Giáo án học kì 2 môn Vật lý Lớp 8

Giáo án học kì 2 môn Vật lý Lớp 8

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được các ví dụ trong thực tế để có công cơ học và không có công cơ học

- Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.

- Vận dụng công thức A = Fs.

2. Phẩm chất. Trung thực, trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.

3. Năng lực.

a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

b) Năng lực đặc thù: Năng lực thực nghiệm, mô hình hóa, năng lực ngôn ngữ vật lí, quan sát hiện tượng vật lí, trao đổi thông tin.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 

doc 109 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án học kì 2 môn Vật lý Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 13/01(8B); 14/01(8D).
Tiết 19: CÔNG CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được các ví dụ trong thực tế để có công cơ học và không có công cơ học
- Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.
- Vận dụng công thức A = Fs.
2. Phẩm chất. Trung thực, trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.
3. Năng lực. 
a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực thực nghiệm, mô hình hóa, năng lực ngôn ngữ vật lí, quan sát hiện tượng vật lí, trao đổi thông tin.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
 	Các tranh vẽ hình 13.1, 13.2, 13.3 SGK
2. Học sinh: Nghiên cứu kĩ SGK
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, thực hành
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Nắm bắt sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG:
Trong đời sống hàng ngày, người ta quan niệm rằng nông dân cấy lúa, người thợ xây nhà, các em HS ngồi học, con bò đang kéo xe,đều đang thực hiện công. Nhưng không phải công trong các trường hợp này đều là công cơ học. Vậy công cơ học là gì?=> bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
+ GV: Yêu cầu HS đọc phần thu thập thông tin.
+ HS: Phân tích VD dưới sự HD của GV.
- Chú ý: Khi nâng tạ lên, khác với giữ tạ đứng yên trên tay.
+ GV: Trả lời C1 ? C2?
+ HS nghiên cứu C2 trong 3 phút và phát biểu lần lượt từng ý, mỗi ý gọi 1, 2 HS trả lời.
Chỉ có công cơ học khi nào?
Công cơ học của lực là gì?
Công cơ học gọi tắt là gì?
+ GV: Yêu cầu HS phân tích từng yếu tố sinh công của mỗi trường hợp.
GV cho HS HĐ nhóm
Chia nhóm thảo luận C3; C4 
HS thảo luận nhóm, đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày.
I. Khi nào có công cơ học?
1. Nhận xét:
VD1: Con bò kéo xe
- Bò tác dụng lực vào xe: F > 0
- Xe chuyển động: S > 0
- Phương của lực F trùng với phương chuyển động.
 Con bò thực hiện công cơ học.
VD2: Người lực sĩ
- Fnâng lớn.
- S dịch chuyển bằng 0.
 Công cơ học bằng 0. Người lực sĩ không thực hiện công cơ học.
C1: Muốn có công cơ học thì phải có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển rời.
2. Kết luận
C2: (1) Lực (2) Chuyển rời
3. Vận dụng
C3: Phân tích xem các TH có: F và S.
a) Có lực tác dụng (F > 0), Có chuyển động (s > 0) Người có sinh công cơ học.
b) Học bài (s = 0) Công cơ học bằng 0.
c) Có F > 0; s > 0 Có công cơ học. 
A > 0
d) Có lực tác dụng (F > 0), (s > 0) Có công cơ học.
C4: Lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển động.
a) Lực kéo của đầu tàu hoả.
b) Lực hút của Trái Đất (trọng lực), làm quả bưởi rơi xuống.
c) Lực kéo của người công nhân.
+ HS: Nghiên cứu tài liệu rút ra biểu thức tính công cơ học. Giải thích các đại lượng có mặt trong biểu thức.
+ GV: Thông báo cho HS trường hợp phương của lực không trùng với phương chuyển động thì không sử dụng công thức: A = F.s
+ Hình vẽ minh hoạ C5.
 F
+ Hình vẽ minh hoạ C6.
 P 
+ Thuật ngữ công cơ học chỉ sử dụng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.
+ Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng vào vật và có quãng đường vật dịch chuyển
I - Công thức tính công (13’)
1. Công thức tính công cơ học
a) Biểu thức: 
b) Đơn vị: Jun, Kí hiệu: J
1J = 1N.1m và đơn vị: 1KJ = 1000J
* Chú ý: SGK/ Tr 47.
VD: 
 F 
 P
Công của lực: P = 0
* Ghi nhớ: SGK/ Tr 48.
2. Vận dụng
C5: Tóm tắt. 
Cho
F = 5000N
s = 1000m
Tìm
A = ?
Giải
 ADCT: A =F.s = 5.106J = 5.103 kJ
C6: Tóm tắt.
Ch

