết chiều của đường sức từ và ngược lại
- Đồ dùng:
- Cách tiến hành
* Vận dụng - Củng cố:
- Đọc và cho biết yêu cầu C2
C3 Chiều dòng điện đi từ đầu nào của dây?
C4: Biểu diễn lực điện từ tác dụng lên các dây dẫn.
* Hướng dẫn:
- Học thuộc bài, làm bài tập 27 SBT.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- Chuẩn bị bài 28.
C2: Trong đoạn dâyAB dòng điện có chiều đi từ B đến A
C3: Đường sức từ của nam châm có chiều đi từ dưới lên trên.
 C4: H27.5a: cặp lực điện từ có tác dụng làm khung quay theo chiều kim đồng hồ.
- H27.5b: cặp lực điện từ không có tác dụng làm khung quay.
- H27.5c: cặp lực điện từ có tác dụng làm khung quay ngược chiều kim đồng hồ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_9_tiet_28_den_29.doc