Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 9, Bài 9: Áp suất khí quyển

Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 9, Bài 9: Áp suất khí quyển

Hoạt động 1: Đặt vấn đề

- Khi lộn ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước có chảy ra ngoài không ?

- Gv làm thí nghiệm sau đó hỏi HS: Tại sao ?

-Để trả lời chính xác câu hỏi này,chúng ta cùng nghiên cứu tiếp qua bài áp suất khí quyển.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển.

- GV giới thiệu về lớp không khí bao bọc xung quanh Trái Đất.

- Không khí có trong lượng không ?Vì sao?

- Từ đó,Gv giới thiệu về áp suất khí quyển.

- GV: Để chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo phương nào,chúng ta tiến hành 1 số thí nghiệm sau.

-Gv: Y/c làm thí nghiệm như hình 9.2

- GV yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến về câu C1.

 GV thống nhất ý kiến đúng. GV có thể gợi ý cho Hs bằng các câu hỏi sau:

. Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp thì áp suất do không khí bên trong hộp tác dụng lên hộp so với áp suất khí quyển (áp suất do không khí bên ngoài hộp) tác dụng lên hộp thì như thế nào ? Áp suất nào lớn hơn ?

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 9, Bài 9: Áp suất khí quyển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9: BÀI 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
I .Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được sự tồn tại của áp suất khí quyển là do không khí cũng có trọng lượng,áp suất khí quyển tác dụng lên mọi vật và theo mọi hướng.
- Giải thích được một số hiện tượng thông thường có liên quan đến áp suất khí quyển.
2. Rèn luyện khả năng tư duy ,quan sát hiện tượng và phân tích.
II. Chuẩn bị:
* Cho cả lớp: 1 cốc thủy tinh nhỏ, một ống hút nước nhỏ,1 vỏ hộp đựng sữa bằng giấy,1 tờ giấy trắng,2 hút móc quần áo, một tranh vẽ hình 9.5
* Cho mỗi nhóm: một li bằng thủy tinh có chứa nước, 1 ống thủy tinh nhỏ.
III.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Sự khác nhau giữa áp suất chất lỏng và áp suất gây ra bởi chất rắn ?
 Viết công thức tính áp suất chất lỏng và giải thích từng kí hiệu trong công thức.
Câu 2: Đặc điểm của bình thông nhau là gì ?
 Làm bài tập trong sbt: 8.1,8.2
3. Bài mới:
GV
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
- Khi lộn ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước có chảy ra ngoài không ?
- Gv làm thí nghiệm sau đó hỏi HS: Tại sao ?
-Để trả lời chính xác câu hỏi này,chúng ta cùng nghiên cứu tiếp qua bài áp suất khí quyển.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển.
- GV giới thiệu về lớp không khí bao bọc xung quanh Trái Đất.
- Không khí có trong lượng không ?Vì sao?
- Từ đó,Gv giới thiệu về áp suất khí quyển.
- GV: Để chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo phương nào,chúng ta tiến hành 1 số thí nghiệm sau.
-Gv: Y/c làm thí nghiệm như hình 9.2 
- GV yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến về câu C1.
 GV thống nhất ý kiến đúng. GV có thể gợi ý cho Hs bằng các câu hỏi sau:
. Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp thì áp suất do không khí bên trong hộp tác dụng lên hộp so với áp suất khí quyển (áp suất do không khí bên ngoài hộp) tác dụng lên hộp thì như thế nào ? Áp suất nào lớn hơn ?
Do đó áp lực nào lớn hơn ? 
- Sau khi hoàn thành C1.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 theo từng bước như yêu cầu trong sgk.
- Y/c HS trả lời câu C2,C3
- GV cho HS đọc nội dung trong thí nghiệm 3. sau đó Gv tóm tắt lại TN của Ghê-rich bằng cách cho HS quan sát H 9.4 SGK.
- Y/cầu HS thảo luận câu C4
- Gv thống nhất phần trả lời của HS.
-Qua các thí nghiệm trên,áp suất khí quyển tác dụng lên mọi vật theo những phương nào ?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về độ lớn của áp suất khí quyển.
GV: Chúng ta đã biết được sự tồn tại của áp suất khí quyển. Vậy độ lớn của áp suất này bằng bao nhiêu và được tính như thế nào ? chúng ta tiếp tục nghiên cứu qua phần II.
- Gv giới thiệu thí nghiệm Tô-ri-xe-linhu6 trong sgk.
- Sau đó Gv lần lượt đặt câu hỏi như các câu C5,C6,C7 .
- GV thông báo: thông thường người ta chỉ cần nói áp suất khí quyển theo độ cao của cột thủy ngân.
Hoạt động 4: Vận dụng
Gv yêu cầu HS làm việc cá nhân để hoàn thành các câu C8,C9,C10,C11.
- Gv giao câu C12 cho Hs về nhà làm.
Trong mỗi câu hỏi trên ,Gv cho điểm miệng những HS có câu trả lời đúng.
HS
- HS có nhiều ý kiến (có,không)
- HS đưa ra nhiều ý kiến giải thích.
- HS: có,vì không khí cũng chịu tác dụng của lực hút Trái Đất.
- Hs làm TN H.9.2 SGK
-HS thảo luận theo nhóm để trả lời C1.
- HS trả lời..
- HS làm thí nghiệm 
- Thảo luận theo nhóm để trả lời C2,C3.
C2: không,vì do áp suất khí quyển gây áp lực đẩy nước lên.
C3: nước chảy từ trong ống ra ngoài. Lúc đó ống thủy tinh trở thành bình thông nhau. Do sự chênh lệch áp suất ,nước chảy từ nơi có áp suất cao về nơi có áp suất thấp hơn. 
- HS lắng nghe và làm việc cá nhân để trả lời C4.
- HS : Theo mọi phương
C5: bằng nhau.
C6: tại A,áp suất khí quyển.
 Tại B,áp suất do cột chất lỏng( thuỷ ngân) bên trong ống thủy tinh.
C7: p=h.d
 =0,76.136000
 =103360 N/ m2 
C8: áp suất khí quyển gây ra một áp lực tác dụng lên tờ giấy theo phương thẳng chiều hướng lên làm cho tờ giấy và miệng li khít chặt,nước không thoát ra ngoài.
C11: h=10,336m.
ND
I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển:
1. Thí nghiệm 1:
2. Thí nghiệm 2:
3. thí nghiệm 3:
Nhận xét:
Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
II. Độ lớn của áp suất khí quyển:
1. Thí nghiệm Torixeli:
2. Độ lớn của áp suất khí quyển:
-Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trongống Torixeli.
-Người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
III. Vận dụng:
C10:
P = d.h 
 = 136000.0,76 
 = 103360N/ m2 
* Ghi nhớ: sgk/34
IV. Củng cố,dặn dò
 HS đọc ghi nhớ,có thể em chưa biết.
Làm bài tập trong SBT ,nếu không đủ thời gian thì giao thành bài tập về nhà.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 9.doc