m = 2kg p =m.g
p = 20N, h = 6m
Tìm
A = ?
Giải
ADCT: A = F.s = P.h = 120J
C7: Trọng lực có phương thẳng đứng, vuông góc với phương chuyển động của vật, nên không có công cơ cơ học của trong lực.
 AP = 0
 P
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP:
Tác dụng lên xe một lực kéo cùng phương với chuyển động, độ lớn bằng 300 N, làm cho xe chuyển động thẳng đều với vận tốc 5m/s. Tính công của lực kéo này thực hiện trong 10s.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DUNG:
Một quả nặng có KL 2kg rơi ở độ cao 6m. Hãy tính công của trọng lực
HS: lên bảng giải bằng cách áp dụng công thức A = F.S= 20.6 = 120 (J)
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG BỔ SUNG PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO:
	GV cho học sinh đọc và tìm hiểu phần có thể em chưa biết.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT HỌC SAU.
	- Học thuộc lòng “ghi nhớ sgk
	- Làm BT 13.3, 13.4, 13.5 SBT
- Bài sắp học: “ Định luật về công” ? Nêu được nội dung định luật về công	
Ngày giảng: 18/01(8B); 19/01(8D).
TIẾT 20. ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh họa.
- Có kỹ năng xác định 3 yếu tố của lực tác dụng lên vật.
2. Phẩm chất. Trung thực, trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.
3. Năng lực. 
a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực thực nghiệm, mô hình hóa, năng lực ngôn ngữ vật lí, quan sát hiện tượng vật lí, trao đổi thông tin.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
	1 lực kế loại 5N, 1 ròng rọc động, 1 quả nặng, 1 thước kẹp, 1 thước thẳng
2. Học sinh: Nghiên cứu kĩ SGK
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, thực hành, trình bày 1’.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Nắm bắt sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
	Chỉ có công cơ học khi nào? Viết biểu thức tính công cơ học? Giải thích ký hiệu và ghi rõ đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG:
	Muốn đưa 1 vật lên cao, người ta có thể kéo hoặc dùng máy cơ đơn giản. Sử dụng máy cơ đơn giản có thể lợi về lực nhưng công có lợi không? = >bài mới
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
+ GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm SGK. Sau đó trình bày tóm tắt các bước tiến hành.
* Bước 1, bước 2 tiến hành như thế nào?
+ HS: Tiến hành thí nghiệm và ghi vào bảng 14.1
+ GV: Yêu cầu HS quan sát, hướng dẫn thí nghiệm. HS tiến hành các phép đo như đã trình bày. Ghi kết quả vào bảng 14. 1
+ GV: Yêu cầu HS trả lời C1 C3 và ghi vào vở. Cho HS hoạt động nhóm.
- Do ma sát nên . Bỏ qua ma sát và trọng lượng ròng rọc, dây thì 
 HS rút ra nhận xét C4?
+ GV Thông báo cho HS: Tiến hành TN0 tương tự đối với các MCĐG (Máy cơ đơn giản) khác cũng có kết quả tương tự
I/ Thí nghiệm
+ Bước 1: Móc quả nặng vào lực kế, kéo lên cao với quãng đường s1 = ...... Đọc độ lớn của lực kế F1 = ......
+ Bước 2: Móc quả nặng vào ròng rọc động, móc lực kế vào dây.
Kéo vật chuyển động với 1 quãng đường s1 = ......
Lực kế chuyển động với 1 quãng đường s2 = ......
Đọc độ lớn của lực kế F2 = ......
Bảng 14. 1/ SGK - Tr 50.
Các đại lượng cần xác định
Kéo trực tiếp
Dùng ròng rọc động
Lực F(N)
F1= 5N
F2 = 2,5N
Quãng đường đi được s(m)
s1 = 2cm = 0,02m
s2 =4c
 = 0,04m
Công A(J)
A1 =0,1 J
A2 = 0,1 J
C1: 
C2: 
C3: 
C4: (1): Lực (2): Đường đi (3): Công
GV: từ kết luận ghi ở trên không chỉ đúng cho ròng rọc mà còn đúng cho mọi máy cơ đơn giản
GV: Cho hs đọc phần “ĐL công”
HS: Thực hiện.
GV: Cho hs ghi vào vở định luật này
 Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần vè lực thì bị thiệt hại bẫy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP:
- Yêu cầu 1 HS trình bày nội dung kiến thức của bài học.
- Hướng dẫn hs làm BT 14.1 SBT.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DUNG:
+ GV: Yêu cầu HS chữa bài C5, C6?
+ GV: Không dùng mp nghiêng thì công kéo vật bằng bao nhiêu?
- Trong trường hợp dùng MCĐG khác.
+ GV: HD cách trình bày khác.
a) Kéo vật lên cao nhờ ròng rọc động thì lực kéo chỉ bằng nửa trọng lượng của vật. 
Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực, vậy phải thiệt hai lần về đường đi (theo định luật về công) nghĩa là muốn nâng vật lên độ cao h thì phải kéo đầu dây đi một đoạn . Vậy 
b) Công nâng vật lên: 
Tính cách khác: 
* Chú ý: sử dụng trong từng trường hợp như thế nào!
C5: Tóm tắt.
Cho
P = 500N, h = 1m
l1 = 4m, l2 = 2m
Tìm
1. So sánh: F1 và F2?
2. So sánh: A1 và A2?
3. Tính: A = ?
Giải:
1. Dùng mp nghiêng kéo vật lên cho ta lợi về lực, chiều dài l càng lớn thì lực kéo nhỏ
Vậy trường hợp 1 lực kéo nhỏ hơn.
 và 
2. Không có trường hợp nào tốn công hơn. Công thực hiện trong hai trường hợp là như nhau.
3. Công của lực kéo thùng hàng theo mp nghiêng lên ôtô cũng đúng bằng công của lực kéo trực tiếp thùng hàng theo phương thẳng đứng lên ôtô.
 ADCT: A = P.h = 500N.1m = 500J
C6: Tóm tắt.
Cho
P = 420N, s = 8m
Tìm
a) F = ?; h = ?
b) A = ?
Giải:
a) Dùng ròng rọc động lợi 2 lần về lực:
Quãng đường dịch chuyển thiệt 2 lần:
b) ADCT: hoặc 
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG BỔ SUNG PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO:
	 GV cho học sinh đọc và tìm hiểu phần có thể em chưa biết.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT HỌC SAU.
	- Tìm hiểu phần có thể em chưa biết
	- Học thuộc phần “ghi nhớ” sgk
	- Làm BT 14.2, 14.3, 14.4, 14.5 SBT
	- Đọc phần có thể em chưa biết
	- Nghiên cứu trước bài công suất. ? Công suất là gì? Viết công thức tính công suất
Ngày giảng: 20/01(8B); 26/01(8D).
Tiết 21: CÔNG SUẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được công suất là gì? Viết được công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất.
- Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.
- Vận dụng được công thức: 
2. Phẩm chất. Trung thực, trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.
3. Năng lực. 
a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực thực nghiệm, mô hình hóa, năng lực ngôn ngữ vật lí, quan sát hiện tượng vật lí, trao đổi thông tin.
II CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, giáo án, bảng phụ, tranh vẽ.
2. Học sinh: 
- Học và làm bài tập. Đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, thực hành, trình bày.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Nắm bắt sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Hãy phát biểu định lụât về công? 
	- Làm BT 14.2 SBT?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG:
Ngày nay trong nhiều ngành sản xuất không phải chú ý làm ra nhiều sản phẩm (thực hiện được công lớn) mà còn phải cố gắng sản xuất được nhanh. Ví dụ như dùng một xe bò để chở một lượng gạch từ nhà máy đến chân công trình mất 10 ngày, nếu dùng ôtô tải chỉ mất 1 ngày. Vậy nên dùng cách nào? Vì sao?
	Nhờ các máy móc mà ta có thể thực hiện một công rất lớn trong một thời gian ngắn, nghĩa là làm rất nhanh. Vậy làm thế nào để so sánh được sự thực hiện công của các máy n ... nhđựng dung dịch thí nghiệm (H20.4 sgk).
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, thực hành dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
2. Học sinh: Nghiên cứu kĩ sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, thực hành, quan sát, trình bày 1’, hỏi đáp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Nắm bắt sĩ số:2. Kiểm tra bài cũ:3. Bài mới.HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG:
a. Ổn định tổ chức:
b. Kiểm tra bài cũ: 
CÂU HỎI
 ĐÁP ÁN SƠ LƯỢC
BIỂU ĐIỂM
HS1: Các chất được cấu tạo như thế nào? Tại sao quả bóng cao su bơm căng, dù buộc rất chặt để lâu một thời gian vẫn bị xẹp?
Gv: Gọi hs khác nhận xét.
 Đánh giá, cho điểm.
HS1:- các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa chúng có khoảng cách.
- Vì giữa các phân tử cao su có khoảng cách, các phân tử khí có thể thoát ra ngoài qua khoảng cách đó
5 điểm
 5 điểm
c. Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI:
II. Ma trận thiết kế đề:
Các chất cấu tạo thế nào
Chuyển động của NT, PT
Dẫn nhiệt
Đối lưu
Nhiệt lượng
Động cơ nhiệt
Công thức tính hiệu suất
thí nghiệm
TL
thí nghiệm
TL
thí nghiệm
TL
thí nghiệm
TL
thí nghiệm
TL
thí nghiệm
TL
thí nghiệm
TL
NB
1
1
2
1
1
6
TH
1
1
3
VD
14
Tổng
1
1
1
1
2
1
1
10
III. Đề kiểm tra:
Phần trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước ta thu được hỗn hợp rượu - nước có thể tích:
	A. Bằng 100cm3	B. Lớn hơn 100cm3
	C. Nhỏ hơn 100cm3	D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 100cm3
Câu 2: Khi các nguyên tử - phân tử của các chất chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên:
khối lượng của chất.
Trọng lượng của chất
Cả khối lượng và trọng lượng của chất
Nhiệt độ của chất.
Câu 3: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiêtj từ tốt đến kém sau đây, cách nào đúng?
Đồng, không khí, nước..
Không khí, nước, đồng.
Nước, đồng, không khí
Đồng, nước, không khí
Câu 4: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra ở chất nào sau đây:
Chỉ ở chất lỏng.
Chỉ ở chất khí
Chỉ ở chất lỏng và chất khí
Cả ở chất lỏng, rắn và chất khí.
Câu 5: Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra là:
	A. m = Q.q	B. Q = q.m
	C. Q= q/m	D. m = q/Q
Câu 6: Đơn vị của nhiệt lượng là: 
	A. Kilôgam(Kg)	B. Mét (m)
	C. Jun (J)	D. Niutơn(N)
Câu 7: Trong các động cơ sau, động cơ nào là động cơ nhiệt?
Động cơ quạt điện
Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy thủy điện
Động cơ xe Honda
Tất cả các động cơ trên
Câu 8: Công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt là:
H = 	B. H = A. Q
C. Q = H.A	D. Q= 
B/ Phần tự luận:
	Câu 1: Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào nhanh sôi hơn? Tại sao?
	Câu2: Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 0,6KG ở nhiệt độ 1000C vào 2,5 Kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng là 300C. Hỏi nước nóng lên bao nhiêu độ? (Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của bình nước và môi trường)
Biết: = 4200J/Kg.K
	 = 380 J/kg.K
IV. Hướng dẫn tự học:
bài sắp học: “Ôn tập”
Xem lại các câu hỏi và BT ở phần này để hôm sau tự học
V. Bổ sung:
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
	Câu 1:	C
	Câu 2:	D
	Câu 3:	D
	Câu 4: 	C
	Câu 5: 	B
	Câu 6:	C
	Câu 7:	C
	Câu 8:	A
B.PHẦN TỰ LUẬN:
	Câu 1: (2đ) Đn nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm sôi nhanh hơn vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất.
	Câu 2: 4đ
Tóm tắt:	
Tính nhiệt độ tăng của nước?
Giải: Gọi t là nhiệt độ ban dầu của nước. vậy: Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra là: = 0,6,380. (100-30) = 15960 (J)
Nhiệt lượng thu vào là: = 2,5.4200. (30-t)
Theo PT cân bằng nhiệt ta có: 2,5.4200(30-t) = 15960 =>t = 28,48
Vậy nước nóng lên là: 30- 28,48 = 1,520C.
Tuần dạy: 11
Ngày dạy: 29/10/
Ngày soạn: 23/10/
Tiết : 11
Tuần
Ngày soạn
Tiết 27	KIỂM TRA 1 TIẾT
Ngày soạn:Ngày giảng:I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Kiểm tra những kiến thức mà hs đã học phần “Nhiệt học”
2. Kĩ năng
Kiểm tra sự vận dụng kiến thức của hs để giải thích các hiện tượng.
3. Thái độ:
Nghiêm túc, Ổn định trong kiểm tra.
2. Phẩm chất. Trung thực, trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.3. Năng lực. a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.b) Năng lực đặc thù: Năng lực thực nghiệm, mô hình hóa, năng lực ngôn ngữ vật lí, quan sát hiện tượng vật lí, trao đổi thông tin.
* Năng lực: Tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, tư duy lôgic, giao tiếp. mc
* Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Phương tiện: 5 bình thủy tinhđựng dung dịch thí nghiệm (H20.4 sgk).
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, thực hành dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
2. Học sinh: Nghiên cứu kĩ sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, thực hành, quan sát, trình bày 1’, hỏi đáp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Nắm bắt sĩ số:2. Kiểm tra bài cũ:3. Bài mới.HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG:
a. Ổn định tổ chức:
b. Kiểm tra bài cũ: 
CÂU HỎI
 ĐÁP ÁN SƠ LƯỢC
BIỂU ĐIỂM
HS1: Các chất được cấu tạo như thế nào? Tại sao quả bóng cao su bơm căng, dù buộc rất chặt để lâu một thời gian vẫn bị xẹp?
Gv: Gọi hs khác nhận xét.
 Đánh giá, cho điểm.
HS1:- các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa chúng có khoảng cách.
- Vì giữa các phân tử cao su có khoảng cách, các phân tử khí có thể thoát ra ngoài qua khoảng cách đó
5 điểm
 5 điểm
c. Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI:
II. Đề kiểm tra:
Phần trắc nghiệm:
* Hãy điền vào chỗ trống sau những từ (hoặc cụm từ) thích hợp.
1. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là  
2. Giữa các nguyên tử, phân tử có  
3. Nhiệt năng của vật là . của các phân tử cấu tạo nên vật
* Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu của những câu trả lời đúng nhất.
	Câu 1: Khi đổ 50cm3 rượu vào 50 cm3 nước ta thu dược hỗn hợp rượu nước có thể tích:
Bằng 100cm3
Lớn hơn 100 cm3
Nhỏ hơn 100cm3
Có thế nhỏ hơn hoặc bằng 100cm3.
Câu 2: Khi các nguyên tử, phân tử của các chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
Khối lượng của chất
Trọng lượng của chất
Cả khối lượng và trọng lượng của chất
Nhiệt độ của vật
Câu 3: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém sau đây, cách nào đúng:
Đồng, không khí, nước
Không khí, nước, đồng
Nước, đồng, không khí
Câu 4: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào sau đây:
Chỉ ở chất lỏng
Chỉ ở chất khí
Chỉ ở chất lỏng và chất khí
Cả chất lỏng, chất rắn và chất khí
Phần tự luận:
Câu 1: Tại sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?
Câu 2: Về mùa nào chim hay xù lông? Tại sao?
Câu 3: Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại cón bát, đĩa thường làm bằng sứ?
III. Hướng dẫn về nhà:
Bài sắp học: “Công thức tính nhiệt lượng”
Câu hỏi soạn bài:
Nhiệt lượng của vật thu vào phụ thuộc vào yếu tố nào?
Công thức tính nhiệt lượng và từng đại lượng của nó?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A.Phần trắc nghiệm: (3,5đ)
	1. Nguyên tử, phân tử
	2. Khoảng cách
	3. Tổng động năng
*	
Câu 1: 	C
	Câu 2: 	D
	Câu 3:	D
	Câu 4: 	C
B. Phần tự luận: (6,5đ)
	Câu 1: (2,5đ) Tại vì khi bỏ đường vào nước nóng thì các phân tử nước nóng chuyển động nhanh hơn các phân tử nước lạnh, làm các phân tử nước nóng xen vào các phân tử đường nhanh hơn làm cho đươờn tan mau hơn.
	Câu 2: (2,5đ) Chim xù lông vào mùa đông để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lớp lông chim giúp chim đỡ lạnh hơn.
	Câu 3: (1,5đ) Vì kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ dẫn nhiệt kém.
Tuần 28
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
· Ch4. Một vật vừa có thể chuyển động so với vật này, vừa có thể đứng yên so với vật khác. Như vậy, ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối và tính tương đối của chuyển động phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Số câu 
Ch4-1,Ch4-2
Số điểm
1đ
2. tốc độ
· Ch3. Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian. Đơn vị hợp pháp thường dùng của tốc độ là mét trên giây (m/s) và ki lô mét trên giờ (km/h).
Số câu 
Ch3-5
Số điểm
0,5đ
3.CHUYỂN ĐỘNG ĐỂU - KHÔNG ĐỀU
· Ch2. Chuyển động không đều là chuyển động mà tốc độ thay đổi theo thời gian.
· Ch6. Dùng công thức tốc độ trung bình 
 để tính tốc độ của viên bi trên các đoạn đường AB, BC và AC. 
Số câu 
Ch2-7
Ch6-4; 
Ch6-17
Số điểm
4. BIỂU DIỄN LỰC
· Ch2. Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ hoặc hướng chuyển động của vật.
· Ch4. Mỗi lực đều được biểu diễn bởi một đoạn thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là véc tơ lực. Muốn biểu diễn lực ta cần:
 + Xác định điểm đặt.
 + Xác định phương và chiều.
 + Xác định độ lớn của lực theo tỉ lệ xích. 
Số câu 
Ch2-6
Ch4-13;
Ch4-16
Số điểm
5. SỰ CÂN BẰNG LỰC - QUÁN TÍNH
· Ch1. Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều. Chẳng hạn như: Ôtô (xe máy) đang chuyển động trên đường thẳng. Nếu ta thấy đồng hồ đo tốc độ chỉ một số nhất định, thì ôtô (xe máy) đang chuyển động ‘‘thẳng’’ đều. Khi đó, chúng chịu tác dụng của hai lực cân bằng là lực đẩy của động cơ và lực cản trở chuyển động.
· Ch2. Quán tính là tính chất bảo toàn tốc độ và hướng chuyển động của vật. Khi có lực tác dụng, vì có quán tính nên mọi vật không thể ngay lập tức đạt tới một tốc độ nhất định. 
Ch3. Dựa vào tính chất bảo toàn tốc độ và hướng của chuyển động để giải thích được một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kĩ thuật, ví dụ như: Ví dụ
 - Giải thích tại sao khi người ngồi trên ô tô đang chuyển động trên đường thẳng, nếu ô tô đột ngột rẽ phải thì người bị nghiêng mạnh về bên trái? 
 - Giải thích tại sao xe máy đang chuyển động, nếu ta đột ngột tăng ga thì người ngồi trên xe bị ngả về phía sau?
Số câu 
Ch1-3 ;Ch2-11
Ch3-12;
Ch3-15
Số điểm
6. LỰC MA SÁT
· Ch2. Lấy được ví dụ về lực ma sát trượt trong thực tế thường gặp.
· Ch4.Lấy được ví dụ về lực ma sát lăn trong thực tế hoặc qua tìm hiểu hay đã nghiên cứu.
· Ch8.Vận dụng được những hiểu biết về lực ma sát để áp dụng vào thực tế sinh hoạt hàng ngày.
· Ch7. Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích.
 - Đối với ma sát có hại thì ta cần làm giảm ma sát, ví dụ: Để giảm ma sát ở các vòng bi của động cơ ta phải thường xuyên và định kì tra dầu mỡ.
 - Đối ma sát có lợi thì ta cần làm tăng ma sát, ví dụ: Khi viết bảng, ta phải làm tăng ma sát giữa phấn và bảng để khi viết khỏi bị trơn.
Ch2-9 ; Ch4-10
Ch8-8;Ch7-14
Số câu hỏi
C1-1, C1-2
Số điểm 
Tỉ lệ %
10%
10%
5%
30%

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoc_ki_2_mon_vat_ly_lop_8.doc